Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và tiêu chí kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thương mại
Đối với Kiểm toán nhà nước Việt Nam, loại hình kiểm toán hoạt động hiện vẫn c đối mới mẻ, Quy trình kiểm toán hoạt động của KTNN được Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2017/QĐ-KTNN ngày 20/6/2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước. Đặc biệt, hiện nay Kiểm toán nhà nước chưa ban hành Hướng dẫn kiểm toán hoạt động cho từng lĩnh òn tương vực kiểm toán trong đó có lĩnh vực ngân hàng thương mại, do đó việc xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và tiêu chí kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thương mại còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Nhận thức được sự cần thiết phải có những nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nhằm xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và tiêu chí kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thương mại tác giả mong muốn bằng nghiên cứu của của mình sẽ góp phần đưa ra một số đề xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong trong việc thực hiện cuộc kiểm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thương mại
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và tiêu chí kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thương mại
g chi trả, giới hạn đầu tư... Đối với phương pháp kiểm toán, các KTV mới chỉ tập trung vào kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ chứ chưa tập trung vào kiểm toán hoạt động. Do vậy, các phương pháp kiểm toán mà chủ yếu là các phương pháp để thực hiện cuộc kiểm toán BCTC. Theo đó, các phương pháp kiểm toán được trong sử dụng trong thực hiện kiểm toán bao gồm phương pháp kiểm toán cơ bản và phương pháp kiểm toán tuân thủ, kết hợp với một số kỹ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán. b. Thực trạng việc xác định mục tiêu kiểm toán Việc xác định mục tiêu kiểm toán của các cuộc kiểm toán hoạt động là “Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”, như vậy đối với lĩnh vực kiểm toán ngân hàng thương mại thì mục tiêu kiểm toán có thể là đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đối với từng nghiệp vụ, quy trình, hoạt động của ngân hàng thương mại hoặc đánh giá tổng hợp các hoạt động của ngân hàng tùy thuộc vào chủ đề của cuộc kiểm toán. Việc xác định mục tiêu kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán hoạt động phải gắn với chủ đề kiểm toán, đảm bảo yêu cầu của rõ ràng và thường chỉ liên quan đến một hoặc một nhóm chủ trương, hệ thống, quy trình, chương trình, hoạt động của ngân hàng thương mại, tránh việc quá nhiều nội dung kiểm toán không cần thiết hoặc quá tham vọng nội dung trong một cuộc kiểm toán. Do các nội dung kiểm toán hoạt động hiện nay chủ yếu được lồng ghép vào các cuộc kiểm toán BCTC nên việc xác định mục tiêu kiểm toán hoạt động cũng chưa được rõ ràng, và thường được lồng ghép khi đánh giá trong quá trình kiểm toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng thương mại. Việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực thường còn mờ nhạt; không được chú trọng trong các Báo cáo kiểm toán BCTC lồng ghép với kiểm toán hoạt động. Đôi khi việc đánh giá này còn mang tính hình thức theo yêu cầu về mục tiêu, trọng tâm, nội dung kiểm toán tại văn bản hướng dẫn của KTNN mà không dựa trên những phân tích, đánh giá sâu sắc về tình hình và hoạt động của đơn vị được kiểm toán. c. Thực trạng việc xác định nội dung kiểm toán Do kiểm toán hoạt động vẫn đang được thực hiện lồng ghép trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ nên nội dung kiểm toán mới chỉ dừng lại ở việc xác định chung cho cả cuộc kiểm toán và tập trung đánh giá an toàn trong hoạt động, đánh giá việc Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính, đặc biệt là trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước. KTNN thường thực hiện kiểm toán bao gồm các nội dung: kiểm toán BCTC; kiểm