Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm

TÓM TẮT

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng của quần thể vi tảo Nannochloropsis oculata và Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống

hải sản Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. Mật độ ban đầu có ảnh hưởng đến sinh

trưởng của quần thể N. oculata ở tốc độ tăng trưởng và thời gian đạt cực đại. Khả năng đạt cực đại

của quần thể có mật độ ban đầu 20 và 30 triệu tb.ml-1 không khác biệt nhau, đạt 310 triệu tb.ml-1 sau

15 ngày (thí nghiệm I. 1) hay đạt 305 triệu tb.ml-1 sau 13 ngày (thí nghiệm I.2). Trong khi đó quần

thể 5 triệu tb.ml-1 đạt cùng mật độ cực đại, nhưng chậm hơn 3 ngày. Tương tự, mật độ ban đầu cũng

ảnh hưởng đến tăng trưởng của quần thể I. galbana ở tốc độ tăng trưởng và mật độ cực đại. Quần

thể với mật độ ban đầu 0,5, 1 và 2 triệu tb.ml-1 cho mật độ cực đại theo thứ tự là 26, 28 hay 31 triệu

tb.ml-1 (thí nghiệm II.1) hay 21, 27 và 34 triệu tb.ml-1 (thí nghiệm II.2). Mật độ cực đại của quần thể

2 triệu tb.ml-1 cao khác biệt so với hai quần thể còn lại. Tốc độ tăng trưởng trung bình của cả hai loài

đều theo xu hướng chung quần thể có mật độ ban đầu càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng thấp. Cụ

thể, đối với N. oculata, 0,22 hay 0,26.ngày-1; 0,17 hay 0,21.ngày-1 và 0,15 hay 0,18.ngày-1 ở quần

thể có mật độ ban đầu lần lượt là 5; 20 và 30 triệu tb.ml-1; trong thí nghiệm I.1 hay I.2. Đối với I.

galbana, 0,40 hay 0,38.ngày-1; 0,33.ngày-1 và 0,28.ngày-1 ở quần thể có mật độ ban đầu lần lượt là

0,5; 1 và 2 triệu tb.ml-1; trong thí nghiệm II.1 hay II.2. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ ban đầu

20 triệu tb.ml-1 đối với N. oculata và 2 triệu tb.ml-1 đối với I. galbana là phù hợp nhất cho việc nuôi

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 10100
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm

Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm
 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Thí nghiệm I.2 một lần nữa khẳng định các 
kết quả ở thí nghiệm I.1 là chính xác. Không có 
sự khác biệt về mật độ cực đại, chỉ có sự khác 
biệt về thời gian đạt cực đại. Cụ thể là cả ba 
quần thể tảo đều có thể đạt cùng mật độ cực đại 
là 305 triệu tb.ml-1, tuy nhiên hai quần thể ở mật 
độ ban đầu 20 và 30 triệu tb.ml-1 đạt cực đại ở 
ngày nuôi thứ 13, trong khi đó quần thể 5 triệu 
tb.ml-1 đạt ở ngày nuôi thứ 16. 
Tốc độ tăng trưởng của quần thể 5 triệu 
tb.ml-1 đạt 0,87.ngày-1 ở ngày 3, nhưng giảm 
xuống 0,31.ngày-1 ở ngày 6 và giảm dần xuống 
chỉ còn 0,04.ngày-1 cho đến ngày 15. Ở hai quần 
thể 20 và 30 triệu tb.ml-1 cũng có xu hướng 
tương tự, đạt theo thứ tự 0,54 và 0,53.ngày-1 ở 
ngày 3, giảm xuống 0,19 và 0,10.ngày-1 ở ngày 
6 và chỉ còn 0,03 và 0,02.ngày-1 ở ngày 15 (đồ 
thị I.2 phải). Tốc độ tăng trưởng trung bình theo 
xu hướng quần thể có mật độ ban đầu càng cao 
thì tốc độ tăng trưởng càng thấp, cụ thể 0,26.
ngày-1; 0,21.ngày-1 và 0,18.ngày-1 ở quần thể 
có mật độ ban đầu lần lượt là 5; 20 và 30 triệu 
tb.ml-1 (p<0,05). 
Kết quả của hai lần lập lại đều cho thấy mật 
độ ban đầu có ảnh hưởng đến tăng trưởng của 
quần thể N. oculata nuôi trong hệ thống tấm 
ở tốc độ tăng trưởng và thời gian đạt cực đại. 
So sánh giữa ba quần thể có mật độ ban đầu đã 
nghiên cứu 5, 20 và 30 triệu tb.ml-1, tăng trưởng 
của hai quần thể có mật độ ban đầu 20 và 30 
triệu tb.ml-1 không khác biệt nhau, đạt cực đại 
310 triệu tb.ml-1 sau 15 ngày (thí nghiệm I. 1) 
hay 305 triệu tb.ml-1 sau 13 ngày (thí nghiệm 
I.2). Quần thể 5 triệu tb.ml-1 đạt cùng mật độ 
cực đại, nhưng sau 18 ngày (thí nghiệm I.1) hay 
16 ngày (thí nghiệm I.2). 
3.2. Vi tảo Isochrysis galbana
Trong cả hai lần thực hiện thí nghiệm, sự 
gia tăng mật độ và tốc độ tăng trưởng của I. 
galbana bắt đầu giảm đáng kể sau ngày 6 ở cả 
ba quần thể và bắt đầu đi vào pha ổn định sau 
ngày 10. 
Ở lần thực hiện thứ 1, không có sự khác biệt 
(p>0,05) giữa hai quần thể có mật độ ban đầu 1 
và 2 triệu tb.ml-1, đạt 15 và 16 triệu tb.ml-1, cả 
hai cùng cao hơn khác biệt với quần thể 0,5 triệu 
tb.ml-1, chỉ đạt 11 triệu tb.ml-1, vào ngày nuôi 
thứ 4. Từ sau ngày nuôi thứ 4, cụ thể ngày 6, 8 
và 10, mật độ tảo của quần thể có mật độ ban 
đầu 2 triệu tb.ml-1 (22, 27 và 31 triệu tb.ml-1) 
luôn cao hơn quần thể có mật độ ban đầu 1 (20, 
23 và 28 triệu tb.ml-1) và 0,5 triệu tb.ml-1 (18, 22 
và 26 triệu tb.ml-1), tuy nhiên sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p<0,05) chỉ tìm thấy giữa hai 
quần thể 2 và 0,5 triệu tb.ml-1. 
Đồ thị II.1. Sinh trưởng của I. galbana ở 3 mật độ ban đầu 0.5, 1 và 2 triệu tế bào.ml-1, biểu thị bằng 
mật độ (trái) và tốc độ tăng trưởng (phải), lần lập lại thứ 1.
44 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Tốc độ tăng trưởng của quần thể 0,5 triệu 
tb.ml-1 đạt 1,03.ngày-1 ở ngày 2, nhưng giảm 
