Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm

TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm nuôi thương phẩm cá bè đưng trong lồng bằng thức ăn công nghiệp với các nghiệm thức cho ăn hai lần, ba lần và bốn lần/ngày. Kết quả cho thấy, sau một tháng nuôi, chiều dài cá khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa ba nghiệm thức (P ≥ 0,05), nhưng khối lượng cá có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa cho ăn hai lần và bốn lần/ngày (P < 0,05),="" trong="" khi="" đó="" cho="" ăn="" ba="" lần="" khác="" nhau="" không="" có="" ý="" nghĩa="" thống="" kê="" với="" cả="" hai="" lần="" và="" bốn="" lần/ngày="" kê="" (p="" ≥="" 0,05).="" sau="" ba="" tháng="" nuôi,="" chiều="" dài="" và="" khối="" lượng="" trung="" bình="" của="" cá="" cho="" ăn="" hai="" lần/ngày="" đều="" thấp="" hơn="" so="" với="" cá="" cho="" ăn="" ba="" lần="" và="" bốn="" lần/="" ngày="" (p="">< 0,05),="" trong="" lúc="" cho="" ăn="" ba="" lần="" và="" bốn="" lần/ngày="" khác="" nhau="" không="" có="" ý="" nghĩa="" thống="" kê="" (p="" ≥="" 0,05).="" tỷ="" lệ="" phân="" đàn="" cá="" theo="" khối="" lượng="" và="" tỷ="" lệ="" sống="" của="" cá="" sau="" ba="" tháng="" nuôi="" khác="" nhau="" không="" có="" ý="" nghĩa="" thống="" kê="" (p="" ≥="">

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6260
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskal, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm
u tại Việt Nam; B- theo Fishbase 
92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
- Theo dõi sinh trưởng
+ Mỗi tháng đo chiều dài và cân khối lượng 
cá một lần. Đo chiều dài toàn thân bằng thước 
có độ chính xác đến mm, cân khối lượng bằng 
cân điện tử có độ chính xác đến 0,1g. Mỗi lần 
cân đo 30 cá thể/ô lồng. Số liệu được ghi đầy 
đủ vào sổ nhật ký. Số liệu khối lượng cá được 
dùng để tính lượng thức ăn cần cung cấp hàng 
ngày. Số liệu về chiều dài và khối lượng cá ở 
mỗi lần đo được so sánh thống kê bằng phương 
pháp ANOVA trong phần mềm SPSS.
+ Tính hệ số phân đàn khi kết thúc thí nghiệm: 
Hệ số phân đàn được tính theo công thức sau:
Trong đó: CV là hệ số phân đàn (%);
SD: Độ lệch chuẩn tính theo khối lượng;
W: Khối lượng trung bình của đàn cá trong 
từng ô lồng nuôi.
Hệ số phân đàn được so sánh thống kê bằng 
phương pháp Kruskal Wallis test, sử dụng phần 
mềm Statistica 9.0. 
Tỷ lệ sống: Hàng ngày kiểm tra số cá chết, 
ghi vào sổ nhật ký, để từ đó xác định tỷ lệ sống 
tại thời điểm nghiên cứu, đồng thời tính số cá 
còn trong lồng nuôi làm cơ sở tính lượng thức 
ăn cần thiết cho quá trình nuôi. Tỷ lệ sống được 
tính theo công thức sau: 
Trong đó: S là tỷ lệ sống (%), Ntn là số cá 
thả, Ns là số cá còn sống tại thời điểm kiểm tra 
trong quá trình nuôi hoặc khi thu hoạch. 
Tỷ lệ sống của các nghiệm thức được so 
sánh thống kê bằng phương pháp Kruskal 
Wallis test, sử dụng phần mềm Statistica 9.0. 
- Theo dõi một số yếu tố môi trường
+ ToC: Đo 1 lần/ngày, vào khoảng 14h30 
hàng ngày bằng nhiệt kế có độ chính xác đến 
0,5oC.
+ Ô xy hòa tan (DO) và độ mặn (S‰): 
Đo 1 lần/ngày vào 6h30 và những lúc có 
thay đổi đột ngột về thời tiết; Trong đó, DO 
được đo bằng test kit, S ‰ được đo bằng Sa 
li kế.
+ pH, NO2 và NH4: Đo 1 lần/tuần vào 6h30 
và những lúc có thay đổi đột ngột về thời tiết. 
Đo bằng test kit.