toán, đánh giá tính tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán; tín dụng, đầu tư xây dựng của Nhà nước; kiểm toán, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, mua sắm tài sản, quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; kiểm toán việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN, kiểm toán hoạt động tín dụng (trong đó tập trung chất lượng tín dụng). Bên cạnh đó tùy thuộc vào yêu cầu của Quốc TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN54 Số 141 - tháng 7/2019 hội và mục tiêu kế hoạch kiểm toán đề ra từng năm, KTNN cũng đã thực hiện lồng ghép thêm các nội dung, mục tiêu kiểm toán khác để đánh giá toàn diện hơn về các NHTM, cụ thể như: Năm 2012, kiểm toán BCTC năm 2011 của BIDV kèm theo đánh giá việc tuân thủ thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhà nước, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; năm 2013, kiểm toán BCTC năm 2012 của NHNo, VCB, Vietinbank; năm 2016, kiểm toán BCTC năm 2015 của NHNo lồng ghép thêm nội dung đánh giá việc tuân thủ thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN, tình hình thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; kiểm toán việc triển khai thực hiện Quyết định số 254/QÐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án ‘Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Năm 2017, kiểm toán BCTC 2016 các ngân hàng thương mại có thêm nội dung: Việc thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp với các giải pháp điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, việc thực hiện các biện pháp để xử lý nợ xấu, kiềm chế nợ xấu gia tăng. Năm 2018, kiểm toán BCTC 2017 các ngân hàng thương mại có thêm nội dung: Kiểm toán việc thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp với các giải pháp điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, kiểm toán hoạt động cấp tín dụng; việc kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản; kiểm toán đối với việc thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ... d. Thực trạng việc xây dựng tiêu chí kiểm toán Đối với các nội dung kiểm toán hoạt động lồng ghép, thực tế các Đoàn kiểm toán chưa xây dựng được tiêu chí kiểm toán cụ thể theo đúng hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 3000; các tiêu chí đưa ra trong kế hoạch kiểm toán chủ yếu là để đánh giá sự tuân thủ trong hoạt động của ngân hàng thương mại, ví dụ như: - Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động thông qua các chỉ tiêu: + Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); + Tỷ lệ khả năng chi trả; + Giới hạn cấp tín dụng; + Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR); + Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn... - Về thực hiện đánh giá hiệu quả: + Tốc độ tăng huy động vốn; + Tốc độ tăng đầu tư vốn; + Tỷ lệ khả năng sinh lời; + Chấp hành, thực hiện chính sách, chế độ; + Tỷ lệ nợ quá hạn; + Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận trên vốn... - Các tiêu chí đánh giá từng hoạt động: + Việc sử dụng tiền mặt: Chưa tuân thủ định mức tồn quỹ nội bộ; + Sử dụng tài sản: Mua về, chưa đưa vào khai thác, sử dụng ngay, đặc biệt là các lô đất dự kiến để xây dựng trụ sở; + Tính hiệu lực, tuân thủ Kế hoạch tài chính được phê duyệt bao gồm các chỉ tiêu: dư nợ; thu nhập, chi chí, lợi nhuận, lợi nhuận/CBCNV, nợ xấu, thu hồi nợ xấu... + Công nợ phải thu, trong đó nợ phải trích dự phòng phải thu khó đòi, số tiền dự phòng đã trích; + Hoạt động đầu tư: Tỷ suất lợi nhuận, khả năng suy giảm của từng khoản đầu tư và dự phòng phải trích lập. + Về chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu <3%; các chi nhánh nhỏ hơn nợ xấu bình quân các chi nhánh; NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 55Số 141 - tháng 7/2019 + Tuân thủ trong hoạt động tín dụng... 4. Một số đề xuất để xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và tiêu chí kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thương mại Kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đã ít nhiều được thực hiện trong các cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, thể hiện dưới nhiều nội dung như phân tích các tỷ suất kinh tế, xác định hoạt động liên tục, kiến nghị thay đổi phương thức quản lý, đánh giá khả năng cạnh tranh hội nhập... Tuy nhiên, do chưa được định hướng thống nhất, đồng bộ nên thường không đưa ra được những kết quả kiểm toán về tính hiệu quả, hiệu lực, kinh tế một cách đầy đủ. Đề tài đưa ra một số đề xuất nhằm định hướng việc xác định chủ để, mục tiêu, nội dung, tiêu chí kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán hoat động trong lĩnh vực ngân hàng thương mại như sau: Thứ nhất, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở pháp lý, đào tạo cán bộ cần có cẩm nang định hướng nghiệp vụ kiểm toán hoạt động cho kiểm toán viên. Ví dụ, định hướng về mục tiêu, phạm vi kiểm toán; tiêu chí cụ thể xác định mức độ sai sót cần phải có ý kiến kiểm toán... Ngoài ra, cần định hướng một số vướng mắc có thể phát sinh để thống nhất xử lý như: Cơ sở so sánh hiệu quả tức thời và hiệu quả lâu dài; mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị xã hội; cách thức kiến nghị giải pháp khắc phục tồn tại, phân định những kiến nghị bắt buộc thực hiện hoặc khuyến nghị đơn vị được kiểm toán (không phải kiến nghị, giải pháp nào của kiểm toán viên đưa ra cũng đảm bảo đem đến kết quả tối ưu do đặc thù quản lý, thực tế vận động trong tương lai của đơn vị được kiểm toán có thể tạo nên những giải pháp tốt hơn giải pháp đã kiến nghị. Như vậy, kiến nghị và giải pháp của kiểm toán viên có bắt buộc đơn vị được kiểm toán phải thực hiện hay chỉ mang tính định hướng?). Thứ hai, việc lựa chọn chủ đề KTHĐ phải dựa trên cơ sở “mục đích và mục tiêu chiến lược KTHĐ”, nói cách khác chính là các mối quan tâm trong dài hạn liên quan đến loại hình KTHĐ trong lĩnh vực ngân hàng thương mại. Có thể lựa chọn các chủ đề kiểm toán trong phạm vị cụ thể nhất định như: Vấn đề công nghệ thông tin trong ngân hàng, vấn đề nợ xấu trong ngân hàng... hoặc có thể chỉ tập trung vào một số hoạt động cụ thể và tập trung vào các vấn đề xã hội đang quan tâm đối với các hoạt động của ngân hàng thương mại như: lãi suất, các loại phí... Thứ ba, lựa chọn chủ đề KTHĐ tiềm năng trên cơ sở đánh giá rủi ro, xem xét giá trị lợi ích mang lại và cân đối nguồn lực hiện có. Việc đánh giá rủi ro được thực hiện trong phạm vi các lĩnh vực kiểm toán tiềm năng để từ đó đưa ra lựa chọn về các chủ đề trong cùng lĩnh vực. Kết quả đánh giá phụ thuộc phần lớn vào số lượng và chất lượng thông tin có được ở thời điểm khảo sát; thông thường là bị giới hạn do khả năng dự báo cho tương lai từ 3-5 năm là khó khăn. Thứ tư, việc lựa chọn các chủ đề kiểm toán tiềm năng phải trên cơ sở tập trung vào những cuộc kiểm toán sẽ mang lại giá trị tối đa trách nhiệm giải trình, tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực đồng thời phải đảm bảo phù hợp với nguồn lực của KTNN. Việc thuyết minh về thời gian và nguồn lực thực hiện kiểm toán dự kiến là một phần yêu cầu phải có trong kế hoạch chiến lược KTHĐ, trong đó tập trung xem xét đối với các vấn đề như: Năng lực hiện có của kiểm toán viên và khả năng phát triển nghề nghiệp của họ; khả năng thực hiện cuộc kiểm toán trong trường hợp bị giới hạn về thời gian; khả năng trùng thời gian kiểm tra của các cơ quan thanh tra, kiểm tra; khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị có liên quan. Thứ năm, sắp xếp thứ tự ưu tiên của các chủ đề KTHĐ tiềm năng trong danh mục trên cơ sở phân tích, đánh giá và chấm điểm theo các tiêu chí sẵn có (như: Tính thời sự; tác động dự kiến của cuộc kiểm toán hay giá trị tăng thêm từ cuộc kiểm toán; mức độ rủi ro; tầm quan trọng; quy mô tài chính; mức độ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trước đây). Tính thời sự có thể được xem xét dưới nhiều góc độ, chẳng hạn như sự quan tâm từ công chúng, dư luận hay yêu cầu, mức độ quan tâm từ Quốc hội và Chính phủ. Mức độ rủi ro là xem xét khả năng nghi ngờ về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực thấp có TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN56 Số 141 - tháng 7/2019 ảnh hưởng đến công chúng hoặc có tác động lớn đến một nhóm công dân; dấu hiệu của rủi ro có thể là việc không có các hành động quản lý đối với các yếu kém được chỉ ra, phản ánh tiêu cực từ công chúng, Quốc hội, có sự thay đổi lớn về nhân sự, không đạt mục tiêu đề ra, nhiều yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ... Tầm quan trọng cần được xem xét không chỉ đối với khía cạnh tài chính (quy mô tài chính) mà còn ở khía cạnh chính trị, xã hội. Thứ sáu, chủ đề KTHĐ được phê duyệt với kế hoạch chiến lược và được rà soát, xem xét lại hằng năm nhằm đảm bảo tính phù hợp của kế hoạch với các điều kiện đã thay đổi trong giai đoạn đó. Chuẩn mực khẳng định, Tổng KTNN là người phê duyệt kế hoạch chiến lược KTHĐ và các chủ đề tiềm năng dự kiến thực hiện trong 3-5 năm tới. Tuy nhiên, việc lựa chọn chủ đề KTHĐ có thể thực hiện theo hai cách tiếp cận, đó là “từ dưới lên” nghĩa là các kiểm toán viên tại các đơn vị tham gia lựa chọn, đề xuất chủ đề để trình các cấp quản lý phê duyệt; hoặc “từ trên xuống” nghĩa là các cấp quản lý, trong một số trường hợp cụ thể là các lãnh đạo KTNN quyết định chủ đề kiểm toán và các kiểm toán viên hay các đơn vị không tham gia vào quá trình này; hoặc cũng có thể kết hợp cả hai cách này. Thứ bảy, nội dung và tiêu chí của kiểm toán hoạt động cần cụ thể rõ ràng. Hiện nay, khi thực hiện, các kiểm toán viên vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và xét đoán chuyên môn nên bản thân kiểm toán viên cũng còn lúng túng. Điều này khiến cho đơn vị kiểm toán khó nhận diện tiêu chí và từ đó cung cấp bằng chứng dàn trải, tốn thời gian cho cả hai bên. Cần chú ý bám sát các hướng dẫn tại Quyết định số 07/2017/QĐ-KTNN ngày 20/6/2017 của KTNN về ban hành Quy trịnh kiểm toán hoạt động của KTNN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên Môi trường (2015), Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP; 2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 45/2013/ TT-BTC ngày 25/4/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ; Ngày nhận bài: 14/05/2019Ngày duyệt đăng: 30/05/2019 3. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/ NĐ-CP ngày 15/5/2014 hướng dẫn Luật đất đai và Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 43/2014/NĐ-CP; 4. Đại học Kinh tế Quốc dân (2011), Giáo trình kiểm toán tài chính, Nxb ĐHKTQD, Hà Nội; 5. Học viện Tài chính (2012), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội; 6. Học viện Tài chính (2013), Giáo trình kiểm toán Báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội; 7. Phạm Thanh Sơn (2017), Phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các ngân hàng thương mại do Kiểm toán nhà nước thực hiện, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ; 8. Quốc hội (2015), Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13 ngày 24/6/2015; 9. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/ QH13 ngày 29/11/2013; 10. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 Ban hành Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước; 11. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), Quyết định số 07/QĐ-KTNN ngày 20/6/2016 Ban hành Quy trình kiểm toán hoạt động của KTNN; 12. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ngày 23/12/2016 Ban hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; 13. Tổng Kiểm toán nhà nước (2017), Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21/11/2017 Ban hành Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng của Kiểm toán nhà nước; 14. Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê; 15. Thủ tướng chính phủ (2017), Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 về đề án cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
File đính kèm:
- xac_dinh_chu_de_muc_tieu_noi_dung_va_tieu_chi_kiem_toan_doi.pdf