Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và liều lượng các loại kích dục tố đến sinh sản cá Măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775) được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài cá này. Nghiên cứu được tiến hành qua hai thí nghiệm, từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Thí nghiệm 1 nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ, gồm 3 nghiệm thức: cá tạp (TA1); thức ăn tự chế (TA2) và thức ăn công nghiệp (TA3) trong thời gian 4 tháng. Thí nghiệm 2 xác định liều lượng kích dục tố (HCG, LHRHa) để kích thích sinh sản nhân tạo cá Măng sữa, gồm có 4 nghiệm thức là các loại và nồng độ kích dục tố khác nhau, gồm 30 µg LHRHa + 1000UI HCG/kg cá cái (KDT1), 40 µg LHRHa + 1000UI HCG/kg cá cái (KDT2), 50 µg LHRHa + 1000UI HCG/kg cá cái (KDT3), 60 µg LHRHa + 1000UI HCG/kg cá cái (KDT4). Cá đực ở mỗi nghiệm thức được tiêm liều bằng 1/2 liều của cá cái. Sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi vỗ cá Măng sữa cho kết quả sinh sản tốt hơn so thức ăn là cá tạp hoặc thức ăn tự chế. Tỷ lệ cá thành thục (cá đực: 80,0%, cá cái: 86,67%), tỷ lệ đẻ 91,67%, tỷ lệ thụ tinh là 83,42%, tỷ lệ nở 75,29% đạt cao nhất ở cá nuôi vỗ bằng thức ăn công nghiệp (P<0,05). sử="" dụng="" kết="" hợp="" hai="" loại="" hormone="" lhrha="" và="" hcg="" với="" liều="" lượng:="" 50="" µg="" lhrha="" +="" 1000ui="" hcg/kg="" cá="" cái="" cho="" các="" chỉ="" tiêu="" sinh="" sản="" cá="" măng="" sữa="" cao="" hơn="" so="" nghiệm="" thức="" khác=""><0,05), đạt="" tỉ="" lệ="" trứng="" thụ="" tinh="" là="" 84,22%;="" tỷ="" lệ="" nở="">

Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775) trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775) trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775) trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775) trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775) trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775) trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775) trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4780
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775)

Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775)
ghiệm thức thí nghiệm ở mức tin cậy 
95%. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết quả thử nghiệm thức ăn nuôi vỗ cá bố 
mẹ 
3.1.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá 
trình nuôi vỗ 
Bảng 2. Theo dõi một số yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ 
Nhiệt độ (oC) Oxy (mg/l) Thời gian 
nuôi Sáng Chiều 
pH 
Độ mặn 
(‰) Sáng Chiều 
Tháng 1 28,2 ± 0,31 29,1 ± 0,32 7,8 - 7,9 28,4 ± 0,06 6,1 ± 0,22 6,7 ± 0,20 
Tháng 2 28,4 ± 0,50 29,3 ± 0,22 8,1 -8,3 28,7 ± 0,06 6,2 ± 0,24 6,0 ± 0,22 
Tháng 3 29,3 ± 0,21 30,2 ± 0,26 7,9 -8,2 29,4 ± 0,06 6,1 ± 0,22 6,3 ± 0,18 
Tháng 4 29,2 ± 0,43 30,1 ± 0,34 8,1 -8,3 29,5 ± 0,06 6,1 ± 0,22 6,4 ± 0,20 
Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ 
thể hiện ở bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng dao 
động từ 28,2-29,3oC, pH 7,8- 8,3. Độ mặn khá ổn định, 
dao động từ 28,4-29,5‰. Ao nuôi được quạt nước nên 
hàm lượng oxy hòa tan luôn ở trên 6,0 mg/L. Các 
yếu tố môi trường nước nằm trong phạm vi phù hợp 
với yêu cầu đề nuôi vỗ cá Măng sữa (Mart, 1998). 
3.1.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến hiệu quả sinh 
sản cá măng sữa 
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy các loại 
thức ăn nuôi vỗ ảnh hưởng rõ rệt đến thành thục và 
chất lượng sinh sản ở cá Măng sữa. Tỉ lệ thành thục ở 
cá đực và cá cái ở 3 nghiệm thức sai khác rõ rệt 
(P<0,05), đạt cao nhất ở nghiệm thức TA3-thức ăn 
công nghiệp lần lượt là: 80,0% và 86,67%, tiếp đến là 
nghiệm thức cá bố mẹ ăn thức ăn tự chế-TA2 (cá đực: 
60,0%; cá cái: 57,78) và thấp nhất là nghiệm thức cho 
cá bố mẹ ăn cá tạp-TA1, cá đực: 17,18%; cá cái: 15,56% . 
