Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite

TÓM TẮT

Nghiên cứu trình bày ảnh hưởng của mật độ cá ương và lượng thức ăn Artemia nhằm nâng cao tỷ lệ

sống và tốc độ tăng trưởng của cá tra ương từ giai đoạn bột lên hương trong 20 ngày ương trên bể

composite. Cá tra bột được bố trí trên bể composite thể tích 1 m3 . Ba nghiệm thức ở mật độ là 1.500

con/m3, 3.000 con/m3, 4.500 con/m3 và 3 mức về lượng thức ăn được thiết kế. Mỗi nghiệm thức mật

độ và thức ăn được lặp lại 3 lần. Thu thập số liệu về số lượng Artemia trong đường ruột cá từ ngày

ương thứ nhất đến ngày thứ 6, số lượng cá chết hàng ngày, tỷ lệ sống, chiều dài và trọng lượng của

cá khi kết thúc thí nghiệm. Sự khác biệt về tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá ở các mật độ ương và

lượng thức ăn Artemia được đánh giá bằng phân tích ANOVA trong Minitab. Mật độ cá ương và

lượng thức ăn Artemia ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ sống của cá (P<0,05). lượng="">

ăn Artemia không ảnh hưởng lên tăng trưởng về chiều dài (P=0,11). Mật độ cá ương ảnh hưởng có

ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng chiều dài (P<0,001). lượng="" thức="" ăn="" artemia="" (p="0,003)" và="">

độ cá ương (P<0,001) ảnh="" hưởng="" có="" ý="" nghĩa="" thống="" kê="" đến="" tăng="" trưởng="" về="" trọng="" lượng.="" số="">

Artemia trong đường ruột cá vào ngày thứ 2, 4 và 6 không bị ảnh hưởng bởi mật độ cá và lượng

thức ăn (P=0,99).Tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau có chiều hướng giảm khi tăng lượng thức ăn từ (1R, 3R

và 9R), ở các mật độ 1.500, 3.000, 4.500con/m3.

Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5380
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite

Ảnh hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể composite
g trưởng cá: đo chiều dài cá 
trên kính hiển vi khi kết thúc thí nghiệm, 100 
con/bể.
+ Xác định lượng thức ăn trong đường ruột 
cá: đếm số lượng artemia sau khi cho cá ăn 1 
giờ. Thu 10 con/bể, mổ đếm số con Artemia trên 
kính hiển vi vào ngày thứ 2, 4, và thứ 6.
+ Tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau (%) = 100- [tỷ lệ 
sống (%)+ tỷ lệ chết (%)]
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được thu thập và kiểm tra bằng 
phần mềm Excel 2007. Phương pháp phân tích 
ANOVA 2 yếu tố được áp dụng để đánh giá ảnh 
hưởng của mật độ và lượng thức ăn lên tỷ lệ 
sống, trọng lượng và chiều dài của cá bằng phần 
mềm thống kê Minitab.
- Để xác định mật độ cá và lượng thức ăn 
tối ưu thông qua phân tích ANOVA 2 yếu tố 
và xếp hạng Turkey (P<0,05) bằng phần mềm 
thống kê Minitab.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả tỷ lệ sống, chiều dài và trọng lượng cá ở các nghiệm thức mật độ cá ương và 
lượng thức ăn Artemia. 
Bảng 2. Kết quả tỷ lệ sống, chiều dài và trọng lượng trung bình của cá ương ở các nghiệm thức.
Thức ăn 
(RFL)
Mật 
độ(con/m3)
Tỷ lệ sống trung 
bình ± SE*(%)
Chiều dài trung 
bình ± SE*(cm)
Trọng lượng trung 
bình ± SE*(g)
1 1.500 23,3±1,16c 1,56±0,016a 0,035±0,0010a
3 1.500 26,3±2,34 b 1,60±0,013 a 0,032±0,0010 ab
9 1.500 38,5±3,38 a 1,59±0,014 a 0,031±0,0010bc
1 3.000 18,9±0,73 g 1,50±0,015 a 0,033±0,0009 a
3 3.000 21,1±8,00 e 1,50±0,131 a 0,028±0,0008 e
9 3.000 20,9±1,93 f 1,52±0,014 a 0,028±0,0007 de
1 4.500 12,9±2,59 i 1,51±0,013 a 0,029±0,0009 cde
3 4.500 16,6±1,84 h 1,52±0,121 a 0,027±0,0007 c
9 4.500 22,6±1,85d 1,52±0,013 a 0,031±0,0015 bcd
 R: Lượng thức ăn Artemia được tính theo công thức Log(RFL) = 0,377+0,176A. 
 *: Các chữ cái khác nhau theo cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Theo Bảng 2 ta thấy tỷ lệ sống của cá 
giữa các nghiệm thức mật độ và lượng thức 
ăn khác nhau có sự sai khác rõ rệt. Tỷ lệ sống 
cao nhất ở mật độ 1.500 con/m3, lượng thức 
ăn Artemia 9R (38,5±3,38), tiếp theo là ở mật 
độ 1.500 con/m3, lượng thức ăn Artemia 3R 
(26,3±2,34) và cao thứ 3 ở mật độ 1.500 con 
lượng thức ăn 1R (23,3±1,15). Tỷ lệ sống 
thấp nhất ở mật độ 4.500 con/m3, lượng thức 
ăn Artemia 1R (12,9±2,59). Có thể thấy rằng 
ương ở mật độ 1.500 con/m3 tỷ lệ sống đạt 
tương đối cao.
44 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá 
tra sau khi ương đến 20 ngày tuổi đạt từ 1,5-
1,6 cm. Chiều dài không ảnh hưởng bởi lượng 
thức ăn (P=0,11), và có ý nghĩa ảnh hưởng bởi 
mật độ cá (P<0,001). Mặc dù chiều dài giữa 
các nghiệm thức không có sự khác biệt đáng 
kể (Bảng 2). Tuy nhiên, ở mật độ 1.500 con, 
lượng thức ăn 3R cho tăng trưởng chiều dài cao 
nhất (1,60±0,0129), chiều dài thấp nhất ở mật 
độ 3.000, lượng thức ăn 1R (1,50±0,015). Chiều 
dài ở mật độ 1.500 con có khác biệt so với mật 
độ 3.000 và 4.500 con, chiều dài có xu hướng 
cao nhất ở mật độ 1.500con.
Sự tăng trưởng về trọng lượng ảnh hưởng 
có ý nghĩa thống kê vào lượng thức ăn Artemia 
(P=0,003) và mật độ cá ương (P<0,001).Theo 
kết quả phân tích ANOVA, tăng trưởng về 
trọng lượng ít sai khác giữa các mật độ cá và 
lượng thức ăn nhưng ở mật độ 1.500 con, tăng 
trưởng trọng lượng đều hơn ở mật độ 3.000 
con và 4.500 con.
3.2. Kết quả số lượng Artemia ở các ngày tuổi thứ 2, thứ 4 và thứ 6.
Bảng 3. Số lượng Artemia trung bình cá ăn được khảo sát vào các ngày tuổi thứ 2, thứ 4 và thứ 6.
Lượng thức 
ăn (RFL) Mật độ (con/m
3)
Số Artemia trung bình ± SE* (con)
Ngày tuổi thứ 2 Ngày tuổi thứ 4 Ngày tuổi thứ 6
1 1.500 1,66±0,236 a 2,22±0,220 a 3,77±0,401 b
3 1.500 2,10±0,314 a 2,30±0,213 a 4,80±0,573 a
9 1.500 1,90±0,233 a 2,40±0,163 a 4,30±0,396 ab
1 3.000 1,90±0,251 a 2,18±0,182 a 5,36±0,453 ab
