Về tư tưởng đạo đức của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX

Đầu thế kỷ XX, những nho sĩ Việt

Nam đã trưởng thành trong thời

đoạn này như Nguyễn Thượng Hiền,

Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,

Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Đặng

Kinh Luân, Dương Bá Trạc, Lê Đại, Võ

Hoành, Phan Đình Đối, Phan Huy

Thịnh, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng

Bí, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thái Thân,

Nguyễn Hàm. là những trí thức đã

thoát khỏi khoa cử hoặc thi đỗ nhưng đã

tự thoát khỏi hệ thống quan liêu phong

kiến để bảo tồn vị trí và vai trò của kẻ sĩ

trong xã hội. Họ tiến hành công cuộc

duy tân trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội Việt Nam, coi đó như những bước

khởi đầu cần thiết để có một Việt Nam

độc lập, giàu mạnh.

 

Về tư tưởng đạo đức của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 1

Trang 1

Về tư tưởng đạo đức của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 2

Trang 2

Về tư tưởng đạo đức của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 3

Trang 3

Về tư tưởng đạo đức của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 4

Trang 4

Về tư tưởng đạo đức của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 5

Trang 5

Về tư tưởng đạo đức của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 1080
Bạn đang xem tài liệu "Về tư tưởng đạo đức của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về tư tưởng đạo đức của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX

Về tư tưởng đạo đức của Nho sĩ Duy Tân Việt Nam đầu thế kỷ XX
vua 
chuyên chế làm sai đạo Khổng Mạnh. 
Nền luân lý quốc gia, luân lý xã hội thì 
tuyệt nhiên không có. Ông nhận xét: 
“Phong tục ta còn giữ lại đ−ợc là chỉ còn 
có gia đình luân lý mà thôi, còn ra từ 
triều đình cho chí h−ơng thôn, là bởi 
mình đi lầm lạc hết cả” (Phan Chu 
Trinh, 1995, tr.711). 
Trên thực tế xã hội bấy giờ, cả năm 
quan hệ trong ngũ luân đều đang bị suy 
vi, trong tình trạng vua tôi thì lạt nh− 
n−ớc lã, đục nh− vôi, cha con thì làm 
cho mất cả tấm lòng son, anh em trắt 
tréo thây to n−ớc lạnh tanh, vợ chồng thì 
tiền tài ngày nặng, ân tình bạc, bạn bè 
thì th−ơng ôi luân ấy mất đã lâu. Khi 
chính thể quân chủ phong kiến không 
còn nữa, thay vào đó là chính thể dân 
chủ, quan hệ giữa con ng−ời trong xã 
hội cũng thay đổi nh−ng nếu có nh− vậy 
thì trong ngũ luân chỉ có quan hệ vua - 
tôi là không còn, các quan hệ cha - con, 
anh - em, vợ - chồng, bạn - bè vẫn tiếp 
tục cần đ−ợc giữ đạo, phát huy. Nho sĩ 
kiên trì gìn giữ chuẩn mực của những 
mối quan hệ đó. 
Họ biết rằng muốn khôi phục lại nền 
đạo đức của một đất n−ớc không còn chủ 
quyền, độc lập nh− n−ớc Việt Nam 
không phải là một việc dễ nh−ng không 
thể không làm ngay. Họ đặt ra ph−ơng 
thức để suy nghĩ và hành động nhằm 
chấn h−ng nền đạo đức, sửa đổi luân lý 
n−ớc nhà. Đó là, giữ một ít đạo đức của 
truyền thống, thu nạp một ít đạo đức của 
Âu châu đem điều hòa lại rồi khuyếch 
tr−ơng, nghĩa là khiến dân Việt Nam ai 
cũng biết nghĩa vụ đối với n−ớc Việt 
Nam. Từ đó n−ớc Việt Nam giàu mạnh, 
sẽ đ−ợc các dân tộc khác kính nể. 
Nho sĩ về cơ bản thống nhất ph−ơng 
châm kết hợp, hòa hợp Đông - Tây, Cổ - 
Kim trong xây dựng luân lý, đạo đức 
mới, “đem cái văn minh Âu Tây hòa hợp 
với các chân Nho giáo ở á Đông chứ 
không phải là tự do độc lập ở đầu l−ỡi 
của mấy anh tây học lem nhem mà cũng 
không phải là quốc hồn quốc túy ngoài 
môi của các bác Hán học dở mùa đâu” 
(Phan Chu Trinh, 1995, tr.784). 
Trong quá trình tiếp thu, biến đổi 
và xây dựng, phát triển luân lý, đạo 
đức, nguyên tắc không thay đổi là phải 
Về t− t−ởng đạo đức 35 
chú ý chọn lọc những yếu tố có giá trị, 
phù hợp với luân lý và đạo đức á Đông 
nói chung và Việt Nam nói riêng. 
1. Đổi mới nội dung các phạm trù 
đạo đức 
Phạm trù đạo đức đ−ợc nho sĩ bàn 
nhiều là “trung” và “hiếu”. Họ thảo luận 
về con đ−ờng để có thể làm tròn cả 
trung và hiếu. Cái mới trong nội dung 
của “trung hiếu” chính là: mục đích cuối 
cùng của trung hiếu là phụng sự dân 
tộc, thực hiện trách nhiệm xã hội cao cả, 
phải thể hiện hy sinh vì quốc gia, dân 
tộc trong lúc dân tộc đang gặp nan 
nguy. L−ơng Văn Can đã khuyến tài: 
“áo cơm lộc n−ớc đã bao lâu, 
Một tấm lòng trung trả nghĩa sâu. 
M−a gió giữ gìn bền chí mãi, 
Non sông gánh vác ghé vai vào” 
(Ch−ơng Thâu, 1996, tập 21, tr.613). 
“Trung” trở thành “đạo th−ơng 
n−ớc”, là tính tự nhiên trời phú cho 
ng−ời Việt Nam, quốc gia luân lý phải 
in sâu vào trí não mỗi ng−ời con dân 
n−ớc Việt. Muốn cho n−ớc Việt Nam 
đ−ợc độc lập, tự do thì nhân dân Việt 
Nam phải xây dựng tính xã hội cho 
mình, phải có đoàn thể, có tính công lợi, 
