Hững điểm mới về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Mới đây, Nghị định số 11/2020/NĐ-CP được ban hành để quy định về

thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và Thông tư số

62/2020/TT-BTC hướng dẫn chi tiết việc kiểm soát, thanh toán các

khoản chi thường xuyên từ NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Bài viết chỉ

ra những điểm mới về kiểm soát chi thường xuyên được quy định trong

hai văn bản này trên 3 vấn đề cơ bản: hình thức kiểm soát chi; hồ sơ

kiểm soát chi và nội dung kiểm soát chi

Hững điểm mới về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trang 1

Trang 1

Hững điểm mới về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trang 2

Trang 2

Hững điểm mới về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trang 3

Trang 3

Hững điểm mới về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trang 4

Trang 4

Hững điểm mới về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5460
Bạn đang xem tài liệu "Hững điểm mới về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hững điểm mới về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Hững điểm mới về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
g, song
chứng từ chuyển tiền của đơn vị sử
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 8/202042
Nghiên cứu trao đổi
dụng NSNN không thể hiện được
hết nội dung chi).
Như vậy, so với trước đây, hồ sơ
tạm ứng gửi theo từng lần tạm ứng
đã có sự thay đổi rõ rệt: Nghị định
11/2020/NĐ-CP yêu cầu đơn vị sử
dụng NSNN phải có “Văn bản bảo
lãnh tạm ứng hợp đồng” (đối với
trường hợp hợp đồng có quy định
phải bảo lãnh); và “Những khoản
chi có hợp đồng với giá trị không
quá 50 triệu đồng mà chứng từ
chuyển tiền của đơn vị sử dụng
NSNN không thể hiện được hết nội
dung chi” thì đơn vị phải lập Bảng
kê nội dung thanh toán/tạm ứng,
trong khi trước đây, tổng các khoản
chi có giá trị dưới 20 triệu đồng.
* Đối với hồ sơ thanh toán (theo
từng lần đề nghị thanh toán)
Trước đây (Mục c, Khoản 1,
Điều 7 của Thông tư 161/2012/TT-
BTC quy định hồ sơ thanh toán tạm
ứng gồm: Giấy đề nghị thanh toán
tạm ứng; Và tùy theo từng nội dung
chi, gửi kèm theo các tài liệu, chứng
từ như Giấy rút dự toán (thanh
toán); Bảng kê chứng từ thanh
toán/tạm ứng; Văn bản phê duyệt
chỉ tiêu biên chế; Danh sách những
người hưởng lương; Danh sách
những người hưởng tiền công lao
động thường xuyên; Danh sách chi
trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ,
công chức, viên chức; Bảng xác
định kết quả tiết kiệm chi theo năm;
Hợp đồng, Biên bản thanh lý hợp
đồng là bắt buộc đối với thanh toán
lần cuối cho tất cả các trường hợp
chi thuê mướn, chi hội nghị, đào tạo,
bồi dưỡng, chi mua sắm tài sản và
các khoản chi khác (đối với trường
hợp khoản chi có Hợp đồng). 
Hiện nay, Nghị định
11/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ
thanh toán (gửi theo từng lần đề
nghị thanh toán) (Mục c, Khoản 4,
Điều 7) bao gồm: Chứng từ chuyển
tiền; Giấy đề nghị thanh toán tạm
ứng (đối với trường hợp tạm ứng);
Bảng kê nội dung thanh toán/tạm
ứng (đối với những khoản chi
không có hợp đồng hoặc những
khoản chi có giá trị hợp đồng
không quá 50 triệu đồng). 
Ngoài chứng từ chuyển tiền, đối
với một số khoản chi cụ thể, đơn vị
sử dụng NSNN phải gửi bổ sung
