Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành môn học Kế toán tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh

TÓM TẮT Bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành môn học Kế toán tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh được xây dựng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thực tiễn khi giảng dạy môn học Kế toán tài chính 1 và Kế toán trên máy vi tính. Bộ cơ sở dữ liệu bao gồm những thông tin chung của một doanh nghiệp sản xuất, đặc điểm chung về công tác kế toán tại doanh nghiệp và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một kỳ kế toán. Kèm theo bộ cơ sở dữ liệu là bộ đáp án và bản hướng dẫn sử dụng. Bộ cơ sở dữ liệu có thể sử dụng cho sinh viên làm kế toán thủ công trên bộ sổ kế toán theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, đồng thời được sử dụng cho sinh viên khi thực hành trên phần mềm kế toán đang được giảng dạy tại Khoa. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm nguồn tài liệu giảng dạy môn học Kế toán và góp phần nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên khi học môn Kế toán tại Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành môn học Kế toán tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trang 1

Trang 1

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành môn học Kế toán tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trang 2

Trang 2

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành môn học Kế toán tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trang 3

Trang 3

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành môn học Kế toán tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trang 4

Trang 4

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành môn học Kế toán tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 7760
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành môn học Kế toán tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành môn học Kế toán tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành môn học Kế toán tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh 
doanh là hoạt động không thể thiếu, đặc biệt 
trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động này 
lại càng chiếm một vị trí quan trọng, nó quyết 
định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 
Để quản lý được các hoạt động trong doanh 
nghiệp cần có thông tin từ nhiều nguồn khác 
nhau, trong đó thông tin kế toán có vai trò quan 
trọng cho chủ doanh nghiệp làm cơ sở đưa ra 
các quyết định kinh tế - tài chính. Bên cạnh đó 
đối với Nhà nước, kế toán có vai trò theo dõi sự 
phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, 
tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế 
quốc gia, làm cơ sở để giải quyết tranh chấp về 
quyền lợi giữa các doanh nghiệp và cung cấp 
thông tin để Nhà nước đưa ra các chính sách vĩ 
mô về kinh tế... Với vai trò và ý nghĩa đó, kế 
toán đã và đang trở thành một nghề được xã hội 
quan tâm. 
Hiện nay trong đào tạo kế toán, phần kỹ 
năng thực hành của sinh viên còn hạn chế nên 
1ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp 
khi ra trường sinh viên gặp khó khăn trong 
việc triển khai các công việc kế toán tại các 
doanh nghiệp. Để khắc phục phần nào hạn chế 
đó, phương án xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu 
để sinh viên có thể thực hành môn học Kế toán 
tài chính 1 và Kế toán trên máy vi tính tại 
Trường là cần thiết và có ý nghĩa. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Nội dung nghiên cứu 
