Xác định nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao Việt Nam

Cuộc cách mạng khoa học 4.0 đã không chỉ

thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu mà còn biến các

xã hội thành một nền kinh tế dựa trên tri thức

trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây ở

Việt Nam đã cho thấy sự phổ biến của các trang

web điện tử có lượng thông tin TDTT với chất

lượng cao hoặc thấp. Sự gia tăng của các trang

web đã dẫn đến nhu cầu xác định các tiêu chí đo

lường để đánh giá các khía cạnh liên quan đến

năng lực cạnh tranh, chất lượng sử dụng. Mục

tiêu là làm cho trang web hữu ích và gia tăng

người truy cập. Một tổ chức có trang web khó

sử dụng và tương tác, đưa ra hình ảnh kém trên

Internet sẽ làm suy yếu vị trí của họ. Do đó, điều

quan trọng đối với Trang tin điện tử TDTT Việt

Nam là cần đánh giá được năng lực cạnh tranh,

chất lượng của các dịch vụ đang cung cấp. Từ

đó cải thiện việc cung cấp thông tin và dịch vụ

của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam.

Đánh giá trang web được dựa trên nhiều lý

thuyết và khoa học. Mặc dù, đã có một số công

trình nghiên cứu về vấn đề này, song chủ yếu

tập trung đánh giá thành công của trang web

thông qua các yếu tố thăm dò. Điều này có

nguyên nhân từ việc thiếu khung tiêu chuẩn

hoặc điểm chuẩn xác định hiệu quả của trang

web. Dựa trên việc tổng hợp các phương pháp,

tiêu chí đánh giá đã sử dụng, bài viết này đề xuất

một khung đánh giá năng lực cạnh tranh của

Trang tin điện tử TDTT Việt Nam thông qua các

nhân tố chất lượng.

Xác định nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao Việt Nam trang 1

Trang 1

Xác định nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao Việt Nam trang 2

Trang 2

Xác định nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao Việt Nam trang 3

Trang 3

Xác định nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao Việt Nam trang 4

Trang 4

Xác định nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang duykhanh 3040
Bạn đang xem tài liệu "Xác định nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao Việt Nam