các chứng từ như: Bảng thanh toán
cho đối tượng thụ hưởng; Văn bản
xác định kết quả tiết kiệm chi theo
năm; Quyết định phê duyệt quyết
toán của cấp có thẩm quyền; Quyết
toán đoàn đi công tác nước ngoài;
Dự toán chi ngoại tệ; Giấy đề nghị
nộp tiền của các tổ chức quốc tế;
Bảng xác định giá trị khối lượng
công việc hoàn thành; Quyết định
cho phép mua sắm của cấp có thẩm
quyền; Danh sách đối tượng thụ
hưởng được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; Văn bản nghiệm thu nhiệm
vụ được giao (đối với kinh phí giao
nhiệm vụ); Biên bản nghiệm thu
đặt hàng; 
Như vậy, điểm mới nổi bật về
bộ hồ sơ thanh toán mà các đơn vị
sử dụng NSNN phải gửi KBNN
được quy định trong Nghị định
11/2020/NĐ-CP là: Không còn bắt
buộc phải có Biên bản thanh lý hợp
đồng (đối với trường hợp khoản chi
có Hợp đồng). Trước đây, bất cứ
khoản chi nào có Hợp đồng thì khi
ra KBNN thanh toán phải có Biên
bản thanh lý hợp đồng. Điều này
cho thấy, thủ tục hành chính về hồ
sơ thanh toán đã được tinh giảm,
song vẫn đầy đủ căn cứ để KBNN
kiểm soát chi vì tất cả những nội
dung cần thiết đều đã được thể hiện
trên Phụ lục số 08a kèm theo Nghị
định 11/2020/NĐ-CP.
1.3. Về nội dung kiểm soát chi
* Nguyên tắc chung
Trước đây, KBNN chỉ thực hiện
kiểm soát, đối chiếu các khoản chi
so với dự toán NSNN, bảo đảm các
khoản chi phải có trong dự toán
NSNN, số dư tài khoản dự toán của
đơn vị còn đủ để chi; Kiểm tra,
kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của
các hồ sơ, chứng từ theo quy định
đối với từng khoản chi; Và Kiểm
tra, kiểm soát các khoản chi, bảo
đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi NSNN do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định
(Khoản 1, Điều 8, Thông tư
161/2012/TT-BTC).
Nhưng hiện nay, ngoài các nội
dung kiểm soát chi như trước đây,
KBNN còn thực hiện kiểm tra,
kiểm soát cả về (Khoản 1, Điều 6): 
- Dấu và chữ ký trên chứng từ
khớp đúng với mẫu dấu và mẫu
chữ ký đăng ký giao dịch tại
KBNN (mẫu dấu và mẫu chữ ký
đăng ký giao dịch tại KBNN đảm
bảo còn hiệu lực); Trường hợp thực
hiện qua Trang thông tin dịch vụ
công của KBNN, việc ký số trên
các hồ sơ phải đúng chức danh các
thành viên theo quyết định của cấp
có thẩm quyền, đã thực hiện đăng
ký với KBNN.
- Nội dung chi phải phù hợp với
mã nội dung kinh tế theo quy định
của Mục lục ngân sách hiện hành
(không bao gồm các khoản chi từ
Tài khoản tiền gửi).
- Mức tạm ứng đảm bảo theo
đúng quy định tại Điều 7 Thông tư
này: Nội dung đề nghị thanh toán
tạm ứng phải phù hợp với nội dung
đã đề nghị tạm ứng.
- Trường hợp thanh toán theo
hợp đồng: Hợp đồng có quy định
phải bảo lãnh tạm ứng, KBNN
kiểm soát đảm bảo thời gian có
hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng phải
được kéo dài cho đến khi đơn vị sử
dụng ngân sách đã thu hồi hết số
tiền tạm ứng; Hợp đồng có quy
định phải thực hiện cam kết chi,
KBNN kiểm soát theo quy định
hiện hành.
- Chi mua sắm theo phương
thức tập trung: Có trong danh mục
mua sắm tập trung. Trong đó, đối
với tài sản: KBNN kiểm soát Biên
bản nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận
tài sản theo mẫu số 06/TSC-MSTT,
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 8/2020 43
Nghiên cứu trao đổi
kèm theo Nghị định số
151/2017/NĐ-CP; Đối với thuốc,
dịch truyền, KBNN kiểm soát