- Nghiên cứu xây dựng những thông tin cơ 
bản của doanh nghiệp mẫu; 
- Nghiên cứu xây dựng những thông tin ban đầu 
liên quan đến công tác kế toán tại doanh nghiệp; 
- Nghiên cứu xây dựng danh mục các 
nghiệp vụ kinh tế phát sinh điển hình trong 
một kỳ kế toán; 
- Nghiên cứu xây dựng bộ đáp án cho bộ cơ 
sở dữ liệu gốc; 
- Nghiên cứu xây dựng bản hướng dẫn sử 
dụng bộ cơ sở dữ liệu. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
a. Thu thập số liệu 
+ Đối với các số liệu thứ cấp: Kế thừa các 
tài liệu, báo cáo, các công trình nghiên cứu về 
xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ thực hành 
môn học kế toán. 
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 113
+ Đối với các số liệu sơ cấp: Tiến hành 
khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất theo các 
phần thực hành kế toán được tổ chức tại các 
doanh nghiệp. 
b. Xử lý số liệu 
Số liệu trong nghiên cứu được xử lý thông 
qua các phương pháp thống kê kinh tế, phân 
tích kinh tế và tham vấn chuyên gia trong lĩnh 
vực kế toán. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng bộ cơ sở 
dữ liệu 
- Yêu cầu khi xây dựng bộ cơ sở dữ liệu 
Bộ cơ sở dữ liệu cung cấp được những 
thông tin chung của doanh nghiệp, thông tin 
chung về công tác kế toán và xây dựng được 
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một kỳ 
kế toán phù hợp với các phần thực hành kế 
toán trong một doanh nghiệp sản xuất. 
- Nguyên tắc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu 
Khi xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, một số dữ 
liệu có thể thay đổi trong quá trình sử dụng 
như đặc điểm chung của doanh nghiệp, đặc 
điểm chung về công tác kế toán... thay đổi số 
đề theo từng sinh viên và linh hoạt phần yêu 
cầu thực hiện. 
2. Thông tin về doanh nghiệp 
Bộ cơ sở dữ liệu đã xây dựng cho một 
doanh nghiệp sản xuất có các bộ phận quản lý 
doanh nghiệp, bộ phận bán hàng và bộ phận 
sản xuất sản phẩm ván nhân tạo. 
3. Thông tin về công tác kế toán tại doanh nghiệp 
a. Thông tin chung về công tác kế toán tại 
doanh nghiệp 
Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Ban 
hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban 
hành ngày 20-3-2006đã chỉnh lý, bổ sung theo 
thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 
của Bộ Tài chính. 
b. Thông tin về các danh mục và số dư đầu kỳ 
các tài khoản 
- Danh mục thành phẩm: ván dăm và ván 
ghép thanh. 
- Danh mục kho hàng: kho hàng hoá, kho 
nguyên liệu và kho thành phẩm. 
- Danh mục phân nhóm vật tư, hàng hóa: 
nhóm 1 là hàng hoá, nhóm 2 là thành phẩm, 
nhóm 3 là nhiên liệu, vật liệu chính, vật liệu 
phụ và công cụ dụng cụ. 
- Danh mục vật tư, hàng hoá: gỗ keo, keo 
PVAC, keo UF, chất chống ẩm, chất đóng rắn... 
- Danh mục khách hàng, nhà cung cấp: gồm 
24 nhà cung cấp có mối liên hệ với công ty thông 
qua các giao dịch mua, bán và thanh toán, trong 
đó có các ngân hàng, cơ quan thuế, các nhà cung 
cấp, các khách hàng và đối tượng khác. 
- Danh mục bộ phận sử dụng tài sản cố 
định: bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận 
bán hàng và bộ phận sản xuất. 
- Danh mục nguồn vốn: nguồn vốn ngân 
sách nhà nước cấp, vốn tự có, vốn góp liên 
doanh và nguồn vốn khác. 
- Danh mục phân nhóm tài sản cố định: 
nhóm máy móc thiết bị, nhóm nhà xưởng kho 
tàng, nhóm phương tiện vận tải... 
- Danh mục tài sản cố định: gồm 18 tài sản 
cố định liên quan đến quá trình quản lý và hoạt 