Xác định nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao Việt Nam
 trang web khó
sử dụng và tương tác, đưa ra hình ảnh kém trên
Internet sẽ làm suy yếu vị trí của họ. Do đó, điều
quan trọng đối với Trang tin điện tử TDTT Việt
Nam là cần đánh giá được năng lực cạnh tranh,
chất lượng của các dịch vụ đang cung cấp. Từ
đó cải thiện việc cung cấp thông tin và dịch vụ
của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Đánh giá trang web được dựa trên nhiều lý
thuyết và khoa học. Mặc dù, đã có một số công
trình nghiên cứu về vấn đề này, song chủ yếu
tập trung đánh giá thành công của trang web
thông qua các yếu tố thăm dò. Điều này có
nguyên nhân từ việc thiếu khung tiêu chuẩn
hoặc điểm chuẩn xác định hiệu quả của trang
web. Dựa trên việc tổng hợp các phương pháp,
tiêu chí đánh giá đã sử dụng, bài viết này đề xuất
một khung đánh giá năng lực cạnh tranh của
Trang tin điện tử TDTT Việt Nam thông qua các
nhân tố chất lượng.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp
toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
Bằng việc sử dụng các phương pháp khoa
học, chúng tôi đã tổng hợp được các nhân tố và
tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Trang
thông tin điện tử TDTT Việt Nam thông qua các
nhân tố chất lượng. Trên cơ sở đó, phỏng vấn
các cán bộ quản lý, chuyên gia, phóng viên và
kỹ sư tin học theo thang đo Likert với 5 mức độ.
Đánh giá theo thang điểm: Từ 1.00 - 1.80 điểm:
Rất không đồng ý (C1); 1.81 - 2.60 điểm:
Không đồng ý (C2); 2.61 - 3.40 điểm: Bình
thường (C3); 3.41 - 4.20 điểm: Đồng ý (C4);
4.21 - 5.00 điểm: Rất đồng ý (C5). Kết quả thu
27
- Sè 2/2020
được như trình bày ở bảng 1 và biểu đồ 1.
Từ kết quả thu được ở bảng 1 và biểu đồ 1
cho thấy:
- Ở nhân tố chất lượng nội dung có 6/7 tiêu
chí có kết quả điểm trung bình từ 4.43 – 4.59
điểm thuộc mức rất đồng ý và 1/7 tiêu chí có
điểm 4.17 thuộc mức đồng ý;
- Ở nhân tố chất lượng thiết kế có 2/5 tiêu chí
có kết quả điểm trung bình từ 4.47 – 4.53 điểm
thuộc mức rất đồng ý và 3/5 tiêu chí có điểm từ
4.12 – 4.16 thuộc mức đồng ý;
- Ở nhân tố chất lượng tổ chức có 2/4 tiêu chí
có kết quả điểm trung bình từ 4.43 – 4.53 điểm
thuộc mức rất đồng ý và 2/4 tiêu chí có điểm từ
4.16 – 4.19 thuộc mức đồng ý;
- Ở nhân tố chất lượng thân thiện với người
dùng cả 4/4 tiêu chí có kết quả điểm trung bình
từ 4.48 – 4.59 điểm thuộc mức rất đồng ý.
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 
của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam (n=58)
TT Nhân tố Tiêu chí Ký hiệu x
1 Chất lượng nội dung
Tính cập nhật ND1 4.59
Phạm vi phù hợp ND2 4.57
Đa ngôn ngữ, văn hóa ND3 4.48
Truyền tải đa dạng ND4 4.43
Chính xác ND5 4.48
Khách quan ND6 4.45
Tính pháp lý ND7 4.17
2 Chất lượng thiết kế
Hấp dẫn người dùng TK1 4.53
Thích hợp web tin tức TK2 4.47
Màu sắc TK3 4.12
Hình ảnh/Âm thanh/Video tối ưu TK4 4.16
Văn bản chuẩn mực TK5 4.48
3 Chất lượng tổ chức
Danh mục nội dung TC1 4.16
Sơ đồ trang tin TC2 4.19
Tính nhất quán TC3 4.43
Liên kết TC4 4.53
4 Thân thiện với người dùng
Sử dụng dễ dàng TT1 4.59
Đáng tin cậy TT2 4.52
Tính tương tác cao TT3 4.48
Bảo vệ quyền riêng tư TT4 4.52
Biểu đồ 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí theo thang đo Likert
28
BµI B¸O KHOA HäC
Như vậy, có tổng số 14/20 tiêu chí ở mức rất
đồng ý và 6/20 tiêu chí ở mức đồng ý. Hay nói
cách khác là đã có sự đồng thuận rất cao từ các
đối tượng phỏng vấn và được đề tài sử dụng
trong đánh giá năng lực cạnh tranh của Trang tin
điện tử TDTT Việt Nam.
2. Khung đánh giá năng lực cạnh tranh
của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam
Như vậy, kết quả lựa chọn các nhân tố và tiêu
chí đánh giá Trang tin điện tử TDTT Việt Nam
được đề xuất, bên cạnh một số chỉ tiêu mà đề tài
thấy chúng quan trọng từ kinh nghiệm tác
