Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm

KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Bộ luật Dân sự (Điều 567):

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên mua bảo hiểm phải

đóng phí bảo hiểm, còn bên bán bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên

được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm (Điều 12):

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo

hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải

trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Bằng chứng giao kết Hợp đồng bảo hiểm là Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo

hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Các tài liệu liên quan của Hợp đồng bảo hiểm như: Giấy Yêu cầu bảo hiểm; các điều

khoản sửa đổi bổ sung; Phụ lục hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

 

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm trang 1

Trang 1

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm trang 2

Trang 2

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm trang 3

Trang 3

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm trang 4

Trang 4

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm trang 5

Trang 5

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm trang 6

Trang 6

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm trang 7

Trang 7

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm trang 8

Trang 8

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm trang 9

Trang 9

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 33 trang duykhanh 7600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 4: Hợp đồng bảo hiểm
v1.0015101206
BÀI 4
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
ThS. Phạm Thị Định
ThS. Nguyễn Thành Vinh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015101206
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Cơ sở pháp lý để giải quyết quyền lợi bảo hiểm
• Ông chủ khách sạn nổi tiếng NEW STAR mua bảo hiểm cho khách sạn của mình tại
công ty bảo hiểm SAFE DREAM.
• Khi mua bảo hiểm, ông chủ khách sạn NEW STAR mua bảo hiểm cho toàn bộ khách
sạn với giá trị tại thời điểm đó là 1000 tỷ đồng (không tính giá trị của đất).
• 7 tháng sau đó, khách sạn bị cháy và bị phá hủy hoàn toàn. Chi phí xây lại khách sạn
tại thời điểm này là 1.100 tỷ đồng (tăng 10% so với giá tri được tính khi mua bảo hiểm).
• Căn cứ theo hợp đồng bảo hiểm đã ký, SAFE DREAM chỉ trả bồi thường cho NEW
STAR 1.000 tỷ đồng vì khách sạn không mua thêm điều khoản giá trị gia tăng (theo
thông lệ trên thị trường là tối đa tăng thêm 10%).
• Tuy nhiên, ông chủ khách sạn đã khiếu kiện với SAFE DREAM rằng, khi đàm phán với
nhân viên của SAFE DREAM ông đã gọi điện thoại đề nghị mua cả điều khoản giá trị
gia tăng này nhưng công ty bảo hiểm đã không bổ sung vào hợp đồng.
2
Anh (chị) đánh giá khả năng thắng kiện của NEW STAR là như thế nào?
v1.0015101206
MỤC TIÊU
• Giúp sinh viên nắm được khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm;
• Giúp sinh viên nhận biết các loại hợp đồng bảo hiểm và đặc điểm của từng
loại hợp đồng bảo hiểm;
• Giúp sinh viên hiểu các nội dung trong một hợp đồng bảo hiểm;
• Giúp sinh viên nắm bắt được các bước thực hiện khi giao kết một hợp đồng
bảo hiểm.
3
v1.0015101206
NỘI DUNG
4
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm
Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm
Phân loại hợp đồng bảo hiểm
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
Giao kết hợp đồng bảo hiểm
v1.0015101206
1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Bộ luật Dân sự (Điều 567):
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên mua bảo hiểm phải
đóng phí bảo hiểm, còn bên bán bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên
được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
5
Luật Kinh doanh bảo hiểm (Điều 12):
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải
trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Bằng chứng giao kết Hợp đồng bảo hiểm là Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo
hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
Các tài liệu liên quan của Hợp đồng bảo hiểm như: Giấy Yêu cầu bảo hiểm; các điều
khoản sửa đổi bổ sung; Phụ lục hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
