Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất)

3.1. Những vấn đề chung về thanh toán

3.1.1. Khái niệm và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt

3.1.1.1. Khái niệm

 Thanh toán qua ngân hàng: là tập hợp các khoản chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ,

cho gửi, biếu tặng. giữa các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế thông qua vai

trò trung gian của ngân hàng.

Tiền tệ đi vào lưu thông thực hiện chức năng phương tiện thanh toán diễn ra dưới

hai hình thức là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt (hay

thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).

 Thanh toán bằng tiền mặt: là phương thức

thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sử

dụng để mua bán hàng hóa một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có

quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển,

việc trao đổi hàng hóa diễn ra với số lượng nhỏ

trong phạm vi hẹp. Vì vậy, khi nền kinh tế

ngày một phát triển với tốc độ cao cả về chất

lượng và số lượng thì việc thanh toán không dùng tiền mặt không còn đủ khả năng

đáp ứng được những nhu cầu của thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Việc thanh

toán bằng tiền mặt đã bộc lộ những hạn chế:

o Độ an toàn không cao: với khối lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch lớn thì việc

thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ không an toàn, thuận tiện cho cả người chi

trả và người thụ hưởng.

o Ngân hàng nhà nước phải bỏ ra chi phí rất lớn cho việc in ấn vận chuyển và

bảo quản tiền mặt.

o Giảm khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại trong khi nền kinh tế luôn

có nhu cầu về tiền mặt để thanh toán chi tiêu gây sức ép giả tạo về sự khan

hiếm tiền mặt, gây khó khăn cho ngân hàng nhà nước trong việc điều hành

chính sách tiền tệ.

 Đòi hỏi sự ra đời của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất) trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất) trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất) trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất) trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất) trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất) trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất) trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất) trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất) trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 6380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất)

