Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả ức chế Vibrio parahaemolyticus và phòng

bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của Cinnamaldehye trong điều kiện in vivo và in vitro. Ở môi trường

thạch, Cinnamaldehyde được bổ sung vào thạch Tryptic Soya Agar (TSA) với các nồng độ 40, 50,

60, 70, 80, 90, 100, 110, 120, 130, 140 và 150 ppm. Một lượng bằng nhau của V. parahaemolyticus

được cấy trải trên các đĩa thạch và ủ ở 30oC trong 24 giờ. Kết quả cho thấy ở nồng độ 150 ppm

Cinnamaldehyde ức chế hoàn toàn V. parahaemolyticus mọc trên đĩa thạch. Ở môi trường canh dinh

dưỡng, Cinnamaldehyde được sử dụng với các nồng độ 40, 50, 60, 70, 80 và 90 ppm. Nồng độ 40

ppm có thể ức chế V. parahaemolyticus sau 3 giờ tiếp xúc. Bổ sung 15ppm Cinnamaldehyde trong

nước nuôi gây chết 100% tôm thí nghiệm sau 3 giờ. Thí nghiệm gây nhiễm với sự có mặt Cinnamaldehyde chưa cho thấy hiệu quả rõ của chất này trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 18600
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng

Ảnh hưởng của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng
ÔI TRỒNG THỦY SẢN II
3.2. Ảnh hưởng của các nồng độ 
Cinnamaldehyde lên sự phát triển của V. 
parahaemolyticus trên môi trường thạch
Ở thí nghiệm trên môi trường lỏng kết quả 
cho thấy Cinnamaldehyde có thể ức chế vi khuẩn 
ở nồng độ thấp hơn so với môi trường thạch. Ở 
nồng độ từ 40-90 ppm Cinnamaldehye tại thời 
điểm 3 giờ sau khi cấy cho thấy số khuẩn lạc 
mọc rất ít so với đối chứng (Bảng 2). Tuy nhiên, 
ở thời điểm 6 giờ thì các nồng độ 30, 40, 50, 
60 ppm có mật độ V. parahaemolyticus không 
khác biệt lớn so với đối chứng. Có thể là do các 
nồng độ này chưa đủ mạnh để ức chế hoàn toàn 
vi khuẩn phát triển. Ở nồng độ 90 ppm mặc dù 
không ức chế hoàn toàn nhưng kết quả khá rõ 
ràng là Cinnamaldehyde làm ức chế sự phát 
triển của vi khuẩn. 
Bảng 2. Mật độ vi khuẩn (Log
10
 CFU/ml) ở các thời điểm thu mẫu khác nhau khi nuôi cấy 
trong môi trường lỏng có sự hiện diện của Cinnamaldehyde
Nồng độ 
Cinnamaldehyde
Giờ sau khi cấy vi khuẩn
3 6 9 12 15 18 21 24
20 ppm 5,22 8,22 8,36 8,43 8,46 8,46 8,27 7,95
ĐC 20 ppm 5,13 8,26 8,30 8,47 8,49 8,45 8,30 7,89
30 ppm 5,01 8,06 8,30 8,42 8,45 8,46 8,33 7,96
ĐC 30 ppm 5,27 7,93 8,24 8,46 8,49 8,48 8,30 7,80
40 ppm 3,58 7,28 7,55 8,33 8,44 8,42 8,30 7,84
ĐC 40 ppm 5,00 8,28 8,32 8,44 8,48 8,47 8,32 7,78
50 ppm 3,59 7,86 8,22 8,33 8,45 8,45 8,30 7,72
ĐC 50 ppm 4,95 8,27 8,35 8,44 8,44 8,44 8,32 7,72
60 ppm 3,48 7,08 7,42 8,16 8,47 8,45 8,26 7,64
ĐC 60 ppm 5,18 8,18 8,34 8,47 8,47 8,47 8,45 7,73
70 ppm 3,36 3,89 4,26 5,77 6,16 6,77 7,20 6,64
ĐC 70 ppm 5,48 8,11 8,16 8,44 8,47 8,48 8,44 7,87
80 ppm 3,19 3,80 3,90 3,67 3,64 4,11 5,07 5,36
ĐC 80 ppm 5,20 8,21 8,33 8,44 8,48 8,44 8,41 7,70
90 ppm 2,76 3,58 3,36 2,19 1,65 1,60 1,40 1,18
ĐC 90 ppm 5,20 8,17 8,35 8,42 8,47 8,44 8,37 7,59
3.3. Độc tính của Cinnamaldehyde đối 
với tôm nuôi
Kết quả khảo sát tính độc của 
Cinnamaldehyde trên tôm thẻ chân trắng cho 
thấy ở liều 15 và 20 ppm gây chết cấp tính tôm 
sau 1 giờ tiếp xúc. Liều 10 ppm mặc dù không 
chết cấp tính nhưng sau 48 giờ theo dõi cho thấy 
tỷ lệ chết cộng dồn đến 93%. Liều 7,5 ppm cho 
tỷ lệ chết 20% mặc dù không gây chết cấp tính. 
Như vậy kết quả khảo sát cho thấy ở liều 5 ppm 
70 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Đồ thị 2. Tỷ lệ chết cộng dồn của tôm thẻ chân trắng sau khi cho tiếp xúc 
với các nồng độ khác nhau của Cinnamaldehyde
3.4. Hiệu quả của Cinnamaldehyde 
trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
Kết quả thí nghiệm ở Đồ thị 3 cho thấy ở 
nghiệm thức không bổ sung Cinnamaldehyde + 
không gây nhiễm và nghiệm thức có bổ sung 5 
ppm Cinnamaldehyde + không gây nhiễm cho 
tỷ lệ chết rất thấp (khoảng 10%). Ở hai nghiệm 
thức này tôm chết chủ yếu là do lột xác và ĕn 
nhau. Điều này cho thấy tôm Cinnamaldehyde 
ở nồng độ 5 ppm không gây chết tôm nuôi. 
Tuy nhiên ở 2 nghiệm thức thí nghiệm có hoặc 
không có sự hiện diện của Cinnamaldehyde 
nhưng gây nhiễm với V. parahaemolyticus 
cho tỷ lệ chết khá cao (78,33% ở nghiệm 
thức không có Cinnamaldehyde và 68,33% 
ở nghiệm thức có Cinnamaldehyde). Mặc dù 
ở nghiệm thức có Cinnamaldehyde có tỷ lệ 
chết thấp hơn nhưng chưa thấy sự khác biệt 
có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05) về tỷ lệ 
tôm chết ở hai nghiệm thức này, nghĩa là chưa 
thấy được ảnh hưởng lớn của Cinnamaldehyde 
trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Kết 
quả tái phân lập vi khuẩn cho thấy ở các mẫu 
thu đều phân lập được V. parahaemolyticus và 
dương tính với phản ứng PCR theo quy trình 
của Han và ctv., (2015).
an toàn đối với tôm (Đồ thị 2). Dựa trên kết quả 
thí nghiệm này để làm cở sở chọn nồng độ thích 
hợp của Cinnamaldehyde cho việc bố trí thí 
nghiệm kiểm tra hiệu quả của Cinnamaldehyde 
trong việc phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
71TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Đồ thị 3. Hiệu quả của Cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính 
IV. THẢO LUẬN
Theo nghiên cứu của Gde và ctv., (2013) cho 
thấy Cinnamaldehyde làm tĕng tỷ lệ sống của 
ấu trùng tôm càng xanh khi gây nhiễm với tác 
nhân gây bệnh Vibrio harveyi. Cinnamaldehyde 
và thiophenone có thể mang lại hiệu quả tốt khi 
sử dụng liều 1 μM và 10 μM trong nước. Tuy 
nhiên khi tĕng nồng độ trên 10 μM không làm 
tĕng tỷ lệ sống mà trái lại gây chết ấu trùng tôm 
càng xanh. Điều này cho thấy Cinnamaldehyde 
chỉ có thể sử dụng ở liều nhất định nếu tĕng 
nồng độ sẽ trở nên độc đối với ấu trùng tôm 
càng xanh. Kết quả này cũng tương thích với 
kết quả thử nghiệm của chúng tôi tìm thấy ở 
nồng độ trên 7,5 ppm thì Cinnamaldehyde gây 
chết tôm, ở liều 20 ppm có thể gây chết cấp tính 
sau khi cho tôm tiếp xúc với Cinnamaldehyde. 
Cinnamaldehyde có thể bảo vệ Artemia đối với 
tác nhân gây bệnh Vibrio campbellii và cá bơn 
với tác nhân gây bệnh Aeromonas hydrophila 
và Aeromonas salmonicida (Natrah và ctv., 
2012). Các chất có khả nĕng làm phân hủy 
tín hiệu quorum sensing của vi khuẩn như 
Cinnamaldehyde, brominated furanones và 
brominated thiophenones có khả nĕng bảo vệ 
Artemia khỏi sự xâm nhiễm của Vibrio harveyi 
(Brackman và ctv., 2008; Defoirdt và ctv., 2007, 
2012)
Nghiên cứu của Chenia (2015) kiểm tra 
tính nhạy cảm của Cinnamaldehyde đối với 36 
chủng vi khuẩn Chryseobacterium và 7 chủng 
