Ảnh hưởng của mật độ và lượng thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ cá hương 21 ngày tuổi lên cá giống
TÓM TẮT
Nghiên cứu xác định mật độ và lượng thức ăn tối ưu cho tỷ lệ sống cao và tăng trưởng nhanh ở cá
tra hương 21 ngày tuổi ương lên cá giống. Cá hương 21 ngày tuổi được bố trí vào giai ương kích
thước 3 m2 đặt trong ao. Sáu nghiệm thức về mật độ là 100 con/m2, 125 con/m2, 150 con/m2, 175
con/m2, 200 con/m2, 225 con/m2 và 2 mức về lượng thức ăn được thiết kế. Mỗi nghiệm thức mật độ
và thức ăn được lặp lại 3 lần. Thời gian ương của thí nghiệm trong 90 ngày chia làm 3 giai đoạn cân
đo thu thập số liệu theo tháng. Sự khác biệt về tỷ lệ sống và tăng trưởng ở các mật độ ương và lượng
thức ăn được đánh giá bằng phân tích ANOVA trong Minitab. Mật độ ảnh hưởng có ý nghĩa thống
kê lên tỷ lệ sống sau tháng ương thứ nhất và cả quá trình ương, không có ý nghĩa thống kê ở tháng
thí nghiệm thứ 2 và thứ 3. Mật độ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng trọng lượng, tăng
trưởng chiều dài và tăng trưởng SGR của cá ở các thời điểm ương. Lượng thức ăn ảnh hưởng không
có ý nghĩa thống kê lên tỷ lệ sống. Lượng thức ăn ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng ở
các mật độ ương cao cho chiều dài và trọng lượng ở tháng ương thứ 1; chiều dài và trọng lượng của
cá ở tháng thứ 3 và ở hầu hết các nghiệm thức của cả quá trình ương. Mật độ cá ương 100 con/m2
là mật độ tối ưu và lượng thức ăn ở mức độ 1 (8%, 7%, 6% trọng lượng thân/ngày tương ứng cho
tháng ương thứ 1, 2 và 3) hay 2 (7%, 6%, 5% trọng lượng thân/ngày tương ứng cho tháng ương thứ
1, 2 và 3) đều cho tỷ lệ sống và tăng trưởng cao, FCR thấp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của mật độ và lượng thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ cá hương 21 ngày tuổi lên cá giống
(P=0,17). Tăng trưởng về trọng lượng cao nhất đạt 5,07±0,60g ở nghiệm thức 100-1, thấp nhất 2,85±0,46g ở nghiệm thức 175-2. Tăng trưởng về chiều dài cao nhất và thấp nhất ở nghiệm thức 100-1 và 175-2 tương ứng với 8,57±0,52cm và 7,05±0,43cm. Khác biệt về tăng trưởng chiều dài, trọng lượng hầu hết có ý nghĩa thống kê với P<0,001 ở những nhóm nghiệm thức 100- 1, 100-2 với 125-1, 125-2, 150-1, 150-2, 175-1, 175-2 và 225-1, 225-2. Nhưng giữa các nghiệm thức trong nhóm chênh lệch về tăng trưởng trọng lượng không có ý nghĩa thống kê cho thấy có thể sử dụng thức ăn 1 hay 2 đều không ảnh hưởng đến tăng trưởng trọng lượng (Bảng 3). Tăng trưởng về SGR cao nhất đạt 6,28±0,09 % trọng lượng thân/ngày ở nghiệm thức 100- 2, thấp nhất đạt 3,85±0,36 % trọng lượng thân/ ngày ở nghiệm thức 225-2. Khác biệt về tăng trưởng SGR ở hai nghiệm thức này có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Giữa các nhóm nghiệm thức 100-1, 100-2, 125-1, 125-2, 150-1, 150-2 với 175-1, 200-1, 200-2 với 175-2, 225-1, 225- 2 có chênh lệch về tăng trưởng SGR có ý nghĩa thống kê, nhưng giữa các nghiệm thức trong nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tăng trưởng SGR (Bảng 3). Hệ số sử dụng thức ăn FCR thấp nhất ở nghiệm thức 100-2 đạt 1,22±0,00, cao nhất ở nghiệm thức 225-2 đạt 1,55±0,08. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,001. Sự chênh lệch FCR giữa 2 nghiệm thức 100-2 và 225-2 với các nghiệm thức còn lại có ý nghĩa thống kê nhưng giữa những nghiệm thức còn lại chênh lệch về FCR không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3). 