Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí

1. Vài nét về Hội đồng Quản hạt** (Conseil Colonial de la Cochinchine)

và Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ

Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ được thành lập theo Sắc lệnh ngày 08/02/1880

của Tổng thống Pháp. Cơ quan này có chức năng tư vấn cho chính quyền thuộc địa

Nam Kỳ về các vấn đề kinh tế, tài chính, công chính của xứ Nam Kỳ nhưng trừ các

vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính trị. Thành viên Hội đồng bao gồm người Pháp

và người Việt bầu cử riêng theo các khu vực hành chính.

Theo Sắc lệnh ngày 08/02/1880, Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ bao gồm 6

thành viên là công dân Pháp (dân chính quốc hay nhập tịch); 6 thành viên người

châu Á, công dân thuộc địa Pháp; 2 thành viên Hội đồng Tư mật được bổ nhiệm

bằng sắc lệnh; 2 thành viên của Phòng Thương mại.(1) Ứng cử viên cho bầu cử Hội

đồng Quản hạt chỉ cần đủ tư cách công dân tròn 25 tuổi, có thời gian sinh sống tại

thuộc địa ít nhất 2 năm và phải nằm trong danh sách cử tri đoàn. Theo Sắc lệnh

năm 1880, danh sách bầu cử được lập và duyệt theo Luật ngày 15/3/1849 của nước

Pháp được tạm thời áp dụng cho Nam Kỳ. Và chức Nghị trưởng Hội đồng Quản

hạt theo Sắc lệnh năm 1880 do Thống đốc Nam Kỳ chỉ định trong số các thành

viên của Hội đồng. Tuy không quy định bằng văn bản nhưng việc người Pháp nắm

giữ chức Nghị trưởng Hội đồng này đã trở thành thông lệ bất thành văn

Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí trang 1

Trang 1

Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí trang 2

Trang 2

Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí trang 3

Trang 3

Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí trang 4

Trang 4

Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí trang 5

Trang 5

Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí trang 6

Trang 6

Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí trang 7

Trang 7

Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí trang 8

Trang 8

Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3840
Bạn đang xem tài liệu "Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí

Về việc người Việt giữ chức nghị trưởng hội đồng quản hạt Nam Kỳ qua một vài tư liệu báo chí
g 
chiến tranh.(7) 
 Ngoài ra, sắc lệnh cũng nêu rõ, chức vụ Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt do 
người Pháp nắm giữ, người Việt có thể nắm giữ chức Phó Nghị trưởng nếu được tín 
nhiệm. Và trong đợt bầu cử Hội đồng năm 1922, Nguyễn Phan Long trúng cử chức 
vụ Phó Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt, một thắng lợi lớn của những người Lập 
hiến ở Nam Kỳ. Nhiều công trình nghiên cứu trước đây khi đề cập đến hoạt động 
đấu tranh đòi cải tổ Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ của Đảng Lập hiến chỉ dừng lại ở 
sự kiện năm 1922. Tuy nhiên, trong thập niên 1930, những người Lập hiến ở Nam 
Kỳ đã tiếp tục vận động để cải thiện vị thế của người Việt trong Hội đồng Quản hạt. 
 2. Về việc vận động để người Việt giữ chức Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt 
 Sự kiện năm 1922 trong việc cải tổ Hội 
đồng Quản hạt được xem là một thắng lợi 
lớn của những người Lập hiến Nam Kỳ. Tuy 
nhiên, Sắc lệnh năm 1922 cũng cho thấy sự 
phân biệt đối xử khi không để người Việt giữ 
chức vụ Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt. Điều 
này phản ánh tâm lý cải cách nửa vời của chính 
quyền Pháp để xoa dịu làn sóng đòi cải cách 
của giới tinh hoa người Việt. 
 Từ giữa thập niên 1920, một số trí thức 
người Việt được đào tạo bài bản trong hệ thống 
giáo dục Pháp về nước hoạt động đã khuấy 
động phong trào chính trị người Việt ở Nam 
Kỳ. Không chỉ có báo chí công khai, các cuộc 
bầu cử Hội đồng Quản hạt cũng diễn ra sôi 
nổi. Tiếng nói của các nghị viên người Việt Chân dung Bùi Quang Chiêu. 
mạnh mẽ hơn trước. Bên cạnh các nghị viên Nguồn: Gouvernement Général de 
 L’Indochine. (1943), Souverains et 
lâu năm như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Notabilités d’Indochine. IDEO, p.11.
114 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020
Long, Trương Văn Bền, Nguyễn Văn Sâm, xuất hiện những cái tên mới nổi như 
Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Khá, 
Vương Quang Nhường, Trước khuynh hướng này, việc đòi hỏi sự công bằng cho 
vị thế chính trị người Việt một lần nữa được đặt ra.
 Bùi Quang Chiêu, lãnh tụ của nhóm Lập hiến ở Nam Kỳ đã đứng ra kêu gọi 
xóa bỏ điều bất bình đẳng của Sắc lệnh năm 1922. Trong phiên nhóm họp Hội 
đồng Quản hạt Nam Kỳ ngày 11/9/1935, Bùi Quang Chiêu đã đưa ra đề nghị người 
Việt nên được ứng cử chức Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt:
 “Người Nam chúng tôi ngày nay đã tấn hóa nhiều, đến nỗi giữa các hội nghị 
ở đây hoặc ở chỗ khác người Nam đã từng chung lưng đấu cật đề huề làm việc với 
người Pháp ngang hàng đồng tài đồng sức, chúng tôi lấy làm vui mừng ngày nay 
được nhập tịch vào cái gia đình người Pháp bởi cái tình luyến ái mà nước Pháp 
đã đối đãi với chúng ta nhiều lần vậy. Theo sự tấn hóa ấy thiết tưởng cái đạo Luật 
1922 ngày nay không hợp thời hợp lẽ nữa. Vậy chúng tôi định xin chính phủ hủy 
bỏ cái đạo luật bất công bằng ấy đi.”(8)
 Đề nghị của Bùi Quang Chiêu đã làm dư luận Pháp - Việt sôi nổi. Tại cuộc 
diễn thuyết ngày 08/10/1935 ở nhà hàng Perroquet, Sài Gòn, một cuộc tranh luận 
nảy lửa đã diễn ra xoay quanh lời đề nghị của Bùi Quang Chiêu. Luật sư người 
Pháp Lefèvre hùng hồn tuyên bố “Annam mà muốn tham dự vào chức Nghị trưởng 
ở Hội đồng Quản hạt, thì thật là đáng thương hại. Phải làm sao cho bên Chánh quốc 
biết rằng ở đây, hai bên Pháp Nam thân thiện lắm. Mà hễ muốn vậy thì Annam phải 
dưới quyền Tây, chứ không phải phản đối trình những kiến nghị như thế đâu.”(9) 
Tiếp đó Bùi Quang Chiêu cũng đăng đàn phản bác lại ý kiến của Lefèvre: “Tôi 
không hiểu tại sao trạng sư Lefèvre nói rằng, nếu có một Nghị trưởng da vàng, thì 
Hội đồng Quản hạt, phải bớt lực lượng. Hãy coi gương nước Pháp: nước Pháp vẫn 
có nhiều ông Tổng trưởng khác màu da (ses Ministres de couleur). Như những ông 