Bảng 3. Ảnh hưởng của thức ăn đến chất lượng sinh sản của cá Măng sữa 
Chỉ tiêu nghiên cứu TA1 TA2 TA3 
Tỷ lệ thành thục cá đực (%) 17,18 
 ± 3,85a 60,00 ± 6,67b 80,00 ± 6,67c 
Tỷ lệ thành thục cá cái (%) 15,56 ± 10,18
a 57,78 ± 3,85b 86,67 ± 6,67c 
Tỷ lệ cá đẻ trứng (%) 54,17± 2,04
a 87,50 ± 8,58b 91,67 ± 6,42b 
Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) 12451 ± 1875a 23755 ± 1926b 23765 ± 2534b 
Tỷ lệ thụ tinh (%) 62,55 ± 5,91
a 74,70 ± 5,4 ab 83,42 ± 3,26b 
Tỷ lệ nở (%) 52,66 ± 2.97
a 67,46 ± 4,20b 75,29 ± 2,77b 
Tỷ lệ dị hình (%) 4,87 ± 0,60
a 3,40 ± 0,46b 2,00 ± 0,24c 
Năng suất ra bột (cá bột/kg cá cái) 3929 ± 342
a 11923 ± 744b 14890 ± 1222b 
Kết quả ở bảng 3 cho thấy cá bố mẹ sử dụng 
thức ăn công nghiệp (TA3) cho các chỉ tiêu nghiên 
cứu cao nhất như: Số cá cái tham gia sinh sản (22 
con) đạt tỷ lệ cá đẻ trứng (91,67%), sức sinh sản thực 
tế (23.765 trứng/kg), tỷ lệ thụ tinh (83,42%), tỷ lệ nở 
(75,29%), năng suất ra bột (14890 cá bột/kg cá cái) và 
thấp nhất là công thức nuôi vỗ cá bố mẹ sử dụng 
thức ăn là cá tạp (TA1) đạt: số cá cái tham gia sinh 
sản (13 con) đạt tỷ lệ đẻ trứng (54,17%), sức sinh sản 
thực tế (12451 trứng/kg), tỷ lệ thụ tinh (62,55%), tỷ lệ 
nở (52,66%), năng suất ra bột (3929 cá bột/ kg cá 
cái). Cá bố mẹ sử dụng thức ăn là cá tạp (TA1) đạt 
các chỉ tiêu sinh sản thấp hơn cá sử dụng thức ăn tự 
chế hoặc thức ăn công nghiệp là có thể là do cá 
Măng sữa tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ cá tạp 
chưa hiệu quả như thức ăn tự chế và thức ăn công 
nghiệp. 
Phân tích thống kê cho thấy các chỉ tiêu tỷ lệ đẻ, 
sức sinh sản thực tế, tỷ lệ nở, năng suất cá bột giữa 
nghiệm thức cho cá bố mẹ ăn thức ăn tự chế (TA2) 
và cho cá bố mẹ ăn thức ăn công nghiệp sai khác 
không có ý nghĩa (P>0,05), nhưng đều cao hơn ở 
nghiệm thức cá bố mẹ sử dụng thức ăn là cá tạp (P 
<0,05). Tỷ lệ thụ tinh ở nghiệm thức cho cá bố mẹ ăn 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 99 
thức ăn tự chế không có sự khác biệt với các nghiệm 
thức còn lại (P>0,05). Chất lượng thức ăn nuôi cá bố 
mẹ là một trong những yếu tố quyết định đến chất 
lượng sinh sản và cá bột. Trong quá trình thành thục, 
cá cũng như động vật khác thường có nhu cầu cao 
hơn đối với một số dưỡng chất như protein, lipid, acid 
béo, vitamin, khoáng (Nguyễn Quang Huy, 2017). 
Kết quả thí nghiệm này cho thấy cá Măng sữa sử 
dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 40% 
cho tỉ lệ thành thục cá bố mẹ cao hơn và tỉ lệ dị hình 
ở cá bột thấp hơn cá sử dụng thức ăn tự sản xuất có 
hàm lượng protein 30% (P<0,05). Trong thực tế, mặc 
dù cá Măng sữa là loài thiên về ăn thực vật và mùn bã 
hữu cơ, khi nuôi vỗ, hàm lượng protein trong thức ăn 
công nghiệp thường ở mức khá cao, dao động 36-38% 
(Yap và ctv, 2007). 