xuống 0,55.ngày-1 ở ngày 4 và giảm dần xuống 
chỉ còn 0,07.ngày-1 cho đến ngày 10. Ở hai quần 
thể 1 và 2 triệu tb.ml-1 cũng có xu hướng tương 
tự, đạt theo thứ tự 0,98 và 0,69.ngày-1 ở ngày 2, 
giảm xuống 0,39 và 0,38.ngày-1 ở ngày 4 và chỉ 
còn 0,09 và 0,07.ngày-1 ở ngày 10 (đồ thị II.1 
phải). Tốc độ tăng trưởng trung bình theo xu 
hướng quần thể có mật độ ban đầu càng cao thì 
tốc độ tăng trưởng càng thấp, cụ thể 0,40.ngày-
1; 0,33.ngày-1 và 0,28.ngày-1 ở quần thể có mật 
độ ban đầu lần lượt là 0,5; 1 và 2 triệu tb.ml-1 
(p<0,05). 
Ở lần lặp lại thứ 2 (đồ thị II.2), quần thể có 
mật độ ban đầu 0,5 triệu tb.ml-1 không những có 
mật độ luôn luôn thấp hơn hai quần thể còn lại 
như lần thực hiện thứ 1, mà còn sớm đi vào pha 
dừng kể từ sau ngày 8, đạt mật độ cực đại chỉ 
20 triệu tb.ml-1 vào ngày 10. Quần thể có mật độ 
ban đầu 2 triệu tb.ml-1 luôn đạt mật độ cao hơn 
quần thể 1 triệu tb.ml-1, cụ thể vào các ngày 6, 
8, 10 mật độ của quần thể có mật độ ban đầu 2 
triệu tb.ml-1 là 20, 28 và 34 triệu tb.ml-1 cao hơn 
quần thể có mật độ ban đầu 1 triệu tb.ml-1 là 15, 
22 và 27 triệu tb.ml-1.
 Đồ thị II.2. Sinh trưởng của I. galbana ở 3 mật độ ban đầu 0,5; 1 và 2 triệu tế bào.ml-1, biểu thị bằng 
mật độ (trái) và tốc độ tăng trưởng (phải), lần lập lại thứ 2.
Tốc độ tăng trưởng của quần thể 0,5 triệu 
tb.ml-1 đạt 0,96.ngày-1 ở ngày 2, nhưng giảm 
xuống 0,51.ngày-1 ở ngày 4 và giảm dần xuống 
chỉ còn 0,09.ngày-1 cho đến ngày 10. Ở hai quần 
thể 1 và 2 triệu tb.ml-1 cũng có xu hướng tương 
tự, đạt theo thứ tự 0,85 và 0,59.ngày-1 ở ngày 2, 
cùng giảm xuống 0,36.ngày-1 ở ngày 4 và chỉ 
còn 0,11 và 0,10.ngày-1 ở ngày 10 (đồ thị II.2 
phải). Cũng giống như lần thực hiện thứ 1 đối 
với I. galbana, tốc độ tăng trưởng trung bình 
theo xu hướng quần thể có mật độ ban đầu càng 
cao thì tốc độ tăng trưởng càng thấp, cụ thể 
0,38.ngày-1; 0,33.ngày-1 và 0,28.ngày-1 ở quần 
thể có mật độ ban đầu lần lượt là 0,5; 1 và 2 
triệu tb.ml-1 (p<0,05). 
Kết quả của hai lần lập lại đều cho thấy 
mật độ ban đầu có ảnh hưởng đến tăng trưởng 
của quần thể tảo I. galbana nuôi trong hệ thống 
tấm ở tốc độ tăng trưởng và mật độ cực đại. 
Quần thể với mật độ ban đầu 0,5 triệu tb.ml-1 
không có khả năng đạt cực đại cao, chỉ đạt 
21 (thí nghiệm II.1) hay 26 triệu tb.ml-1 (thí 
nghiệm II.2). Quần thể với mật độ ban đầu 1 
triệu tb.ml-1 cho mật độ cực đại 28 triệu tb.ml-1 
45TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
(thí nghiệm II.1) hay 27 triệu tb.ml-1 (thí nghiệm 
II.2) sau 10 ngày nuôi. Trong khi đó quần thể 
với mật độ ban đầu 2 triệu tb.ml-1, đạt mật độ 
cực đại 31 triệu tb.ml-1 (thí nghiệm II.1) hay 34 
triệu tb.ml-1 (thí nghiệm II.2) sau 10 ngày nuôi. 
Quần thể 2 triệu tb.ml-1 đạt cực đại cao hơn quần 
thể 1 triệu tb.ml-1, khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05) chỉ tìm thấy ở thí nghiệm II.2.
 Trong tất cả thí nghiệm trên N. oculata 
và I. galbana, không có sự khác biệt về pH và 
DO giữa tất cả các nghiệm thức. pH ở các ngày 