CV = × 100%
SD
W
S% = × 100
Ns
Ntn
Hình 3: Lồng thí nghiệm nuôi cá bè đưng
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Một số yếu tố môi trường nuôi
Nhiệt độ nước trong tháng Một dao động từ 
26,5 đến 28,0oC (Trung bình 26,9oC), tháng Hai 
dao động từ 27,0 - 28,5 (Trung bình 27,7oC), 
và tháng Ba dao động từ 26,5 - 30,0 (Trung 
bình 28,3oC). Nhiệt độ dao động theo hướng 
tăng dần từ tháng Một đến tháng Ba, thấp nhất 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 93
Bảng 1: Một số yếu tố môi trường nuôi
Bảng 2: Chiều dài cá đạt được sau ba tháng thí nghiệm
Tháng T0C DO (mg/L) Độ mặn (‰) pH NO2 (mg/L) NH4 (mg/L)
1/2020
26,9 ± 0,5
(26,5 - 28,0)
6,0 ± 0,2
(5,0 - 6,0)
31,7 ± 0,5
(31,0 - 32,0)
7,9 ± 0,3
(7,5 - 8,0)
(0,0 - 0,0) (0,0 - 0,0)
2/2020
27,7 ± 0,5
(27,0 - 28,5)
5,6 ± 0,5
(5,0 - 6,0)
32,3 ± 0,5
(32,0 - 33,0)
8,0 ± 0,0
(8,0 - 8,0)
(0,0 - 0,0) (0,0 - 0,0)
3/2020
28,3 ± 1,2
(26,5 - 30,0)
5,7 ± 0,3
(5,0 - 6,0)
33,0 ± 0,9
(32,0 - 34,0)
8,0 ± 0,0
(8,0 - 8,0)
(0,0 - 0,0) (0,0 - 0,0)
Ghi chú: Trong ngoặc đơn là giá trị nhỏ nhất đến lớn nhất
Ghi chú: số liệu đi kèm chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê và ngược lại.
26,5oC (một số thời điểm tháng Một và tháng 
Ba), cao nhất là 30,0oC (Tháng Ba). Ô xy hòa 
tan chỉ dao động trong khoảng 5,0 - 6,0 mg/L 
ở cả ba tháng. Độ mặn tháng Một dao động từ 
31,0 - 32,0‰, tháng Hai dao động từ 32 - 33‰ 
và tháng Ba dao động từ 32 - 34‰. pH tháng 
Một dao động từ 7,5 - 8,0, tháng Hai và Ba đều 
có giá trị 8,0 ở các lần đo. Không phát hiện 
NO2 và NH4 trong nước ở khu vực nuôi.
Môi trường có vai trò hết sức quan trọng 
trong đời sống sinh vật nói chung và thủy sản nói 
riêng; là động vật máu lạnh, cá chịu sự chi phối 
rất lớn của nhiệt độ môi trường đến sinh trưởng, 
tỷ lệ sống (Võ Thế Dũng và cộng sự, 2018). Võ 
Thế Dũng và cộng sự (2019) cho biết cá mặt 
quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 
 Thời gian
Chiều dài trung bình (mm)
NT1 NT2 NT3
30/12/2019 55 ± 3 55 ± 3 55 ± 3
30/1/2020 75 ± 7a 77 ± 5a 77 ± 4a
29/2/2020 99 ± 6a 102 ± 4b 101 ± 5b
30/3/2020 133 ± 10a 138 ± 6b 138 ± 6b
1801) nuôi thương phẩm có thể sinh trưởng khi 
nhiệt độ dao động từ 23,0 - 28,8oC, ô xy hòa 
tan dao động từ 5,2 - 6,1 mg/L, pH dao động 
từ 7,4 - 7,9. QCVN 10-MT:2015/BTNMT quy 
định giá trị giới hạn của pH từ 6,5 - 8,5, DO ≥ 
5,0 mg/L, NH4 ≤ 0,1 mg/L đối với nước biển cho 
nuôi trồng thủy sản. Như vậy, về cơ bản, các yếu 
tố môi trường biển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; 
Tuy nhiên, thí nghiệm này chỉ thực hiện trong 
thời gian ba tháng mùa khô tại Khánh Hòa, nên 
chưa thể phản ánh hết sự biến động của các yếu 
tố môi trường cũng như ảnh hưởng của chúng ở 
các thời điểm khác trong năm. Để có được kết 
quả chính xác và toàn diện hơn, cần thực hiện 
các thí nghiệm chuyên sâu về ảnh hưởng của 
môi trường đến cá nuôi. 