biết giữ lợi chung. 
“Hiếu” không chỉ với cha mẹ, gia tộc 
mình, mở rộng ra hiếu với tổ tiên, với 
dân tộc. Thực hiện đạo hiếu đồng nghĩa 
với tham gia giải phóng dân tộc, quyết 
chí bảo vệ n−ớc, giành độc lập dân tộc. 
Nho sĩ cố gắng làm mới nội dung 
của phạm trù “nhân”, vốn là một phạm 
trù đạo đức cơ bản của Nho giáo, giải 
thích phạm trù nhân thấu đáo. Cũng 
nh− bao nhà nho, Phan Bội Châu cho 
rằng nhân có sức mạnh vô song trong 
mọi lĩnh vực. 
“Vô luận ng−ời nào, chốn nào, thì 
nào, tất thảy dùng một chữ “nhân” mà 
ứng phó đ−ợc cả” (Phan Bội Châu, 1990, 
tập 9, tr.41). 
“Ngoài chữ ‘nhân’ ra không ai có đạo 
lý gì khác. Tức nh− đại từ, đại bi, chúng 
sinh bình đẳng của Phật Thích Ca, 
nghĩa yêu ng−ời nh− mình, xem thù 
nh− bạn của đức chúa Dê Du cũng chỉ là 
ý nghĩa chữ Nhân mà thôi” (Phan Bội 
Châu, 1990, tập 9, tr.41). 
Trên tinh thần duy tân nh−ng vẫn 
không tránh khỏi quan điểm “nhất 
thống nho gia”, nho sĩ vẫn giải thích các 
phạm trù đạo đức của các học thuyết, 
tôn giáo khác xoay quanh phạm trù 
“nhân” của Nho giáo. Tuy nhiên, tiêu 
chí tối cao của “nhân” trong thời đại mới 
là yêu n−ớc, là làm cho n−ớc giàu mạnh. 
Muốn nh− vậy thì tr−ớc hết phải có lòng 
bác ái. Bác ái sẽ dẫn tới giải phóng con 
ng−ời. “Nhân nghĩa là chí công vô t−, 
mà lại kiêm cả bác ái” (Phan Bội Châu, 
1990, tập 7, tr.75). 
Nho sĩ thấu hiểu đạo “nghĩa”. Nghĩa 
là những gì hợp với đạo lý con ng−ời 
phải làm. Đạo lý thời nay, theo các ông 
là phấn đấu cho lý t−ởng tự do - độc lập, 
thực hiện nghĩa vụ giải phóng dân tộc, 
đất n−ớc có chủ quyền thì dân mới có 
quyền lợi. Nghĩa và lợi trong đấu tranh 
giải phóng dân tộc là không tách rời. 
Trong các mối quan hệ cụ thể giữa 
con ng−ời, các ông vẫn nỗ lực sáng tác 
các “gia huấn” để thể hiện t− t−ởng của 
mình về các chuẩn mực và ứng xử đạo 
đức. Đạo làm cha, làm mẹ, làm con dù ở 
thời thế nào cũng không thay đổi vì đây 
là những đạo ứng xử cốt yếu nhất của 
con ng−ời. Cha mẹ đối với con cái luôn 
là mực th−ớc méo tròn làm mẫu bởi 
mình ta, nên luôn phải giữ nếp nhà cho 
sạch. Con cái là kết quả sự dạy bảo từ 
cha mẹ, nên cha mẹ phải nhớ khôn dại 
36 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2015 
đục trong mình chuốc cả, dạy con xin 
dạy thủa trong thai. Luân lý trong gia 
đình mà trong sáng thì mới có thể chấn 
h−ng luân lý cho cả xã hội. T− t−ởng 
luân lý của nho sĩ duy tân còn chịu 
nhiều ảnh h−ởng của nền luân lý Nho 
gia nh−ng không phải là những t− 
t−ởng giáo điều, cứng nhắc mà là những 
suy nghĩ sâu sắc, những lời khuyên nhủ 
chân thành mang đậm tinh thần nhân 
văn, nhân đạo truyền thống của dân tộc. 
Về vấn đề lý t−ởng, lẽ sống: lý t−ởng 
đạo đức của nho sĩ là lý t−ởng tự do, tự 
do cho đất n−ớc, cho dân tộc, cho đồng 
bào. Tự do là gắn với quyền con ng−ời, đạt 
đ−ợc nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống 
với bản chất l−ơng thiện của mình, trong 
đó có cả nhu cầu vật chất và tinh thần. 
Quan niệm đạo đức của nho sĩ đạt 
tới hoàn thiện khi họ xác định “lẽ sống”. 
Quan niệm về lẽ sống thể hiện rõ nét 
quá trình chuyển biến trong t− t−ởng 
đạo đức, là kết quả của quá trình các 
ông tiếp biến t− t−ởng Đông - Tây. Họ 