Myroides spp. Phân lập được từ cá hồi, cá rô phi 
và 19 chủng Flavobacterium với kết quả cho thấy 
Cinnamaldehyde nồng độ ≥250 μg/ml (77,8-
100%) và kết luận rằng chất này có tiềm nĕng 
để trị bệnh nhiễm khuẩn Chryseobacterium/
Myroides trên cá và có tính thân thiện với môi 
trường, giá cả cũng hợp lý và khi sử dụng không 
có hiện tượng đề kháng.
Nhóm tác giả Taguchi và ctv., (2013) đã làm 
thử nghiệm ảnh hưởng của Cinnamaldehyde lên 
sự phát triển của nấm men bằng cách bổ sung 
72 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
chất này vào môi trường nuôi cấy Candida 
albicans với các nồng độ khác nhau. Kết quả 
cho thấy ở nồng độ 10 μg/ml Cinnamaldehyde 
ức chế sự phát triển của sợi nấm nhưng không 
ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào nói 
chung. Ngoài ra ở nồng độ này cũng chưa thấy 
ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất, hình 
thái hoặc cấu trúc của tế bào. Ở nồng độ 40 μg/
ml Cinnamaldehyde thể hiện bản chất diệt nấm 
bằng việc làm biến đổi màng tế bào và các cấu 
trúc bên trong tế bào nấm men. Cinnamaldehyde 
và eugenol cũng được Suppakul và ctv., (2012) 
thử hoạt tính kháng khuẩn đối với 10 chủng vi 
khuẩn gây bệnh và làm hỏng thức ĕn và 3 chủng 
nấm men bằng phương pháp giếng khuếch tán 
trên thạch đục lỗ. Hai chất này được tẩm vào 
giấy để thử tính kháng khuẩn trên môi trường 
thạch gần giống như cách thử kháng sinh đồ. Ở 
nồng độ 50 µl/ml, Cinnamaldehyde và eugenol 
thể hiện tính kháng khuẩn đối với các chủng 
thí nghiệm. Với nồng độ ức chế tối thiểu 0,78-
50 µl/ml, Cinnamaldehyde và eugenol ức chế 
toàn bộ các chủng thử nghiệm. Trong số các 
chủng thử nghiệm thì Aeromonas hydrophila 
và Enterococcus faecalis nhạy cảm nhất đối 
với Cinnamaldehyde và eugenol.
Cinnamaldehyde, Sporan cùng với acid 
acetic được Yossa và ctv., (2012) thử tính 
kháng khuẩn đối với Escherichia coli O157:H7 
và Salmonella bằng cách cho vào môi trường 
lỏng Luria-Bertani có vi khuẩn (7 log cfu/
mL) và chứa Cinnamaldehyde hoặc Sporan 
(800 và 1.000 ppm) riêng lẻ hay phối hợp với 
200 ppm acetic acid và ử 37oC trong 6 giờ. 
Số tế bào sống sót được kiểm tra bằng phương 
pháp tráng đĩa. E. coli O157:H7 và Salmonella 
không được tìm thấy sau 1 giờ khi có sự hiện 
diện của 800 ppm Cinnamaldehyde.
Trong nghiên cứu này đối với môi 
trường lỏng thì Cinnamaldehyde thể hiện 
tính ức chế với nồng độ thấp hơn so với môi 
trường thạch. Có thể là do trong môi trường 
lỏng với điều kiện nuôi cấy lắc làm cho khả 
nĕng tiếp lúc của V. parahaemolyticus với 
Cinnamaldehyde nhiều hơn. Hơn nữa trong 
môi trường thạch V. parahaemolyticus chỉ tiếp 
xúc với Cinnamaldehyde trên bề mặt thạch 
nên hiệu quả ức chế của Cinnamaldehyde thấp 
hơn so với trong môi trường lỏng. Đối với thí 
nghiệm gây nhiễm khi có sự hiện diện của 
Cinnamaldehyde cho tỷ lệ chết thấp hơn nhưng 
chưa có sự khác biệt lớn so với đối chứng. Các 
thí nghiệm tối ưu các điều kiện khác cần được 
nghiên cứu thêm để đánh giá hiệu quả phòng 
bệnh của Cinnamaldehyde.
V. KẾT LUẬN
Cinnamaldehyde có khả nĕng ức chế sự 
phát triển của Vibrio parahaemolyticus trong 
môi trường thạch và môi trường lỏng. Ở môi 
