Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ)

―Phản hồi‖ là phương pháp kết hợp đa chiều nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học.

Bài viết chủ yếu đưa ra thực trạng áp dụng phương pháp phản hồi đối với chuyên ngành

giảng dạy tiếng Hán tại trường Đại học Hải Phòng, đồng thời tập trung thảo luận về hiệu

quả của việc ứng dụng phương pháp ―phản hồi‖ kết hợp qua ba hướng: Lấy ý kiến từ

sinh viên; quay video bài giảng trên lớp và thông qua dự giờ sinh hoạt chuyên môn. Đặc

biệt bài viết đi sâu phân tích tính hữu hiệu của phương pháp áp dụng công nghệ thông tin

―quay video lớp học‖ so với các phương pháp truyền thống khác. Từ đó đưa ra khuyến

nghị cho việc sử dụng phương pháp ―phản hồi‖ trong dạy và học ngoại ngữ nói chung và

tiếng Hán nói riêng.

Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ) trang 1

Trang 1

Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ) trang 2

Trang 2

Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ) trang 3

Trang 3

Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ) trang 4

Trang 4

Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ) trang 5

Trang 5

Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ) trang 6

Trang 6

Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ) trang 7

Trang 7

Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ) trang 8

Trang 8

Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ) trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3700
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ)

Áp dụng một số phương pháp “Phản hồi” nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tiếng Hán (Lấy việc dạy học tiếng Hán trường Đại học Hải Phòng làm ví dụ)
 là tìm hiểu xem những kiến thức mà giảng viên 
đã giảng dạy, những phƣơng pháp mà giảng viên đã tiến hành đã đƣợc sinh viên tiếp thu nhƣ 
thế nào, hiệu quả cao hay thấp. Từ đó mỗi giảng viên tự nhìn nhận lại quá trình dạy học của 
mình, thấy đƣợc mặt mạnh, mặt yếu để điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ dung 
lƣợng kiến thức cho phù hợp. Mặt khác, đây cũng là một phƣơng pháp thu thập thông tin 
giúp ngƣời quản lý hiểu mặt mạnh mặt yếu của từng giảng viên, qua đó có kế hoạch phân 
công hợp lý, phát huy đƣợc sở trƣờng của mỗi giảng viên. 
Do vậy sinh viên cần nhận thức rõ vai trò của mình trong hoạt động đánh giá tiết học. 
Trong quá trình đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, sinh viên cần thực hiện nghiêm 
túc, chính xác và khách quan, đảm bảo thông tin phản hồi đối với giảng viên đƣợc phản ánh 
một cách chính xác trong hoạt động dạy học đã đƣợc tiến hành. Bên cạnh các ý kiến đánh giá 
cho các tiêu chí có sẵn, cần có thêm những ý kiến đóng góp thông qua các câu hỏi mở, những 
ý kiến góp ý của sinh viên sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho việc giảng dạy của giảng 
viên đƣợc tiến hành tốt hơn. 
Vậy làm thế nào để sinh viên có những ý kiến phản hồi một cách sát thực nhất. Thực 
tế cho thấy, rất nhiều sinh viên rất muốn phản hồi nhƣng luôn mang tâm lý sợ không dám nói 
ra, sợ giảng viên có ấn tƣợng không tốt với mình, sợ mình nói ra là sai, sợ vì cũng chƣa đủ tự 
tin để nói ra và đặc biệt truyền thống Việt Nam từ xƣa đến nay không có trò đánh giá thầy vì 
mọi ngƣời luôn quan niệm là trò chƣa đủ trình độ để đánh giá thầy. Bên cạnh đó cũng có 