tổng số tiền các hóa đơn kê khai
trên Bảng xác định giá trị khối
lượng hoàn thành theo mẫu số 08a,
ban hành kèm theo Phụ lục II, Nghị
định số 11/2020/NĐ-CP, không
vượt giá trị hợp đồng và Thỏa
thuận khung. 
- Chi mua sắm không theo
phương thức tập trung: Đối với
khoản chi mua sắm hàng hóa, dịch
vụ, KBNN kiểm soát mẫu số 08a
ban hành kèm theo phụ lục II, Nghị
định số 11/2020/NĐ-CP đảm bảo
nội dung công việc, đơn vị tính, số
lượng, đơn giá phù hợp với quy
định tại hợp đồng; riêng đối với
khoản chi mua thuốc, KBNN kiểm
soát tổng số tiền của các hóa đơn
kê khai trên Bảng xác định giá trị
khối lượng hoàn thành đảm bảo
không vượt giá trị hợp đồng; Đối
với khoản chi còn lại: kiểm soát
bảng xác định giá trị khối lượng
hoàn thành theo mẫu số 08a, ban
hành kèm theo phụ lục II, Nghị
định số 11/2020/NĐ-CP đảm bảo
nội dung công việc và giá trị thanh
toán theo đúng quy định của hợp
đồng, không vượt giá trị hợp đồng.
* Kiểm soát các nội dung chi
khác
Trước đây, Thông tư
161/2012/TT-BTC và Thông tư
39/2016/TT-BTC không đề cập chi
tiết việc kiểm soát các nội dung chi
khác. Nhưng Thông tư
62/2020/TT-BTC đã hướng dẫn nội
dung kiểm soát chi tại KBNN cụ
thể cho từng khoản chi như (Khoản
2, Điều 6): Chi lương và phụ cấp
theo lương; Tiền công lao động
thường xuyên theo hợp đồng; Tiền
thu nhập tăng thêm; Tiền thưởng;
tiền phụ cấp và trợ cấp khác; Tiền
khoán, tiền học bổng cho công
chức, viên chức, lao động hợp đồng
thuộc đơn vị sử dụng ngân sách;
Chi mua sắm tài sản công là máy
móc thiết bị, xe ô tô; Chi trợ cấp,
Kiểm soát thanh toán đối với kinh
phí giao nhiệm vụ, kinh phí đặt
hàng, đấu thầu. 
Đặc biệt là các khoản chi từ tài
khoản tiền gửi tại KBNN được
kiểm soát dựa trên nguyên tắc: Căn
cứ vào nguồn hình thành và nội
dung chi để thực hiện kiểm soát,
thanh toán. Và, các khoản chi theo
hình thức lệnh chi tiền: Các khoản
chi được phép chi theo Lệnh chi
tiền, được quy định trong Nghị
định 163/NĐ-CP có ghi “Các nội
dung chi khác theo quyết định của
Thủ trưởng đơn vị”. Nhưng hiện
nay, KBNN kiểm soát nội dung chi
theo đúng quy định tại Điều 19,
Thông tư số 342/2016/TT-BTC,
ngày 30/12/2016 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 163/2016/NĐ-
CP: Nội dung chi trên Lệnh chi tiền
đã không còn khoản “Các nội dung
chi khác theo quyết định của Thủ
trưởng đơn vị”. 
Điểm mới này giúp xóa bỏ gian
lận trong chi tiêu tiền từ NSNN,
KBNN chỉ duyệt chi nội dung trên
Lệnh chi tiền được quy định tại
Điều 19, Thông tư số
342/2016/TT-BTC.
* Đối với việc phân phối kết quả
tài chính trong năm của đơn vị
Theo Thông tư 39/2016/TT-
BTC, KBNN chỉ kiểm soát việc
trích lập quỹ mà không kiểm soát
việc xuất quỹ (Mục 1.1, Khoản 1,
Điều 7).
Nhưng hiện nay, Thông tư
62/2020/TT-BTC đã hướng dẫn rất
rõ về việc KBNN kiểm soát cả việc
trích lập và sử dụng các Qũy trong
các đơn vị công (Khoản 5, Điều 6):
KBNN căn cứ quy chế chi tiêu nội
bộ; quy định tại Nghị định số
16/2015/NĐ-CP; Nghị định số
141/2016/NĐ-CP; Nghị định
54/2016/NĐ-CP và các Nghị định
trong từng lĩnh vực (trường hợp
chưa ban hành hoặc sửa đổi Nghị
định quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công trong từng
lĩnh vực cụ thể thì thực hiện kiểm
soát theo quy định tại Nghị định số
43/2006/NĐ-CP, Nghị định số
85/2012/NĐ-CP) để kiểm soát việc
