Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa

MỤC TIÊU

Sau khi nghiên cứu chương 1, người học hiểu được:

- Kế toán là gì? Các nhìn nhận khác nhau về kế toán.

- Những thông tin cơ bản mà kế toán cung cấp, nhiệm vụ của kế toán.

- Đối tượng chung và đối tượng cụ thể của kế toán.

- Phân biệt tài sản và nguồn vốn của một đơn vị kế toán.

- Các nguyên tắc kế toán và các giả định kế toán thừa nhận.

- Yêu cầu đối với kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.1. Định nghĩa, phân loại kế toán

1.1.1. Định nghĩa

Theo quốc tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán một trong những định

nghĩa đó như sau: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp một cách có

ý nghĩa dưới hình thức tiền tệ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giải trình kết quả ghi

chép này” (Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ - 1941).

Theo Việt Nam căn cứ điều 4 luật kế toán thì “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm

tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và

thời gian lao động”.

Trong đó, công việc của kế toán sẽ thể hiện ba vấn đề:

- Đo lường để trả lời cho câu hỏi “Cái gì?” sẽ bao gồm các hoạt động của đơn vị

như vốn kinh doanh, quá trình và kết quả kinh doanh, luồng tiền.

- Xử lý và ghi nhận để trả lời cho câu hỏi “Khi nào và như thế nào?” thông qua các

giả thiết, nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp, công cụ và phương tiện cụ thể của kế

toán.

- Cung cấp (truyền đạt) thông tin để trả lời cho câu hỏi “Bằng cách nào?” và “Cho

ai?” từ các báo cáo tài chính cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

1.1.2. Phân loại kế toán

Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin và đặc điểm thông tin được cung cấp cho

các đối tượng khác nhau, kế toán phân biệt thành hai phân hệ:

* Kế toán tài chính:

- Cung cấp thông tin cho đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp.

- Tuân thủ những nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán quy định.

- Thông tin được trình bày trên các biểu số liệu gọi là các báo cáo tài chính.

- Bắt buộc đối với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh.

* Kế toán quản trị:

- Cung cấp thông tin cho đối tượng là bên trong (ban quản lý).

- Linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thông tin của ban quản lý.

