Yếu tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Trường hợp nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Tóm tắt: Kiểm toán viên có thể đưa ra các dạng ý kiến kiểm toán khác nhau tùy
thuộc vào kết quả của một cuộc kiểm toán. Nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố
ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp
xây dựng (DNXD) niêm yết do KTV độc lập phát hành, cụ thể nghiên cứu dạng ý
kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Dữ liệu được thu thập từ
61 DNXD niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn 2010-
2018. Phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm STATA
nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến
ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Kết quả cho thấy dạng
ý kiến kiểm toán này được phát hành chịu ảnh hưởng của các nhân tố: dạng ý kiến
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Trường hợp nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Ahmet (2016) đều sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá. Từ đó nhóm tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu cụ thể đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới dạng Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần như sau: CUR_OPI it = b 0 + b 1 LOINHUAN it + b 2 SIZE it + b 3 CURRE it + b 4 PRI_OPI it + b 5 DAYS it + e it Bảng 1. Mô tả quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Biến Giải thích các biến Quan hệ với biến phụ thuộc (lý thuyết) Nguồn tham khảo CUR_OPI Biến phụ thuộc, biểu thị dạng Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần LOINHUAN Biến độc lập, biểu thị lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Quan hệ ngược chiều (-) Keasey và cộng sự (1988) Spathis (2003) Kirkos và cộng sự (2007) Akhgar M.Omid (2015) Ahmet (2016) Laitinen (1998) SIZE Biến độc lập, biểu thị Quy mô doanh nghiệp- Tổng Tài sản Quan hệ cùng chiếu (+) Laitinen (1998) CURRE Biến độc lập, biểu thị hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Quan hệ ngược chiều (-) Citron và Taffler (1992) Spathis (2003) Ahmet (2016) Lê Thiên Hương (2017) PRI_OPI Biến độc lập, biểu thị dạng ý kiến kiểm toán năm trước Quan hệ cùng chiều (+) Akhgar M. Omid (2015) Phạm Anh Thư (2017) DAYS Biến độc lập, biểu thị thời gian phát hành báo cáo kiểm toán Quan hệ cùng chiều (+) Keasey và cộng sự (1988) Akhgar M.Omid (2015) Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất dựa trên tổng quan nghiên cứu Yếu tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Trường hợp nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 98 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 3. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể sử dụng công cụ Stata 14 phân tích dữ liệu bảng, lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp trong 3 mô hình Pool OLS (Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thuần túy), REM (Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên), FEM (Mô hình hồi quy tác động cố định), phát hiện và sửa chữa các khuyết tật có thể có của mô hình. Từ đó, đưa ra mô hình cuối cùng biểu hiện mối quan hệ giữa các biến với ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán được phát hành. 3.1. Phương thức thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập từ BCTC đã kiểm toán của các DNXD niêm yết trên HNX (địa chỉ lấy dữ liệu Thực hiện lần lượt các bước trên, nghiên cứu đã có đầy đủ bộ chỉ tiêu CUR_OPI, LOINHUAN, SIZE, CURRE, PRI_OPI, DAYS để tiếp tục nghiên cứu. 3.2. Kích thước mẫu nghiên cứu Nghiên cứu thu thập toàn bộ dữ liệu liên quan của tất cả các đối tượng nghiên cứu là DNXD niêm yết trên HNX trong khoảng thời gian 2010 - 2018, sau đó tiến hành làm sạch số liệu, loại bỏ những công ty thiếu nhiều dữ liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu (giá trị missing). Các DNXD niêm yết sàn HNX tính đến thời điểm nhóm tác giả thu thập thông tin (tháng 7/2019) trong giai đoạn 2010 - 2018, đều có niên độ kế toán trùng với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12) và không thay đổi năm tài chính trong giai đoạn 2010 - 2018. Do đó, mẫu nghiên cứu hợp lệ được lựa chọn là 61 công ty. Tác giả tổng hợp được bảng kích thước mẫu nghiên cứu (Bảng 3). 