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại (Mới nhất)
ch vụ vào ngân hàng của 
mình nhờ thu hộ. 
(2) Ngân hàng bên bán nhận được bộ chứng từ, kiểm tra kiểm soát. Tuy nhiên, 
ngân hàng bên bán không quản lý tài khoản tiền gửi của nguời trả tiền nên 
không thể kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi của người trả tiền. Do vậy ngân 
hàng bên bán gửi bộ UNT nhờ ngân hàng bên mua thu hộ tiền. 
(3) Ngân hàng bên mua nhận được bộ UNT, kiểm soát lại bộ chứng từ, kiểm 
tra số dư tài khoản tiền gửi của người mua. Nếu chứng từ hợp lý hợp lệ, tài 
khoản tiền gửi đủ tiền thanh toán thì ngân hàng sẽ thanh toán bộ UNT. Vì 
Tiền gửi 4211 
bên mua 
4 
5
6 
2
8 1
TK thanh toán 
5012/5191/5192 
TK thanh toán 
5012/5191/5192 
Tiền gửi 
4211 bên 
3. Lập BKTTBT/lệnh 
thanh toán 
7 
Bên bán Bên mua 
Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua 
3 
Bên thụ hưởng Bên trả tiền 
Ngân hàng 
thương mại
TK 4211 bên trả tiền TK 4211 bên thụ hưởng 
2 
4 
1 
 Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại 
TXNHTM09_Bai3_v1.0015109208 45 
phải chuyển tiền cho ngân hàng bên bán nên ngân hàng bên mua phải lựa 
chọn 1 trong 3 phương thức thanh toán, đồng thời lập chứng từ thanh toán 
(Bảng kê thanh toán bù trừ hoặc Lệnh Thanh toán). 
(4) Hạch toán: 
Nợ TK TG thanh toán của người mua 4211 
 Có TK Thanh toán vốn giữa các ngân hàng (5012/5191/5192) 
(5) Ngân hàng bên mua gửi giấy báo Nợ cho khách hàng. 
(6) Ngân hàng bên mua chuyển chứng từ thanh toán cho ngân hàng bên bán. 
(7) Ngân hàng bên bán nhận được chứng từ thanh toán, sau khi kiểm tra kiểm 
soát, biết được người mua đã thanh toán, hạch toán: 
 Nợ TK Thanh toán vốn giữa các ngân hàng (5012/5191/5192) 
 Có TK Tiền gửi thanh toán của người bán 4211 
(8) Ngân hàng gửi giấy báo Có cho khách hàng. 
3.3.3. Kế toán hình thức thanh toán bằng SCK 
Khái niệm: Séc là phương tiện thanh toán do người kí phát lập dưới hình thức chứng 
từ theo mẫu in sẵn lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số 
tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hoặc người cầm séc. 
Một số quy định về séc 
 Các chủ thể tham gia thanh toán séc: 
o Người ký phát: là người lập và ký tên trên tờ séc để ra lệnh cho người thực hiện 
thanh toán thay mình trả số tiền ghi trên séc. 
o Người được trả tiền: là người mà người ký phát chỉ định có quyền hưởng hoặc 
chuyển nhượng quyền hưởng với số tiền ghi trên tờ séc. 
o Người thụ hưởng: là người cầm tờ séc đó 
 Có ghi tên người được trả tiền là chính mình; hoặc: 
 Không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi cụm từ “trả cho người cầm séc; 
hoặc: Đã được chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thông qua dãy chữ ký 
chuyển nhượng liên tục. 
o Đơn vị thực hiện 
thanh toán: là tổ chức 
cung ứng dịch vụ 
thanh toán nơi người 
ký phát được sử dụng 
tài khoản thanh toán 
với một khoản tiền để 
ký phát séc theo thỏa thuận giữa người ký phát với tổ chức cung ứng dịch vụ 
thanh toán đó. 
 Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại 
46 TXNHTM09_Bai3_v1.0015109208 
o Đơn vị thu hộ: là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm dịch vụ thu hộ séc. 
o Trung tâm thanh toán séc bù trừ: là ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng 
cung ứng dịch vụ thanh toán được ngân hàng Nhà nước cấp phép để tổ chức, 
chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc và quyết toán các nghĩa vụ tài chính 
phát sinh từ việc thanh toán séc cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 
là thành viên. 
 Ngày ký phát: là ngày mà người ký phát ghi trên séc để làm căn cứ tính thời hạn 
xuất trình của tờ séc. 
 Thời hạn xuất trình: là 30 ngày kể từ ngày ký phát ghi trên tờ séc đó được xuất 
trình tại địa điểm thanh toán (địa điểm của người thực hiện, trụ sở chính của người 
thực hiện thanh toán hoặc tại Trung tâm thanh toán bù trừ). Trong thời hạn này séc 
được thanh toán vô điều kiện khi xuất trình. 