trường thạch với nồng độ 150 ppm chất này 
ức chế hoàn toàn Vibrio parahaemolyticus mọc 
trên môi trường TSA. Đối với môi trường lỏng 
ở nồng độ từ 40 ppm cho thấy có khả nĕng 
ức chế Vibrio parahaemolyticus sau 3 giờ nuôi 
cấy. Bước đầu cho thấy Cinnamaldehyde gây 
chết tôm nuôi cỡ 1-2g với nồng độ từ 7,5 ppm 
trở lên và hiệu quả chưa cao trong phòng bệnh 
hoại tử gan tụy cấp tính.
73TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adams, T.B., 2004. The FEMA GRAS assessment of 
cinnamyl derivatives used as flavor ingredients. 
Food Chem. Toxicol. 42(2): 157-185
Brackman, G., Defoirdt, T., Miyamoto, C., Bossier, 
P., Calenbergh, S.V., Nelis, H., Coenye, T., 
2008. Cinnamaldehyde and cinnamaldehyde 
derivatives reduce virulence in Vibrio spp. by 
decreasing the DNA-binding activity of the 
quorum sensing response regulator luxR. BMC 
Microbiol 8 (149): 1–14.
Chenia, H.Y., 2015. Antimicrobial activity 
of cinnamaldehyde, vanillin and Kigelia 
africana fruit extracts against fish-associated 
Chryseobacterium and Myroides spp. Isolates. 
Afr J Tradit Complement Altern Med. 12(3): 
55-67
Defoirdt, T., Miyamoto, C.M., Wood, T.K., 
Meighen, E.A., Sorgeloos, P., Verstraete, 
W., Bossier, P., 2007. The natural furanone 
(5Z)-4 bromo-5-(bromomethylene)-3- butyl-
2(5H)-furanone disrupts quorum sensing-
regulated gene expression in Vibrio harveyi 
by decreasing the DNA-binding activity of the 
transcriptional regulator protein luxR. Environ 
Microbiol 9: 2486–2495.
Defoirdt, T., Benneche, T., Brackman, G., Coenye, 
T., Sorgeloos, P., Scheie, A.A., 2012. A quorum 
sensing-disrupting brominated thiophenone 
with a promising therapeutic potential to treat 
luminescent vibriosis. PLoS One 7 (7): 417-88.
Flegel, T.W., 2012. Historic emergence, impact 
and current status of shrimp pathogens in Asia. 
Journal of Invertebr Pathol 110: 166-173.
Gde, S.J.Pande, Scheie, A.A., Benneche, T., Wille, 
M., Sorgeloos, P., Bossier, P., Defoirdt, T., 
2013. Quorum sensing-disrupting compounds 
protect larvae of the giant freshwater prawn 
Macrobrachium rosenbergii from Vibrio harveyi 
infection. Aquaculture 406-407: 121-124.
Han, J., Tang, K., Tran, L.H., Lightner, D.V., 2015. 
Photorhabdus Insect-Related (Pir) Toxin-like 
Genes in a Plasmid of Vibrio Parahaemolyticus, 
the Causative Agent of Acute Hepatopancreatic 
Necrosis Disease (AHPND) of Shrimp. Dis 
Aquat Org 113(1): 33-40.
Lightner, D.V., Redman, R.M., Pantoja, C.R., 
Noble, B.L., Loc Tran, 2012. Early Mortality 
Syndrome. Global aquaculture advocate 
2/2012, p40
Loc, T., Nunan, L., Redman, R.M., Mohney, L.L., 
Pantoja, C.R., Fitzsimmons, K., Logambal, 
S.M., Venkatalakshmi, S., Michael, R.D., 
2013. Determination of the infectious nature 
of the agent of acute hepatopancreatic necrosis 
syndrome affecting penaeid shrimp. Dis Aquat 
Org 105: 45–55.
Natrah, F.M.I., Iftakharul, M.A., Pawar, S., 
Harzevili, A.S., Nevejan, N., Boon, N., 
Sorgeloos, P., Bossier, P., Defoirdt, T., 2012. 
The impact of quorum sensing on the virulence 
of Aeromonas hydrophila and Aeromonas 
salmonicida towards burbot (Lota lota L.) 
larvae. Vet Microbiol 159: 77–82
Panakorn, S., 2012. Opinion article: more on early 