3.2. Ảnh hưởng liều lượng kích dục tố đến sinh 
sản nhân tạo của cá măng sữa 
Kết quả sau khi kích dục tố cho cá bố mẹ thì xảy 
ra hiện tượng bắt cặp. Cá đẻ trứng sau khi tiêm kích 
dục tố khoảng 33 – 42 giờ trong điều kiện môi trường 
nước 28-29oC. Các chỉ tiêu sinh sản được trình bày ở 
bảng 4 và bảng 5. 
Bảng 4. Kết quả sinh sản nhân tạo cá măng sữa bằng kích dục tố theo liều lượng khác nhau 
Nghiệm 
thức 
Số cá cái 
tiêm kích 
dục tố (con) 
Tỷ lệ cá đẻ (%) 
Thời gian hiệu 
ứng (giờ) 
Thời gian nở 
(giờ) 
Sức sinh sản (số 
trứng/kg cá cái) 
KDT1 18 33,33 ± 11,54
a 
41,77 ± 1,36c 25,29 ± 0,85a 18873 ± 256a 
KDT2 18 66,67 ± 11,54
b 
36,47 ± 1,05b 25,60 ± 1,68a 18950 ± 97a 
KDT3 18 100,00 ± 0,00
c 
33,83 ± 1,27b 24,03 ± 0,65a 25137 ± 148b 
KDT4 18 83,33 ± 11,54
c 
36,50 ± 0,85a 25,14 ± 1,51a 25163 ± 97b 
Ghi chú: Số liệu trong cùng một cột có ký hiệu chữ cái mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,05. 
Kết quả thử nghiệm cho thấy, việc sử dụng kết 
hợp 1000 UI HCG cùng với hàm lượng LHRHa 30 µg 
đạt tỷ lệ số cá thể cái đẻ trứng thấp nhất (33,33%), 
tiếp đến hàm lượng LRHa 40 µg đạt tỷ lệ số cá thể cái 
đẻ trứng (66,67%). Sử dụng kết hợp 1000 UI HCG với 
hàm lượng LHRHa từ 50 µg – 60 µg cho tỷ lệ số cá 
thể cái đẻ trứng tương đối cao (83,33 - 100%). Giữa 
các nghiệm thức thí nghiệm KDT3 và KDT4 khác 
nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), trong khi 
giữa nghiệm thức KDT1, KDT2, KDT3 và KDT4 lại 
khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Thời gian hiệu ứng thuốc của cá Măng sữa xảy 
ra dài nhất ở nghiệm thức KDT1 (41,77 giờ), tiếp 
đến là KDT4 (36,50 giờ) và ngắn nhất là KDT3 
(33,83 giờ). Giữa các nghiệm thức thí nghiệm KDT2 
và KDT3 khác nhau không có ý nghĩa thống kê 
(P>0,05), trong khi giữa nghiệm thức còn lại khác 
nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong điều kiện 
nhiệt độ môi trường nước dao động trong khoảng 
25-30oC, sau thời gian thụ tinh khoảng 24-26 giờ 
trứng cá Măng sữa nở thành cá bột. Như vậy, thời 
gian phát triển phôi của cá Măng sữa trong thí 
nghiệm này tương đồng thời gian phát triển phôi 
của cá Măng sữa ở ngoài tự nhiên (24 giờ) 
(Bagarinano, 1991). 
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, sức sinh sản 
của cá Măng dao động từ 18873 - 25163 trứng/kg cá 
cái với khối lượng thân biến động 3,5-4,5 kg/con. Kết 
quả này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Kim Vân (2009) khi cho cá đẻ bằng 
phương pháp kích thích môi trường nước vào kỳ 
trăng tròn hay trăng non 
Các chỉ tiêu về chất lượng sinh sản khác thể hiện 
ở bảng 5. 
Bảng 5. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình và tỷ lệ 
ra bột của trứng 
Nghiệm 
thức 
Tỷ lệ thụ 
tinh (%) 
Tỷ lệ nở 
(%) 
Tỷ lệ dị 
hình (%) 
KDT1 57,07 ± 5,32
a 63,53 ± 5,01a 2,79 ± 0,42a 
KDT2 63,83 ± 4,51
a 66,55 ± 6,48a 3,29 ± 0,16ab 
KDT3 84,22 ± 4,09
b 88,68 ± 3,44b 3,93 ± 0,62b 
KDT4 77,07 ± 4,65
b 77,62 ± 3,39b 3,03 ± 0,56a 
Ghi chú: Số liệu trong cùng một cột có ký hiệu 
chữ mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa 
thống kê với p<0,05 
Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở giữa các công thức thí 
nghiệm có sự chênh lệch nhau, cao nhất ở nghiệm 
thức KDT3 (tỷ lệ thụ tinh: 84,22%; tỷ lệ nở: 88,68%) và 
tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp nhất ở KDT1 (tỷ lệ thụ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 100 
tinh: 57,07%; tỷ lệ nở: 63,53%). Tuy nhiên giữa nghiệm 
thức KDT3 và KDT4 sai khác không có ý nghĩa 
(p>0,05) nhưng sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 
với nghiệm thức KDT1, KDT2. 