Diagne, Candace đó; nào có làm giảm bớt nhuệ khí của nước Pháp đâu.”(10) Còn 
Trần Văn Thạch lại cho rằng chức Nghị trưởng chỉ quan trọng khi nào quần chúng 
được phổ thông đầu phiếu.(11) 
 Dù còn nhiều tranh luận nhưng đề nghị của Bùi Quang Chiêu đã có tác động 
thiết thực. Đặc biệt là trong bối cảnh Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm quyền tại 
chính quốc, đã hứa hẹn nhiều cải cách dành cho các xứ thuộc địa. Ngày 01/9/1936, 
Tổng thống Cộng hòa Pháp Albert Leburn ban hành sắc lệnh sửa đổi Sắc lệnh năm 
1922 cho phép người Việt giữ chức Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. 
 Nhóm nghị viên Pháp và Việt trong Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ đã thỏa 
thuận sẽ luân phiên chức Nghị trưởng giữa người Pháp và người Việt theo 
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020 115
 từng năm. Sau hai năm liên tiếp người Pháp 
 làm Nghị trưởng, trong phiên khai mạc Kỳ 
 họp Hội đồng Quản hạt ngày 01/9/1938, Bùi 
 Quang Chiêu được đa số thành viên hội đồng 
 bầu làm Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt. Sự 
 kiện này được mô tả khá chi tiết trên hai số 
 báo Công luận ngày 01/9/1938 và 02/9/1938 
 ở Sài Gòn. Tờ Công luận cho biết trong phiên 
 nhóm họp không chính thức ngày 31/8/1938, 
 09 thành viên hội đồng và bức thư tín nhiệm 
 của Nguyễn Phan Long đã đồng lòng đề cử 
 Bùi Quang Chiêu giữ chức Nghị trưởng. Nhóm 
 nghị viên người Pháp cũng bằng lòng và đi 
 đến thỏa thuận cử Bùi Quang Chiêu làm Nghị 
 trưởng, Bataille làm Phó Nghị trưởng, Võ Hà 
Chân dung Thượng Công Thuận. Tri làm Thư ký, Franchini làm Phó Thư ký.(12) 
Nguồn: Gouvernement Général de 
L’Indochine. (1943), Souverains et Và đến phiên bầu Nghị trưởng trong buổi họp 
Notabilités d’Indochine. IDEO, p.88. chính thức ngày 01/9/1938, Lê Quang Liêm 
giới thiệu Bùi Quang Chiêu ra ứng cử. Tại phiên họp, nghị viên người Pháp 
Combot cũng có ý kiến: 
 “Tôi không quên sự sắp đặt trước của Hội đồng, năm nay ghế Nghị trưởng 
để cho người Nam. Nhưng tôi xin nói trước rằng tôi không chịu cử ông Bùi Quang 
Chiêu, vì ông này là dân Tây, làm quan chức Tây, lại có làm chủ sở theo bực Tây. 
Ông Bùi chính là một người Tây, nên không cử ông. Tôi sẽ bỏ phiếu trắng”.(13) 
 Kết quả, Bùi Quang Chiêu được 16/24 phiếu đắc cử Nghị trưởng, 8 phiếu 
trắng.(14) Sự kiện này đã làm giới trí thức, công chức, doanh nhân, điền chủ người 
Việt không chỉ ở Nam Kỳ mà còn cả nước hết sức hồ hởi. Theo báo Tràng An, 
ngày 02/3/1939, nhóm nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ và Hội Khai trí Tiến Đức 
ở Hà Nội đã mở tiệc trà hoan nghênh Bùi Quang Chiêu đang ở Hà Nội dự Thượng 
Hội nghị Thuộc địa. Phạm Lê Bổng, Viện Trưởng Viện Dân biểu Bắc Kỳ đã phát 
biểu chúc mừng Bùi Quang Chiêu đắc cử Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt Nam 
Kỳ và nói về việc hợp tác Pháp - Việt.(15) Tiếp nối tiền lệ này của Bùi Quang Chiêu, 
trong phiên họp chính thức của Hội đồng Quản hạt ngày 06/6/1939, Hội đồng đã 
bỏ phiếu bầu Nghị trưởng giữa 2 nghị viên người Việt là Thượng Công Thuận và 
Tạ Thu Thâu. Kết quả Thượng Công Thuận giành được 19/24 phiếu, được bầu giữ 
chức Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt ở Nam Kỳ.(16) Có thể nói đây là một trong 
những dấu ấn của Bùi Quang Chiêu và Đảng Lập hiến Nam Kỳ trong việc vận 
động cải tổ vị thế chính trị của người Việt thời thuộc địa. 
116 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020
 3. Lời kết
 Chế độ nghị viện là một hình thức sinh hoạt chính trị mới mẻ ở Việt Nam 
được du nhập cùng với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp. Việc áp dụng quy 
chế thuộc địa đã giúp Nam Kỳ được hưởng một số điều khoản như lãnh thổ Pháp 
ở chính quốc. Quá trình thay đổi cơ chế nghị viên, cử tri đoàn của Hội đồng Quản 
hạt Nam Kỳ cũng đã cho thấy rõ điều này. Tuy nhiên, là một nghị viện ở xứ thuộc 
địa, Hội đồng Quản hạt ở Nam Kỳ cũng chỉ mang tính chất tư vấn là chủ yếu, thực 