3 3.000 2,00±0,302 a 2,36±0,152 a 4,18±0,444 ab
9 3.000 1,90±0,251 a 2,18±0,182 a 4,36±0,491 ab
1 4.500 2,10±0,314 a 2,20±0,200 a 4,80±0,250 ab
3 4.500 1,90±0,233 a 2,30±0,153 a 4,70±0,448 ab
9 4.500 2,00±0,211 a 2,40±0,267 a 4,40±0,452 ab
R: Lượng thức ăn Artemia được tính theo công thức Log(RFL) = 0,377+0,176A.
*: Các chữ cái khác nhau theo cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Khả năng bắt mồi của cá không phụ thuộc 
vào mật độ cá và lượng thức ăn cung cấp 
(P=0,99) không có ý nghĩa thống kê (Bảng 
3). Không tìm thấy sự khác biệt về số lượng 
Artemia cá ăn được theo ngày tuổi thứ 2, thứ 
4, thứ 6 (khảo sát trên kính hiển vi sau khi cho 
cá ăn 30 phút cho ăn).
45TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.3. Kết quả tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau tại các mật độ và lượng thức ăn khác nhau.
Bảng 4. Trung bình tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau tại các mật độ và lượng thức ăn khác nhau.
Thức ăn (RFL) Mật độ (con/m3) Tỷ lệ ăn thịt trung bình ± SE*(con)
1 1.500 63,77±1,092bc
3 1.500 59,10± 0,466cd
9 1.500 46,87±2,119 d
1 3.000 71,06± 2,416abc
3 3.000 69,32± 7,014abc
9 3.000 67,86± 1,739abc
1 4.500 80,90±3,803a
3 4.500 77,17± 1,784ab
9 4.500 69,11± 2,306abc
R: Lượng thức ăn Artemia được tính theo công thức Log(RFL) = 0,377+0,176A.
*: Các chữ cái khác nhau theo cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau của cá không có 
sự sai khác giữa các mật độ và lượng thức ăn 
khác nhau nhưng ảnh hưởng có ý nghĩa thống 
kê đến mật độ và lượng thức ăn (P<0,001) 
(Bảng 4). Tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau cao nhất ở 
mật độ 4.500con, lượng thức ăn Artemia 1 R 
(80,90±3,803), tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau của cá 
thấp nhất ở mật độ 1.500 con. 
IV. THẢO LUẬN
Lượng thức ăn Artemia và mật độ cá có 
ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá tra ương từ 
cá bột lên cá hương trên bể composite. Thí ng-
hiệm ương cá tra trên bể composite cho cá ăn 
Artemia, Moina đề tài chọn giống cá tra nhằm 
tăng tỷ lệ philê bằng chọn lọc gia đình (Nguyễn 
Văn Sáng và ctv., 2009) tỷ lệ sống đạt chưa cao 
(15,7-23,2%). Khi so sánh ta thấy kết quả thí 
nghiệm có tỷ lệ sống cao hơn ngoại trừ ở mật độ 
4.500 con và lượng thức ăn 1R. Thức ăn đầu vào 
có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá tra ương, 
mật độ cá không ảnh hưởng, ương cá tra sau 8 
ngày với mật độ 10con/lít và lượng thức ăn Ar-
temia 9R, tỷ lệ sống đạt cao (60,6%), tỷ lệ sống 
thấp nhất (20%) tại mật độ 30con/lít và lượng 
thức ăn Artemia 1R (Slembrouck và ctv., 2009). 
Tỷ lệ sống cá bị ảnh hưởng loại thức ăn, mật độ 
thức ăn (Ruzicka và Gallager, 2006, trích bởi 
Slembrouck và ctv., 2009).
Tuy nhiên ngoài yếu tố tỷ lệ sống, tốc độ 
tăng trưởng cũng có ý nghĩa quan trọng trong 
ương nuôi cá tra trên bể composite phục vụ 
trong chương trình chọn giống. Do đó để lựa 
chọn mật độ và lượng thức ăn thích hợp cho 
quá trình ương nuôi cần phải căn cứ vào chỉ tiêu 
tăng trưởng là chiều dài và trọng lượng cá.
Mật độ cá ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê 
đến tăng trưởng về chiều dài. Ngược lại với 
kết quả thí nghiệm ương cá tra sau 8 ngày của 
(Slembrouck và ctv., 2009) cho thấy mật độ cá 
không ảnh hưởng đến tăng trưởng về chiều dài 
của cá (P= 0,96) nhưng lượng thức ăn đầu vào 
ảnh hưởng có ý nghĩa (P<0,001) đến chiều dài 
của cá.
Giai đoạn đầu cá hương mới 20 ngày tuổi 
sự phát triển về trọng lượng không lớn. Theo 
(Slembrouck và ctv., 2009), thí nghiệm cho 
thấy có sự ảnh hưởng của lượng thức ăn đến sự 
phát triển cá ương do cá còn nhỏ miệng rộng, 
di chuyển chậm xác xuất gặp và bắt mồi tỷ lệ 
thuận với mật độ con mồi lúc này khả năng bắt 