nghiệp trong lĩnh vực TDTT, đã bao hàm cả các
nhân tố, tiêu chí của các công trình đã nghiên
cứu về đánh giá chất lượng web. Sơ đồ 1 là tóm
tắt khung đánh giá năng lực cạnh tranh của
Trang tin điện tử TDTT Việt Nam thông qua các
nhân tố chất lượng.
Chất lượng nội dung:
Chất lượng nội dung là nguồn giá trị chính cho
người dùng quan tâm đến lĩnh vực TDTT. Đây là
nhân tố quan trọng nhất của trang thông tin điện
tử liên quan đến các đặc điểm của thông tin TDTT
Việt Nam. Nhân tố này được một số nghiên cứu
coi là cơ bản nhất trong mô hình đánh giá web mà
không xem xét các nhân tố khác. Ở khung đánh
giá Trang tin điện tử TDTT Việt Nam thì chất
lượng nội dung được tóm tắt theo các tiêu chí sau:
- Tính cập nhật: Được coi như đơn vị tính của
Trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Nó được xác
định qua mức độ, tần suất và sự rõ ràng khi trang
tin được cập nhật.
- Phạm vi phù hợp: Thể hiện mức độ cung cấp
thông tin toàn diện, đầy đủ và chi tiết, phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục TDTT.
Đồng thời mức độ cung cấp thông tin phải có ý
nghĩa, giá trị gia tăng theo vai trò của ngành
TDTT và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Vì
vậy, trang tin sẽ bao gồm thông tin như: Chức
năng, nhiệm vụ của Tổng cục TDTT; Lịch sử hình
thành và phát triển; Đối tượng phục vụ; Sản phẩm
hoặc dịch vụ cung ứng; Hình ảnh của tổ chức để
khẳng định niềm tin của người dùng khi giao dịch
với trang tin.
- Đa ngôn ngữ, văn hóa: Thông tin của trang
tin được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ, phù hợp
với các nền văn hóa khác nhau để đáp ứng nhu
cầu của mọi người dùng. Theo quy định tối thiểu,
Trang tin điện tử TDTT Việt Nam phải đảm bảo
ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
- Truyền tải đa dạng: Thông tin trình bày theo
nhiều định dạng khác nhau (tệp .doc, .pdf;
video; âm thanh;) để người dùng dễ tiếp thu và
tải xuống một cách phù hợp.
- Chính xác: Văn phong chính xác và rõ ràng
về nguồn thông tin.
- Khách quan: Thông tin được trình bày khách
quan mà không có thành kiến chính trị, văn hóa,
tôn giáo hoặc thể chế.
- Tính pháp lý: Để khẳng định mức độ tin cậy
Sơ đồ 2. Khung đánh giá năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam 
29
- Sè 2/2020
của người dùng đối với thông tin của Trang tin
điện tử TDTT Việt Nam. Tính pháp lý được xác
định rõ ràng qua thông tin về: địa chỉ, tên tổ chức,
người chịu trách nhiệm, giấy phép, email, điện
thoại để xác định hiệu lực của trang tin.
Chất lượng thiết kế.
Nhân tố này là một chiều quan trọng trong mô
hình đánh giá trang tin. Thiết kế trang tin cũng
tương đồng với định nghĩa hiển thị hoặc trình bày
thông tin. Nhân tố này liên quan đến các đặc điểm
trực quan của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Chất lượng thiết kế sẽ giúp thu hút và hấp dẫn
người dùng để họ ở lại lâu hơn khi xem trang tin
và quay lại trang tin trong tương lai. Nếu thiết kế
trang tin không hấp dẫn và sáng tạo sẽ làm các
độc giả tiềm năng không bao giờ thấy tài liệu hữu
ích của họ. Người dùng vì thế có thể chán nản,
bối rối và cuối cùng hủy bỏ nỗ lực xem thông tin.
Ở khung đánh giá Trang tin điện tử TDTT Việt
Nam thì chất lượng thiết kế được tóm tắt theo các
tiêu chí sau:
- Hấp dẫn người dùng: Thiết kế của trang tin
rất cần tính sáng tạo, có hiệu ứng thẩm mỹ bởi đồ
họa và hoạt hình. Từ đó tạo nên sự hấp dẫn về mặt
cảm xúc và khiến người dùng hài lòng, dễ chịu,
thú vị và vui vẻ khi truy cập Trang tin điện tử
TDTT Việt Nam.
- Thích hợp web tin tức: Trang tin điện tử
TDTT Việt Nam là dạng web tin tức. Do vậy, thiết
kế của trang tin cần phù hợp với loại trang web
tin tức. Hình ảnh sử dụng trong các trang phù hợp
với mục đích chức năng. Hình ảnh, màu sắc và
văn bản được cân bằng trên mỗi trang tin.
- Màu sắc: Tiêu chí này chủ yếu quan tâm đến
