Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán và thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp

TÓM TẮT

Chiết khấu thanh toán là một loại chiết khấu mà nhiều doanh nghiệp dùng để tác động đến khách hàng

nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm trước thời hạn qui ước trong hợp đồng. Chính

sách chiết khấu được xây dựng linh hoạt phù hợp cho từng đối tượng khách hàng với các thời điểm

thanh toán trước hạn khác nhau là vấn đề chưa được làm rõ mà nhiều giảng viên, sinh viên ngành kế

toán doanh nghiệp và các nhân viên kế toán rất quan tâm vì còn lúng túng khi giải quyết vấn đề này.

Bài viết đưa ra những căn cứ xây dựng chính sách chiết khấu, xác định mức chiết khấu làm cơ sở phản

ánh hạch toán kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp.

Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán và thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán và thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán và thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán và thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán và thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán và thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 12640
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán và thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán và thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp

Xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán và thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp
14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU THANH TOÁN 
VÀ THỰC HIỆN KẾ TOÁN CHIẾT KHẤU THANH TOÁN 
 TRONG DOANH NGHIỆP
 Nguyễn Thị Mỵ 
 Khoa Kế toán Tài chính 
Email: mynt@dhhp.edu.vn
Ngày nhận bài: 27/8/2020
Ngày PB đánh giá: 21/9/2020
Ngày duyệt đăng: 25/9/2020
TÓM TẮT
Chiết khấu thanh toán là một loại chiết khấu mà nhiều doanh nghiệp dùng để tác động đến khách hàng 
nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm trước thời hạn qui ước trong hợp đồng. Chính 
sách chiết khấu được xây dựng linh hoạt phù hợp cho từng đối tượng khách hàng với các thời điểm 
thanh toán trước hạn khác nhau là vấn đề chưa được làm rõ mà nhiều giảng viên, sinh viên ngành kế 
toán doanh nghiệp và các nhân viên kế toán rất quan tâm vì còn lúng túng khi giải quyết vấn đề này. 
Bài viết đưa ra những căn cứ xây dựng chính sách chiết khấu, xác định mức chiết khấu làm cơ sở phản 
ánh hạch toán kế toán chiết khấu thanh toán trong doanh nghiệp.
Từ khóa: chiết khấu thanh toán, tỷ lệ chiết khấu thanh toán, kế toán chiết khấu thanh toán.
 PAYMENT DISCOUNT POLICY AND ACCOUNTING FOR PAYMENT 
DISCOUNT IN ENTERPRISES
ABSTRACT:
Payment discount is a type of discount that many businesses use to impact on customers and encourage 
them to pay for goods early before the deadline specified in the contract. A flexible discount policy suitable 
for each customer with different timings of repayment is an unclear issue making many lecturers and 
students of accounting major as well as accountants take much care because they are still confused when 
solving the problem. This article provides the background for producing discount policy, and determining 
the discount rate as a basis that reflects accounting for payment discount in enterprises.
Key words: payment discount, payment discount rate, accounting for payment discount.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hoạt động của doanh nghiệp 
bán hàng là khâu cuối của quá trình sản 
xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kết quả 
của doanh nghiệp và có ảnh hưởng ngược 
trở lại đến khâu sản xuất sản phẩm; doanh 
nghiệp có chính sách bán hàng cho khách 
hàng chậm trả nếu không có chính sách 
tác động thu hồi nợ đối với lượng hàng đã 
bán này sẽ không đảm bảo nguồn tiền cho 
hoạt động sản xuất tiếp theo, doanh nghiệp 
sẽ tự đẩy mình lâm vào khủng hoảng tài 
chính. Để tác động đến khách hàng nhằm 
khuyến khích khách hàng thanh toán sớm 
trước thời hạn qui ước trong hợp đồng, 
doanh nghiệp cần thiết xây dựng chính 
sách chiết khấu thanh toán phù hợp với 
từng đối tượng khách hàng khác nhau theo 
thời hạn thanh toán.
15TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 42, tháng 9 năm 2020