nhiều sinh viên dám mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình. Vậy để những đối tƣợng trên đều tự 
nguyện bày tỏ ý kiến của mình, chúng ta nên làm nhƣ thế nào? 
Trƣớc tiên, ngƣời quản lý sẽ báo cho ngƣời dạy biết kế hoạch sẽ lấy ý kiến phản hồi từ 
sinh viên sau khi học xong một học phần, để giảng viên có tinh thần ngay từ đầu học kỳ dạy 
học. Thứ hai, quản lý nhà trƣờng sẽ tổ chức buổi lấy ý kiến phản hồi của sinh viên ngay sau 
khi kết thúc học phần. Trong phiếu đó chúng ta nên làm phiếu lấy ý kiến trắc nghiệm và tự 
luận. Thứ ba, ban quản lý của trƣờng sẽ tiến hành chỉ đạo một buổi lấy ý kiến một cách 
nghiêm túc khách quan để ngƣời học đƣa ra ý kiến công minh sát thực, tránh sự thiên lệch về 
tình cảm, cách nhận thức sai lệch sẽ dẫn đến bài đánh giá thiếu tính khách quan và độ chính 
xác. Tổng kết ý kiến phản hồi của sinh viên phải đảm bảo đƣợc các yếu tố sau đây: 
Ý kiến phản hồi của sinh viên 
Nội 
dung dạy 
học 
Phƣơng 
pháp dạy 
học 
Tài liệu 
dạy học 
Sự công bằng của 
giảng viên qua hoạt 
động kiểm tra đánh 
giá kết quả học tập 
Năng lực giảng viên 
tổ chức, hƣớng dẫn, 
tƣ vấn hoạt động 
cho ngƣời học 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 643 
Cụ thể trong giờ giảng dạy từ mới tiếng Hán, có những giảng viên ngoài cho sinh viên 
biết nghĩa của từ, từ loại của từ, cách sử dụng từ đó, trình tự cách viết của từ đó. Đồng thời sẽ 
giảng giải từ đó bao gồm những bộ nào và mang ý nghĩa gì? 
Ví dụ: Chữ Nhẫn (忍) mang nghĩa chịu đựng, nhẫn nhịn, gồm bộ tâm (心), bộ đao(刀), 
bộ chủ (丶), theo phân tích triết tự ―Nhẫn‖ là chữ tƣợng hình, chữ ―đao‖ ở trên là cách phát 
âm, chữ ―tâm‖ ở dƣới là trái tim chỉ ngƣời có tấm lòng bao dung rộng lƣợng, có sức chịu 
đựng tốt. 
 Đặc biệt từ mới đó nó có liên quan đến câu chuyện hay thành ngữ, ca dao hoặc những 
câu châm ngôn trong văn hóa cuộc sống hay không. Ngƣời dạy có thể sử dụng kỹ năng sƣ 
phạm và kiến thức hiểu biết của mình để giảng từ đó cho dễ hiểu sinh động, tạo hứng thú cho 
ngƣời học. Ví dụ: Chữ安(An), gồm bộ ―宀‖ (miên) tƣợng trƣng mái nhà và chữ ―女‖(nữ). Ý 
nói rằng, trong nhà có ngƣời phụ nữ thì gia đình mới yên ổn, an vui, hay ngƣời phụ nữ đem 
lại sự an ổn, yên vui, làm đẹp cho gia đình. Chữ Điền (田) ,nghĩa là ruộng, nhƣng theo chiết 
tự phân tích thì đó là ―Tâm điền‖. Trong chữ điền có bốn chữ đó là chữ Nhật (日); chữ Sơn 
(山); chữ Vƣơng( 王); chữ Khẩu (口) và có câu thơ nhƣ sau: 
Nhật nhật tung hoành nhật, 
 Tứ sơn điên đảo sơn, 
Lưỡng vương tranh nhất quốc, 
 Tứ khẩu tung hoành gian. 
Bài thơ này tƣơng truyền sứ thần Trung Hoa đem sang để thử nhân tài nƣớc Nam. Vua 
và các quan trong triều không ai giải nghĩa đƣợc là gì. Một viên quan tâu với vua xin mời 
trạng nguyên Nguyễn Hiền đến để hỏi nghĩa. Nguyễn Hiền giải thích nhƣ sau: 
―Nhật nhật tung hoành nhật‖nghĩa là hai chữ ―nhật‖ đều bằng đầu nhau; ―Tứ sơn 
điên đảo sơn‖ là 4 chữ ―sơn‖, ngƣợc xuôi cũng đều là chữ ―sơn‖ cả; ―Lưỡng vương tranh 
nhất quốc‖, nghĩa là chữ ―vương‖ hai vua tranh một nƣớc; ―Tứ khẩu tung hoành gian‖, có 
nghĩa là 4 chữ ―khẩu‖ ngang dọc cũng đều thành chữ ―khẩu‖ cả. Tóm lại tất cả 4 câu thơ chỉ 
nói đến chữ ―Điền‖. Giải xong, trạng nguyên Nguyễn Hiền viết thƣ đƣa cho sứ Trung Hoa, 
ông ta phải chịu là nƣớc Nam có nhân tài. 
Bên cạnh đó, có những giảng viên chỉ dạy đơn thuần viết lên bảng, nói nghĩa của từ đó 