mồi của cá là thụ động, vì vậy cần cung cấp 
đầy đủ thức ăn cho cá trong giai đoạn đầu để cá 
46 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
tăng trưởng tốt, chưa thấy sự thể hiện số liệu về 
trọng lượng.
Tỷ lệ sống có sai khác giữa các mật độ cá và 
lượng thức ăn Artemia, trọng lượng và chiều dài 
sai khác không đáng kể. Chiều dài đạt cao nhất 
ở mât độ 1.500 con, lượng thức ăn Artemia 3R 
(1,60 cm ±0,013), với mật độ và lượng thức ăn 
này tỷ lệ sống đạt tương đối cao (26,33±2,340). 
Tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau tương đối thấp (59,10± 
0,466). Vậy để đạt hiệu quả cao khi ương cá tra 
bột lên hương trên bể composite phục vụ cho 
chọn giống ta có thể lựa chọn ương với mật độ 
1.500 con, với lượng thức ăn Artemia 3R đến 
9R, khi ương sản xuất đại trà để giảm bớt chi 
phí thức ăn có thể ương với lượng thức ăn 3R. 
Trong chọn giống có thể ương với lượng thức 
ăn 9R để đạt tỷ lệ sống cao hơn sẽ giảm bớt số 
bể ương, tiết kiệm được thời gian.
Số lượng Artemia tăng từ ngày thứ 2 đến 
ngày thứ 6, ở ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 cá còn 
nhỏ chưa ăn nhiều, khả năng bắt mồi thụ động 
vì vậy cần bổ sung đủ lượng thức ăn cho cá thì 
cá mới tăng trưởng tốt. Ngày thứ 6 cá bắt mồi 
chủ động hơn, lượng thức ăn cũng tăng theo. Ở 
mật độ 1.500 con số Artemia từ ngày thứ 2 đến 
ngày thứ 6 có tăng từ 1R đến 9R có thể thấy khi 
tăng lượng thức ăn thì khả năng bắt mồi của cá 
cũng tăng. Kết quả ngược lại với thí nghiệm 
của (Slembrouck và ctv., 2009, lượng thức ăn 
trong đường ruột của cá có ảnh hưởng bởi lượng 
thức ăn đầu vào ( P<0,001) và không có ý nghĩa 
phụ thuộc vào mật độ cá.
Tỷ lệ cá ăn thịt lẫn nhau có xu hướng giảm 
khi tăng lượng thức ăn từ 1R đến 9R tại các 
mật độ 1.500, 3.000 và 4.500 con. Vậy khi tăng 
lượng thức ăn cá bắt mồi đủ lượng thức ăn làm 
giảm sự ăn thịt lẫn nhau của cá.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Với kỹ thuật ương cá tra trên bể composite 
từ cá bột lên hương cho ăn bằng thức ăn Artemia 
có bổ sung thêm Moina, thức ăn công nghiệp 
bột và mảnh, thì mật độ cá ương và lượng thức 
ăn Artemia cung cấp đều ảnh đến tỷ lệ sống 
của cá có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ sống đạt cao 
nhất ở mật độ 1.500 con/m3 và lượng thức ăn 
Artemia 9R (38,5%). Với mật độ không quá 
lớn (1.500 con/m3) thức ăn cung cấp đầy đủ 
(3R-9R), tỷ lệ sống của cá ương đạt tương đối 
cao. Do đó có thể áp dụng quy trình ương ở 
mật độ và lượng thức ăn này trong chương 
trình chọn giống cá tra. 
Mật độ cá ương ảnh hưởng có ý nghĩa thống 
kê đến tăng trưởng về chiều dài (P<0,001). 
Lượng thức ăn Artemia không ảnh hưởng đến 
sự tăng trưởng về chiều dài của cá (P=0,11), 
trong khi đó chúng có ảnh hưởng có ý nghĩa 
thống kê lên tốc độ tăng trưởng về trọng lượng 
(P=0,003). 
Lượng thức ăn Artemia trong đường ruột cá 
tăng theo ngày tuổi cá từ ngày thứ 2 đến ngày 
thứ 6. Ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 khi cá còn nhỏ, 
khả năng bắt mồi thụ động, bơi lội kém chưa 
chủ động tìm kiếm nên thức ăn trong đường 
ruột thấp. Khi cá bơi lội và bắt mồi chủ động 
hơn vào ngày thứ 6 thì lượng thức ăn trong ruột 
cá cũng tăng. Do đó, cần chú ý cho ăn thức ăn 
Artemia đầy đủ vào các ngày thứ 2-4. 
5.2. Đề xuất
Ương cá tra bằng thức ăn Artemia tỷ lệ sống 
đạt tương đối cao, tuy nhiên chi phí mua thức ăn 
tương đối lớn, áp dụng cho chương trình chọn 
giống là chủ yếu.
Cần có thí nghiệm nghiên cứu thêm lượng 
thức ăn Moina và thức ăn mảnh/viên có ảnh 
hưởng đến sự tăng trưởng về chiều dài. 
Nghiên cứu thêm thí nghiệm ương cá tra 
bột lên hương cho cá ăn thức ăn Artemia với 
lượng lớn hơn 9R có thể giảm tỷ lệ ăn thịt lẫn 
nhau và tỷ lệ sống cao hơn.
47TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Hảo, Trần Đình Trọng, 