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Với bộ dữ liệu thu thập được, nhóm tác giả tiến hành kiểm định và lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất là mô hình FEM. Sau đó, nhóm tác giả thực hiện kiểm định: hiện tượng phương sai sai số thay đổi, phần dư tự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 biến Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (LOINHUAN) Dạng ý kiến kiểm toán năm trước (PRI_OPI) Dạng ý kiến kiểm toán được phát hành Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán (DAYS) Tổng tài sản (SIZE) Khả năng thanh toán ngắn hạn (CURRE)(+) H5(+) H4 (-) H3 (+) H2(-) H1 Sơ đồ 2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng tới dạng Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của KTV Nguồn: Nhóm tác giả phát triển mô hình nghiên cứu từ tổng quan NGUYỄN THỊ LÊ THANH - NGUYỄN THỊ KHÁNH PHƯƠNG 99Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng (PRI_OPI, LOINHUAN, SIZE, CURRE, DAYS) đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê giải thích được cho biến phụ thuộc là dạng ý kiến kiểm toán phát hành (Bảng 4). Kết quả của mô hình cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được 24,76% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Từ kết quả phân tích hồi quy bội của mô hình phù hợp nhất cho thấy cả 5 giả thuyết từ H1 đến H5 đều được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Với độ tin cậy 90% thì biến PRI_OPI và với độ tin cậy 95% thì 4 biến độc lập còn lại (LOINHUAN, CURRE, SIZE, DAYS) tác động tới biến phụ thuộc dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (CUR_ OPI). Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (LOINHUAN), Khả năng thanh toán ngắn hạn (CURRE) có tác động ngược chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của KTV. Kết quả này là tương đồng với kết quả nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988), Caramanit và Spathis (2006), Kirkos và cộng sự (2007), Akhgar M.Omid (2015), Ahmet (2016), Citron và Taffler (1992), Lê Thiên Hương (2017). Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh càng thấp thì sẽ có khả năng nhận được báo cáo kiểm toán với dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn. Doanh nghiệp có hệ số thanh toán càng cao thì khả năng dạng ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần sẽ được phát hành nhiều hơn. Chỉ tiêu tổng tài sản (SIZE), Ý kiến kiểm toán năm trước (PRI_OPI), Thời gian phát hành báo cáo (DAYS) có tác động cùng chiều đến việc phát hành dạng Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của KTV. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Laitinen (1998), Citron và Taffler (1992), Caramanit và Spathis (2006), Nguyễn Thiên Tú (2012), Phạm Anh Thư (2017), Akhgar M. Omid (2015), Keasey và cộng sự (1988) đã chỉ ra rằng doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng và ý kiến kiểm toán ngoại trừ năm trước, thời gian phát hành báo cáo kiểm toán chậm trễ thì có khả năng nhận được dạng Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần nhiều hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và mô hình lý thuyết. Từ kết quả nghiên cứu của mô hình ta có thể khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố đến dạng ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội giai đoạn 2010- 2018 như sau: CUR_OPI = - 0,3705425 + 0,1207503 PRI_OPI - 0,011534 LOINHUAN + 0,4274551 SIZE - 0,000492 CURRE + 0,0026399 DAYS + e it Bảng 2. Bảng đo lường biến Biến Đo lường CUR_OPI Ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán năm nay LOINHUAN Logarit của Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) SIZE Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) CURRE Tính toán từ chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn trên BCĐKT PRI_OPI Ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán năm trước DAYS Số ngày kể từ ngày khóa sổ kế toán lập BCTC năm (31/12 năm nghiên cứu) đến ngày phát hành báo cáo kiểm toán của năm tương ứng Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất dựa trên tổng quan nghiên cứu Yếu tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Trường hợp nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 100 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 Nhìn vào mô hình mối quan hệ này có thể thấy yếu tố quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất tới dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần được phát hành, sau đó là dạng ý kiến kiểm toán năm trước và cuối cùng là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hệ số thanh toán ngắn hạn và thời gian phát hành báo cáo kiểm toán. 5. Kết luận và khuyến nghị Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực chứng về mối quan hệ giữa các yếu tố với việc phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần của 61 DNXD niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với việc đưa 5 biến độc lập vào mô hình nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018. Với việc thực hiện kiểm định tính dừng đã chứng tỏ bộ dữ liệu nghiên cứu là phù hợp. Nghiên cứu thực hiện các kiểm định để lựa chọn ra mô hình tác động cố định là mô hình phù hợp nhất. Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa thực tế đối với các KTV, công ty kiểm toán và các đối tượng sử dụng thông tin tài chính. Từ phương trình thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp (tổng tài sản), khả năng thanh toán ngắn hạn, dạng ý kiến kiểm toán năm trước và thời gian phát hành báo cáo kiểm toán tới dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần năm nay. Về phía các KTV và công ty kiểm toán, có thể đánh giá mức độ hợp lý của dạng ý kiến kiểm toán dự định phát hành. Nếu dạng ý kiến kiểm toán quá khác biệt giữa bằng chứng thu thập được thực tế và kết quả dự đoán của mô hình nghiên cứu này, các KTV với tính thận trọng nghề Bảng 3. Danh sách mã chứng khoán của các DNXD niêm yết HNX tính đến tháng 7/2019 STT Mã CK STT Mã CK STT Mã CK STT Mã CK 1 C92 16 CSC 31 DTD 46 S99 2 CTX 17 HUT 32 KTT 47 SCI 3 ICG 18 L18 33 L14 48 SD2 4 KDM 19 LHC 34 L43 49 SD4 5 MST 20 LUT 35 L61 50 SD5 6 SDU 21 TTZ 36 LCS 51 SD9 7 TKC 22 BAX 37 LIG 52 SDT 8 TV2 23 C69 38 LO5 53 SJC 9 VC1 24 CT6 39 MCO 54 SVN 10 VC2 25 CTA 40 NDX 55 TA9 11 VC3 26 CVN 41 NHA 56 TTL 12 VC7 27 CX8 42 PEN 57 V12 13 VC9 28 DC2 43 PHC 58 V21 14 VCG 29 DC4 44 PVX 59 VC6 15 VE9 30 DIH 45 QTC 60 VCC 61 VE8 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ https://www.stockbiz.vn/Industries.aspx?Code=2357&view=0 NGUYỄN THỊ LÊ THANH - NGUYỄN THỊ KHÁNH PHƯƠNG 101Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng nghiệp của mình, có thể mở rộng giai đoạn thực hiện kiểm toán, thu thập thêm bằng chứng kiểm toán (nếu thấy cần thiết). Đối với các đối tượng sử dụng thông tin tài chính (ngân hàng thương mại, nhà đầu tư, đối tác,) có thể dựa vào các thông tin trên BCTC của doanh nghiệp và kết quả nghiên cứu này để dự đoán trước dạng ý kiến kiểm toán có thể phát hành. Bài viết đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước trên thế giới và Việt Nam một cách khá đầy đủ và khoa học. Đảm bảo phương pháp nghiên cứu nhóm tác giả sử dụng là có cơ sở lý thuyết vững chắc và được kiểm chứng bởi các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước trong những năm qua. Tuy nhiên bài viết vẫn có một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, mẫu nghiên cứu còn giới hạn là các DNXD niêm yết trên sàn HNX, mà chưa thực hiện được trên toàn TTCK Việt Nam. Thứ hai, bài