Tỷ lệ dị hình xuất hiện cao nhất ở nghiệm thức 
KDT3 (3,93%), thấp nhất là KDT1 đạt 2,79%. Ở công 
thức thí nghiệm KDT3 sai khác có ý nghĩa thống kê 
(P<0,05) với công thức thí nghiệm KDT1, KDT4 
nhưng không sai khác với công thức KDT2 (p>0,05). 
Tỷ lệ ra bột cao nhất ở KDT3 đạt 85,95% và thấp nhất 
ở KDT4 đạt 73,25% (P<0,05). Giữa các nghiệm thức 
KDT3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) 
với các nghiệm thức KDT2 và KDT4 nhưng không 
sai khác (p>0,05) với nghiệm thức KDT1. 
Kết quả nghiên cứu sử dụng kích dục tố 
LHRHa + HCG ở công thức KDT3 (50 µg LHRHa+ 
1000UI HCG/kg cá cái) và KDT4 (60 µg LHRHa+ 
1000UI HCG/kg cá cái) trong nghiên cứu của 
chúng tôi có tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao hơn so 
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Vân 
và ctv (2009) khi cho cá đẻ bằng phương pháp kích 
thích môi trường nước, đạt tỷ lệ thụ tinh 72,60 ± 
10,04%, tỷ lệ nở 62,69 ± 8,14%. Sinh sản cá bằng 
kích dục tố thường chủ động về thời gian và cho 
kết quả ổn định hơn so với phương pháp sinh sản 
bằng kích thích môi trường (Nguyễn Quang Huy 
và ctv, 2003). 
4. KẾT LUẬN 
Trong số ba loại thức ăn nuôi vỗ cá Măng sữa là 
cá tạp, thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp có hàm 
lượng protein 40%, thì thức ăn công nghiệp cho kết 
quả sinh sản tốt nhất với tỷ lệ cá thành thục cá đực: 
80,0%, cá cái: 86,67%, tỷ lệ đẻ 91,67%, tỷ lệ thụ tinh 
83,42%, tỷ lệ nở 75,29%. 
Sử dụng kết hợp 50 µg LHRHa + 1000UI 
HCG/kg kích thích sinh sản cá măng sữa cho kết 
quả tốt nhất. Các chỉ tiêu sinh sản ở nghiệm thức này 
đạt: tỷ lệ trứng được thụ tinh 84,22%; tỷ lệ nở 88,68%; 
tỷ lệ ra bột 85,95%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bagarinao, T. D., 1991. Biology of chanos 
chanos Forsskal. Aquaculture Department southeast 
asian fishsheries devolopment center. Tigbaran Iloilo 
Philippines. 
2. Bagarinao, T. U. 1994. Systematics, 
distribution, genetics and life history of milkfish - 
Chanos chanos. Environ. Biol. Fish. 39:23-41. 
3. Bromage N., 1995. Broodstock management 
and seed quality - general considerations, in: 
Broodstock Management and Egg and Larval 
Quality, 
4. Emata, A. C, 2003. Reproductive 
performance in induced and spontaneous spawning 
of the mangrove red snapper, Lutjanus 
argentimaculatus: apotential candidate species for 
sustainable aquaculture. Aquaculture Research, 34, 
849- 857. 
5. FitzGerald, W., 2004. Milkfish aquaculture in 
the Pacific: Potentional for tuna longline fshery bait 
market. Aquaculture section, SPC aquaculture 
technical papers. 
6. Ngô Vĩnh Hạnh, 2007. Dự án nhập công 
nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus 
blochii Lacepede, 1801). Báo cáo khoa học, Trường 
Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh. 
7. Nguyễn Quang Huy, 2017. Ảnh hưởng của 
dinh dưỡng đến thành thục sinh dục và chất lượng 
sinh sản ở một số loài cá có giá trị kinh tế. Tạp chí 
Khoa học, Đại học Cần Thơ. Tập 49 B, trang 100-108. 
8. Kosawatpat, P., 2015. Milk fish: new choice 
in for aquaculture in Thailand. Proceedings- 
International workshop on Resource Enhancement 
and Sustainable Aquaculture Practices in Southeast 
Asia. Page 99. 