mortality syndrome in shrimp. Aqua Culture 
Asia Pacific, 8 (1): 8-10.
Prachumwat, A.A., Thitamadee, S., Sriurairatana, 
S., Chuchird, N., Limsuwan, C. Jantratit, 
W., Chaiyapechara, S., Flegel, T.W., 2012. 
Shotgun sequencing of bacteria from AHPNS, 
a new shrimp disease threat for Thailand. 
Poster, National Institute for Aquaculture 
Biotechnology, Mahidol University, Bangkok, 
Thailand (Poster available for free download at 
www.enaca.org) 
Suppakul, P., Chonhenchob, V., Sanla-
Ead, N., 2012. Antimicrobial Activity of 
Cinnamaldehyde and Eugenol and Their 
Activity after Incorporation into Cellulose-
based Packaging Films. Pakaging Technology 
and Science 25 (2): 7–17 
Taguchi, Y., Hasumi, Y., Abe, S., Nishiyama, Y., 2013. 
The effect of cinnamaldehyde on the growth and the 
morphology of Candida albicans. Medical Molecular 
Morphology 46(1): 8-13
Yossa, N., Jitendra, P., Dumitru, M., Patricia, 
M., Charles, M., Gary, B., Martin, L.Y., 2012. 
Antibacterial activity of Cinnamaldehyde and Sporan 
against Escherichia Coli O157:H7 and Salmonella. 
Journal of Food Processing and Preservation ISSN 
1745-4549. doi:10.1111/jfpp.12026
74 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
EFFECT OF CINNAMALDEHYDE ON PREVENTION OF ACUTE 
HEPATOPANCREATIC NECROSIS DISEASE IN Penaeus 
vannamei SHRIMP
Le Hong Phuoc1*, Bui Linh Tam2, Cao Thanh Trung1, Doan Van Cuong1
ABSTRACT
This study was conducted to evaluate the effect of Cinnamaldehye on prevention of Acute Hepa-
topancreatic Necrosis Disease (AHPND) in Penaeus vannamei shrimp. In vivo and in vitro tests 
were performed to test the effect of Cinnamaldehyde on Vibrio parahaemolyticus and on the pre-
vention of AHPND. In agar medium, Cinnamaldehyde was added to Tryptic Soya Agar (TSA) at 
concentrations of 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100, 110, 120, 130, 140, and 150 ppm. Equal amounts of 
V. parahaemolyticus suspension were plated on TSA plates which contained the above mentioned 
concentrations of Cinnamaldehyde and were incubated at 30oC for 24 hours. The concentration of 
150 ppm Cinnamaldehyde completely inhibited the growth of Vibrio parahaemolyticus. In broth 
medium, Cinnamaldehyde was added to Nutrient broth at concentrations of 40, 50, 60, 70, 80, and 
90 ppm. This componud was able to inhibit the growth of V. parahaemolyticus at a concentration of 
40 ppm at 3 hours post-innoculation. In addition, Cinnamaldehyde was toxic to Penaeus vannamei 
shrimp. Hundred percent shrimp mortality was obtained when adding 15 ppm Cinnamaldehyde in 
the culture water. Application of Cinnamaldehyde in challenge test showed a slight protection of 
Penaeus vannamei shrimp against V. parahaemolyticus.
Keywords: Cinnamaldehyde, shrimp, Vibrio parahaemolyticus 
Người phản biện: ThS. Ngô Thị Ngọc Thủy
Ngày nhận bài: 06/9/2016
Ngày thông qua phản biện: 12/9/2016
Ngày duyệt đĕng: 15/9/2016
1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemics, Research Institute for Aquaculture No.2
2 Nong Lam university, HCMC.
* Email: lehongphuoc@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cinnamaldehyde_trong_phong_benh_hoai_tu_gan_tu.pdf