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 1

Trang 1

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 2

Trang 2

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 3

Trang 3

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 4

Trang 4

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 5

Trang 5

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 6

Trang 6

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 7

Trang 7

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 8

Trang 8

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 9

Trang 9

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 84 trang xuanhieu 17340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Hoa
 cách đánh ký hiệu của các tài khoản 
trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành? 
6. Các quan hệ đối ứng kế toán? Cho ví dụ. 
7. Ghi sổ kép là gì? Nguyên tắc ghi sổ kép? Cho ví dụ. 
8. Ý nghĩa của phương pháp ghi sổ kép? 
9. Kế toán tổng hợp là gì? Kế toán chi tiết là gì? Tác dụng của kế toán tổng hợp và kế 
toán chi tiết? Mối quan hệ của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết? 
10. Tai sao phải kiểm tra số liệu ghi chép trên các tài khoản kế toán, phương pháp kiểm 
tra? Tác dụng và hạn chế của các phương pháp đó? 
 Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép 
Trang 68 
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 
PHẦN 1 – CÂU HỎI ĐÚNG SAI 
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 
Câu 1: Theo quy định của hệ thống tài khoản kế toán hiện hành thì tất cả các tài khoản 
thuộc loại 1 và 2 đều có số dư nợ. Phát biểu này: 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 2: Phương pháp ghi sổ kép được thực hiện cho tất cả các tài khoản thuộc hệ thống 
tài khoản kế toán: 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 3: Định khoản phức tạp là loại định khoản có liên quan đến 2 tài khoản trở lên. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 4: Bảng tổng hợp chi tiết dùng để tổng hợp số liệu các chứng từ gốc. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 5: Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản, có số dư bên nợ. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 6: Khi ghi sổ kép phải đảm bảo số liệu số phát sinh nợ = số phát sinh có 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 7: Số dư tài khoản phản ánh tình hình của đối tượng kế toán ở một thời điểm. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 8: Trong định khoản: 
Nợ TK A 
Nợ TK B 
 Có TK C 
Thì TK A và TK B có mối quan hệ đối ứng tài khoản: 
 a. Đúng. 
 b. Sai 
Câu 9: Loại thước đo sử dụng trong kế toán tổng hợp là giá trị. 
 a. Đúng 
 Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép 
Trang 69 
 b. Sai 
Câu 10: Trong TK cấp 2 chỉ sử dụng thước đo giá trị: 
 a. Đúng. 
 b. Sai. 
PHẦN 2 – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: 
Câu 1: 
Số dư bên Có tài khoản 131 phản ánh: 
 a. Số tiền phải thu của khách hàng. 
 b. Số tiền ứng trước cho người bán. 
 c. Số tiền khách hàng ứng trước. 
 d. Tất cả đều sai. 
Câu 2: 
Các tài khoản về chi phí sản xuất trong kỳ có đặc điểm: 
 a. Ghi tăng bên Nợ. 
 b. Kết chuyển bên Có. 
 c. Không có số dư cuối kỳ. 
 d. Tất cả các đặc điểm trên. 
Câu 3: 
Tài Khoản là: 
 a. Chứng từ kế toán. 
 b. Báo cáo kế toán. 
 c. Sổ kế toán tổng hợp. 
 d. Cả 3 đều đúng. 
Câu 4: 
Định khoản giản đơn là loại định khoản: 
 a. Có liên quan đến 1 tài khoản. 
 b. Có liên quan đến 2 tài khoản. 
 c. Có liên quan đến nhiều tài khoản. 
 d. Cả ba câu trên đều sai. 
Câu 5: 
Số dư Nợ của TK 421 “lợi nhuận chưa phân phối” được: 
 a. Ghi số dương bên phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. 
 b. Ghi số âm bên phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. 
 Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép 
Trang 70 
 c. Ghi số dương bên phần tài sản của bảng cân đối kế toán. 
 d. Tất cả đều sai. 
Câu 6: 
Trong kỳ kế toán ghi nợ mà quên ghi có hoặc ngược lại sẽ dẫn đến sự mất cân đối của 
bảng cân đối tài khoản đối với: 
 a. Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ 
 b. Số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ. 
 c. Số dư cuối kỳ và số phát sinh trong kỳ. 