 Thời hạn thanh toán của séc: là 6 tháng kể từ ngày ký phát nếu sau thời hạn xuất 
trình (30 ngày) người thực hiện thanh toán không nhận được thông báo đình chỉ 
thanh toán đối với tờ séc đó và người ký phát đang có khoản tiền được sử dụng đủ 
để chi trả cho tờ séc đó. 
 Đình chỉ thanh toán: là việc sau thời hạn xuất trình, người ký phát thông báo bằng văn 
bản yêu cầu người thực hiện thanh toán không thanh toán tờ séc do mình ký phát. 
 Chuyển nhượng séc: 
Nếu séc có ghi tên người được trả tiền (séc ký danh): người được trả tiền có quyền 
chuyển nhượng tờ séc cho người khác bằng cách ghi tên người được chuyển 
nhượng, ngày tháng chuyển nhượng, ký và ghi rõ họ tên, địa chỉ cuả mình vào nơi 
quy định cho việc chuyển nhượng ở mặt sau tờ séc. Người chuyển nhượng séc có 
quyền chấm dứt việc chuyển nhượng séc tiếp bằng cách ghi trước chữ ký của mình 
cụm từ “không chuyển nhượng tiếp”. 
Nếu tờ séc được ký phát không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi trả cho người 
cầm séc (séc vô danh) thì người thụ hưởng có thể chuyển nhượng bằng cách 
chuyển giao tờ séc đó cho người được chuyển nhượng mà không cần ký hậu. 
 Séc phát hành quá số dư: 
Nếu vi phạm lần thứ nhất: người thực hiện thanh toán gửi thông báo cảnh cáo đến 
người ký phát. 
Nếu tái phạm lần 2: người thực hiện thanh toán có trách nhiệm đình chỉ tạm thời 
quyền ký phát séc của người tái phạm trong vòng 3 tháng, không cung ứng séc 
trắng cho người đó. 
Nếu tái phạm lần 3: đình chỉ vĩnh viễn quyền ký phát séc của người tái phạm, thu 
hồi toàn bộ séc trắng đã cung ứng, đồng thời thông báo mọi thông tin về người này 
cho ngân hàng nhà nước. 
 Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại 
TXNHTM09_Bai3_v1.0015109208 47 
Quy trình kế toán 
 2 khách hàng cùng mở tài khoản tại 1 chi nhánh 
(1) Bên trả tiền thanh toán cho bên thụ hưởng bằng tờ SCK. 
(2) Bên thụ hưởng nếu không chuyển nhượng SCK thì nộp vào ngân hàng (kèm theo 
Bảng kê nộp séc – Bảng kê nộp séc) vào ngân hàng. 
(3) Khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng kiểm tra kiểm soát bộ chứng từ. Nếu mọi 
yếu tố hợp lý hợp lệ, ngân hàng ký và đóng dấu lên 1 Bảng kê nộp séc và trả lại 
khách hàng (xác nhận đã thu séc của khách). 
(4) Ngân hàng sẽ kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi của người trả tiền. Nếu tài 
khoản đủ tiền, hạch toán: 
Nợ TK tiền gửi thanh toán của người trả tiền 4211 
 Có tài khoản tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng 4211 
(5) Ngân hàng gửi giấy báo Có cho người thụ hưởng 
Ngân hàng không báo Nợ vì theo quy định người trả tiền là người phát hành séc 
đã lưu giữ lại cuống séc. 
 2 khách hàng cùng mở tài khoản tại 2 chi nhánh thuộc cùng địa bàn 
(1) Khi nhận được tờ SCK, người thụ hưởng nộp SCK cùng Bảng kê nộp séc vào 
ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền. 
(2) Ngân hàng bên thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ thì kiểm tra kiểm soát. Nếu 
chứng từ hợp lý hợp lệ thì ký và đóng dấu vào 1 Bảng kê nộp séc và trả lại khách. 
Tiền gửi 4211 
bên trả tiền 
4 
5 
2 7 1
TK thanh toán 
5012/5191/5192 
TK thanh toán 
5012/5191/5192 
Tiền gửi 4211 
bên thụ hưởng 
3. Lập BKTTBT/lệnh 
thanh toán 
6 
Bên thụ hưởng Bên trả tiền 
Ngân hàng bên 
thụ hưởng 
Ngân hàng bên 
trả tiền 
5
2
3
1 
Bên thụ hưởng Bên trả tiền 
Ngân hàng 
thương mại
TK 4211 bên trả tiền TK 4211 bên thụ hưởng
4
 Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại 
48 TXNHTM09_Bai3_v1.0015109208 
Vì ngân hàng bên thụ hưởng không quản lý tài khoản tiền gửi của người trả tiền, 
đồng thời SCK là loại séc phát hành trực tiếp trên số dư tài khoản tiền gửi nên để 
đảm bảo an toàn, ngân hàng bên thụ hưởng sẽ chuyển bộ chứng từ này nhờ ngân 
hàng bên trả tiền thu hộ. 
(3) Khi ngân hàng bên trả tiền nhận được bộ chứng từ (SCK cùng Bảng kê nộp séc) 
từ ngân hàng bên thụ hưởng chuyển sang, tiến hành kiểm soát lại chứng từ, đồng 