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
- Số dư đầu kỳ các tài khoản: số dư đầu kỳ 
của 31 tài khoản từ loại 1 đến loại 4. 
- Số tồn kho đầu kỳ: có 6 mã vật tư được sử 
dụng số liệu để tính giá xuất kho vật liệu. 
- Số dư công nợ đầu kỳ đối với các đối 
tượng có liên quan. 
- Bảng lương tháng của các bộ phận trong 
tháng đầu kỳ. 
4. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ 
kế toán 
Qua nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề liên 
quan đến quá trình sản xuất sản phẩm ván dăm 
và ván ghép thanh như: quy trình sản xuất sản 
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 114
phẩm, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân 
công và các yếu tố đầu vào... đã xây dựng 
được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một 
kỳ kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
trong kỳ được mô phỏng trên hệ thống 117 
nghiệp vụ bao gồm: 9 nghiệp vụ về tiền lương 
và các khoản trích theo lương, 38 nghiệp vụ 
liên quan đến vật liệu và công cụ dụng cụ, 5 
nghiệp vụ về tài sản cố định, 28 nghiệp vụ về 
kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, 
13 nghiệp vụ về thành phẩm và tiêu thụ thành 
phẩm, 23 nghiệp vụ về kế toán vốn bằng tiền 
và 1 nghiệp vụ về kế toán thuế. Các nghiệp vụ 
kinh tế phát sinh được sắp xếp đan xen nhau 
theo trình tự phù hợp từ ngày đầu tiên đến 
ngày cuối cùng của kỳ kế toán .[6] 
Sau khi cung cấp đủ các dữ liệu sẽ đưa ra 
các yêu cầu người sử dụng bộ cơ sở dữ liệu 
phải thực hiện theo các công việc của kế toán 
như: lập các chứng từ liên quan đến một số 
nghiệp vụ điển hình, lập sổ sách kế toán có liên 
quan, lập báo cáo tài chính cuối kỳ và một số 
yêu cầu khác. 
5. Đáp án cho bộ cơ sở dữ liệu gốc 
Để có một doanh nghiệp cụ thể làm căn cứ 
xây dựng bộ đáp án thì phải cụ thể hoá tất cả 
các thông tin chung của doanh nghiệp và thông 
tin chung về công tác kế toán. Căn cứ vào số 
dư tài khoản và các dữ liệu đầu kỳ. Căn cứ vào 
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và coi 
đề số 00 là đề gốc. Bộ đáp án được xây dựng 
theo 2 phương pháp 
a. Bộ đáp án làm theo phương pháp thủ công 
- Bộ đáp án được thực hiện trên excel, có 
tác dụng làm căn cứ để chấm bài cho sinh viên 
khi sinh viên làm kế toán thủ công trong nội 
dung bài tập lớn thuộc môn học Kế toán tài 
chính 1. Đáp án có thể thay đổi kết quả theo sự 
thay đổi số đề của từng sinh viên. 
- Bộ đáp án bao gồm: Sổ nhật ký chung, sổ 
cái các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt, thẻ tính giá 
thành các sản phẩm, bảng cân đối số phát sinh, 
hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo thuế. 
b. Bộ đáp án làm theo phương pháp kế toán 
trên máy vi tính áp dụng phần mềm kế toán 
SAS INNOVA 6.8 
Bộ đáp án này được in theo tuỳ chọn trên 
phần mềm kế toán SAS INNOVA 6.8 trên cơ 
sở nhập liệu đầy đủ các thông tin về doanh 
nghiệp, thông tin về công tác kế toán, chế độ 
kế toán, số dư tài khoản và các dữ liệu đầu kỳ, 
nhập liệu theo từng loại phiếu dựa theo các 
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. 
Tuỳ theo người sử dụng phần mềm có thể in 
theo các tuỳ chọn khác nhau, tuy nhiên nếu 
nhằm mục đích kiểm tra lại bài tập của sinh 
viên khi sinh viên làm thủ công thì đáp án 
được in từ phần mềm SAS INNOVA 6.8 gồm: 
Sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản, sổ quỹ 
tiền mặt, thẻ tính giá thành các sản phẩm, bảng 
cân đối số phát sinh, hệ thống báo cáo tài chính 
và báo cáo thuế. 
6. Hướng dẫn sử dụng bộ cơ sở dữ liệu 