9. Marte, C. L.. 1988. Broodstock management 
and seed production ofmilkfish. In: J. V. Juario & L. 
V. Benitez (Eds.) Perspectives in Aquaculture 
Development in Southeast Asia and 
Japan:Contributions of the SEAFDECAquaculture 
Department. Proceedings of the Seminar on 
Aquaculture Development in Southeast Asia, 8-12 
september 1987, Iloilo city, Philippines. (pp. 169-194). 
Tigbauan, Iloilo, Philippines: SEAFDEC, Aquaculture 
Department. 
10. Oseni, M. M., Reicardo, M. C., Felicitas, P. P. 
(2002). Nutrition in Tropical Aquaculture. SEAFDEC 
Aquaculture Department. 
11. Rimmer, M., 2008. Marine Finfish 
Aquaculture in the Asian –Pacific Region. 
Aquaculture Asia Vol. XIII, No 1, January-march 
2008. pp. 48-51. 
12. Rimmer, M., Kicarkin, C., Hasanuddin, 
Bakhtiar, S., Putar, S., Saripuddin, Imran, L., 2012. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 101 
Diversification of brackishwater aquaculture in 
Indonesia: tilapia culture in Aceh.The Proceedings of 
The 2nd Annual International Conference Syiah 
Kuala University. Pp 43-45. 
13. Nguyễn Địch Thanh, 2012. Nghiên cứu một 
số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc 
Lutjanus argentimaculatus(Forsskal, 1775) và ảnh 
hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở 
giai đoạn cá bột tại Nha Trang, Khánh Hòa. Luận 
án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nha Trang, 
148 trang. 
14. Nguyễn Thị Kim Vân và ctv (2009). Công 
nghệ sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá Măng 
(Chanos chanos Forsskål, 1775). Tuyển tập nghề cá 
sông Cửu Long, p137-148. 
15. Yap, W. G., Villaluz, A. C., Soriano, M. G., 
Santos, M. N., 2007. Milkfish Production and 
Processing Technologies in the Philippines. Report 
on “Dissemination and Adoption of Milkfish 
Aquaculture Technology in the Philippines” project. 
Wordfish Center. 
EFFECTS OF DIETS AND INDUCED HORMONE ON SPAWING PERFORMANCE 
OF MILKFISH Chanos chanos Forsskål, 1775 
Tran Thi Kim Ngan, Ta Thi Binh, 
Nguyen Dinh Vinh, Tran Duc Luong, Nguyen Quang Huy 
Summary 
Research on the effects of conditioning diets and dosages of different types of induced hormones on the 
reproductive performance of milkfish (Chanos chanos Forsskål, 1775) was conducted in contribution to 
complete artificial breeding procedure of this species. The study was conducted through two experiments 
from september 2017 to june 2018. In the experiment 1, the effects of three broodstock diets, including 
trash fish (TA1), homemade formulated diet (TA2) and commercial formulated diet (TA3) on roproductive 
performance of milkfis were investigated for a period of 4 months. In the experiment 2, two types of 
inducing hormones (HCG, LHRHa) with four dosages of 30 µ LHRHa + 1000 IU HCG/kg female (KDT1), 
40 µ LHRHa + 1000 IU HCG/kg female (KDT2), 50 µ LHRHa + 1000 IU HCG/kg female (KDT3) and 60 µ 
LHRHa + 1000 IU HCG/kg female (KDT4) on reproductive performance of milkfish broodstoc were tested. 
Males brood fish were injected with half dosage of females in each treatments. Using commercial 
formulated diet with 40% protein content gives better reproductive results than trash fish or homemade 
formulated feed. The rate of mature fish (male: 80.0%, female: 86.67%), spawning rate (91.67%), fertilization 
rate (83.42%) and hatching rate (75.29%) were highest in broodfish fed with comercial formualted feed (P 
<0.05). Using a combination of two hormones LHRHa and HCG with the dose of 50 µg LHRHa + 1000UI 
HCG/kg female fish resulted in fertilized egg rate of 84.22%, hatching rate of 88.68%, higher than those 
reproductive parameters in other treatments (P <0.05). 
Keywords: Milk fish, Chanos chanos, artificial breeding, broodstock diets. 
Người phản biện: TS. Phạm Anh Tuấn 
Ngày nhận bài: 14/9/2020 
Ngày thông qua phản biện: 15/10/2020 
Ngày duyệt đăng: 22/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_thuc_an_nuoi_vo_va_kich_duc_to_den_ket_qua_sin.pdf