thời kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi của người trả tiền. Nếu chứng từ hợp lý 
hợp lệ, tài khoản đủ số dư thì ngân hàng bên trả tiền lập chứng từ thanh toán 
(Bảng kê thanh toán bù trừ/Lệnh thanh toán). 
(4) Hạch toán: 
Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán của người trả tiền 4211 
Có TK Thanh toán giữa các ngân hàng (5012/5191/) 
(5) Ngân hàng bên trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng bên thụ hưởng bằng cách 
chuyển chứng từ thanh toán cho họ. 
(6) Ngân hàng bên thụ hưởng nhận được chứng từ thanh toán, kiểm soát chứng từ, 
hạch toán: 
Nợ TK Thanh toán giữa các ngân hàng (5012/5191/) 
 Có tài khoản tiền gửi thanh toán của người trả tiền 4211 
(7) Ngân hàng báo Có cho khách hàng. 
 Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại 
TXNHTM09_Bai3_v1.0015109208 49 
Tóm lược cuối bài 
 Nắm được khái niệm và vai trò của thanh toán qua ngân hàng; các hình thức thanh toán 
không dùng tiền mặt. 
 Chứng từ và tài khoản sử dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt. 
 Quy trình kế toán thanh toán UNC, UNT, Séc chuyển khoản. 
 Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại 
50 TXNHTM09_Bai3_v1.0015109208 
Câu hỏi ôn tập 
1. Trình bày khái niệm, vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt. 
2. Hiện nay các ngân hàng thương mại cung cấp những thể thức thanh toán không dùng tiền mặt 
nào? Nêu đặc điểm của từng loại. 
3. UNC là gì? Quy trình thanh toán UNC. 
4. UNT là gì? Quy trình thanh toán UNT. 
5. Séc chuyển khoản là gì? Quy trình thanh toán SEC. 
6. Sự giống và khác nhau giữa UNC và UNT. 
7. Sự giống và khác nhau giữa UNC và SCK. 
 Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại 
TXNHTM09_Bai3_v1.0015109208 51 
Bài tập 
Ngày 22 tháng 4 năm 2006, tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, các nghiệp vụ sau 
đây đã phát sinh: 
1. Công ty A nộp bộ UNC 10 triệu đồng, trả tiền cho công ty B có tài khoản tiền gửi tại cùng 
chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. 
2. Công ty C nộp bộ UNC 20 triệu đồng, trả tiền cho công ty D có tài khoản tiền gửi tại chi 
nhánh VPBank Hà Nội. 
3. Công ty H nộp vào bộ UNT số tiền 12 triệu đồng, nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ Công ty N có 
tài khoản tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Q1 TPHCM. 
4. Công ty E nộp SCK cùng Bảng kê nộp séc, số tiền 30 triệu đồng, séc do công ty F có tài 
khoản tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Hà Nội phát hành. 
5. Ngân hàng nhận được: 
a. Lệnh thanh toán về bộ UNC, số tiền 3 triệu đồng. UNC này do Công ty S có Tài khoản tại 
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá lập để thanh toán tiền cho 
Công ty A. 
b. Lệnh thanh toán về bộ UNC, số tiền 15 triệu đồng. UNC này do Công ty T có TK tại chi 
nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú thọ lập để thanh toán tiền cho Công ty C. 
c. Bảng kê thanh toán bù trừ về bộ UNT, số tiền 5 triệu đồng. UNT này Công ty A lập để 
đòi tiền của Công ty D. 
d. Lệnh thanh toán về tờ SCK, số tiền 2 triệu đồng. Tờ Séc này do Công ty Z có tài khoản 
tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng lập để thanh toán tiền cho 
Công ty A. 
6. Tổ thanh toán bù trừ đem về: 
a. UNT 3 triệu đồng do công ty M lập, đòi tiền công ty A 
b. SCK cùng Bảng kê nộp séc, số tiền 20 triệu đồng, séc do công ty A phát hành, trả tiền cho 
công ty D. 
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ nêu trên vào TK thích hợp, biết rằng các chứng từ 
ngân hàng Hoàn Kiếm nhận được đều đúng địa chỉ, hợp pháp, hợp lệ và các tài khoản liên quan 
đủ số dư để thanh toán. 
Gợi ý: 
 Với bài tập về nghiệp vụ thanh toán, nên đọc câu mở đầu và yêu cầu trước, rồi mới đến 
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 
 Với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải xác định được ngân hàng của mình là ngân hàng 
trả tiền hay ngân hàng thụ hưởng. 
 Để xử lý trọn vẹn 1 nghiệp vụ, trả lời 4 câu hỏi: 