 d. Số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. 
Câu 7: 
Nghiệp vụ nào sau đây được ghi sổ bằng định khoản “Nợ tài khoản tiền mặt – Có tài 
khoản tiền gửi ngân hàng”: 
 a. Nộp tiền mặt vào tiền gửi ngân hàng. 
 b. Rút tiền gửi ngân nộp vào quỹ tiền mặt. 
 c. Vay ngân hàng nhập quỹ tiền mặt. 
 d. Tất cả đều sai. 
Câu 8: 
Một khoản ghi Nợ có thể nghĩa là: 
 a. Giá trị tăng lên của một tài khoản tài sản. 
 b. Giá trị tăng lên của một tài khoản chi phí. 
 c. Giá trị tăng lên của một tài khoản nguồn vốn. 
 d. a và b. 
Câu 9: 
Số dư của TK 214 “hao mòn TSCĐ” được: 
 a. Ghi số dương bên phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. 
 b. Ghi số âm bên phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. 
 c. Ghi số dương bên phần tài sản của bảng cân đối kế toán. 
 d. Tất cả đều sai. 
Câu 10: 
Tổng phát sinh nợ = Tổng phát sinh có là do: 
a. Quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. 
b. Quan hệ giữa doanh thu và chi phí. 
c. Cả a và b. 
d. Do tính chất của ghi sổ kép. 
PHẦN 3 – BÀI TẬP 
 Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép 
Trang 71 
Bài 1: 
Có tài liệu về nguyên vật liệu tại 1 doanh nghiệp như sau: 
- Tồn kho đầu tháng 10/20xx: 4.000.000đ 
- Ngày 05/10 nhập kho 6.000.000 đồng, chưa trả tiền cho người bán. 
- Ngày 08/10, xuất kho 7.000.000 đồng để sản xuất sản phẩm. 
- Ngày 12/10, nhập kho 5.000.000 đồng, trả bằng tiền gửi ngân hàng. 
- Ngày 18/10, nhập kho 2.000.000 đồng, trả bằng tiền mặt. 
- Ngày 23/10, xuất kho 1.500.000 đồng để dùng ở phân xưởng. 
Yêu cầu: Ghi vào TK “ Nguyên vật liệu” các tài liệu trên. Tính số dư cuối tháng. 
Bài 2: 
Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dưới đây: 
1. Nhập kho 3.000.000 đồng nguyên vật liệu trả bằng TGNH. 
2. Nhập kho 5.000.000 đồng hàng hóa, chưa trả tiền người bán. 
3. Xuất kho 2.000.000 đồng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. 
4. Bán hàng hóa thu tiền mặt 20.000.000 đồng. 
5. Chi tiền mặt trả nợ người bán 5.000.000 đồng. 
6. Dùng lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh 4.000.000 đồng. 
Bài 3: 
Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dưới đây: 
1. Nhập kho 4.000.000 đồng hàng hóa và 2.000.000 đồng công cụ, dụng cụ chưa 
trả tiền cho người bán. 
2. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay 4.000.000 đồng và trả nợ cho người bán 
2.000.000 đồng. 
3. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân sản xuất sản phẩm 3.000.000 đồng, 
nhân viên phân xưởng 2.000.000 đồng. 
4. Xuất kho công cụ, dụng cụ 2.000.000 đồng dùng cho hoạt động bán hàng 
800.000 đồng và quản lý‎ doanh nghiệp 1.200.000 đồng. 
Bài 4: 
Lập định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 
1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng. 
2. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên 1.000.000 đồng. 
3. Dùng lợi nhuận để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 500.000 đồng. 
4. Vay ngân hàng để trả nợ cho người bán 1.000.000 đồng. 
5. Nhập kho 500.000 công cụ, dụng cụ chưa trả tiền cho người bán. 
6. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 800.000 đồng. 
7. Dùng TGNH để trả nợ vay ngắn hạn 2.000.000 đồng. 
 Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép 
Trang 72 
Bài 5: 
Tại một doanh nghiệp có số liệu như sau: 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
Ngày 31-12-2012 
Đơn vị tính: 1.000 đồng 
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN 
Loại A: Tài sản ngắn hạn 900.000 Loại A: Nợ phải trả 400.000 
1. Tiền mặt 20.000 1. Vay ngắn hạn 200.000 
2. TGNH 280.000 2.Phải trả cho người bán 150.000 
3. Phải thu khách hàng 100.000 3.Phải trả và phải nộp khác 50.000 
4. Nguyên vật liệu 500.000 
Loại B: Tài sản dài hạn 5.100.000 Loại B: Vốn chủ sở hữu 5.600.000 
1. TSCĐ hữu hình 5.100.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.500.000 
 2. Quỹ đầu tư phát triển 
3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 
70.000 
30.000 
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 6.000.000 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 6.000.000 
Trong tháng 01/2013 phát sinh các NVKT sau (ĐVT : 1.000 đồng). 
1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng TGNH 80.000. 