3.1.3. Kết quả tỷ lệ sống, tăng trưởng và FCR tháng ương thứ ba Kết quả phân tích không thể hiện trong bảng 4 cho thấy mật độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống (P=0,032), tăng trưởng về trọng lượng (P<0,001), tăng trưởng về chiều dài (P<0,001), tăng trưởng SGR (P<0,001) và FCR (P<0,001). Khi mật độ giảm thì tỷ lệ sống, trọng lượng, chiều dài, SGR tăng và FCR giảm. Lượng thức ăn ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn này. Tăng hay giảm thức ăn đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng, ngoại trừ cho tăng trưởng SGR ở mật độ 125 con/m2 và 150 con/m2. 19TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Bảng 4. Kết quả tỷ lệ sống, tăng trưởng và FCR tháng ương thứ ba Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Trọng lượng (g) Chiều dài (cm) SGR (% trọng lượng thân/ngày) FCR 100-1 96,86±1,19a 11,34±1,35a 11,31±0,71ab 3,59±0,05a 1,29±0,01f 100-2 95,29±1,01a 11,29±1,43a 11,35±0,77a 3,61±0,06a 1,29±0,01f 125-1 93,67±1,96a 10,47±1,23b 10,90±0,72bcd 3,37±0,02b 1,34±0,00ef 125-2 96,67±0,16a 10,35±1,24b 10,76±0,69cd 3,29±0,00d 1,36±0,01def 150-1 94,67±0,96a 10,14±0,96bc 10,88±0,59cd 3,34±0,05c 1,35±0,02def 150-2 95,20±0,83a 10,20±0,90bc 10,95±0,62abc 3,25±0,01e 1,38±0,00cde 175-1 94,78±0,77a 9,99±0,92bc 10,76±0,61cd 3,19±0,00f 1,44±0,01bcd 175-2 95,33±0,77a 9,98±1,07bc 10,86±0,64cd 3,21±0,02f 1,43±0,01cde 200-1 94,29±0,43a 9,81±0,92bc 10,57±0,58cde 3,13±0,00g 1,49±0,01b 200-2 92,38±2,43a 9,83±0,83bc 10,68±0,56cde 3,14±0,01g 1,48±0,02bc 225-1 92,83±2,90a 9,52±0,77 c 10,25±0,69e 3,03±0,03h 1,60±0,03a 225-2 94,33±1,04a 9,56±0,93 c 10,49±0,62de 3,01±0,02h 1,62±0,03a Qua kết quả ở bảng 4, ta thấy tỷ lệ sống trung bình cao nhất đạt được 96,86±1,19% ở nghiệm thức 100-1, tỷ lệ sống thấp nhất đạt 92,38±2,43% nghiệm thức 200-2. Tăng trưởng về trọng lượng cao nhất đạt 11,34±1,35g ở nghiệm thức 100-1, tăng trưởng về trọng lượng thấp nhất 9,52±0,7 g ở nghiệm thức 225-2, tăng trưởng về chiều dài cao nhất đạt 11,35±0,77cm ở nghiệm thức 100-2, tăng trưởng về chiều dài thấp nhất đạt 10,25±0,69cm ở nghiệm thức 225-1. Các nghiệm thức 100-1, 100-2 so với các nghiệm thức còn lại có tăng trưởng trọng lượng khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các nghiệm thức còn lại sai khác về tăng trưởng trọng lượng không có ý nghĩa thống kê ngoại thừ hai nghiệm thức 125-1 và 125-2 sai khác có ý nghĩa thống kê với hai nghiệm thức 225-1, 225-2. Xu hướng chung tương tự cho tăng trưởng chiều dài (Bảng 4). Tăng trưởng về SGR cao nhất đạt 3,61±0,06 % trọng lượng thân/ngày ở nghiệm thức 100- 2, thấp nhất đạt 3,01±0,02 % trọng lượng thân/ ngày ở nghiệm thức 225-2 chênh lệch có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Ở những nghiệm thức mật độ khác nhau thì tăng trưởng SGR sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong cùng một mật độ, sự sai khác về tăng trưởng SGR không có ý nghĩa thống kê ngoại trừ ở mật độ 125 con/m2 và 150 con/m2 (Bảng 4). Hệ số sử dụng thức ăn FCR thấp nhất ở nghiệm thức 100-1, 100-2 đạt 1,29±0,01, cao nhất ở nghiệm thức 225-2 đạt 1,62±0,03. Sự khác biệt FCR giữa hai nghiệm thức có FCR cao nhất là 225-2 và 225-1 với các nghiệm thức còn lại có ý nghĩa thống kê với P<0,001. Các nghiệm thức có mứct độ thấp hơn hầu như sai khác về FCR không có ý nghĩa thống kê ngoại trừ nhóm nghiệm thức 100-1, 100-2 so với nhóm nghiệm thức 150-2, 175-1, 175-2, 200- 1, 200-2 và nhóm 125-1, 125-5, 150-1 so với nhóm nghiệm thức 200-1, 200-2 (Bảng 4). 