Thực tế hiện nay chính sách chiết khấu 
thanh toán các doanh nghiệp áp dụng linh 
hoạt được thỏa thuận giữa hai bên và thể 
hiện trên hợp đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ chiết 
khấu, mức chiết khấu áp dụng chưa có qui 
định hay hướng dẫn cụ thể. Bài viết thực 
hiện để làm rõ căn cứ xây dựng tỷ lệ chiết 
khấu để các đối tượng các doanh nghiệp 
quan tâm dễ dàng thực hiện.
2. NỘI DUNG 
2.1. Khái niệm chiết khấu thanh toán
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, 
chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập 
khác” (Ban hành và công bố theo Quyết 
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 
12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): 
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người 
bán giảm trừ cho người mua, do người 
mua thanh toán tiền mua hàng trước thời 
hạn theo hợp đồng. 
2.2. Đối tượng hưởng, căn cứ xác định 
chiết khấu thanh toán (CKTT)
2.2.1. Đối tượng hưởng CKTT:
Đối tượng khách hàng trong doanh 
nghiệp có nhiều đối tượng khác nhau mở 
chi tiết theo công nợ, có khách hàng đã 
thanh toán xong tiền hàng, thanh toán 
một phần tiền hàng, chưa thanh toán và 
các thời hạn thanh toán qui định trong hợp 
đồng khác nhau. Để xác định đối tượng 
hưởng chiết khấu thanh toán cần phân loại 
khách hàng thành các nhóm đối tượng tùy 
thuộc vào thời hạn thanh toán:
- Đối tượng khách hàng thời hạn thanh 
toán trước hạn được tính theo ngày.
- Đối tượng khách hàng thời hạn thanh 
toán trước hạn được tính theo tuần.
- Đối tượng khách hàng thời hạn thanh 
toán trước hạn được tính theo tháng.
- Đối tượng khách hàng thời hạn thanh 
toán trước hạn được tính theo quí.
- Đối tượng khách hàng thời hạn thanh 
toán trước hạn được tính theo năm.
Đối tượng khách hàng hưởng chiết khấu 
sẽ quyết định mức lãi suất chiết khấu được 
hưởng của từng đối tượng khách hàng.
2.2.2.Xác định giá trị chiết khấu
 Chiết khấu thanh toán là khoản tiền 
giảm trừ khi khách hàng thanh toán tiền 
mua hàng trước thời hạn đã thỏa thuận 
hoặc vì 1 lý do ưu đãi khác. Do đó khi 
xác định giá trị chiết khấu cho khách hàng 
được hưởng phải đảm bảo nguyên tắc giá 
trị về thời gian của tiền.
Giá trị tiền tệ theo thời gian (Time 
Value Of Money) là số tiền bạn đang có 
hiện tại sẽ có giá trị lớn hơn so với số tiền 
tương đương trong tương lai.
Tiền tệ có giá trị theo thời gian bởi các 
lí do sau:
Thứ nhất, chi phí cơ hội của tiền: đồng 
tiền luôn có cơ hội sinh lời. Tiền lãi là 
chi phí cơ hội bị mất đi nếu bạn lựa chọn 
phương án đầu tư này thay vì lựa chọn 
phương án đầu tư khác. Dẫn đến một 
đồng ngày hôm nay sẽ có giá trị cao hơn 
ở tương lai.
Thứ hai, tính lạm phát: khi 
mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền 
tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn 
so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh 
sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền 
tệ hay chính là đồng tiền bị giảm giá trị. 
Việc cất tiền trong nhà là một trong những 
nguyên nhân lạm phát. Tốt nhất nên để 
đồng tiền luân chuyển vừa tăng giá trị vừa 
16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
thúc đẩy kinh tế phát triển và đồng tiền 
càng tăng giá trị.
Thứ ba, tính rủi ro: những biến động 
về Kinh tế - Chính trị - Xã hội hình thành 
nên những rủi ro; cất tiền cũng là rủi ro. 
Vậy nên hãy tìm cách đầu tư, rủi ro càng 
nhiều thì lợi nhuận càng cao theo đó giá trị 
tiền tệ sẽ tăng cao.
Như vậy giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện 
tại sẽ có giá trị lớn hơn so với số tiền tương 
đương trong tương lai; hay số tiền tương 
đương thu được ở tương lai nếu muốn 
nhận được ngay ở thời điểm hiện tại phải 
chiết khấu và nhận được số tiền ít hơn. 
Xác định tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng 
được hưởng tùy thuộc vào chi phí cơ hội 
của tiền, tính lạm phát, tính rủi ro và thời 
hạn khách hàng thanh toán sớm trước hạn. 
Cần đặt ra các mức chiết khấu khác nhau 
theo các thời hạn thanh toán sớm tính theo 
ngày, tuần, tháng, quí, năm.
 Mức chiết khấu xác định căn cứ 
theo tỷ lệ chiết khấu, số tiền khách hàng 
thanh toán ở thời điểm hiện tại được xác 
định theo giá trị hiện tại của một khoản 
tiền. Giá trị hiện tại của một khoản tiền 