quyền vẫn nằm trong bộ máy chính quyền Thống đốc Nam Kỳ. Cho nên xét về bản 
chất, cơ quan này không thể làm thay đổi chế độ thuộc địa cố hữu ở Nam Kỳ. 
 Ở một góc độ khác, từ sau năm 1919, chúng ta có thể thấy được sự chuyển 
biến quan trọng của giới trí thức, nghiệp chủ, điền chủ người Việt ở Nam Kỳ. 
Những thay đổi tích cực về kinh tế đã giúp họ mạnh mẽ hơn, sẵn sàng đòi hỏi 
những quyền lợi chính trị thỏa đáng cho nhân dân bản xứ. Sinh trưởng trong thời 
kỳ thuộc địa, ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, một số thành viên của 
Đảng Lập hiến Nam Kỳ đã mong muốn đi theo con đường đấu tranh ôn hòa, bất 
bạo động.(17) Họ đã chủ động tranh thủ những dư luận tích cực trong nhân dân và 
chính giới Pháp để đòi hỏi cải tổ. Và những nỗ lực này đã mang những biến đổi 
tích cực cho việc thay đổi vị thế của người Việt trong khuôn khổ chế độ thuộc địa 
Nam Kỳ, đồng thời cũng nhen nhóm cho họ những hy vọng về tinh thần “Pháp - 
Việt đề huề”.
 Nhưng thực tế lịch sử đã cho thấy, suy cho cùng những sự cải tổ chính trị 
của người Pháp cũng chỉ nhằm xoa dịu cơn đấu tranh nhất thời của giới chính trị 
người Việt. Bản chất xâm lược và khai thác thuộc địa của Pháp không bao giờ thay 
đổi. Các cuộc vận động cải tổ chính trị này đã không mang lại thắng lợi cuối cùng 
cho những người Lập hiến. Và đến cuối thập niên 1930, họ càng bị yếu thế trước 
những nhân vật chính trị trẻ tuổi hơn từ Pháp về như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu 
Thâu, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Thạch Con đường của Đảng Lập hiến và Bùi 
Quang Chiêu đã không thể đi đến chặng đường cuối cùng của mục tiêu giải phóng 
dân tộc nhưng cũng cần có một cái nhìn khách quan, đầy đủ về những nỗ lực của 
họ trong việc cải thiện vị thế của người Việt trong chế độ thuộc địa.
 V P T 
CHÚ THÍCH
(1) Laffont, Fonssagrives. (1890). Répertoire alphabétique de législation et de réglementation 
 de la Cochinchine: Arrêté au 1er janvier 1889. T2, Arthur Rousseau éditeur. Paris, p.602.
(2) Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. (2013). Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc 
 địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945). Nxb Hà Nội, tr.273.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020 117
(3) R. B. Smith. (1969). “Bui Quang Chieu and the Constitutionalist Party in French Cochinchina 
 1917-1930”. Modern Asian Studies, III. 2 (1969), p.134-135.
(4) D. Hemery. (1975). “Du patriotisme au marxisme: l’immigration Vietnamienne en France de 
 1926 à 1930”. Le Mouvement social: bulletin trimestriel de l’Institut Français d’histoire sociale, 
 Janvier - Mars 1975, Numéro 90, Les Éditions Ouvrières, p.14. Xem thêm N.K. (1927). 
 “L’Assemblée générale du Parti Constitutionnaliste Indochinois”. La Tribune Indochinoise 
 (Édition Européenne), No.1, 13/8/1927, p.15.
(5) Phillippe M.F. Peycam. (2015). Làng báo Sài Gòn 1916-1930. Nxb Trẻ, tr.136.
(6) Xem thêm Công luận báo, số 507, ngày 27/6/1922, tr.1 và số 510, ngày 07/7/1922, tr.1.
(7) Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. (2013). Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc 
 địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945). Nxb Hà Nội, tr. 361-362.
(8) Hoàng Sơn. (1935). “Về buổi Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ”. Báo Ánh sáng, số 44, ngày 
 26/9/1935, tr.1 & 4.
(9) Hà Thành Ngọ báo, số 2424, 09/10/1935, tr.1. 
(10) Hà Thành Ngọ báo, số 2424, 09/10/1935, tr.6.
(11) Hà Thành Ngọ báo, số 2424, 09/10/1935, tr.6.
(12) Công luận báo, số 7793, ngày 01/9/1938. tr.8. 
(13) Công luận báo, số 7794, ngày 02/9/1938, tr.8
(14) Xem thêm Tràng An báo, số 354, ngày 9/9/1938, tr.2.
(15) Tràng An báo, số 400, ngày 03/3/1939, tr.2.
(16) Sài Gòn, số 14142, ngày 07/6/1939, tr.1 và Cochinchine Française. (1939). Procès-verbaux 
 du Conseil Colonial (session extraordinaire de 1939). Imprimerie de L’Union, Saigon, p.11. 
