Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh do Covid-19 gây ra thì thông tin chính xác rất quan

trọng, những tin đồn thất thiệt có thể gây hoang mang ảnh hưởng tới công tác phòng dịch. Bên

cạnh đó, một số người đã lợi dụng việc này để tung tin sai sự thật để câu like, trục lợi cá nhân, hoặc

nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Theo luật An ninh Mạng năm 2018 tại Điểm d Khoản 1

Điều 8 đã nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận. Vì vậy, trên cơ

sở cần phân tích chi tiết hơn để trên thực tế khi có hành vi vi phạm xảy ra thì cơ quan thực thi có thể

nhận định đúng tính chất của hành vi. Ngoài ra, việc phân tích quy định về hành vi đưa thông tin

giả còn tạo cơ sở pháp lý chắc chắn nhằm xét xử một cách đúng đắn và khách quan nhất có thể.

Xuất phát từ những yêu cầu thiết thực đó trong bài này chúng tôi sẽ làm rõ về việc tung tin sai sự

thật trên mạng xã hội.

Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trang 1

Trang 1

Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trang 2

Trang 2

Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trang 3

Trang 3

Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trang 4

Trang 4

Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trang 5

Trang 5

Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trang 6

Trang 6

Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6960
Bạn đang xem tài liệu "Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
 vi phạm của tổ chức, cá nhân phát tán những hình ảnh, thông tin sai sự thật sẽ 
nhanh chóng được tìm ra để chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
Tại Điểm d Khoản 1 Điều 8, luật An ninh Mạng năm 2018 có quy định về nghiêm cấm hành vi: 
"Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã 
hội, gây khó khăn cho các hoạt động cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại 
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác". Hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm 
có cảnh cáo và phạt tiền, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm 
hành chính, có các hình thức xử phạt như phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và có 
thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác. 
Căn cứ theo Khoản 3 và Khoản 5 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 
12 năm 2016 quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các 
hành vi như cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ 
quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp 
với lợi ích đất nước;... và các hình thức hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm 
và tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định. 
Tuy nhiên, ngày 15/04/2020, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ban hành ngày 13/11/2013 quy định xử 
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô 
tuyến điện sẽ thay thế bởi Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 03/02/2020 quy định xử 
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ 
thông tin và giao dịch điện tử, theo Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 10.000.000 
đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành 
vi sau: 
– Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy 
tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. 
– Cung cấp, chia sẻ tin bịa đặt gây hoang mang trong Nhân dân, kích động, bạo lực, tội ác, tệ 
nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc. 
1466 
Nghị định cũng quy định mức phạt đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, 
bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh 
đó, quy định sử dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: "Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây 
nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm trên". 
Những hình thức xử phạt trên áp dụng cho đối tượng xử phạt là tổ chức, vậy trường hợp cá nhân có 
hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định 
tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, ban hành ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi 
phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện 
và Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi 
phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và 
giao dịch điện tử. 
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng có quy định về việc xử lý vi phạm như sau: 
Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì 
theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể phạt tù từ 3 
tháng đến 7 năm về tội vu khống. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 
đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất 
định từ 01 năm đến 05 năm. 
Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng 
của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử 
lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ 
sung năm 2017). Mức hình phạt có thể lên đến 15 năm tù, phạt tiền cao nhất lên đến 100 triệu đồng, 
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm 
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 
Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, 
thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử 
dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình 
sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ở tội danh này, mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù, phạt tiền 
cao nhất lên đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc 
nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 
3 ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HÀNH VI TUNG TIN SAI SỰ THẬT TRÊN MẠNG 
XÃ HỘI 
Trong khi cả nước cùng nhau đồng lòng chống dịch theo chủ trương của Chính phủ ‚chống dịch 
như chống giặc‛ thì bên cạnh đó lại xuất hiện một loại dịch có tốc độ lây lan không kém virus 
corona đó là dịch ‚virus tin giả‛. Tin giả là một loại virus không gây bệnh nhưng lại gây nên hậu 
quả khôn lường cho toàn xã hội. Đại dịch virus tin giả bùng phát trong thời gian gần đây còn tăng 
cao khi Covid-19 là đề tài nóng mang sức hút mạnh mẽ thu hút mọi người và hơn hết với thời buổi 
hiện nay thì ai ai cũng đều trở thành ‚người đưa tin‛ trên mạng xã hội vì thế việc không thể kiểm 
soát được những tin tức sai trái kịp thời làm cho đại dịch này bùng phát mạnh. Việc tung tin giả 
1467 
không những tạo tâm lý hoang mang cho mọi người mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác 
phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, của Nhà nước Việt Nam. 
Thao tác chia sẻ một thông tin lên mạng chỉ mất vài giây nhưng nếu không kiểm chứng thông tin 
đúng đắn mà đưa những thông tin sai lệch, giật gân được họ cho là ‚nóng hổi‛ nhằm lan truyền 
đến mọi người chỉ để nổi tiếng hay nhằm mục đích tăng follow để bán hàng online của một số 
người ý thức vô cùng kém, trục lợi cá nhân trên nỗi lo sợ, hoang mang không chỉ của một vài người 
mà là một cộng đồng đang cùng nhau chống dịch thì lại hết sức nguy hại đến tâm lý của một vài 
bộ phận người. Người ta hồn nhiên chia sẻ những bài viết về sự bùng phát dịch, thậm chí là số 
người chết, đồn thổi những tin đồn thất thiệt về loại dịch này để gây hoang mang xã hội và ít nhiều 
ảnh hưởng đến đời sống người dân ở khu vực có người nhiễm đó, làm cho đời sống của họ lâm 
vào cảnh khó khăn vì bị những nơi khác xa lánh, sợ bị nhiễm bệnh. 
Ta có thể dễ dàng thấy hình ảnh người dân đổ xô đi mua lương thực dự trữ làm cho nguồn thực 
phẩm nhiều nơi không đáp ứng kịp. Hình ảnh người người chen lấn nhau để dành mua khẩu trang 
y tế, những tấm thẻ mang tên ‚bùa hộ mệnh‛, hay ‚dậy sóng‛ những clip phòng, chữa bệnh Covid-
19 nhưng chưa hề rõ về chất lượng sản phẩm, họ tranh nhau mua và trong số ấy có người lại 
không đeo khẩu trang hay không hề có cách bảo vệ bản thân cho mình và cộng đồng. Như thế, 
nếu lỡ đâu trong số ấy có người nhiễm bệnh thì đám đông kia cũng lại mang bệnh bênh mình và 
dần dần lây lan cho gia đình và mọi người... Nhiều người đã đặt niềm tin quá vào các clip chữa 
bệnh, trao tính mạng của mình cho tử thần mà không hề hay biết. 