2. Sinh trưởng của cá bè đưng nuôi lồng
2.1. Tăng trưởng chiều dài và khối lượng cá 
theo thời gian nuôi
Bảng 2 cho thấy, sau khoảng 1 tháng 
nuôi, chiều dài cá dao động từ 75 mm (NT1) 
đến 77 mm (Hai nghiệm thức còn lại); So 
sánh thống kê cho thấy sự khác nhau về 
chiều dài không có ý nghĩa thống kê. Ngày 
29/2/2020, chiều dài cá đo được ở NT1 là 99 
mm, ở NT2 và NT3 lần lượt là 102 mm và 
101 mm; So sánh thống kê cho thấy, sự khác 
94 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
Thời gian
Khối lượng trung bình (g)
NT1 NT2 NT3 
30/12/2019 4,3 ± 0,3 4,3 ± 0,3 4,3 ± 0,3
30/1/2020 9,6 ± 1,5a 10,1 ± 1,2ab 10,1 ± 1,2b
29/2/2020 17,2 ± 3,5a 18,9 ± 3,1b 18,7 ± 3,0b
30/3/2020 36,1 ± 7,6a 41,0 ± 5,9b 40,9 ± 6,3b
Bảng 3: Khối lượng cá đạt được sau ba tháng thí nghiệm
 Ghi chú: số liệu đi kèm chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê và ngược lại
nhau về chiều dài giữa NT1 với hai nghiệm 
thức còn lại có ý nghĩa thống kê, trong lúc 
sự khác nhau giữa NT2 và NT3 không có 
ý nghĩa thống kê. Khi kết thúc thí nghiệm 
(30/3/2020), chiều dài cá đạt được ở NT1 
là 133 mm, ở NT2 và NT3 là 138 mm; Kết 
quả của so sánh thống kê cho thấy sự khác 
nhau có ý nghĩa thống kê giữa NT1 với hai 
nghiệm thức còn lại, trong lúc không có sự 
khác nhau giữa NT2 và NT3. 
Bảng 3 cho thấy, Ngày 30/1/2020, khối 
lượng trung bình cá ở NT1 đạt 9,6g/con, khối 
lượng trung bình cá ở các NT2 và NT3 đạt 10,1 
g/con. So sánh thống kê cho thấy, sự khác nhau 
giữa NT1 và NT2 hay giữa NT2 và NT3 không 
có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên sự khác nhau 
có ý nghĩa thống kê giữa NT1 và NT3. Ngày 
29/2/2020, cá ở NT1 đạt khối lượng trung bình 
17,2 g/con, ở NT2 là 18,9 g/con và ở NT3 
là 18,7 g/con. So sánh thống kê cho thấy, sự 
khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa NT1 và 
hai nghiệm thức còn lại, sự khác nhau không 
có ý nghĩa thống kê giữa NT2 và NT3. Ngày 
30/3/2020, cá ở NT1 đạt khối lượng trung bình 
36,1 g/con, NT2 là 41,0 g/con và NT3 là 40,9 
g/con. Kết quả so sánh thống kê cho thấy, sự 
khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa NT1 và hai 
nghiệm thức còn lại, sự khác nhau không có ý 
nghĩa thống kê giữa NT2 và NT3. 
Thức ăn là yếu tố có vai trò quyết định ảnh 
hưởng đến sinh trưởng của cá nuôi. Bên cạnh 
chất lượng thức ăn, số lần cho cá ăn trong ngày 
cũng có vai trò hết sức quan trọng. Số lần cho ăn 
có thể ảnh hưởng đến lượng thức ăn cá tiêu thụ, 
ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thức ăn... từ đó 
ảnh hưởng đến sinh trưởng. Cho ăn ít lần, nhưng 
mỗi lần cho ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng cá 
ăn không hết lượng thức ăn được cung cấp, gây 
lãng phí, hoặc cá ăn quá nhiều, nên không thể 
tiêu hóa hết thức ăn, vì thế làm giảm lượng thức 
ăn cá có thể tiêu thụ ở lần ăn kế tiếp. Cho ăn vừa 
đủ, nhưng cho ăn nhiều lần trong ngày có thể là 
phương pháp tốt để giúp cá sinh trưởng nhanh, 
sử dụng thức ăn hiều quả. Bascinar và cộng sự 
(2007) thí nghiệm cho ăn một lần, hai lần và ba 
lần/ngày đối với cá hồi Biển đen (Salmo trutta 
labrax Pallas, 1811), kết quả cho thấy cá cho ăn 
ba lần/ngày sinh trưởng tốt hơn cá cho ăn một 
và hai lần/ngày. Biswas và cộng sự (2010) thí 
nghiệm cho cá chẽm (Lates calcarifer) ăn một, 
hai, ba và bốn lần/ngày, kết quả cho thấy cá ở 