phát sinh tại một thời điểm trong tương lai 
được xác định bằng công thức tổng quát:
PV =
 FV
 (1+ r)n
Trong đó:
FV : là số tiền khách hàng phải thanh 
toán ở tương lai (sau n kỳ).
PV : là giá trị khoản tiền khách hàng 
thanh toán sớm ở hiện tại.
r : là lãi suất chiết khấu (tỷ lệ chiết 
khấu thanh toán cho khách hàng).
Lãi suất chiết khấu cho khách hàng 
được hưởng tùy thuộc vào đối tượng 
khách hàng có thời hạn thanh toán sớm 
trước hạn ngày, tuần, tháng, quí hay năm.
n: số thời kỳ thanh toán sớm (số ngày, 
số tuần, số tháng, số năm).
Suy ra công thức xác định giá trị chiết 
khấu thanh toán:
Giá trị chiết 
khấu cho 
khách hàng 
được hưởng
=
Số tiền khách 
hàng phải thanh 
toán ở tương lai -
Giá trị khoản tiền 
khách hàng thanh 
toán sớm ở hiện tại = FV - PV
* Áp dụng thực hiện tại Công ty TNHH 
Kế Toán Hà Nội bán một lô hàng cho 
công ty Thành Gia Luật ngày 15/8/2020 
với tổng giá thanh toán là 1.100.000.000đ. 
Theo hợp đồng công ty Thành Gia Luật 
thanh toán ngay 50%, số còn lại thanh 
toán sau 3 tháng, số thanh toán ngay công 
ty Thành Gia Luật đã thực hiện chuyển 
khoản cho Công ty TNHH Kế toán Hà 
Nội. Trong hợp đồng ghi rõ nếu thanh toán 
sớm trước thời hạn 1 tháng công ty Thành 
gia Luật sẽ được hưởng chiết khấu thanh 
toán 1%/tháng/ tổng tiền còn phải thanh 
toán. Sau khi trừ chiết khấu thanh toán 
công ty Thành gia Luật thực hiện thanh 
toán cho Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội 
bằng chuyển khoản.
Ngày 15/9/2020 công ty Thành Gia 
Luật thực hiện thanh toán cho công ty 
TNHH Kế toán Hà Nội. Số tiền công ty 
Thành Gia Luật còn thanh toán tại thời 
điểm 15/9/2020 sẽ được hưởng lãi suất 
17TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 42, tháng 9 năm 2020
chiết khấu 1%/tháng và số tháng thanh 
toán sớm trước hạn là 2 tháng, xác định 
cụ thể:
Số tiền công ty Thành Gia Luật còn 
phải thanh toán FV=550.000.000 đ.
Số tiền công ty Thành Gia Luật thanh 
toán ngày 15/9/2020:
PV = 550.000.000/(1+1%)2 
 = 539.162.827 đ
Số tiền công ty Thành Gia Luật được 
hưởng chiết khấu thanh toán: 
550.000.000 – 539.162.827 = 10.837.173 đ
2.3. Thực hiện Kế toán chiết khấu thanh 
toán trong doanh nghiệp
2.3.1. Chứng từ sử dụng
(1) Chứng từ thu, chi tiền hoặc chứng 
từ khấu trừ công nợ.
Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 219/2013/
TT-BTC quy định: “Điều 5. Các trường hợp 
không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT...
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền 
thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ 
trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền 
phát thải và các khoản thu tài chính khác 
thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với 
cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích 
chi để lập chứng từ chi tiền. []”
Chiết khấu thanh toán được xem là 
khoản chi phí tài chính mà bên bán chấp 
nhận chi cho bên mua, chứ không phải là 
việc bán hàng hóa, dịch vụ. Do đó, bên 
bán và bên mua lập Phiếu chi và Phiếu thu 
khi nhận tiền Chiết khấu thanh toán, chứ 
không lập hóa đơn.
(2) Hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng 
phải ghi rõ tỷ lệ hoặc số tiền chiết khấu 
thanh toán.
+ Đối với bên bán, căn cứ theo quy 
định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-
BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản 
chi nếu đáp ứng những điều kiện sau:
 Khoản chi thực tế phát sinh liên quan 
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của 
doanh nghiệp;
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ 
hợp pháp theo quy định của pháp luật;
Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng 
hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu 
đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) 
khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán 
không dùng tiền mặt.
Do đó, chi phí Chiết khấu thanh toán 
được tính chi phí hợp lý nếu bên bán có 
hợp đồng mua bán ghi rõ việc Chiết khấu 
thanh toán và chứng từ thanh toán đúng 
quy định.
+ Đối với bên mua, căn cứ vào chứng 
từ thu tiền, khoản chiết khấu này được 
tính vào khoản thu nhập chịu thuế theo 
quy định tại Khoản 15 Điều 7 của Thông 
tư 78/2014/TT-BTC.
2.3.2.Tài khoản sử dụng 
Để hạch toán khoản chiết khấu thanh 
toán: 