Không dừng lại ở đó nhiều người còn lan truyền những thông tin liên quan đến kinh doanh, sản 
xuất Các đối tượng tung tin bịa đặt về việc có người Trung Quốc tại các khu công nghiệp tỉnh 
Quảng Nam nhiễm covid-19 và kêu gọi người dân ngừng các hoạt động buôn bán, không làm việc, 
không đến nhà máy, học sinh không đến trường  Hậu quả làm cho 1600 công nhân tại Cụm 
Công nghiệp Hà Lam và công ty Domex đình công tập thể [1]. 
Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, sinh viên. Hiện nay học sinh, sinh viên 
không thể đến trường, thay vào đó là các lớp học trực tuyến mà các giáo viên đã ngày đêm dồn sức 
thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp. Việc tung tin giả dẫn dắt dư luận theo hướng sai lệch, làm 
người ta tin vào điều xuyên tạc gây ảnh hưởng đến cuộc sống của một số gia đình, ảnh hưởng đến 
lòng tin của nhân dân với công cuộc phòng dịch của Chính phủ, mà dựa vào đó tạo điều kiện cho 
những thế lực phản động nổi dậy. Chính vì thế mỗi người chúng ta hãy thật tỉnh táo khi tiếp cận 
thông tin, cần bình tĩnh trong mọi trường hợp, đồng lòng, tạo sức mạnh cùng nhau chống đại dịch 
toàn cầu này. 
4 NHẬN ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM TUNG TIN SAI SỰ THẬT VÀO THỜI ĐIỂM 
DỊCH BỆNH COVID-19 
Theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội trong thời gian qua mới thấy sự 
vào cuộc nhanh chóng và quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc đập tắt các ổ dịch ‚Tin 
giả" tán phát thông tin sai sự thật trên phạm vi cả nước, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. 
1468 
Đơn cử như vụ việc ngày 11/3/2020, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết vừa xác minh và xử phạt 
hành chính một chủ tài khoản Facebook tại Quảng Ngãi vì đăng tải nội dung sai sự thật trên 
Facebook gây hoang mang dư luận. 
Trước đó, khoảng 21 giờ ngày 9/3/2020, Phòng An ninh Chính trị nội bộ - Công an tỉnh Quảng Ngãi 
phát hiện 1 tài khoản Facebook Kiều's Kim's đăng tải bài viết có nội dung ‚Xong rồi lượm ơi. Covid-
19 đã có tại Quảng Ngãi...!!!‛, kèm theo đoạn tin nhắn sai sự thật về Covid-19 giữa chủ tài khoản và 
người bạn. 
Phòng An ninh Chính trị nội bộ - Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành xác minh, xác định chủ tài 
khoản là bà H.T.K.K. (26 tuổi, trú tại phường Nghĩa Lộ, TP. Quảng Ngãi). Qua đó, chủ tài khoản này 
thừa nhận bài viết mình đăng tải là sai sự thật, là hành vi vi phạm pháp luật, gây hoang mang cho 
dư luận và hứa sẽ không tái phạm. 
Cơ quan An ninh đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi 
phạm hành chính (mức phạt 5 triệu đồng) đối với bà K về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật liên 
quan đến dịch cúm Covid-19 trên Facebook cá nhân gây hoang mang cho người dân dựa vào quy 
định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 66, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, ban hành ngày 13/11/2013 [2]. 
Quảng cáo thuốc kháng Covid-19 
Cộng đồng xã hội lan truyền tin đồn (trong đó có huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) do một số cá nhân 
đăng, chia sẻ trên mạng Facebook về việc người nhiễm Covid-19 sẽ được chữa khỏi qua đêm bằng 
việc uống nước đun sôi từ tỏi. Tin đồn trên đã thu hút sự quan tâm, gây lầm tưởng cho những người 
biết được là dùng tỏi có thể chữa khỏi bệnh khi nhiễm Covid-19, thậm chí dùng tỏi sẽ chữa khỏi qua 
một đêm, từ đó dễ dẫn đến việc không thực hiện biện pháp phòng ngừa, cách ly, trị bệnh theo tinh 
thần chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế và cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch 
Covid-19. 
Sau khi tổ chức truy xét trên địa bàn huyện Bình Sơn sáng 21/03/2020, Công an huyện Bình Sơn 
(Quảng Ngãi) cho biết, Công an huyện Bình Sơn đã có quyết định xử phạt hành chính cô Lâm Thị 
Thúy D. (23 tuổi, giáo viên mầm non, thường trú ở xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn) về hành vi đưa 
tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội. 