3.2. Kết quả tỷ lệ sống, tăng trưởng SGR và FCR cho cả quá trình ương Kết quả phân tích thể hiện trong bảng 5 cho thấy mật độ ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê lên tỷ lệ sống nhưng ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng và FCR trong cả quá trình ương. Khi mật độ giảm thì tỷ lệ sống, tăng trưởng tăng và FCR giảm. Lượng thức ăn ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ sống và FCR. 20 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Bảng 5. Kết quả tỷ lệ sống, tăng trưởng SGR và FCR cho cả quá trình ương Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) SGR (% trọng lượng thân/ngày) FCR 100-1 62,13±9,00a 3,90±0,08b 1,30±0,01de 100-2 53,87±2,88ab 4,12±0,02a 1,25±0,00e 125-1 64,14±7,10a 3,77±0,06c 1,32±0,01de 125-2 64,78±6,84a 3,74±0,02cd 1,33±0,00cde 150-1 58,18±6,97a 3,70±0,05d 1,31±0,02de 150-2 56,11±8,90ab 3,62±0,05e 1,35±0,00cde 175-1 56,31±3,85 ab 3,25±0,04f 1,42±0,01cd 175-2 61,77±13,2a 3,13±0,06g 1,43±0,00bcd 200-1 37,37±2,82ab 3,25±0,16f 1,46±0,05abc 200-2 44,86±1,77ab 3,13±0,08g 1,47±0,02abc 225-1 30,14±4,13b 3,14±0,08g 1,56±0,04ab 225-2 52,35±9,16ab 2,89±0,15h 1,59±0,04a Qua bảng 5, có thể thấy tỷ lệ sống cá có xu thế giảm khi mật độ tăng. Khác biệt về tỷ lệ sống có ý nghĩa thống kê ở mật độ 125 con/m2 so với mật độ 200 con/m2 và 225 con/m2. Tăng trưởng về SGR cao nhất ở nghiệm thức 100-2 đạt 4,12 ± 0,02% trọng lượng thân/ngày, thấp nhất ở nghiệm thức 225-2 đạt 2,39±0,15% trọng lượng thân/ngày. Hầu hết các nghiệm thức đều có sự khác biệt tăng trưởng SGR có ý nghĩa thống kê và có xu hướng tăng dần khi mật độ giảm và lượng thức ăn tăng. FCR cao nhất ở nghiệm thức 225-2 đạt 1,59±0,04 và thấp nhất ở nghiệm thức 100-2 đạt 1,25±0,00. Sai khác về FCR có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có mật độ ương thấp gồm nghiệm thức 100-1, 100-2, 125-1, 125-2, 150-1 và 150- 2 với nhóm có mật độ ương cao gồm 175-1, 175-2, 200-1, 200-2, 225-1, 225-2. IV. THẢO LUẬN Ở tháng ương thứ nhất, mật độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sự khác biệt thấy rõ giữa mật độ 100 con/m2 và 225 con/m2 và lượng thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Mật độ có ảnh hưởng đến tăng trưởng về trọng lượng và SGR và lượng thức ăn có ảnh hưởng đến tăng trưởng về trọng lượng và SGR thấy rõ ở các mật độ ương cao 200-225 con/m2. Như vậy ở giai đoạn ương 1 tháng đầu, để đạt tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh đồng thời cần ương cá mật độ 100 con/m2 và cho ăn lượng thức ăn có thể ở mức 1 (8% trọng lượng thân/ngày) hoặc 2 (7% trọng lượng thân/ngày). Ở tháng ương thứ hai, mật độ và lượng thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cá ương. Xu hướng chung, tốc độ tăng trưởng về trọng lượng, chiều dài và SGR bị ảnh hưởng bởi mật độ ương, nhưng không ảnh hưởng bởi lượng thức ăn. Mật độ có ảnh hưởng đến FCR nhưng với một sự khác biệt xa về mật độ (100-2 so với 225-2) thì ảnh hưởng mới có ý nghĩa thống kê, còn lượng thức ăn không ảnh hưởng đến FCR, ta có thể lựa chọn lượng thức ăn 1 hay 2 đều được. Như vậy ở giai đoạn ương tháng thứ 2, để đạt tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh cần lựa chọn mật độ ương 100 con/m2 và cho ăn lượng thức ăn có thể ở