v1.0015101206
1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM (tiếp theo)
6
v1.0015101206
1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM (tiếp theo)
7
Đại lý bảo hiểm 
Là người được doanh nghiệp
bảo hiểm ủy quyền để thực hiện
những công việc liên quan đến
hoạt động bảo hiểm (được
hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm
do doanh nghiệp bảo hiểm trả).
Đại lý bảo hiểm thực hiện việc
giới thiệu, chào bán bảo hiểm,
đánh giá rủi ro, thu xếp giao kết
HĐBH, thu phí bảo hiểm, giám
định và trả tiền bảo hiểm.
Môi giới bảo hiểm 
Là người đại diện cho khách
hàng bảo hiểm (bên mua bảo
hiểm hoặc bên nhượng TBH) và
được hưởng hoa hồng môi giới
do doanh nghiệp bảo hiểm trả.
Môi giới thực hiện việc cung cấp
thông tin/ tư vấn, đàm phán, thu
xếp HĐBH, có thể được doanh
nghiệp bảo hiểm ủy quyền thu
phí và trả tiền bảo hiểm.
v1.0015101206
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
8
HĐBH là loại hợp đồng song vụ
HĐBH là loại hợp đồng định sẵn (Hợp đồng mẫu)
HĐBH là loại hợp đồng tương thuận
HĐBH là hợp đồng trả tiền 
HĐBH là hợp đồng may rủi 
v1.0015101206
3. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
9
3.2. Hợp đồng bảo hiểm Tài sản
3.1. Hợp đồng bảo hiểm Con người
3.3. Hợp đồng bảo hiểm Trách nhiệm dân sự
v1.0015101206
3.1. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI
10
Đối tượng bảo hiểm là tính mạng, tình trạng sức khỏe, 
và những sự kiện liên quan đến tuổi thọ con người
Áp dụng nguyên tắc khoán khi xác định số tiền bảo 
hiểm và số tiền bồi thường
Không được khởi kiện truy đòi bên mua đóng phí 
bảo hiểm
v1.0015101206
3.2. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
11
Đối tượng bảo hiểm là tài sản thuộc quyền sở hữu, 
quản lý, sử dụng hợp pháp của các tổ chức và cá nhân
Áp dụng nguyên tắc bồi thường
Thời hạn hợp đồng thường dưới 1 năm
v1.0015101206
3.3. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
12
Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của người 
được bảo hiểm đối với người thứ 3 theo quy định của 
pháp luật
Là hợp đồng giới hạn trách nhiệm và áp dụng nguyên 
tắc bồi thường 
Thời hạn hợp đồng thường dưới 1 năm
v1.0015101206
4. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
13
4.2. Đơn bảo hiểm (Policy) /Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate)
4.1. Giấy yêu cầu bảo hiểm (Proposal)
4.3. Giấy sửa đổi, bổ sung (Endorsements)
v1.0015101206
4.1. GIẤY YÊU CẦU BẢO HIỂM
14
Mục đích: Kê khai thông tin về đối tượng bảo hiểm và 
người được bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm xem 
xét có chấp nhận bảo hiểm hay không
Tuân thủ nguyên tắc tín nhiệm tuyệt đối khi kê khai 
thông tin
Là một phần của HĐBH và được doanh nghiệp bảo 
hiểm làm thành mẫu
v1.0015101206
4.2. ĐƠN BẢO HIỂM
• Đối tượng bảo hiểm
• Phạm vi bảo hiểm; điều kiện, điều khoản bảo hiểm
• Số tiền bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm
• Phí bảo hiểm và phương thức thanh toán
• Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
• Thời hạn bảo hiểm
• Mức khấu trừ
• Quyền và nghĩa vụ các bên
• Các quy định giải quyết tranh chấp
15
v1.0015101206
4.3. GIẤY SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
16
Mục đích: Bổ sung những thay đổi trong quá trình thực 
hiện hợp đồng
Những thay đổi thường gặp: điều kiện, điều khoản bảo 
hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, người được 
bảo hiểm
v1.0015101206
5. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
17
5.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm
5.1. Thiết lập hợp đồng bảo hiểm
5.3. Hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
v1.0015101206
5.1. THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
18
Nguyên tắc công bằng đôi bên cùng có lợi
Nguyên tắc bàn bạc thống nhất
Nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tắc không làm tổn hại lợi ích chung xã hội
v1.0015101206
5.1. THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM (tiếp theo)
19
v1.0015101206
5.1. THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM (tiếp theo)
20
Bên mua bảo hiểm có quyền
• Lựa chọn doanh nghiệp bảo
hiểm hoạt động tại Việt Nam để
giao kết HĐBH.
• Yêu cầu doanh nghiệp bảo
hiểm giải thích điều kiện, điều
khoản bảo hiểm.
• Yêu cầu doanh nghiệp bảo
hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo
hiểm hoặc Đơn bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ
• Cung cấp thông tin: Kê khai đầy
đủ, trung thực mọi chi tiết liên
quan đến HĐBH theo yêu cầu
của doanh nghiệp bảo hiểm.
• Đóng phí bảo hiểm đầy đủ,
đúng hạn theo phương thức
thỏa thuận trong HĐBH.
Quyền và nghĩa vụ các bên
Quyền của doanh nghiệp 
bảo hiểm
• Yêu cầu bên mua bảo hiểm
cung cấp đầy đủ, trung thực
thông tin liên quan đến việc
giao kết và thực iệ HĐBH.
• Thu phí bảo hiểm theo thỏa
thuận trong HĐBH.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp 
bảo hiểm
• Giải thích cho bên mua bảo
hiểm về điều kiện, điều khoản
bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của
bên mua bảo hiểm.
• Cấp cho bên mua bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm,
Đơn bảo hiểm ngay sau khi
giao kết HĐBH.
v1.0015101206
5.2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Thực hiện HĐBH là quá trình các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận của hợp
đồng bảo hiểm.
21
v1.0015101206
5.2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM (tiếp theo)
• Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm:
• Đơn phương đình chỉ HĐBH trong một số trường hợp sau:
 Bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật;
 Rủi ro gia tăng nhưng bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm;
 Bên mua bảo hiểm không thể tiếp tục đóng phí sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày gia hạn
đóng phí;
 Bên mua bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng
bảo hiểm.
• Từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong trường hợp không thuộc phạm vi trách
nhiệm bảo hiểm.
• Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất.
• Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
• Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
22
v1.0015101206
5.2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM (tiếp theo)
23
Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
• Trả tiền bảo hiểm kịp thời khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
(thuộc phạm vi bảo hiểm);
• Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền hoặc bồi
thường bảo hiểm;
• Bồi thường cho người thứ ba những thiệt hại thuộc trách
nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
• Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
v1.0015101206
5.3. HỦY BỎ VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
24
Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm:
v1.0015101206
5.3. HỦY BỎ VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM (tiếp theo)
25
Chấm dứt HĐBH:
• Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi được bảo hiểm.
• Bên mua bảo hiểm không đóng đủ hoặc không đóng phí
bảo hiểm theo thỏa thuận trong HĐBH (trừ trường hợp
có thỏa thuận khác).
• Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí trong thời gian
gia hạn đóng phí.
• Sự kiện bảo hiểm xảy ra và nhà bảo hiểm đã hoàn thành toàn bộ cam kết bồi thường hoặc 
trả tiền bảo hiểm.
• HĐBH cũng có thể được chấm dứt theo thỏa thuận giữa 2 bên.
• Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, HĐBH sẽ chấm dứt nếu bên mua bảo hiểm
không đồng ý chuyển giao HĐBH cho doanh nghiệp bảo hiểm khác.
v1.0015101206
5.3. HỦY BỎ VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM (tiếp theo)
26
Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt HĐBH:
• Trường hợp chấm dứt HĐBH do bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo 
hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại
(sau khi đã trừ các chi phí hợp lý liên quan).
• Trường hợp chấm dứt HĐBH do bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí thì
bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm cho đến thời hạn chấm dứt HĐBH (không 
áp dụng với bảo hiểm con người).
• Trường hợp chấm dứt HĐBH do bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí trong thời gian gia hạn 
đóng phí thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn.
v1.0015101206
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Luật quy định rõ HĐBH phải là hợp đồng được lập thành văn bản.
→ Dù có chứng minh được đã gọi điện thoại yêu cầu, NEW STAR cũng không thể đòi SAFE
DREAM bồi thường.
Ghi nhớ:
• Mọi trao đổi với công ty bảo hiểm đều phải làm thành văn bản.
• Kiểm tra các điều khoản hợp đồng.
• Cần thiết nên sử dụng môi giới bảo hiểm.
27