nuôi đầu dao động trong khoảng 8,0-8,2 và tăng 
dần đến các ngày nuôi cuối dao động trong 
khoảng 8,8-9,0. Sự tăng nhẹ pH vào cuối chu 
kỳ nuôi cũng nằm trong giá trị pH cho nuôi sinh 
khối tảo theo Coutteau (1996) là 7-9. Không có 
sự thay đổi về DO trong suốt chu kỳ nuôi, giá 
trị dao động trong khoảng 6-7mg.l-1, nhiệt độ ổn 
định trong khoảng 28±0.5ºC.
IV. THẢO LUẬN
Trong tất cả các thí nghiệm, đường cong 
tăng trưởng biểu thị mật độ của cả hai loài vi 
tảo đều biểu diễn ở cùng dạng: pha bắt đầu (lag 
phase) gần như không thể hiện rõ, chủ yếu là 
pha tăng theo hàm số mũ (exponential phase) 
kéo dài sau một khoảng thời gian nhất định, 
khi quần thể đạt mật độ cực đại, pha tàn diễn ra 
nhanh chóng sau đó. Tốc độ tăng trưởng giảm 
dần theo thời gian nuôi, càng gần đạt cực đại, 
tốc độ tăng trưởng càng chậm lại.
Loài N. oculata nuôi trong hệ thống tấm 
đều có thể đạt mật độ cực đại ở 305-310 triệu 
tb.ml-1 không tùy thuộc vào mật độ ban đầu 5, 
20 hay 30 triệu tb.ml-1, chỉ khác nhau ở thời gian 
đạt cực đại. Bùi Bá Trung và ctv. (2009) là tác 
giả trong nước đầu tiên ứng dụng nguyên lý của 
hệ thống nuôi kín quang phản ứng sinh học để 
thiết kế hệ thống ống dẫn, nuôi ngoài trời, đã thí 
nghiệm về các mật độ ban đầu khác nhau ảnh 
hưởng lên sinh khối của quần thể N. oculata. 
Trong số 4 mật độ ban đầu 4, 6, 8 và 10 triệu 
tb.ml-1 đã khảo sát, chỉ có mật độ ban đầu 8 và 
10 triệu tb.ml-1 có khả năng đạt cực đại ở 61,07 
và 62,37 triệu tb.ml-1 sau 7 và 6 ngày nuôi, theo 
thứ tự. Ở Israel, Gitelson và ctv. (2000) nuôi N. 
oculata trong hệ thống tấm (cao 70 cm x dài 90 
cm x rộng 20 cm) ngoài trời, mật độ tảo giống 
ban đầu phù hợp nhất là 10% thể tích. Fabregas 
và ctv. (2002) nuôi N. gaditana trong hệ thống 
bảng (vertical flat panel photobioreactor) từ mật 
độ ban đầu 8 triệu tb.ml-1 đạt 290 triệu tb.ml-1 
sau 15 ngày. Hệ thống tấm đạt mật độ cao nhất 
là của tác giả Zou và ctv. (2000), với đường 
dẫn ánh sáng rất hẹp 1-2cm, cường độ ánh sáng 
cao 1000-3000µmol photonsm-2.giây-1, dùng để 
nuôi N. oculata ly trích EPA, đạt 12.000-14.000 
triệu tb.ml-1.
Riêng đối với loài I. galbana nuôi trong hệ 
thống tấm, hai mật độ ban đầu 0,5 và 1 triệu 
tb.ml-1 khả năng đạt cực đại thấp hơn mật độ ban 
đầu 2 triệu tb.ml-1. Nếu so sánh với Bougaran và 
ctv. (2003), loài I. galbana với mật độ ban đầu 
0,5 triệu tb.ml-1 sau 6-8 ngày nuôi đạt 9 triệu 
tb.ml-1; trong nghiên cứu này từ mật độ ban đầu 
0,5 triệu tb.ml-1, sau 10 ngày nuôi đạt 21-26 
triệu tb.ml-1, là cao hơn.
V. KẾT LUẬN
1. Mật độ ban đầu có ảnh hưởng đến tăng 
trưởng của quần thể N. oculata nuôi trong hệ 
thống tấm ở tốc độ tăng trưởng và thời gian đạt 
cực đại. So sánh giữa ba quần thể có mật độ ban 
đầu đã nghiên cứu 5, 20 và 30 triệu tb.ml-1, tăng 
trưởng của hai quần thể có mật độ ban đầu 20 
và 30 triệu tb.ml-1 không khác biệt nhau, đạt cực 
đại 310 triệu tb.ml-1 sau 15 ngày (thí nghiệm I. 
1) hay 305 triệu tb.ml-1 sau 13 ngày (thí nghiệm 