o Có phải lập thêm chứng từ không? 
o Hạch toán. 
o Báo Nợ/Báo Có cho khách hàng. 
o Có phải chuyển chứng từ không? 
 Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại 
52 TXNHTM09_Bai3_v1.0015109208 
Như vậy, với gợi ý trên, đối với bài tập này, chúng ta đóng vai trò là ngân hàng Công thương 
Hoàn Kiếm và xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong ngày 22/4/2006. 
1. Hai khách hàng cùng mở tài khoản tiền gửi tại cùng chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 
 Hạch toán: 
Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty A 4211 –A 10 triệu đồng 
Có tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty B 4211 –B 10 triệu đồng 
 Gửi giấy báo Nợ cho Công ty A. 
 Gửi giấy báo Có cho Công ty B. 
2. Ngân hàng công thương Hoàn kiếm đóng vai trò là ngân hàng trả tiền, chuyển tiền cho 
VPBank Hà Nội theo phương thức thanh toán bù trừ. 
 Lập Bảng kê thanh toán bù trừ Hạch toán: 
Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty C 4211 – C 20 triệu đồng 
Có TK Thanh toán bù trừ 5012 20 triệu đồng 
 Báo Nợ cho Công ty C. 
 Gửi Bảng kê thanh toán bù trừ cho Chi nhánh VPBank Hà Nội. 
3. Chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đóng vai trò là ngân hàng của người bán. 
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm gửi bộ UNT cho ngân hàng Ngoại thương Q1 TPHCM. 
4. Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đóng vai trò là ngân hàng bên thụ hưởng. 
 Trả lại 1 Bảng kê nộp séc cho Công ty E. 
 Chuyển SCK cùng Bảng kê nộp séc sang chi nhánh ngân hàng Hàng hải Hà Nội. 
5. 
a. Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đóng vai trò là ngân hàng thụ hưởng, nhận được khoản 
chuyển tiền thông qua phương thức thanh toán điện tử liên ngân hàng. 
 Hạch toán: 
Nợ TK Thu hộ chi hộ 5192 3 triệu đồng 
Có tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty A 4211 – A 3 triệu đồng 
 Gửi giấy báo Có cho Công ty A. 
b. Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đóng vai trò là ngân hàng thụ hưởng, nhận được khoản 
chuyển tiền thông qua phương thưc chuyển tiền điện tử nội bộ. 
 Hạch toán: 
Nợ TK Điều chuyển vốn 5191 15 triệu đồng 
Có tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty C 4211 – C 15 triệu đồng 
 Gửi giấy báo Có cho Công ty C. 
c. Ngân hàng công thương Hoàn kiếm đóng vai trò là ngân hàng thụ hưởng, nhận được khoản 
chuyển tiền thông qua phương thức thanh toán bù trừ. 
 Hạch toán: 
Nợ TK Thanh toán bù trừ 5012 5 triệu đồng 
Có tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty A 4211 – A 5 triệu đồng 
 Báo Có cho Công ty A. 
 Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại 
TXNHTM09_Bai3_v1.0015109208 53 
d. Ngân hàng công thương Hoàn kiếm đóng vai trò là ngân hàng thụ hưởng, nhận được khoản 
chuyển tiền thông qua phương thức chuyển tiền điện tử nội bộ. 
 Hạch toán: 
Nợ TK Điều chuyển vốn 5191 2 triệu đồng 
Có tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty A 4211 – A 2 triệu đồng 
 Báo Có cho Công ty A. 
6. 
a. Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đóng vai trò ngân hàng trả tiền, chuyển tiền cho ngân 
hàng của Công ty M thông qua phương thức thanh toán bù trừ. 
 Lập Bảng kê thanh toán bù trừ 
 Hạch toán: 
Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty A 4211 – A 3 triệu đồng 
Có TK Thanh toán bù trừ 5012 3 triệu đồng 
 Báo Nợ cho Công ty A. 
 Gửi Bảng kê thanh toán bù trừ cho ngân hàng của Công ty M. 
b. Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đóng vai trò là ngân hàng trả tiền, chuyển tiền cho chi 
nhánh VPBank Hà Nội thông qua phương thức thanh toán bù trừ. 
 Lập Bảng kê thanh toán bù trừ. 
 Hạch toán: 
Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty A 4211 – A 20 triệu đồng 
Có TK Thanh toán bù trừ 5012 20 triệu đồng 
 Gửi Bảng kê thanh toán bù trừ cho chi nhánh VPBank Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_thuong_mai_bai_3_ke_toan_thanh_t.pdf