Cách đây một tuần, cô D. có đăng trên Facebook cá nhân nội dung: "Khẩu trang, nước rửa tay thôi 
thì không đủ đâu ạ. Em oder từ tiệm thuốc Thái Lan về nên mọi người yên tâm. Vừa tới cô bán thuốc 
bảo các bác sĩ Thái Lan chế tạo ra được thuốc kháng sinh virus Corona nghe mừng hết lớn. Đó là 
kháng sinh Covid-19 có tên Fai - Talai Jone". Cô D. cho rằng mục đích đăng tin là để bán được 
thuốc, kiếm lời. 
Sau đó, cô D. đã gỡ bài viết này, đăng lời xin lỗi cộng đồng mạng. Tại cơ quan Công an, D. thừa 
nhận hành vi sai trái của mình về việc chia sẻ thông tin trên chưa được kiểm chứng, sai sự thật gây 
hoang mang cho cộng đồng xã hội, dễ dẫn đến việc người trong diện phải cách ly sẽ không thực 
hiện các biện pháp cách ly theo quy định của ngành y tế hoặc có dấu hiệu nghi vấn nhiễm Covid-
19 không đến cơ y tế để khám mà tự sử dụng nước tỏi uống để chữa trị. Từ đó, nguy cơ lây nhiễm 
1469 
Covid-19 rất cao, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của mọi người. Hiện Công an huyện 
Bình Sơn củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 
Qua đây khuyến cáo người dân cần cảnh giác, biết chọn lọc và tiếp nhận những thông tin chính 
thống từ các cơ quan báo chí và những cơ quan có thẩm quyền cung cấp, tránh hậu quả vì sự thiếu 
hiểu biết, ‚suy nghĩ và hành động nhanh hơn‛ quy định của pháp luật. 
(Vụ này xử phạt 7,5 triệu đồng) về hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định số 
174/2013/NĐ-CP ban hành ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh 
vực bưu chính viễn thông [3]. 
5 KIẾN NGHỊ 
Từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, có khá nhiều trường hợp đưa tin không đúng sự thật về tình 
hình dịch bệnh, đưa những thông tin sai lệch nhằm tác động tiêu cực đến dư luận xã hội. Một vài 
thành phần còn lợi dụng thời cơ này để thu lợi bất chính từ việc buôn bán vật tư y tế không đảm 
bảo chất lượng hay những loại thuốc thần ngăn ngừa Corona được bán với giá cao ngất ngưỡng. 
Những hành vi sai trái ấy không những gây hoang mang cho người dân mà còn gây khó khăn 
trong công tác phòng, chống dịch của Chính phủ. Vì thế, không ít những trường hợp đã bị xử lý vì 
những hành vi, phát ngôn của mình gây ra. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh những 
trường hợp gây nên dịch ‚tin giả‛ và xử lý theo quy định pháp luật. Những người gây nên những tin 
đồn thất thiệt ấy đều đã được xử lý hành chính: phạt tiền, buộc gỡ bỏ những bài viết sai sự thật, 
đăng tin đính chính về việc làm sai trái của mình. Thế nhưng hình như mức phạt còn quá nhẹ, 
không thể cắt đứt triệt để vấn nạn tin giả này nên hàng giờ, hàng ngày vẫn có nhiều người tiếp tục 
vi phạm và bị xử lý. 
Vì vậy, để quán triệt chặt chẽ và tiêu diệt dịch ‚tin giả‛ này thì việc khởi tố hình sự người tung tin 
giả là vô cùng cần thiết, mong rằng các cơ quan chức năng, chính quyền cần triển khai, áp dụng 
việc xử lý hình sự để ren đe, giúp các đối tượng thấy rõ được hành vi sai trái của mình. Đấy cũng 
như là lời cảnh cáo cho mọi người cần có trách nhiệm với phát ngôn, hành vi của bản thân đối 
với xã hội. Mỗi người cần thanh lọc thông tin một cách kỹ lưỡng, chính xác, không hoang mang, 
không được chủ quan để bảo vệ chính mình. Ý thức của mỗi người là trên hết, ‚ý thức tạo nên sức 
mạnh‛ cùng với Đảng và nhà nước nghiêm trị những thành phần xấu gây ảnh hưởng đến xã hội, 
tạo niềm tin cho nhân dân, để Chính phủ và Nhà nước không lo về phạt xử lý mà thay vào đó tập 
trung chống dịch. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Cao Hồng, 29/02/2020, ‚Tin giả hoành hành giữa tâm dịch Covid-19‛, xem tại 
(
hoanh-hanh-giua-tam-dich-COVID-19-583683/). 
[2] Hà Phương, 11/03/2020, ‚Quảng Ngãi: Thêm 1 đối tượng tung tin giả về Covid-19 bị xử lý‛, 
xem tại (
ly-377472.html). 
1470 
[3] T.Trực, 21/03/2020, ‚Cô giáo lên mạng quảng cáo thuốc kháng virus Corona bị xử phạt ‛, 
xem tại (https://nld.com.vn/thoi-su/co-giao-len-mang-quang-cao-thuoc-khang-virus-
corona-bi-xu-phat-20200321074314868.htm). 

File đính kèm:

  • pdfxu_ly_hanh_vi_tung_tin_sai_su_that_tren_mang_xa_hoi_lien_qua.pdf