a. Hướng dẫn chung 
Bộ cơ sở dữ liệu trên có thể sử dụng cho 
nhiều đối tượng sử dụng trên cơ sở đối tượng 
sử dụng thay đổi những thông tin sau: 
- Thông tin chung về doanh nghiệp; 
- Thông tin về công tác kế toán; 
- Số đề; 
- Số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh; 
- Yêu cầu thực hiện đối với sinh viên. 
Mỗi một sự thay đổi các yếu tố nêu trên sẽ cho 
ra một bộ cơ sở dữ liệu khác. 
b. Hướng dẫn sử dụng bộ cơ sở dữ liệu làm 
theo phương pháp thủ công 
Phương pháp làm bài thực hành kế toán 
bằng phương pháp thủ công dựa trên bộ sơ sở 
dữ liệu kế toán được thực hiện theo quy trình 
kế toán theo sơ đồ 01 
Các bước công việc kế tiếp nhau theo trình 
tự mở sổ kế toán, ghi sổ kế toán, khóa sổ kế 
toán, lập bảng cân đối số phát sinh các tài 
khoản và lập các báo cáo tài chính. 
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 115
 Sơ đồ 01. Quy trình kế toán làm theo phương pháp thủ công 
c. Hướng dẫn sử dụng bộ cơ sở dữ liệu làm 
theo phương pháp kế toán máy trên phần mềm 
SAS INNOVA 6.8 
Bộ cơ sở dữ liệu khi thực hiện trên phần 
mềm kế toán SAS INNOVA 6.8 phải thực hiện 
qua các bước sau: 
Bước 1. Cập nhật các danh mục và số dư 
đầu kỳ như: danh mục đơn vị cơ sở, danh mục 
ngoại tệ, tỷ giá, danh mục tài khoản, danh mục 
khách hàng/nhà cung cấp, danh mục kho hàng, 
danh mục hàng hoá, vật tư, danh mục tài sản 
cố định, danh mục nguồn vốn, danh mục lý do 
tăng giảm tài sản, danh mục bộ phận sử dụng 
tài sản, danh mục nhóm tài sản, số dư đầu kỳ 
của các tài khoản không theo dõi công nợ, số 
dư đầu kỳ của các khoản theo dõi công nợ và 
số dư của tài khoản hàng tồn kho đầu năm. 
Bước 2. Cập nhật các chứng từ gốc: hoá 
đơn mua hàng, chi phí mua hàng, hoá đơn mua 
dịch vụ, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập hàng 
bán bị trả lại, hoá đơn dịch vụ, phiếu nhập kho, 
phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, phiếu thu 
qua ngân hàng, phiếu chi qua ngân hàng và 
phiếu kế toán. 
Bước 3. Kế toán tài sản cố định bao gồm: 
tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ khấu 
hao tài sản cố định, điều chỉnh khấu hao tài sản 
cố định, khai báo thôi khấu hao tài sản cố định, 
khai báo giảm tài sản cố định, khai báo tăng 
nguyên giá tài sản cố định. 
Bước 4. Thực hiện các công việc kế toán hàng 
tồn kho như: tính giá trung bình tháng hoặc tính 
giá trung bình di động theo ngày hoặc tính giá 
cho vật tư nhập trước, xuất trước... 
Bước 5. Kế toán giá thành 
Kiểm tra lại thông tin các phần hành kế toán 
đã thực hiện có liên quan đến tính giá thành từ 
việc tạo mã sản phẩm, tạo mã vụ việc, xuất kho 
nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, nhập 
kho sản phẩm sản xuất hoàn thành... Sau đó 
tính giá vốn cho hàng xuất kho, tính giá trung 
bình cho các kho, khai báo các bút toán phân 
bổ tự động, khai báo các bút toán kết chuyển tự 
động, kết chuyển tự động, phân bổ tự động và 
tính giá thành phẩm. 
Bước 6. Kết xuất báo cáo tài chính gồm: 
bảng cân đối số phát sinh tài khoản, bảng cân 
đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo 
dòng tiền theo phương pháp trực tiếp, thuyết 
minh báo cáo tài chính và báo cáo thuế. 
IV. KẾT LUẬN 
Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số 
kết luận sau: 
(1) Bộ cơ sở dữ liệu được xây dựng có thể 
sử dụng cho sinh viên các ngành thuộc khoa 
Kinh tế và quản trị kinh doanh khi học môn Kế 
toán tài chính 1 đồng thời áp dụng khi học môn 
Kế toán trên máy vi tính. Khi sinh viên sử 
dụng bộ cơ sở dữ liệu để thực hiện theo 