hiệu quả sử dụng màu nền và màu văn bản khi
thiết kế Trang thông tin điện tử TDTT. Trong đó
màu nền, màu sáng được ưu tiên sử dụng. Đối với
màu văn bản không nên vượt quá bốn màu trong
cùng một trang tin.
- Hình ảnh / Âm thanh / Video tối ưu: Đây là
các yếu tố phi văn bản được sử dụng trong thiết
kế Trang thông tin điện tử TDTT. Trong đó cần
tối ưu số lượng hình ảnh / âm thanh / video được
sử dụng và có kích thước, chú thích phù hợp. Nếu
dung lượng hình ảnh / âm thanh / video trên mỗi
trang tin lớn sẽ làm chậm quá trình tải xuống của
trang tin và sẽ không được người dùng ưa thích.
- Văn bản chuẩn mực: Nó liên quan đến các
đặc điểm của văn bản được sử dụng trong các
Trang thông tin điện tử TDTT. Cần có sự thống
nhất về chuẩn mực văn bản; các trang nên sử
dụng một cỡ chữ và một kiểu phông chữ, trừ phần
tiêu đề. Phông chữ văn bản nên được chọn trong
số những phông chữ dễ đọc nhất với kích thước
thông dụng. Các trang tin không nên sử dụng tất
cả đều là chữ in hoa, trừ trường hợp là các tiêu
đề, vì chúng khó đọc và lãng phí không gian của
trang tin. Các trang nên có sự giãn cách hoặc
không gian hợp lý giữa các thành phần trang để
tránh cảm giác chồng chéo, chật chội. Các tiêu đề
khác nhau hoặc nhiều tiêu đề như tiêu đề chính,
tiêu đề phụ được ưu tiên sử dụng văn bản thích
hợp. Nếu các trang sử dụng văn bản cuộn, thì nó
không nên ẩn một lượng lớn thông tin. Các tin bài
nên trình bày văn bản trước sau đó mới đến hình
ảnh để người dùng luôn thấy được văn bản trước
trong khi hình ảnh đang được tải xuống.
Chất lượng tổ chức.
Nhân tố này liên quan đến việc phân nhóm hợp
lý, phân loại hoặc cấu trúc các yếu tố của Trang
thông tin điện tử TDTT để giúp người dùng tiếp
cận thông tin cần thiết một cách nhanh chóng,
điều hướng dễ dàng, cảm thấy thoải mái trong bố
cục có tính nhất quán và luôn thấy mình vẫn ở
Trang tin điện tử TDTT dù đã di chuyển sang các
tin bài khác nhau. Ở khung đánh giá Trang thông
tin điện tử TDTT Việt Nam thì chất lượng tổ chức
được tóm tắt theo các tiêu chí sau:
- Danh mục nội dung: Có chỉ mục hoặc liên
kết đến tất cả các trang tin có sẵn từ trang chính
của Trang thông tin điện tử TDTT nhằm giúp
người dùng có ý tưởng về tất cả các danh mục
chính của trang thông tin điện tử TDTT.
- Sơ đồ trang tin: Được hiểu là bản đồ của
Trang thông tin điện tử TDTT hoặc thanh điều
hướng / menu đầy đủ có sẵn trong mỗi trang để
tạo điều kiện cho người dùng điều hướng sang các
trang tin khác nhau. Người dùng có thể biết trang
hiện tại, đường dẫn mà họ đang truy cập trong khi
duyệt từ tiêu đề điều hướng.
- Tính nhất quán: Bố cục chung của mỗi trang
là nhất quán và đồng nhất với trang thông tin điện
tử TDTT.
- Liên kết: Nhằm đưa người dùng đến những
nơi mà họ dự định di chuyển trong trang thông tin
điện tử TDTT. Các hỗ trợ nên có sẵn trong mỗi
trang để người dùng có thể quay lại trang chính
từ mọi phần của các trang tin bài; nó có thể giúp
30
BµI B¸O KHOA HäC
người dùng quay lại đầu trang trong các trang dài
của trang tin bài và có thể quay lại trang gốc khi
họ đã di chuyển đến bất kỳ trang nào theo liên kết
ngoài. Các liên kết phải dẫn người dùng đến các
trang liên quan khác và không có liên kết chết;
màu sắc của liên kết phải thay đổi để người dùng
dễ nhận biết khi muốn lựa chọn để xem tin bài đó.
Thân thiện với người dùng.
Nhân tố này nhằm giúp bất kỳ người dùng nào
(không dựa vào việc đào tạo hoặc có kinh
nghiệm) tìm thấy thông tin cần thiết của mình
trong một khoảng thời gian hợp lý, khả năng duy
trì mức độ cụ thể về hiệu suất sử dụng và tính
tương tác hoặc kết nối nhằm nhấn mạnh sự tồn tại
của sự tương tác giữa người dùng và trang thông
tin điện tử TDTT bằng các công cụ khác nhau. Ở
khung đánh giá Trang tin điện tử TDTT Việt Nam
thì chất lượng thân thiện với người dùng được
tóm tắt theo các tiêu chí sau:
- Sử dụng dễ dàng: Là khi truy cập vào Trang
tin điện tử TDTT Việt Nam, độc giả thấy dễ sử
dụng, dễ hiểu, dễ vận hành, dễ tìm thông tin hoặc
điều hướng. Có thể dễ dàng tìm thấy tin bài bằng
các trang web bên ngoài và người dùng nhận biết
chính xác về những thông tin mới được thêm, câp
nhật vào trang web.
- Đáng tin cậy: Địa chỉ trang web phù hợp và
dễ nhớ, tốc độ tải xuống nhanh, hỗ trợ nhiều trình
duyệt web và hoạt động chính xác trên nhiều thiết
bị khác nhau (máy tính, di động, Ipad). Số
lượng quảng cáo phù hợp để tránh việc tải xuống
các trang của trang thông tin điện tử TDTT mất
quá nhiều thời gian và có thể đo lường hiệu quả
của nó bằng cách đếm số lượng khách truy cập.
Ngoài ra, trang web liên tục hoạt động khả dụng
trong 24/7.
- Tính tương tác cao: Trang web có hướng
dẫn rõ ràng để sử dụng các phần / hình thức khác
nhau của nó. Có sẵn chức năng trợ giúp, thông
báo lỗi và giải đáp những câu hỏi thường gặp của
người dùng. Có công cụ tìm kiếm nội bộ hiệu quả
trong trang thông tin điện tử TDTT. Xác lập được
kênh liên lạc và phản hồi giữa người dùng và
trang web thông qua email, trò chuyện, cộng đồng
trực tuyến hoặc những hình thức gợi ý khác.
Người dùng có thể nắm được trình tự của mỗi
dịch vụ được cung cấp và theo dõi giao dịch của
họ một cách dễ dàng.
- Bảo vệ quyền riêng tư: Để có được lòng tin
của người dùng, trang thông tin điện tử TDTT cần
có các cơ chế hiệu quả được sử dụng để giữ an
toàn cho các giao dịch. Để có được sự tin cậy cần
bảo mật được thông tin cá nhân của người dùng. 
KEÁT LUAÄN
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền
thông đã xác định sự cần thiết phải có các tiêu chí
đo lường để đánh giá các khía cạnh liên quan đến
chất lượng của các ứng dụng trên Trang tin điện
tử TDTT Việt Nam. Nhận thức về vấn đề chất
lượng đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong
những năm gần đây. Nếu Trang tin điện tử TDTT
Việt Nam khó sử dụng và tương tác sẽ làm suy
yếu hình ảnh và vị thế của TDTT Việt Nam trên
Internet. Do đó, điều quan trọng là phải đánh giá
được chất lượng các dịch vụ của Trang tin điện tử
TDTT Việt Nam, qua đó cải thiện dịch vụ của
trang tin theo thời gian và điểm chuẩn so với các
đối thủ cạnh tranh. Đây thực sự là vấn đề có tính
thực tiễn tốt nhất đối với việc quản trị Trang tin
điện tử TDTT Việt Nam. 
Thông qua các phương pháp khoa học và đặc
thù đánh giá chất lượng các trang web, đề tài đã
đề xuất được một khung toàn diện để đánh giá
chất lượng Trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Các
nhân tố, tiêu chí trong khung đánh giá khi được
gắn liền với tỷ trọng nhất định, có thể dễ dàng
chuyển đổi thành một bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi
có thể được áp dụng để tự đánh giá định kỳ hoặc
so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Kết quả từ việc
phân tích bảng câu hỏi sẽ giúp đánh giá được mức
độ của các nhân tố, tiêu chí và từ đó thực hiện các
cập nhật, giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của Trang thông tin điện tử TDTT
Việt Nam.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày
13/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định
về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông
tin điện tử của cơ quan nhà nước.
2. Nguyễn Thị Thoa (2006), “Hiểu đúng về
cạnh tranh báo chí”, Tạp chí Người làm báo, số 9.
3. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước
trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb ĐH Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Văn Tuấn (2019), Phân tích dữ liệu
với R, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
(Bài nộp ngày 13/3/2020, Phản biện ngày 26/3/2020, duyệt in ngày 24/4/2020)

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_nhan_to_cau_thanh_nang_luc_canh_tranh_cua_trang_tin.pdf