nghiệm thức cho ăn ba lần/ngày sinh trưởng 
tốt nhất, tuy nhiên không có sự khác nhau có ý 
nghĩa thống kê giữa cho ăn ba lần và bốn lần/
ngày. Wu và cộng sự (2015) thí nghiệm nuôi cá 
chim (Trachinotus ovatus) bằng thức ăn công 
nghiệp với các nghiệm thức cho ăn hai ngày/
lần, một, hai, ba và bốn lần/ngày, Nghiệm thức 
ăn hai lần/ngày cho sinh trưởng tốt hơn ăn 2 
ngày/lần và một lần/ngày nhưng vẫn thấp hơn 
nhiều so với ăn ba và bốn lần/ngày, so sánh 
thống kê cho thấy, cá ở các nghiệm thức ăn ba 
và bốn lần/ngày sinh trưởng tương đương nhau, 
nhưng nhanh hơn so với các nghiệm thức còn 
lại. Rahim và cộng sự (2017) thí nghiệm cho cá 
trác (Acanthopagrus berda (Forsskal 1775)) ăn 
một lần, hai lần, ba lần và bốn lần/ngày, kết quả 
thu được cá cho ăn ba lần và bốn lần/ngày sinh 
trưởng tương đương nhau và đều nhanh hơn so 
với cá cho ăn một lần và hai lần/ngày. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 95
Bảng 4: Tỷ lệ phân đàn cá theo khối lượng qua các lần cân
Nghiệm thức
Tỷ lệ phân đàn quá các đợt kiểm tra (CV%)
30/1/2020 29/2/2020 30/3/2020
NT1 15,6 20,3 21,1
NT2 11,5 16,5 14,4
NT3 12,0 16,0 15,4
2.2. Tỷ lệ phân đàn của cá trong quá trình nuôi
Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ phân đàn cá ở NT1, 
NT2 và NT3 tại thời điểm 30/1/2020 tương ứng 
là 15,6, 11,5 và 12,0; Tại thời điểm 29/2/2020 
là 20,3, 16,5 và 16,0; Tại thời điểm 30/3/2020 
là 21,1, 14,4 và 15,4%. Nhìn chung, tỷ lệ phân 
đàn cá ở NT1 cao hơn so với hai nghiệm thức 
còn lại, tuy nhiên sự khác nhau này không có 
ý nghĩa thống kê. Bảng 3.3 cũng cho thấy, tỷ lệ 
phân đàn ở NT1 tăng dần theo thời gian nuôi; 
Trong khi cá ở NT2 và NT3 có hệ số phân đàn 
tăng từ tháng thứ nhất sang tháng thứ hai, và ổn 
định lại ở tháng thứ ba. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy, trong cả ba lần kiểm tra, hệ số phân đàn 
của cá ở NT1 đều cao hơn hai nghiệm thức còn 
lại, sự khác nhau về tỷ lệ phân đàn giữa NT1 so 
với hai nghiệm thức còn lại tăng dần theo thời 
gian thí nghiệm; do đó nếu kéo dài thêm thời 
gian thí nghiệm, sự khác nhau có thể sẽ đến mức 
có ý nghĩa thống kê.
Hệ số phân đàn là một trong các chỉ tiêu quan 
trọng đánh giá chất lượng đàn cá. Cá phân đàn 
nhiều, những cá thể lớn có xu hướng gây ảnh 
hưởng tiêu cực đến cá thể nhỏ hơn như tranh 
giành thức ăn, cạnh tranh không gian sống, 
thậm chí tấn công gây thương tích, ảnh hưởng 
đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cả đàn. Do 
đó, những đàn cá phân đàn nhiều thường cho 
năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Ly 
và cộng sự (2005) thí nghiệm ảnh hưởng của số 
lần cho ăn/ngày với với cá mú đen (Epinephelus 
coioides), kết quả cho thấy, hệ số phân đàn cá ở 
nghiệm thức cho ăn một lần, hai lần và ba lần/
ngày tương ứng là 24,61, 22,61 và 16,32; Xu 
hướng chung hệ số phân đàn nhỏ dần khi tăng 
số lần cho ăn/ngày lên; Kết quả so sánh thống 
kê cho thấy, hệ số phân đàn ở nghiệm thức cho 
ăn ba lần/ngày thấp hơn ở mức có ý nghĩa thống 
kê so với hai nghiệm thức còn lại, nhưng sự 
khác nhau giữa cho ăn một lần và hai lần/ngày 
không có ý nghĩa thống kê. 
3. Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm
Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở Nghiệm 
thức cho ăn hai lần/ngày dao động từ 91,43 - 
92,86%, ở hai nghiệm thức cho ăn ba lần/ngày 
và bốn lần/ngày dao động từ 92,86 - 96,19%. 