phương pháp kế toán thủ công ở môn học Kế 
toán tài chính 1, giảng viên có thể sử dụng bộ 
đáp án đã xây dựng trên excel để kiểm soát và 
chấm bài cho sinh viên bằng cách thay đổi số 
đề của từng sinh viên. 
(2) Căn cứ vào tình hình thực tiễn số sinh 
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2013 116
viên đông hoặc nhiều lớp bài tập giảng viên có 
thể bổ sung thêm hoặc rút bớt một số nghiệp vụ 
kinh tế phát sinh để tạo ra sự đa dạng về bộ cơ 
sở dữ liệu. Sau đó kết hợp với việc điều chỉnh 
phần đáp án được xây dựng trên excel sẽ có một 
bộ đáp án mới phục vụ cho việc chấm bài. 
(3) Bộ cơ sở dữ liệu còn sử dụng để sinh 
viên thực hành trên phần mềm kế toán, kết quả 
số liệu trùng khớp nhau khi làm thủ công và 
khi làm trên phần mềm kế toán SAS INNOVA 
6.8 làm căn cứ cho sinh viên kiểm tra lại kết 
quả thực hiện của mình khi làm kế toán bằng 
phương pháp thủ công. 
(4) Bộ cơ sở dữ liệu hiện tại được xây dựng 
chủ yếu phục vụ cho đối tượng sinh viên học 
môn Kế toán tài chính 1 và Kế toán trên máy 
vi tính, do đó các thông tin và nghiệp vụ tập 
trung chủ yếu vào doanh nghiệp sản xuất sản 
phẩm. Trên cơ sở bộ số liệu này, nếu được bổ 
sung thêm các thông tin và các loại nghiệp vụ 
cho đa dạng và thích hợp với một số loại hình 
doanh nghiệp tổng hợp thì cũng có thể được sử 
dụng cho môn học Kế toán khác có liên quan. 
(5) Bộ sơ sở dữ liệu được xây dựng không 
chỉ sử dụng cho sinh viên khi học môn Kế toán 
trên máy vi tính trên phần mềm SAS INNOVA 
6.8 mà còn có thể sử dụng làm dữ liệu cho sinh 
viên khi thực hành trên phần mềm kế toán khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Công (2006). Lý thuyết và thực hành kế 
toán tài chính. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 
2. Ngô Thế Chi, Trương Thị Thuỷ (2010). Giáo trình 
kế toán tài chính. NXB Tài chính. 
3. Nguyễn Thị Đông (2007). Lý thuyết hạch toán kế 
toán. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 
4. Phương Lan (2008). Cơ sở dữ liệu. NXB Lao 
động xã hội, Hà Nội. 
5. Công ty cổ phần Misa (2009). Kế toán máy kế 
toán doanh nghiệp. NXB Văn hoá – thông tin. 
6. Bùi Thị Sen. Báo các bộ CSDL phục vụ thực hành 
môn học kế toán. HN, 2012. 
BUILDING THE DATABASE 
FOR PRACTICING ACCOUNTING COURSE 
IN ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION FACULTY 
Bui Thi Sen, Nguyen Thi Bich Diep 
SUMMARY 
The database for practicing Accounting courses in the Faculty of Economics and Business Administration is built 
on the basis of practical needs when teaching the courses: Financial Accounting 1 and Accounting on computer. 
The database includes general information of manufacturing enterprises, the general characteristics of accounting 
in enterprises and economic transactions arising in an accounting period. Together with database are the answers 
and user manual. The database can be used for both accounting manually on the books of account prescribed by 
the Ministry of Finance and be used for students to practice on accounting software teaching at the Faculty. 
Research results have added the teaching resources for Accounting courses and contributed to improving practical 
skills for students when studying the Accounting courses at the Faculty of Economic and Business 
Administration. 
 Keywords: Accounting, business administration, Database, economics, practice. 
Người phản biện: TS. Trần Hữu Dào 
Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_bo_co_so_du_lieu_phuc_vu_thuc_hanh_mon_hoc_ke_toan.pdf