 Ngoài ra, trong lần bỏ phiếu này, Tạ Thu Thâu được 2/24 phiếu thuận, 1 phiếu trắng. 
(17) Năm 1928, Bùi Quang Chiêu và Dương Văn Giáo đã đến Calcutta dự Đại hội của Đảng 
 Quốc đại Ấn Độ đã cho thấy sức hấp dẫn của con đường đấu tranh ôn hòa, bất bạo động 
 của Gandhi đối với những nhân vật chủ chốt của Đảng Lập hiến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Ánh sáng, số 44, ngày 26/9/1935.
2. Cochinchine Française. (1939). Procès-verbaux du Conseil Colonial (session extraordinaire 
 de 1939), Imprimerie de L’Union, Saigon.
3. Công luận báo, số 507, ngày 27/6/1922.
4. Công luận báo, số 510, ngày 07/7/1922.
5. Công luận báo, số 7793, ngày 01/9/1938.
6. Công luận báo, số 7794, ngày 02/9/1938.
7. D. Hemery. (1975). “Du patriotisme au marxisme: l’immigration Vietnamienne en France 
 de 1926 à 1930”. Le Mouvement social: bulletin trimestriel de l’Institut Français d’histoire 
 sociale. Janvier - Mars 1975, Numéro 90. Les Éditions Ouvrières.
8. Gouvernement Général de L’Indochine. (1943). Souverains et Notabilités d’Indochine, IDEO.
9. Hà Thành Ngọ báo, số 2424, 09/10/1935.
118 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020
10. Laffont, Fonssagrives. (1890). Répertoire alphabétique de législation et de réglementation 
 de la Cochinchine: Arrêté au 1er janvier 1889. T2, Arthur Rousseau éditeur, Paris.
11. N.K. (1927). “L’Assemblée générale du Parti Constitutionnaliste Indochinois”. La Tribune 
 Indochinoise (Édition Européenne), No.1, 13/8/1927.
12. Phillippe M.F. Peycam. (2015). Làng báo Sài Gòn 1916-1930. Nxb Trẻ.
13. Sài Gòn, số 14142, ngày 07/6/1939.
14. R. B. Smith. (1969). “Bui Quang Chieu and the Constitutionalist Party in French Cochinchina 
 1917-1930”. Modern Asian Studies, III. 2 (1969).
15. Tràng An báo, số 354, ngày 9/9/1938.
16. Tràng An báo, số 400, ngày 3/3/1939.
17. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. (2013). Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc 
 địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945). Nxb Hà Nội.
TÓM TẮT
 Hội đồng Quản hạt là cơ quan tư vấn cho chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ. Từ ngày thành 
lập, cơ quan này bao gồm các thành viên người Pháp và người Việt tuy nhiên ưu thế bao giờ 
cũng nằm trong tay nhóm dân biểu Pháp. Đến những thập niên 1920, 1930, trí thức người Việt 
ở Nam Kỳ dần có tiếng nói và tổ chức nhiều cuộc vận động cải cách Hội đồng Quản hạt. Năm 
1922, số lượng cử tri đoàn và dân biểu người Việt được nâng lên nhưng họ không được giữ chức 
Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt. Để xóa bỏ điều bất bình đẳng này, đến cuối thập niên 1930, Bùi 
Quang Chiêu và nhóm dân biểu người Việt đã mở cuộc vận động để người Việt có thể giữ được 
chức Nghị trưởng Hội đồng Quản hạt. Đây là những nỗ lực thay đổi vị thế chính trị của người Việt 
trong chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ. 
ABSTRACT
 A STUDY ON THE VIETNAMESE HOLDING THE PRESIDENCY OF COCHINCHINA’S 
 COLONIAL COUNCIL THROUGH PRESS MATERIALS
 Colonial Council was an advisory agency of Cochinchine Government. Since establish-
ing it, the agency’s member included French and Vietnamese councilman but French council-
man always held ascendant in the Council. In the 1920s and 1930s, Vietnamese intellectuals in 
Cochinchina were more and more active actions and organized movements to change Colonial 
Council. In 1922, the number of Vietnamese electors and councilmen were growth but they could 
not hold the presidency. To cancel this unfair law, at the end of the 1930s, Bui Quang Chieu and 
Vietnamese intellectuals in Cochinchina impelled movement so that Vietnamese could hold the 
presidency of Cochinchina’s Colonial Council. That was an effort to improve the political position 
of Vietnamese in the colonial mode of Cochinchina.

File đính kèm:

  • pdfve_viec_nguoi_viet_giu_chuc_nghi_truong_hoi_dong_quan_hat_na.pdf