2. Nhập kho 100.000 nguyên vật liệu trả bằng TGNH. 
3. Vay ngân hàng để trả nợ người bán 80.000. 
4. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 50.000. 
5. Chi tiền mặt để trả khoản trả khác 40.000. 
6. Nhận góp vốn của một cổ đông bằng TSCĐ có trị giá 500.000. 
7. Chuyển quỹ đầu tư phát triển để bổ sung kinh doanh 50.000. 
Yêu cầu: 
1. Mở các tài khoản vào đầu tháng 01/2013 và ghi số dư đầu tháng vào các tài 
khoản. 
2. Lập định khoản các NVKT phát sinh trong tháng 01/2013, sau đó căn cứ vào 
định khoản để phản ánh vào sơ đồ tài khoản. 
3. Tìm số dư cuối tháng 01/2013 của các tài khoản và căn cứ vào số dư để lập 
BCĐKT mới. 
Bài 6: 
 Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép 
Trang 73 
Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau: 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
Ngày 31 - 12 - 20x1 
 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN 
1. Tiền mặt 1.500 1. Vay ngắn hạn 4.000 
2. TGNH 4.500 2. Phải trả cho người bán 2.500 
3. Phải thu khách hàng 4.000 3. Phải trả người lao động 1.000 
4. Nguyên vật liệu 3.500 4. Nguồn vốn kinh doanh 39.000 
5. Công cụ, dụng cụ 1.500 5. Lợi nhuận chưa phân phối 3.500 
6. TSCĐ hữu hình 35.000 
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 50.000 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 50.000 
Các NVKT phát sinh trong tháng 01/20x2 
1. Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 2.500.000 đồng. 
2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt là 1.000.000 đồng và bằng 
TGNH là 2.000.000 đồng. 
3. Nhập kho 1.000.000 đồng nguyên vật liệu và 500.000 đồng công cụ, dụng cụ 
chưa trả tiền cho người bán. 
4. Chi tiền mặt thanh toán cho CNV 1.000.000 đồng. 
5. Dùng lợi nhuận bổ sung nguồn kinh doanh 2.000.000 đồng. 
6. Nhận một TSCĐ hữu hình do nhà nước cấp có trị giá 16.000.000 đồng. 
7. Nhập kho 800.000 đồng nguyên vật liệu trả bằng TGNH. 
8. Dùng TGNH để trả nợ vay ngắn hạn 1.500.000 đồng và trả nợ cho người bán 
500.000 đồng. 
Yêu cầu: 
1. Mở tài khoản vào đầu tháng 01/20x2 và ghi số dư đầu năm vào các TK. 
2. Định khoản và ghi cào TK các NVKT phát sinh trong tháng 01/20x2. 
3. Xác định số dư cuối tháng của các TK. Tiến hành lập bảng cân đối kế toán vào 
ngày 31/01/20x2. 
Bài 7: 
Tình hình tài sản của doanh nghiệp Triều An tính đến ngày 31/12/20xx như sau: (Đơn 
vị tính: đồng) 
1. Sản phẩm dở dang : 200.000.000 
2. Thành phẩm : 600.000.000 
 Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép 
Trang 74 
3. Phải trả cho người bán : 1.200.000.000 
4. Phải trả công nhân viên : 200.000.000 
5. Phải trả khác : Y 
6. Phương tiện vận tải : 500.000.000 
7. Lãi chưa phân phối : 200.000.000 
8. Vay ngắn hạn : 1.600.000.000 
9. Kho tàng : 3.000.000.000 
10. Tiền gởi ngân hàng : 1.400.000.000 
11. Phải thu khách hàng : 800.000.000 
12. Tạm ứng : 200.000.000 
13. Ký quỹ ký cược ngắn hạn : 400.000.000 
14. Nợ dài hạn : 3.600.000.000 
15. Máy móc thiết bị : 2.800.000.000 
16. Nguyên vật liệu chính : 1.200.000.000 
17. Tiền mặt : 600.000.000 
18. Nhà xưởng : 700.000.000 
19. Nguồn vốn kinh doanh : 5.000.000.000 
20. Công cụ dụng cụ : 100.000.000 
21. Hàng đang đi trên đường : 300.000.000 
Trong tháng 1/ 2008 doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh : 
22. Thu các khoản phải thu của khách hàng bằng tiền mặt 100.000.000 đồng. 
1. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ dài hạn 600.000.000 đồng. 
2. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán khoản phải trả khác 200.000.000 đồng. 
3. Nhận vốn góp của cổ đông một máy móc thiết bị trị giá 150.000.000 đồng. 
4. Mua một số nguyên vật liệu trị giá 30.000.000 đồng còn nợ người bán. 
5. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 50.000.000 đồng. 
6. Dùng tiền mặt mua một số công cụ trị giá 10.000.000 đồng. 
7. Được người mua trả nợ bằng tiền mặt 50.000.000 đồng, bằng tiền gửi ngân 
hàng 100.000.000 đồng. 
8. Tài sản thừa chờ xử lý đã giải quyết tăng nguồn vốn kinh doanh 20.000.000 
đồng. 
9. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 50.000.000 đồng. 
10. Dùng lãi bổ sung nguồn vốn kinh doanh 100.000.000 đồng. 
11. Người mua trả nợ 100.000.000 đồng, doanh nghiệp trả luôn nợ vay ngắn hạn 