là xong. Một cách dạy nói lên nét tinh hoa văn hóa của ngôn ngữ Trung Quốc, một cách dạy 
cho thấy chỉ đơn thuần học thêm một từ mới của ngôn ngữ Trung Quốc. Do vậy sinh viên cần 
căn cứ vào đúng tình hình thực tế phản hồi đánh giá giảng viên một cách khoa học chuẩn xác. 
Và ngƣời giảng viên dạy khô khan đó sẽ có nhiều cơ hội học hỏi cách dạy từ đồng nghiệp 
thông qua sự đánh giá chi tiết của sinh viên. 
Thứ tƣ, bộ phận quản lý nên tổ chức và quản lý một cách thật khoa học sao cho mỗi 
giảng viên dạy lớp nào, của bộ môn nào cần toàn bộ của sinh viên lớp đó tham gia đƣa ý kiến 
phản hồi. Do đó việc lấy ý kiến của sinh viên nên tổ chức vào buổi học cuối cùng của môn 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 644 
học đó, nhƣ vậy sẽ đảm bảo đủ con số sinh viên, thông tin sẽ chính xác hơn. Trong phiếu 
phản hồi phản biện phải đƣa ra số điểm cụ thể cho từng phƣơng án, sinh viên sẽ đƣa ý kiến 
phản hồi bằng cách đánh dấu vào phƣơng án lựa chọn. Sau khi lấy ý kiến của sinh viên xong, 
bộ phận quản lý sẽ tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin, đƣa ra kết quả, đồng thời sẽ đóng 
góp ý kiến trực tiếp với trƣởng khoa quản lý trực tiếp giảng viên đó. Sau đó trƣởng khoa sẽ 
đóng góp ý kiến với giảng viên. Nếu giảng viên yêu cầu bộ phận quản lý sẽ gửi riêng kết quả 
phản hồi cho ngƣời dạy. Phần tài liệu lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đó bộ phận quản lý tổ 
chức sẽ lƣu giữ lại để theo dõi sự tiến bộ của ngƣời dạy học phần sau. 
3.3. Phản hồi qua quay video bài giảng (giảng viên tự đánh giá mình qua video) 
Việc quay lại video bài giảng là ghi lại cả một quá trình của bài học diễn ra nhƣ thế 
nào. Xem xét từ giọng nói, khẩu hình miệng, khuôn mặt, nội dung... của thầy và trò có đem 
lại chất lƣợng cho bài học đó hay không. Tiếng Hán không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ nên khi 
ngƣời dạy giảng dạy cho đối tƣợng mới bắt đầu tiếp xúc với một ngôn ngữ mới chắc chắn sẽ 
không khỏi bỡ ngỡ. Các cách đặt miệng lƣỡi, cách lấy hơi, bật hơi, biểu cảm khuôn mặt...làm 
thế nào cho phù hợp với âm đó. Ngoài ra, chữ Hán là một loại ngôn ngữ mang tính tƣợng hình, 
vì vậy đối với những nƣớc tiếng mẹ đẻ không mang chữ tƣợng hình nhƣ Việt Nam hoặc một 
số nƣớc Tây Âu thì đây là khó khăn lớn cho ngƣời học. Hơn nữa, chữ viết của tiếng Hán 
tƣơng đối phức tạp với nhiều nét đan xen nhau. Trên lớp với lƣợng sinh viên đông, việc ngƣời 
dạy ghi nhớ đƣợc chi tiết từng đặc điểm của sinh viên sẽ vô cùng hạn chế. Thông qua việc 
quay video bài giảng, ngƣời dạy có thể có nhiều thời gian xem lại, nghiên cứu và ghi nhớ đặc 
điểm của sinh viên mình. Từ đó đƣa ra phƣơng pháp hợp lý cho từng đối tƣợng ngƣời học. 
―Phản hồi‖ qua video bài học thực sự là phƣơng pháp hữu hiệu dùng nó để phát triển 
bản thân ngƣời dạy. Giảng viên có thể tự đánh giá mình về chiến lƣợc, phƣơng pháp giảng 
dạy, quản lý lớp học và tất cả những khía cạnh khác nhau của lớp học. Là giảng viên, chúng 
tôi đã từng thực hiện phƣơng pháp này. Video bài học cho thấy không những giúp chúng ta 
học, giúp chúng ta hiểu, rộng hơn nữa là giúp cộng đồng của chúng ta hiểu ý nghĩa công việc 
phức tạp này là gì? Chúng tôi thiết nghĩ đó là một cách thực nghiệm và minh họa những điều 
ta không thể truyền đạt trong bài giảng, những điều ta không thể truyền đạt theo chuẩn mực, 