trích lập các quỹ và thực hiện
chuyển tiền sang tài khoản tiền gửi
các quỹ của đơn vị. KBNN kiểm
soát việc sử dụng các quỹ theo quy
định tại Tiết a, Khoản 3, Điều này.
2. Nhận xét và khuyến nghị 
Với quy định mới, sẽ không còn
“khe hở” để dẫn tới hiện trạng gian
lận trong chi tiêu tiền NSNN. Tuy
nhiên, vẫn còn một số điểm: 
Thứ nhất: Mục a, Khoản 1,
Điều 4 trong Thông tư
162/2020/TT-BTC hướng dẫn về
hình thức “Thanh toán trước, kiểm
soát sau” vẫn sử dụng cụm từ
“KBNN tiếp nhận hồ sơ và làm thủ
tục thanh toán cho đối tượng thụ
hưởng trong thời hạn 01 ngày làm
việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
hợp pháp”. Sau đó, Mục b, Khoản
1, Điều 4 của Thông tư này lại ghi
“Trong thời hạn 01 ngày làm việc
kể từ ngày thanh toán KBNN thực
hiện kiểm soát hồ sơ theo chế độ
quy định”. 
Như vậy, ngay từ Mục a - tại
thời điểm KBNN nhận hồ sơ để
làm thủ tục thanh toán cho đối
tượng thụ hưởng NSNN, KBNN đã
thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp
pháp của hồ sơ trước khi thanh
toán. Việc sử dụng cụm từ “kể từ
khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp
pháp” đã không thể hiện đúng bản
chất của hình thức “Thanh toán
trước, kiểm soát sau”.
Thứ hai: Liên quan đến quy
định về hồ sơ tạm ứng, Nghị định
11/2020/NĐ-CP đã không tách biệt
cụ thể hồ sơ tạm ứng theo từng lần
tạm ứng cho trường hợp tạm ứng
bằng tiền mặt và tạm ứng bằng
chuyển khoản, trong khi điều kiện,
thủ tục xin tạm ứng theo 2 hình
thức này khác nhau (tạm ứng bằng
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 8/202044
Nghiên cứu trao đổi
tiền mặt phải tuân thủ đúng theo
quy định quản lý thu, chi bằng tiền
mặt của hệ thống KBNN).
Nghị định 11/2020/NĐ-CP yêu
cầu loại chứng từ đầu tiên trong bộ
hồ sơ tạm ứng là “Chứng từ chuyển
tiền”. Theo Khoản 9, Điều 3 của
Nghị định này, “Chứng từ chuyển
tiền là lệnh thanh toán bằng văn
bản giấy hoặc dữ liệu điện tử do
các đơn vị giao dịch lập để đề nghị
KBNN thực hiện trích tài khoản
của mình để chi trả cho đối tượng
thụ hưởng”. Như vậy, “Chứng từ
chuyển tiền” ở đây có thể hiểu là
Uỷ nhiệm chi hay Giấy rút dự toán
(tạm ứng). Trong khi, Thông tư
62/2020/TT-BTC lại không có nội
dung hướng dẫn về hồ sơ tạm ứng. 
Từ những điểm bất cập này, tác
giả đưa ra hai khuyến nghị sau:
Thứ nhất, về hình thức kiểm
soát chi
Như đã phân tích ở trên, hình
thức “Thanh toán trước, kiểm soát
sau” được quy định trong Thông tư
162/2020/TT-BTC đang bị mâu
thuẫn giữa Mục a, Khoản 1, Điều 4
và Mục b, Khoản 1, Điều 4. Nên
chăng, Mục a, Khoản 1, Điều 4 của
Thông tư cần sửa rằng “KBNN tiếp
nhận hồ sơ và làm thủ tục thanh
toán cho đối tượng thụ hưởng trong
thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi
nhận được văn bản đề nghị thanh
toán hoặc ủy quyền thanh toán của
đơn vị sử dụng NSNN” vì như vậy
mới phản ánh đúng bản chất của
hình thức “Thanh toán trước, kiểm
soát sau”.
Thứ hai, về hồ sơ tạm ứng
Do Nghị định 11/2020/NĐ-CP
đã không tách biệt cụ thể hồ sơ tạm
ứng theo từng lần tạm ứng cho
trường hợp tạm ứng bằng tiền mặt
và tạm ứng bằng chuyển khoản,
trong khi điều kiện, thủ tục xin tạm
ứng theo 2 hình thức này khác nhau
(tạm ứng bằng tiền mặt phải tuân
thủ đúng theo quy định quản lý thu,
chi bằng tiền mặt của hệ thống
KBNN); 
Bên cạnh đó, Nghị định
11/2020/NĐ-CP yêu cầu loại