Đối với bên chiết khấu (bên bán): chiết 
khấu thanh toán được dùng với mục đích 
là tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn 
của doanh nghiệp quá lâu nên được xem là 
một công cụ tài chính (chi hoạt động tài 
chính), theo đó khoản chiết khấu cho 
khách hàng bên bán sử dụng Tài khoản 
635 - Chi phí tài chính.
Đối với bên nhận chiết khấu (bên mua): 
ngược lại với bên bán khi nhận khoản 
chiết khấu bên mua sử dụng tài khoản 515 
- Doanh thu hoạt động tài chính.
18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
2.3.3. Phương pháp hạch toán kế toán 
chiết khấu thanh toán
2.3.3.1. Tại bên chiết khấu thanh toán 
(bên chi tiền):
Trường hợp 1: chiết khấu thanh toán 
sau khi bên mua đã thanh toán tiền hàng, 
bên chiết khấu thanh toán lập chứng từ 
chi; căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Tổng 
chiết khấu thanh toán phải trả.
Có các TK 111, 112: Nếu trả bằng tiền 
mặt hoặc chuyển khoản.
Trường hợp 2: chiết khấu thanh toán 
sau theo hình thức bù trừ công nợ, bên chiết 
khấu thanh toán lập chứng từ khấu trừ công 
nợ; căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112 –Số tiền còn lại đươc 
nhận sau khi trừ chiết khấu thanh toán.
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Tổng 
chiết khấu thanh toán phải trả.
 Có TK 131 – Phải thu của khách hàng 
(nếu bù trừ luôn vào khoản phải thu).
2.3.3.2 Tại bên nhận chiết khấu thanh 
toán (bên nhận tiền):
Bên nhận chiết khấu thanh toán lập chứng 
từ thu, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi: 
Nợ các TK 111, 112: Nếu nhận tiền 
mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài 
chính: Tổng chiết khấu thanh toán được hưởng.
Hoặc chứng từ khấu trừ công nợ, căn 
cứ vào chứng từ, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán 
(nếu giảm trừ công nợ).
Nợ các TK 111, 112: Nếu nhận tiền 
mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động 
tài chính: Tổng chiết khấu thanh toán 
được hưởng.
Vận dụng hạch toán kế toán tại Công 
ty TNHH Kế Toán Hà Nội và Công ty 
Thành Gia Luật. Với số liệu trên, kế toán 
sẽ hạch toán khoản chiết khấu thanh toán 
như sau (ĐVT đồng):
Tại công ty TNHH Kế Toán Hà Nội 
(bên chiết khấu), kế toán lập chứng từ 
khấu từ công nợ và thực hiện ghi:
Nợ TK 112: 539.162.827.
Nợ TK 635 : 10.837.173.
Có TK 131 : 550.000.000.
Tại công ty Thành Gia Luật (bên nhận 
chiết khấu), kế toán ghi:
Nợ TK 331 : 550.000.000.
Có TK 515: 10.837.173.
Có TK 112: 539.162.827.
3. KẾT LUẬN 
Giá trị tiền tệ dưới tác động của nhiều 
nhân tố sẽ thay đổi theo thời gian, 1 triệu 
đồng ngày hôm nay sẽ khác với 1 triệu 
đồng trong tương lai. Khi doanh nghiệp 
nhận được khoản tiền hàng sớm ở hiện 
tại thay vì một thời điểm ở tương lai cần 
có chính sách chiết khấu thanh toán cho 
bên mua để đảm bảo lợi ích của đôi bên 
trong quan hệ. Xác định giá trị chiết khấu 
thanh toán làm căn cứ cho hạch toán áp 
dụng thực hiện tại doanh nghiệp nó tùy 
thuộc vào thời hạn thanh toán sớm của 
khách hàng. Dựa trên chi phí cơ hội của 
tiền, tính lạm phát, tính rủi ro tác động 
làm giảm giá trị của tiền, tỷ lệ chiết khấu 
thanh toán, giá trị chiết khấu thanh toán 
cho khách hàng được hưởng xác định tùy 
thuộc từng thời điểm tác động của các 
nhân tố trên.
19TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 42, tháng 9 năm 2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư 96/2015/
TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư số 200/2014/
TT-BTC ngày 22/12/2002 của Bộ Tài chính.
3. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-
BTC (18/6/2014) của Bộ Tài chính hướng dẫn thi 
hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (26/12/2013) 
của Chính phủ.
4. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư 219/2013/
TT-BTC (31/12/2013) của Bộ Tài chính hướng 
dẫn thi hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP 
(18/12/2013) của Chính phủ.
5. Bộ Tài Chính (2006), Chế độ kế toán 
doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.
6. Bộ Tài Chính (2001), Chuẩn mực số 14 
“Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành và công 
bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 
tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_chinh_sach_chiet_khau_thanh_toan_va_thuc_hien_ke_to.pdf