những điều thậm chí đôi khi không thể truyền đạt trong một cuốn sƣ phạm. Ngƣời dạy có thể 
thấy rất nhiều điều và có thể học hỏi đƣợc rất nhiều thứ từ video đó. Vì vậy quay video bài 
giảng thực sự là một công cụ đơn giản nhƣng mạnh mẽ để ngƣời dạy có thể tự đánh giá năng 
lực của mình. 
Để có một video chất lƣợng đầu giờ học giảng viên đặt máy quay ở cuối lớp học làm 
sao cân đối máy quay đó có thể quay hết đƣợc mọi thứ xảy ra trong lớp học. Sau khi kết thúc 
buổi học giảng viên quét lại phần video bài học đã giảng lên trên máy tính, xem lại một cách 
kỹ càng. Tìm ra những nguyên nhân vì sao sinh viên không hiểu bài hoặc vì sao lớp học 
không tập trung, cách học sinh phản ứng và giải quyết vấn đề trong bài học hoặc những vị trí 
kiến thức mà giảng viên chƣa làm đƣợc rõ trong bài. Từ đó có thể viết ra những điều cần chú 
ý cho bài giảng về sau. Cũng có thể là ghi chú lại một phần của quá trình suy nghĩ của bản 
thân và khám phá thêm những gì bản thân nhìn thấy khi xem lại phần video đó. Từ việc ghi 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 645 
chú đó, giáo viên có thể lên phƣơng án thích hợp cho buổi dạy tiếp theo. Ngoài ra, video bài 
học đó, giảng viên sẽ lƣu lại làm tài liệu bài giảng, hoặc cũng có thể gửi lên phòng quản lý bài 
giảng, rộng hơn nữa là gửi bài lên các cuộc thi bài giảng tiếng Hán hay nhất. Từ đó tri thức và 
phƣơng pháp của mỗi giáo viên sẽ đƣợc chia sẻ và lan rộng ra cả cộng đồng trên toàn cầu. 
Chúng tôi thiết nghĩ nếu các trƣờng Đại học trên thế giới đều áp dụng phƣơng pháp này thì ta 
không khó khăn gì khi cần tìm xem một bài giảng tiếng Hán thật hay và ý nghĩa với nội dung 
ta cần tìm. Đây là kho tài liệu tham khảo bổ ích cho tất cả các trƣờng học ở các nƣớc đang dạy 
và học tiếng Trung Quốc. Đồng thời các giáo viên cũng có thể cùng nhau học hỏi trao đổi 
kinh nghiệm giảng dạy qua bài giảng đó. 
 Nhƣ vậy, không thể có một phƣơng pháp ―phản hồi‖ duy nhất, vạn năng để giúp giáo 
viên dạy học tốt một ngôn ngữ mới, có thể áp dụng vào những điều kiện bất kì mà chỉ có một 
tập hợp các phƣơng pháp ―phản hồi‖ mới có thể đảm bảo cho buổi học ngoại ngữ hoàn hảo, 
đảm bảo ngƣời học sẽ tiếp thu những kiến thức một cách toàn diện nhất. Các phƣơng pháp và 
biện pháp phải là một hệ thống xác định để kích thích và bổ sung cho nhau. Ngƣời dạy cần 
nắm rõ đặc điểm, ƣu thế của từng phƣơng pháp để vận dụng linh hoạt trong giảng dạy, mang 
lại hiệu quả mong muốn. So với các phƣơng pháp ―phản hồi‖ truyền thống thì phƣơng pháp 
phản hồi thông qua quay video lớp học mang tính khoa học và tiện lợi cao. Trong bất kỳ thời 
gian nào ngƣời dạy cần vẫn có thể xem lại bài giảng đó. Từ đó ngƣời dạy có thể tự nhận đƣợc 
những phản ánh chân thực nhất từ bài giảng. Phƣơng pháp lấy ý kiến từ ngƣời học có thể biết 
đƣợc mức ƣu nhƣợc điểm của giảng viên trong việc giảng dạy để ngƣời quản lý kịp thời đề ra 
các phƣơng án thích hợp để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Phƣơng pháp sinh hoạt chuyên môn 
qua dự giờ, ngƣời dạy sẽ nhận đƣợc nhiều bài học bổ ích, suy nghĩ, chia sẻ và những ý tƣởng 
mới từ đồng nghiệp, từ những phân tích khách quan của đồng nghiệp để tìm ra đƣợc nguyên 
nhân và phƣơng pháp đúng đắn cho các bài giảng về sau. 
4. Kết luận 
Tóm lại, trong nền công nghệ thông tin hiện đại ngày nay, việc ―phản hồi‖ đánh giá 
ngƣời dạy là một việc cần và nên làm. Song cách thức phản hồi sẽ ở nhiều phƣơng diện khác 