46 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
I.2). Quần thể 5 triệu tb.ml-1 đạt cùng mật độ 
cực đại, nhưng sau 18 (thí nghiệm I.1) hay 16 
ngày (thí nghiệm I.2). 
2. Mật độ ban đầu có ảnh hưởng đến tăng 
trưởng của quần thể I. galbana nuôi trong hệ 
thống tấm ở tốc độ tăng trưởng và mật độ cực 
đại. Quần thể với mật độ ban đầu 0,5 triệu 
tb.ml-1 không có khả năng đạt cực đại cao, chỉ 
đạt 21 (thí nghiệm II.1) hay 26 triệu tb.ml-1 (thí 
nghiệm II.2). Quần thể với mật độ ban đầu 1 
triệu tb.ml-1 cho mật độ cực đại 28 triệu tb.ml-1 
(thí nghiệm II.1) hay 27 triệu tb.ml-1 (thí nghiệm 
II.2) sau 10 ngày nuôi. Trong khi đó quần thể 
với mật độ ban đầu 2 triệu tb.ml-1, đạt mật độ 
cực đại 31 triệu tb.ml-1 (thí nghiệm II.1) hay 34 
triệu tb.ml-1 (thí nghiệm II.2) sau 10 ngày nuôi. 
Quần thể 2 triệu tb.ml-1 đạt cực đại cao hơn quần 
thể 1 triệu tb.ml-1. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p<0,05) chỉ tìm thấy 1 trong 2 
lần lập lại.
3. Tốc độ tăng trưởng trung bình của cả hai 
loài đều theo xu hướng chung quần thể có mật 
độ ban đầu càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng 
thấp. Cụ thể, đối với N. oculata, 0,22 hay 0,26.
ngày-1; 0,17 hay 0,21.ngày-1 và 0,15 hay 0,18.
ngày-1 ở quần thể có mật độ ban đầu lần lượt là 
5; 20 và 30 triệu tb.ml-1; trong thí nghiệm I.1 
hay I.2. Đối với I. galbana, 0,40 hay 0,38.ngày-
1; 0,33.ngày-1 và 0,28.ngày-1 ở quần thể có mật 
độ ban đầu lần lượt là 0,5; 1 và 2 triệu tb.ml-1; 
trong thí nghiệm II.1 hay II.2.
4. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 mật 
độ đã nghiên cứu, đối với loài N. oculata mật độ 
20 triệu tb.ml-1, đối với loài I. galbana mật độ 2 
triệu tb.ml-1 là phù hợp nhất cho việc nuôi sinh 
khối từng loài vi tảo trong hệ thống tấm.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu được thực hiện từ kinh phí đề 
tài “Nghiên cứu công nghệ nuôi, thu sinh khối vi 
tảo I. galbana, N. oculata phục vụ sản xuất giống 
hải sản”, thuộc chương trình Công nghệ sinh học 
Nông nghiệp, Thủy sản. Tác giả chân thành cảm 
ơn các bạn cộng tác viên của đề tài, Viện Nghiên 
cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 đã tạo mọi điều kiện 
thuận lợi cho nghiên cứu thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Thị Lam Hồng, 1999. Nghiên cứu ảnh hưởng của 
độ mặn, ánh sáng và tỷ lệ thu hoạch lên một số đặc 
điểm sinh học và thành phần sinh hoá của hai loài 
vi tảo Nanochloropsis oculata (Droop) Hibber, 
1881 và Chaetoceros muelleri Lemmerman, 1898 
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn thạc 
sĩ. Đại học Thuỷ sản.
Bùi Bá Trung, Hoàng Thị Bích Mai, Nguyễn Hữu Dũng, 
Cái Ngọc Bảo Anh, 2009. Ảnh hưởng của mật độ 
ban đầu và tỷ lệ thu hoạch lên sinh trưởng vi tảo 
Nannochloropsis oculata nuôi trong hệ thống ống 
dẫn trong suốt nước chảy liên tục. Tạp chí Khoa 
học-Công nghệ Thủy sản, số 1/2009, 37 - 44. 
Abu-Rezq, T.S., Al-Musallam, L., Al-Shimmari, J., 
Dias, P., 1999. Optimum production conditions for 