viết mới chỉ thực hiện kiểm chứng ảnh hưởng của 5 yếu tố tới dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần mà chưa nghiên cứu ảnh hưởng của một số các yếu tố khác như: Dòng tiền thuần trong năm, Thời gian hoạt động kinh doanh, Thời gian niêm yết, Nhóm/Loại công ty kiểm toán hoặc các yếu tố liên quan đến quản trị doanh nghiệp (quy mô ban giám đốc doanh nghiệp, tỷ lệ thành viên quản trị từ bên ngoài...). Đây chính là hạn chế lớn nhất của nghiên cứu, vì vậy mới chỉ đạt R2 = 0,2476, có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình chỉ giải thích được 24,76% biến phụ thuộc, còn lại là sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngoài mô hình, vì vậy các nghiên cứu trong tương lai nhóm tác giả sẽ bổ sung thêm các biến độc lập khác ■ Bảng 4. Kết quả mô hình hồi quy Fixed-effects (within) regression Group variable: id Number of obs = 476 Number of groups = 61 R-sp = 0.2476 corr(u_i, Xb) = 0.3928 Obs per group: F(5, 60) = 766.81 Prob > F = 0.0000 (Std.Err.adjusted for 61 clusters in id) CUR_OPI Coef. Robust Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] LOINHUAN -.011534 .0053726 2.15 0.036 -0.102133 .0112803 CURRE -.000492 .0000919 -5.35 0.000 -.0006758 -.0003081 SIZE .4274551 .1808355 2.36 0.021 .3342697 .38918 DAYS .0026399 .0006899 3.83 0.000 .0012599 .0040199 PRI_OPI .1207503 .0721314 1.67 0.099 -.023534 .2650345 _cons -.3705425 2.104619 -0.18 0.861 -4.580408 3.839323 sigma_u .22747684 (fraction of variance due to u_i)signma_e .41694793 rho .22937816 Nguồn: Nhóm tác giả, phần mềm hỗ trợ Stata 14 Yếu tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Trường hợp nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 102 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 Tài liệu tham khảo Ahmet (2016), Determining Factors Affecting Audit Opinion: Evidence from Turkey, International Journal of Accounting and Financial Reporting, Vol.6, No.2 Akhgar M. Omid (2015), Qualified Audit Opinion, Accounting Earnings Management and Real Earnings Management: Evidence from Iran, Asian Economics and Financial Review, 2015, 5 (1), 46-57 Caramanit, C., & Spathis, C. (2006), Auditee and audit firm characteristics as determinants of audit qualifications: evidence from the Athens stock exchange, Managerial Auditing Journal, 21 (9), 905-920 Citron, D. B., & Taffler, R. J. (1992). The audit report under going concern uncertainties: an empirical analysis. Accounting and Business Research, 22(88), 337-345 Keasey, K., Watson, R., & Wynarczyk, P. (1988), The small company audit qualification: a preliminary investigation, Accounting and Business Research, 18 (72), 323-334 Kirkos, E., Spathis, C., Nanopoulos, A., & Manolopoulos, Y. (2007), Identifying qualified auditors’ opinions: a data mining approach, Journal of Emerging Technologies in Accounting, 4 (1), 183-197 Laitinen, E. K., & Laitinen, T. (1998), Qualified audit reports in Finland: evidence from large companies. European Accounting Review, 7 (4), 639-653 Lê Thiên Hương (2017) “Sử dụng thông tin trên BCTC chưa kiểm toán để dự đoán ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán - Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiên Tú (2012) “Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán đối với BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010 và tỷ số tài chính”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Phạm Anh Thư (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Roberto Tommasetti et al. (2018), Relationship between Modified Audit Opinion, Earning Managements and Auditor Size: Evidence from Brazil, Pensar Contabil, Rio de Janeiro, v.20, n.72, 50-57 Spathis, C.T. (2003), Audit qualification, firm litigation, and financial information: an empirical analysis in Greece, International Journal of Auditing, 7 (1), 71-85
File đính kèm:
- yeu_to_anh_huong_den_y_kien_kiem_toan_khong_phai_la_y_kien_c.pdf