nhau. Để có một kết quả tốt trong học tập, chúng ta nên đánh giá phản hồi một cách chuẩn xác. 
Chính sự đánh giá phản hồi chuẩn xác đó không chỉ ghi nhận thực trạng dạy học mà còn đề 
xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng dạy học đó theo chiều hƣớng mong muốn của 
xã hội. Phản hồi giúp cho giảng viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu 
của mình, để tự điều chỉnh hoàn thiện hoạt động dạy học, phấn đấu không ngừng nâng cao 
chất lƣợng và hiệu quả dạy học. Thiết nghĩ bản thân mỗi giảng viên chúng ta cần có sự tự giác, 
nghiêm túc thực hiện đánh giá năng lực bản thân mình theo cách phản hồi qua video, đồng 
thời những ngƣời quản lý cũng cần sát sao việc đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giảng viên 
theo định kỳ một cách nghiêm túc. Những sinh viên có sự nhận thức nghiêm túc đúng đắn về 
nhiệm vụ đánh giá của bản thân mình. Ý kiến của các em là một phần vô cùng quan trọng tạo 
nên chất lƣợng dạy và học. Có đƣợc nhƣ vậy thì kết quả của việc dạy học ngoại ngữ sẽ ngày 
càng đƣợc nâng cao. Và chúng ta sẽ tiến xa hơn nữa sánh vai với các nƣớc phát triển trên thế 
giới. Chúng ta sẽ có một chất lƣợng dạy học thực sự hiệu quả và đầy sáng tạo. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 646 
Tài liệu tham khảo 
Nguyễn Bằng. Sinh viên đánh giá giảng viên: Đừng hiểu sai! 
( hieu-sai-886914/) 
Nguyển Đức chính (2002). Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nxb Giáo dục. 
Hoàng Trọng Dũng (2010). Tác động về việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy 
của trƣờng Đại học Dân lập Văn Lang. Luận văn thạc sỹ. Đại học Quốc Gia Hà Nội. 
Công văn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20/2/2008 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT về việc tổ chức lấy ý kiến 
phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. 
( 
Trần Lê Hữu Nghĩa (2011). Những quan niệm về chất lượng giáo dục. 
Harvey, L. and Green, D. (1993). Quantifying Quality. the importance of student feedback. Quality in 
Higher Educatiion, 18(1), 9-34. 
任小平《注重教学反馈,提高教学效率》,期刊论文《新课程.中旬》2013 年 12 期。 
杨柳《纠错反馈对二语习得的作用研究述评》山东柳城大学外国语学院,《教育园地》2016
年。 
APPLYING SOME ADVANCED “FEEDBACK”METHODS 
TO ENHANCE THE EFFECTIVENESS OF CHINESE TEACHING 
(TAKE TEACHING AND LEARNING CHINESE OF HAI PHONG 
UNIVERSITY AS AN EXAMPLE) 
Abstract 
―Feedback‖ is a multi-dimensional combination method to improve the effectiveness of 
teaching and learning. The article mainly gives the current situation of applying feedback 
method to the major of Chinese language teaching at Hai Phong University, and at the 
same time focuses on discussing the effectiveness of applying the combined ―feedback‖ 
method, through three directions: getting opinions from students; video recording class 
lectures and observing professional activities. In particular, the article analyzes the 
effectiveness of applying information technology ―recording classroom video‖ compared 
to other traditional methods. Since then, it is recommended to use the ―feedback‖ method 
in teaching and learning foreign languages in general and Chinese in particular. 
Keywords 
teaching Chinese, feedback, video, attend time, student opinion 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_mot_so_phuong_phap_phan_hoi_nham_nang_cao_hieu_qua_t.pdf