v1.0015101206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, HĐBH được phân loại theo đối tượng bảo hiểm bao gồm:
A. HĐBH nhân thọ, HĐBH phi nhân thọ.
B. HĐBH con người, HĐBH tài sản, HĐBH trách nhiệm dân sự.
C. HĐBH ngắn hạn, HĐBH dài hạn.
D. HĐBH chính, HĐBH bổ trợ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. HĐBH con người, HĐBH tài sản, HĐBH trách nhiệm dân sự.
28
v1.0015101206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Trong trường hợp HĐBH có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích
theo hướng có lợi cho đối tượng nào?
A. Bên mua bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm.
C. Bên thứ ba.
D. Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A. Bên mua bảo hiểm.
29
v1.0015101206
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu hỏi: Phân tích các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm?
Trả lời:
Có 5 đặc điểm:
1. HĐBH là hợp đồng song vụ: 2 bên mua và bán đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Quyền của bên này la nghĩa vụ của bên kia. Nghĩa vụ chính của bên mua là đóng phí, của
bên bán là trả tiền bồi thường.
2. HĐBH là hợp đồng định sẵn: Cả giấy yêu cầu bảo hiểm, đơn bảo hiểm hay giấy sửa đổi bổ
sung đều được làm theo mẫu của doanh nghiệp bảo hiểm. Người mua bảo hiểm không có
quyền được thay đổi các câu từ trong hợp đồng đã được soạn sẵn. Điều này nhằm đảm bảo
nguyên tắc “số đông bù số ít” san sẻ rủi ro trong bảo hiểm. Điều này cũng giải thích tại sao
các điều kiện, điều khoản của cùng loại hình bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm khác
nhau về cơ bản là giống nhau.
30
v1.0015101206
CÂU HỎI TỰ LUẬN (tiếp theo)
31
3. HĐBH là hợp đồng tương thuận: Việc ký kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng giữa hai bên trong khuôn khổ pháp luật.
4. HĐBH là hợp đồng bồi thường (phải trả tiền): Quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên thể hiện quan hệ
tiền tệ: người mua trả tiền đóng phí, đổi lại người bán phải trả tiền bồi thường khi có sự kiện
bảo hiểm xảy ra.
5. HĐBH là hợp đồng may rủi: Trong thời hạn hợp đồng, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua
sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại. Trái lại, nếu không xảy ra sự kiện bảo
hiểm mặc dù người mua đã trả tiền phí bảo hiểm, nhưng không nhận được bất cứ một khoản
chi hoàn trả nào từ phía doanh nghiệp bảo hiểm.
v1.0015101206
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Ông A mua bảo hiểm tai nạn cá nhân cho vợ. Khi kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm, ông đã viết
nhầm tuổi vợ là 50, trong khi tuổi thực tế của vợ ông là 52. Chính vì vậy, công ty bảo hiểm đã
chấp nhận bảo hiểm với mức phí phải đóng là 1 triệu đồng tương đương với tuổi (50). Trong khi lẽ
ra nếu kê khai đúng tuổi (52), phí bảo hiểm phải đóng là 1,2 triệu. Khi cầm HĐBH về nhà, vợ ông
mới phát hiện ra sai sót này.
• Theo anh (chị) ông A có nên báo cho công ty bảo hiểm biết về sai sót này không?
• Nếu ông A báo cho công ty bảo hiểm biết, theo anh (chị) công ty bảo hiểm sẽ xử lý như
thế nào?
Trả lời:
• Ông A cần phải báo ngay cho công ty bảo hiểm biết. Nếu không, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm,
phải xuất trình giấy khai sinh, công ty bảo hiểm biết và có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm.
• Công ty bảo hiểm sẽ yêu cầu ông A đóng thêm 0,2 triệu phí bảo hiểm. Hoặc nếu không đóng
thêm phí công ty bảo hiểm sẽ ghi giảm số tiền bảo hiểm.
32
v1.0015101206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• HĐBH là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó
bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
• HĐBH phải lập thành văn bản.
• HĐBH có 5 đặc trưng là: (1) hợp đồng song vụ, (2) hợp đồng mở sẵn, (3) hợp đồng
tương thuận, (4) hợp đồng bồi thường, (5) hợp đồng may rủi.
• Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, HĐBH được chia thành 3 loại: (1) HĐBH con người,
(2) HĐBH tài sản, (3) HĐBH trách nhiệm dân sự.
• Một HĐBH thông thường bao gồm: (1) Giấy yêu cầu bảo hiểm, (2) Đơn bảo hiểm/Giấy
chứng nhận bảo hiểm, (3) Giấy sửa đổi, bổ sung.
• Quá trình giao kết HĐBH bao gồm: Thiết lập hợp đồng, thực hiện hợp đồng, hủy bỏ và
chấm dứt hợp đồng.
33

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_kinh_doanh_bao_hiem_bai_4_hop_dong_bao_hi.pdf