mức 1 hoặc 2. Để tối ưu về lượng FCR, chúng ta có thể lựa chọn lượng thức ăn ở mức 2, tức là mức thấp hơn 6% trọng lượng thân/ngày. 21TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Ở tháng ương thứ ba, mật độ và lượng thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Khi mật độ tăng, tăng trưởng về trọng lượng, chiều dài và SGR tăng. Khác biệt tăng trưởng về trọng lượng và chiều dài rõ nhất ở mật độ 100 con/m2 và 125 con/m2 so với 200 con/m2 và 225 con/m2. Khác biệt tăng trưởng về SGR thấy rõ tất cả các mật độ. Lượng thức ăn không ảnh hưởng khác biệt lên tăng trưởng về trọng lượng, chiều dài và SGR ngoại trừ ở 02 mật độ 125 con/m2 và 150 con/m2 cho tăng trưởng SGR. Khi tăng mật độ, FCR giảm và thấy rõ nhất ở mật độ nghiệm thức 100 con/m2 và 125 con/m2 so với 175 con/ m2, 200 con/m2 và 225 con/m2. Lượng thức ăn không ảnh hưởng đến FCR ở tất cả các mật độ cá thí nghiệm. Kết quả phân tích cho cả quá trình ương cho thấy ương ở mật độ 100 con/m2 cho tỷ lệ sống cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn và FCR thấp hơn các mật độ khác với lượng thức ăn 1 hay 2 đều cho kết quả ương như nhau. Ngoài ra, ở mật độ 125 con/m2 cũng cho tỷ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh hơn (ngoại trừ nghiệm thức 100 con/m2) và FCR cũng thấp hơn các mật độ khác với lượng thức ăn 1 hay 2 đều cho kết quả ương như nhau. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ sống trung bình đạt 53,50 %, kết quả này thấp hơn tỷ lệ sống trung bình khi ương trong ao đất (56%) theo kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Văn Sáng và ctv (2011), nhưng cao hơn kết quả ương trong giai từ đề tài chọn giống cá tra (tỷ lệ sống 28,4% năm 2009 và 34,5% năm 2010) (Nguyễn Văn Sáng và ctv, 2010). Nếu xét riêng về mật độ ương < 175 con/m2 cho tỷ lệ sống các hơn các tác giả vừa trích dẫn. Với mật độ 100 con/m2, 125 con/m2, 150 con/m2 và lượng thức ăn 1 là lượng thức ăn cao hơn cho kết quả tăng trưởng SGR cao hơn các nghiệm thức còn lại. Tăng trưởng theo ngày đạt trung bình 3,47% trọng lượng thân/ngày thấp hơn thí nghiệm của Lê Thanh Hùng (1999) trên cá tra giống, đạt 4%/ngày. Với mật độ 100 con/m2, 125 con/m2 và 150 con/m2 sẽ cho hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn. Kết quả thí nghiệm này cũng cho thấy FCR đạt được ở mức thấp, trung bình 1,4. Theo nghiên cứu của Glencross và ctv (2010) trên cá tra giống, FCR đạt cao (1,61) khi cung cấp hàm lượng protein tối ưu trong khẩu phần thức ăn, đặc biệt khi so với FCR ở thí nghiệm này (1,25-1,35) ở các mật độ thấp 100-150 con/ m2. Kết quả thí nghiệm này cũng cho thấy FCR đạt được sau hai tháng ương từ 1,22–1,55 tương ứng với kích cỡ cá trong thí nghiệm Phumee và ctv (2009) (cỡ 3,85 g) nhưng cho FCR cao hơn từ 1,57 – 1,94. Với những kết quả trên, có thể thấy trong ương nuôi phục vụ công tác chọn giống thì mật độ 100 con/m2 sẽ có hiệu quả cao nhất cho tỷ lệ sống cao và tăng trưởng nhanh. Thí nghiệm sau thời gian 3 tháng cá giống chưa đạt đến kích cỡ đánh dấu (kích cỡ cá đánh dấu từ 15-20g), nhưng khoảng thời gian ương trong thí nghiệm này ngắn hơn (thời gian ương trong đề tài chọn giống từ 4-5 tháng). Tuy nhiên để đảm bảo số lượng và rút ngắn thời gian tăng trưởng lên cá giống kích cỡ đánh dấu thì cần phải cải tiến quy trình như ương ở diện tích giai lớn hơn và cho ăn lượng thức ăn cao hơn. Đối với ương cá hương quy mô đại trà, tạo ra số lượng lớn cá giống thì mật độ ương thích hợp từ 125-150 con/m2 và cho ăn lượng thức ăn 1 hay 2 đều được. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Mật độ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên tỷ lệ sống sau tháng ương thứ nhất và cả quá trình ương, không có ý nghĩa thống kê ở tháng thí nghiệm thứ 2 và thứ 3. Mật độ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng trọng lượng, tăng trưởng chiều dài và tăng trưởng SGR của 22 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 cá ở các thời điểm ương. Mật độ ảnh hưởng đến FCR ở tháng thứ 3 và cả quá trình ương. Lượng thức ăn ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê lên tỷ lệ sống. Lượng thức ăn ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng ở các mật độ ương cao cho chiều dài và trọng lượng ở tháng ương thứ 1; chiều dài và trọng lượng của cá ở tháng thứ 3 và ở hầu hết các nghiệm thức của cả quá trình ương. Lượng thức ăn ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê ở các tháng thí nghiệm nhưng có ý nghĩa thống kê lên FCR của cả quá trình ương. Mật độ cá ương 100 con/m2 là mật độ tối ưu và lượng thức ăn ở mức độ 1 (8%, 7%, 6% trọng lượng thân/ngày tương ứng cho tháng ương thứ 1, 2 và 3) hay 2 (7%, 6%, 5% trọng lượng thân/ngày tương ứng cho tháng ương thứ 1, 2 và 3) đều cho tỷ lệ sống và tăng trưởng cao, FCR thấp. Mật độ cá ương 125 – 150 con/m2, sử dụng lượng thức ăn 1 (hay 2) đều thích thích hợp cho ương cá giống sản xuất đại trà. 5.2. Kiến nghị Quy trình ương cá tra trong giai cần được hoàn thiện theo hướng tiếp tục thí nghiệm ở mật độ 100 con/m2 với những giai có diện tích lớn hơn và lượng thức ăn cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thanh Hùng, 1999. Báo cáo tổng kết đề tài: “Sản xuất giống cá tra (Pangasius hypothalamus) và cá Basa (Pangasius bocourti). Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn; tối ưu hóa trong việc ương nuôi hai loài kể trên”. Bộ GD & ĐT, tr.6-12. Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Đình Khôi, Lê Hồng Phước, Nguyễn Điền, Nguyễn Quyết Tâm, Ngô Hồng Ngân, Nguyễn Thị Đang, Nguyễn Thế Vương, Trịnh Quốc Trọng, 2010. Báo cáo khoa học tổng kết năm đề tài “Đánh giá hiệu quả chọn giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) về tăng trưởng và tỷ lệ phi lê’’. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản, 234 trang. Nguyễn Văn Sáng, Phạm Văn Khánh, Phạm Đình Khôi, Phan Thanh Lâm, Nguyễn Quyết Tâm, Nguyễn Thị Đang, Đặng Minh Phương, Trần Anh Dũng. Nguyễn Văn Ngô, 2011. Báo cáo tổng kết khoa học đề tài “Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và xây dựng các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giống cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long’’. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, tr.105. Glencross, B.D., Hien., T.T.H., Phuong, N.T., Tu., T.N.C., 2010. A factorial approach to defining the energy and protein requirements of Tra Catfish, Pangasianodon hypothalamus. Aquaculture Nutrition, 14, 360-373. Phumee, P., Hashim, R., Mohammed A.P., Alexander, C.S.C., 2009. Effects of dietary protein and lipid content on growth performance and biological indices of iridescent Shark, (Pangasius hypophthalmus, Sauvage 1878) fry. Aquaculture Research, 40, 456-463.
File đính kèm:
- anh_huong_cua_mat_do_va_luong_thuc_an_len_tang_truong_va_ty.pdf