chứng từ đầu tiên trong bộ hồ sơ
tạm ứng là “Chứng từ chuyển tiền”.
Theo Khoản 9, Điều 3 của Nghị
định này “Chứng từ chuyển tiền là
lệnh thanh toán bằng văn bản giấy
hoặc dữ liệu điện tử do các đơn vị
giao dịch lập để đề nghị KBNN
thực hiện trích tài khoản của mình
để chi trả cho đối tượng thụ
hưởng”. Như vậy, “Chứng từ
chuyển tiền” ở đây có thể là Uỷ
nhiệm chi hay Giấy rút dự toán
(tạm ứng). Trong khi, Thông tư
62/2020/TT-BTC lại không có nội
dung hướng dẫn về hồ sơ tạm ứng.
Thực trạng này đã dẫn đến sự
không đồng nhất bộ hồ sơ tạm ứng
của các đơn vị sử dụng NSNN gửi
tới KBNN. Vì vậy, để đảm bảo tính
rõ ràng, đồng bộ về hồ sơ, chứng
từ, Bộ Tài chính nên có Văn bản
hướng dẫn, bổ sung Khoản “Hồ sơ
tạm ứng (gửi theo từng lần tạm
ứng)” vào Điều 7 của Thông tư
62/2020/TT-BTC cụ thể như sau:
a) Đối với hình thức tạm ứng
bằng tiền mặt: Đơn vị sử dụng
NSNN phải gửi KBNN “Giấy rút
dự toán (tạm ứng) hoặc Ủy nhiệm
chi, trong đó ghi rõ nội dung tạm
ứng để KBNN có căn cứ kiểm soát
và theo dõi khi thanh toán. Các
khoản chi tạm ứng tiền mặt phải
đúng theo quy định tại Khoản 2,
Điều 1 của Thông tư 136/2018/TT-
BTC sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư 13/2017/TT-BTC về
quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua
hệ thống KBNN và các khoản chi
có cơ chế hướng dẫn riêng được
phép chi bằng tiền mặt;
b) Đối với hình thức tạm ứng
bằng chuyển khoản: Đơn vị sử
dụng NSNN phải gửi KBNN các
tài liệu, chứng từ sau: Văn bản bảo
lãnh tạm ứng hợp đồng (đối với
trường hợp hợp đồng có quy định
phải bảo lãnh); Bảng kê nội dung
thanh toán/tạm ứng (áp dụng với
trường hợp những khoản chi không
có hợp đồng hoặc những khoản chi
có hợp đồng với giá trị không quá
50 triệu đồng, song “Chứng từ
chuyển tiền” của đơn vị sử dụng
NSNN (Giấy rút dự toán hoặc Ủy
nhiệm chi) không thể hiện được hết
nội dung chi). 
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài chính, Thông tư số
161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định
chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi
NSNN qua KBNN.
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 39/2016/TT-
BTC ngày 01/03/2016 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC
quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các
khoản chi NSNN qua KBNN.
3. Bộ Tài chính, Thông tư số
342/2016/TT-BTC, ngày 30/12/2016 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật NSNN.
4. Bộ Tài chính, Thông tư số 13/2017/TT-
BTC ngày 15/02/2017 quy định quản lý thu,
chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNNN.
5. Bộ Tài chính, Thông tư số
136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số
13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 quy định
quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống
KBNN.
6. Bộ Tài chính, Thông tư số 62/2020/TT-
BTC, ngày 22/06 /2020 hướng dẫn kiểm soát,
thanh toán các khoản chi thường xuyên từ
NSNN qua KBNN.
7. Chính phủ, Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.
8. Chính phủ, Nghị định số 11/2020/NĐ-
CP ngày 20/01 /2020 quy định về thủ tục hành
chính thuộc lĩnh vực KBNN.
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 8/2020 45
Nghiên cứu trao đổi

File đính kèm:

  • pdfhung_diem_moi_ve_kiem_soat_chi_thuong_xuyen_ngan_sach_nha_nu.pdf