Nhìn chung, tỷ lệ sống ở Nghiệm thức cho ăn hai 
lần/ngày thấp hơn một chút so với hai nghiệm 
thức còn lại, nhưng sự khác nhau không có ý 
nghĩa thống kê. Ly và cộng sự (2005) cho biết, tỷ 
Nghiệm thức Ô lồng số Tỷ lệ sống (%)
NT1 1 92,38
NT1 2 92,86
NT1 3 91,43
NT2 4 92,86
NT2 5 95,24
NT2 6 96,19
NT3 7 92,86
NT3 8 92,86
NT3 9 96,19
Bảng 5: Tỷ lệ sống của cá ở các ô lồng khác nhau theo từng nghiệm thức số lần cho ăn
96 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Dương Văn Sang, (2018). “Nghiên cứu ngưỡng một số yếu tố môi trường quan 
trọng của cá bột cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) trong sản xuất giống nhân tạo”. 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản, số 1/2018: 17 - 23.
2. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Dương Văn Sang, (2019). “Kết quả nghiên cứu bước đầu nuôi thương phẩm 
cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) tại Khánh Hòa”. Tạp chí Khoa học - Công nghệ 
thủy sản, số 2/2019: 18 - 26.
3. QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển. 
Tiếng Anh
4. Başçınar N., Çakmak E., Çavdar Y., Aksungur N., (2007). “The Effect of Feeding Frequency on Growth 
Performance and Feed Conversion Rate of Black Sea Trout (Salmo trutta labrax Pallas, 1811)”. Turkish 
Journal of Fisheries and Aquatic Sciences 7: 13 - 17.
5. Biswas G., Thirunavukkarasu A.R., Sundaray J.K., Kailasam M., (2010). “Optimization of feeding 
frequency of Asian seabass (Lates calcarifer) fry reared in net cages under brackishwater environment”. 
Aquaculture 305(2010): 26 - 31.
6. Ly M.A., Cheng A.-C., Chien Y.-H., Liou C.-H. (2005). “The Effects of Feeding Frequency, Stocking 
Density and Fish Size on Growth, Food Consumption, Feeding Pattern and Size Variation of Juvenile Grouper 
Epinephelus coioides”. Journal of Fisheries Society of Taiwan, 32(1): 19-28. 
7. Rahim A., Abbas G., Gallus L., Ferrando S., Hafeez-ur-Rehman M., Ghaffar A., Mateen A., (2017). “Effect of 
Ration Level and Feeding Frequency on Growth, Nutrient Utilization and Body Composition of Juvenile Black 
Fin Sea Bream, Acanthopagrus berda (Forsskal 1775)”. Pakistan Journal of Zoology, vol. 49(2), pp 557 - 563.
8. Wu Y., Han H., Qin J. and Wang Y., (2015). “Effect of feeding frequency on growth, feed utilization, 
body composition and waste output of juvenile golden pompano (Trachinotus ovatus) reared in net pens”. 
Aquaculture Research, 46: 1436 - 1443.
lệ sống của cá mú đen thí nghiệm cho ăn 1 lần, 
2 lần và 3 lần/ngày tương ứng là 98,15, 99,54 và 
99,54; Sự khác nhau về tỷ lệ sống không có ý 
nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm. 
Biswas và cộng sự (2010) cho biết, cá chẽm cho 
ăn ba lần/ngày có tỷ lệ sống cao hơn có ý nghĩa 
thống kê so với cho ăn một và hai lần/ngày. Như 
vậy, số lần cho ăn/ngày có ảnh hưởng không rõ 
ràng đến tỷ lệ sống của cá nuôi. 
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
- Cá bè đưng nuôi lồng cho ăn thức ăn công 
nghiệp ba lần/ngày và bốn lần/ngày có tốc độ 
sinh trưởng tương đương nhau và đều nhanh 
hơn cá cho ăn hai lần/ngày. 
- Cá bè đưng nuôi lồng cho ăn thức ăn công 
nghiệp ba lần/ngày và bốn lần/ngày đồng đều về 
kích thước hơn so với cá được cho ăn 2 lần/ngày.
- Tỷ lệ sống của cá cho ăn 2 lần, 3 lần và 
bốn lần/ngày khác nhau không có ý nghĩa 
thống kê.
2 Đề xuất
- Thực hiện nghiên cứu về khả năng tiêu 
hóa thức ăn ở cá khi số lần cho ăn trong ngày 
khác nhau để có hiểu biết sâu hơn về nguyên 
nhân gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ 
lệ sống. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_tan_suat_cho_an_den_ca_be_dung_g_speciosus_for.pdf