different high-quality marine algae. Hydrobiologia 
403, 97-107.
Bougaran, G., Déan, L.L., Lukomska, E., Kaas, 
R., Baron, R., 2003. Transient initial phase in 
continuous culture of Isochrysis galbana affinis 
Tahiti. Aquatic Living Resources 16, 389-394.
Brown, M.R., Jeffrey, S.W., Volkman, J.K., Dunstan, 
G.A., 1997. Nutritional properties of microalgae 
for mariculture. Aquaculture 151, 315-331.
Coutteau, P.,1996. In Lavens, P and Sorgeloos, P., 
1996. Manual on the production and use of live 
food for aquaculture. Published by the Food and 
Agriculture Organization of the United Nations.
Dominic, A.N., 1997. Nutritional Value of Marine 
Harpacticoid Copepods as Live Food for Marine 
47TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Fish Larvae. Dalhousie University Halifax, Nova 
Scotia, Canada.
Fabregas, J., Maseda, A., Dominguez, D., Ferreira, M., 
Otero, A., 2002. Changes in the cell composition of 
the marine microalga, Nannochloropsis gaditana, 
during a light:dark cycle. Biotechnology letters 
24, 1699-1703.
Guillard, R.R.L., Ryther, J.H., 1962. Studies on marine 
planktonic diatoms. Gran. Can. J. Microbiol. 8: 
229-239.
Gitelson, A.A., Grits, Y.A., Etzion, D., Ning, Z., 
Richmond, A., 2000. Optical properties of 
Nannochloropsis sp and their application to 
remote estimation of cell mass. Biotechnology 
and Bioengineering 69(5), 516-525. 
Hu, Q., Guterman, H., Richmond, A., 1996. A flat 
inclined modular photobioreactor of outdoor mass 
cultivation of photoautotrophs. Biotechnology 
and Bioengineering 51, 51-60.
Hu, Q., Zarmi, Y., Richmond, A., 1998. Combined 
effects of light intensity, light-path and culture 
density on output rate of Spirulina platensis 
(cyanobacteria). European Journal of Phycology 
33, 165-171.
Okauchi. M., 2004. An assessment of the beneficial 
roles of Nannochloropsis oculata in larval rearing 
of marine finfish. Bulletin Fisheries Research 
Agency 1, 83-90.
Reitan, K.I, Rainuzzu, J.R., Olsen, Y., 1997. The 
significance of lipids at early stages of marine 
fish: a review. Aquaculture 155, 103-115.
Volkman, J.K., Jeffrey, S.W., Nichols, P.D., Rogers, 
G.I., Garland, C.D., 1989. Fatty acid and lipid 
composition of 10 species of microalgae used 
in mariculture. Journal of Experimental Marine 
Biology and Ecology 128, 219-240.
Wikfors, G.H., Patterson, G.W., 1994. Differences in 
strains of Isochrysis of importance to Mariculture. 
Aquaculture 123, 127-135.
Zittelli, G.C., Rodolfi, L., Tredici, M.R., 2003. Mass 
cultivation of Nannochloropsis sp. in annular 
reactors. Journal of Applied Phycology 15, 107-
114.
Zou, N., Zhang, C.W., Cohen, Z., Richmond, A., 2000. 
Production of cell mass and eicosapentaenoic 
acid (EPA) in ultrahigh cell density cultures 
of Nannochloropsis sp. (Eustigmatophyceae). 
European Journal of Phycology 35, 127.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_mat_do_ban_dau_len_sinh_truong_vi_tao_nannochl.pdf