ngân hàng. 
Yêu cầu: 
 Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép 
Trang 75 
1. Tìm Y – Lập bảng cân đối kế toán đầu kỳ. 
2. Mở tài khoản và ghi số dư đầu kỳ vào các tài khoản. 
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào các tài khoản 
tương ứng. 
4. Lập bảng cân đối tài khoản cuối kỳ. 
5. Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ. 
Bài 8: 
Số dư ngày 31/3/20xx của một số tài khoản của công ty thương mại M (ĐVT: 1.000đ): 
TK “Tiền mặt” : 28.000 TK “Tiền gửi ngân hàng” : 52.000 
TK “Phải thu của khách hàng” : 32.800 TK “Hàng hóa” : 54.600 
TK “Phải trả người bán” : 52.500 TK “Vay ngắn hạn” : 82.000 
Trong tháng 4/20xx, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các tài khoản 
trên: 
Về tiền mặt: 
1. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt : 15.000 
2. Chi tiền mặt mua hàng hóa : 12.500 
3. Thu tiền bán hàng : 40.000 
4. Chi tiền mặt tạm ứng cho CNV : 4.000 
5. Trả lương cho CNV : 12.000 
6. Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt : 34.000 
7. Nộp tiền vào ngân hàng : 30.000 
Về tiền gửi ngân hàng: 
1. Rút tiền gửi về quỹ tiền mặt : 15.000 
2. Khách hàng trả nợ : 18.000 
3. Thu tiền bán hàng : 80.000 
4. Trả nợ chi người bán : 42.000 
5. Nộp tiền mặt vào ngân hàng : 30.000 
6. Trả nợ vay ngắn hạn : 34.000 
Về hàng hóa: 
1. Mua hàng bằng tiền mặt : 12.500 
2. Mua hàng chưa thanh toán cho người bán : 124.000 
3. Xuất bán : 140.000 
Về khoản phải thu của khách hàng: 
1. Khách hàng trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng : 18.000 
2. Doanh thu bán chịu : 70.000 
3. Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt : 34.000 
 Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép 
Trang 76 
Về khoản phải trả cho người bán: 
1. Mua hàng hóa nhập kho, chưa thanh toán : 124.000 
2. Trả cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng : 42.000 
3. Trả nợ cho người bán bằng tiền vay ngắn hạn : 60.000 
4. Dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán : 11.000 
Về nợ vay: 
1. Trả nợ vay ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng : 34.000 
2. Vay để thanh toán cho người bán : 60.000 
3. Vay để thanh toán cho phải trả, phải nộp khác : 15.000 
Yêu cầu: 
1. Phản ánh tình hình trên vào các tài khoản có số dư đầu kỳ đã cho. 
2. Tính số dư ngày 30/4/20xx của các tài khoản khác. 
Bài 9: 
Lập định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế sau vào sơ đồ tài khoản (ĐVT: 
1.000đ): 
1. Vay dài hạn mua một TSCĐ hữu hình trị giá 500.000. 
2. Chủ doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp bằng tiền gửi 
ngân hàng là 80.000. 
3. Dùng lợi nhuận chưa phân phối để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 50.000, quỹ 
khen thưởng, phúc lợi 50.000. 
4. Mua nguyên vật liệu và hàng hóa nhập kho, chưa trả tiền cho người bán, trong 
đó: nguyên vật liệu: 120.000; hàng hóa: 50.000. 
5. Chuyển quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn vốn XDCB: 30.000. 
6. Chi cho CNV đi tham quan, du lịch, thanh toán cho công ty du lịch bằng tiền 
gửi ngân hàng 30.000 thuộc quỹ phúc lợi. 
Bài 10: 
Lập định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau vào sơ đồ tài khoản 
(giả sử các tài khoản có số dư hợp lý): 
1. Chủ doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng tiền mặt: 100.000.000đ. 
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền cho người bán: 
78.000.000đ. 
3. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng TGNH: 48.000.000đ. 
4. Vay ngắn hạn ngân hàng thanh toán cho người bán: 62.000.000đ. 
5. Nhập kho công cụ dụng cụ do nhân viên mua bằng tiền tạm ứng: 8.600.000đ. 
6. Thu hồi tạm ứng thừa nhập quỹ: 1.000.000đ, trừ vào lương người lao động: 
400.000đ. 
7. Rút TGNH: 
 Chương 3: Tài khoản kế toán và ghi sổ kép 
Trang 77 
- Thanh toán nợ vay ngắn hạn: 60.000.000đ. 
- Thanh toán cho người bán: 18.000.000đ. 
- Nhập quỹ tiền mặt: 22.000.000đ. 
8. Vay dài hạn ngân hàng mua một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 58.000.000đ. 
9. Chi tiền mặt: 
- Trả lương cho người lao động: 12.000.000đ. 
- Nộp thuế cho Nhà nước: 15.000.000đ. 
- Tạm ứng cho nhân viên mua hàng: 8.000.000đ. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_phan_1.pdf