Nguyễn Công Dân, Quyền Đình Thi, Nguyễn Thị 
Diệu Thúy, Đinh Hùng, Phạm Đình Khôi, Bùi Thị 
Liên Hà, Nguyễn Điền, Nguyễn Quyết Tâm, Ngô 
Hồng Ngân, 2009. Báo cáo tổng kết đề tài ’’Chọn 
giống cá tra nhằm tăng tỷ lệ phi lê bằng chọn lọc 
gia đình’’, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông 
Thôn, tr. 15-22.
Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Đình 
Khôi, Lê Hồng Phước, Nguyễn Điền, Nguyễn 
Quyết Tâm, Ngô Hồng Ngân, Nguyễn Thị Đang, 
Nguyễn Thế Vương, Trịnh Quốc Trọng, 2010. 
Báo cáo khoa học tổng kết năm đề tài “Đánh 
giá hiệu quả chọn giống cá tra (Pangasianodon 
hypophthalmus) về tăng trưởng và tỷ lệ phi lê’’, 
34 trang.
Nguyễn Văn Sáng, Phạm Văn Khánh, Phạm Đình 
Khôi, Phan Thanh Lâm, Nguyễn Quyết Tâm, 
Đặng Minh Phương, Nguyễn Thị Đang, Trần Anh 
Dũng, Nguyễn Văn Ngô, 2011. Báo cáo tổng kết 
đề tài ’’Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và xây 
dựng các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất 
lượng giống cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long’’, 
tr. 25-30.
Tài liệu tiếng Anh
Hung, L.T., Tuan, N.A., Cacot, P., Lazard, J., 2002. 
Larval rearing of the Asian Catfish, Pansasius 
bocourti (Siluroidei, Pangasiidae) alternative 
feeds and weaning time. Aquaculture 23, 115-127.
Slembrouck, J., Baras, E., Subagja, J., Hung, L.T., 
Legendre, 2009. Survival, growth and food 
conversion of cultured larvae of Pangasianodon 
hypophthalmus, depending on feeding level, prey 
density and fish density. Aquaculture 8, 52-59.
Slembrouck, J., Baras, E.C., Cochet, D., Caruso, M., 
Legendre, 2010. Morphological factors behind 
the early mortality of culture larvae of the 
Asian catfish, Pangasianodon hypophthalmus. 
Aquaculture 9, 211-219.
48 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
EFFECT OF FISH DENSITY AND ARTEMIA FEEDING LEVEL ON 
SURVIVAL RATE OF STRIPED CATFISH (Pangasianodon hypophthalmus) 
NURSING FROM FRY TO FINGERLING IN FIBERGLASS TANK
Nguyen Van Sang1, Nguyen Thi Dang2
ABSTRACT
This study focusses on effects of density and Artemia feeding level on improving growth and sur-
vival of 20-day fingerling nursed from one-day fry post hatching in fiberglass tank. Fry was assigned 
in 1-m3 fiberglass tank. Three treatments of density 1,500 fish/m3; 3,000 fish/m3; 4,500 fish/m3 and 
three Artemia feeding level were conducted. Each density and Artemia feeding level treatment was 
repeated 3 times. Experimental period was 20 days. Artemia number in fish intestine from 1st to 6th 
day, daily dead fish, fish survival, length and weight at the and experiments were recorded. The dif-
ference in survival rate and growth rate were evaluated by ANOVA analysis in Minitab. Fish density 
and Artemia feeding level influenced significantly to fish survival (P<0.05). The Artemia feeding 
level did not influence significantly to growth in length (P=0.11) but significantly to growth in 
weight (P=0.003). Fish density influenced significantly to growth in weight (P<0.001). The number 
of Artemia in fish intestine was not influenced by fish density and Artemia feeding level (P=0.99). 
Cannibalism rate decreased when increasing Artemia feeding level at all densities.
Keywords: striped catfish fingerling, fish density, feeding level, growth rate, survival, 
cannibalism rate. 
Người phản biện: TS. Phạm Cử Thiện
Ngày nhận bài: 10/02/2014
Ngày thông qua phản biện: 28/02/2014
Ngày duyệt đăng: 30/3/2014
1 Research Insitute for Aquaculture No.2 
 Email: nguyenvansang1973@yahoo.com 
2 National Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture, Research Insitute for Aquaculture No.2

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_mat_do_ca_va_luong_thuc_an_artemia_len_ty_le_s.pdf