chấn h−ng các đức tính tốt vốn có của 
ng−ời dân đất Việt nh− “bài thuốc 10 vị” 
của Phan Bội Châu “bốc” cho ng−ời Việt: 
chí khí tự c−ờng, lòng thành thực, gan 
quả quyết, lòng công ích, thực nghiệp, 
bụng nhiệt thành, dải đồng tâm, trí thức 
mới, nội hóa, giống thân ái. Tóm gọn lại, 
lẽ sống của con ng−ời Việt mới là: 
Thứ nhất, sống thức tỉnh: con ng−ời 
tỉnh táo để thấy đ−ợc các nguyên nhân 
và thực trạng mất n−ớc; có hiểu biết về 
các lĩnh vực của cuộc sống hiện đại; 
nhận thức đ−ợc trách nhiệm và nghĩa 
vụ của bản thân mỗi ng−ời đối với vận 
mệnh Tổ quốc. 
Thứ hai, sống có ý chí. ý chí là ý chí 
dũng cảm, dám đứng lên đảm nhận sự 
nghiệp cứu n−ớc. Muốn sống có ý chí, 
con ng−ời phải tự tin: tự tin vào bản 
thân, tự tin vào t−ơng lai dân tộc, tin 
vào chủ nghĩa đã đ−ợc chọn. Tự tin mở 
rộng ra là “tự tín”, “tự nhiệm” theo tinh 
thần “hào kiệt tự nhiệm” - tự trách 
nhiệm với bản thân, cộng đồng, dân tộc. 
Thứ ba, sống phải tự tân. Tự tân là 
tự đổi mới. Con ng−ời có thức tỉnh, có tự 
tin, tự nhiệm thì tất sẽ tự tân. Tự tân 
tr−ớc hết là tự tân về tri thức, học hỏi tri 
thức khoa học thời đại, phê phán, sửa đổi 
những tri thức cũ đã lạc hậu để dần đ−a 
dân tộc đến tự c−ờng, văn minh. 
Họ cho rằng, cốt lõi của tự tin, tự 
tân là ph−ơng pháp t− duy. Họ mạnh 
dạn đả kích trực tiếp vào lối t− duy cũ 
của Nho giáo “thuật nhi bất tác”, “hậu 
cổ hạc kim”, “trọng h− văn, khinh thực 
nghiệp”. Do vậy, họ yêu cầu con ng−ời 
mới, chủ yếu là thanh niên phải độc lập 
suy nghĩ, phát triển phẩm chất t− duy 
và bản lĩnh con ng−ời, nh− vậy mới có 
thể thoát khỏi sự lệ thuộc vào n−ớc 
ngoài, mất n−ớc, mất cốt cách dân tộc 
và nhân cách bản thân. 
2. Đổi mới t− t−ởng về đạo đức của 
một số đối t−ợng trong xã hội 
Xuất phát từ quan điểm duy tân xã 
hội là trách nhiệm của mọi tầng lớp, 
nho sĩ đầu thế kỷ XX bàn đến luân lý 
đạo đức của các đối t−ợng trong xã hội, 
đến đạo đức trong nhiều lĩnh vực. 
Chúng tôi phân tích t− t−ởng về đạo 
đức trong một vài đối t−ợng cụ thể, 
những đối t−ợng này hầu nh− không 
đ−ợc bàn đến trong hệ thống t− t−ởng 
đạo đức Nho giáo. 
 Đạo đức tôn giáo: một trong những 
điểm đặc sắc của nho sĩ đầu thế kỷ XX 
là họ đã v−ợt qua đ−ợc thái độ kỳ thị để 
tìm đ−ợc những giá trị về đạo đức nhân 
sinh trong các tôn giáo đang tồn tại 
trong xã hội Việt Nam bấy giờ. 
Phan Bội Châu nhận định, giáo lý 
Về t− t−ởng đạo đức 37 
của nhà Phật không có gì là cao siêu, là 
xa lạ mà nó đ−ợc chính con ng−ời tạo ra 
nhằm phục vụ nhu cầu tôn giáo của 
mình: “Tôn chỉ nhà Phật rất sâu kín, 
không thể bàn đ−ợc. Nói không mà có khi 
có; nói có mà có khi không. Bảo không mà 
không có cái không, bảo có mà lại không 
có cái có. Tùy các ng−ời muốn nói gì thì cứ 
theo cái miệng mà nói ra thôi. T− t−ởng 
tự do mới thật là lẽ nhà Phật” (Phan Bội 
Châu, 1990, tập 4, tr.78). 
Theo ông, các tôn giáo đ−ợc hình 
thành nhằm giải quyết vấn đề tự do 
của con ng−ời mà thôi. Nó là chỗ dựa để 
con ng−ời đ−ợc tự do về tinh thần và là 
động lực để con ng−ời đ−ợc tự do về thể 
xác. Nh−ng trong mối quan hệ với Trời, 
Phật, Thánh thần, Phan Bội Châu 
nâng cao vai trò của con ng−ời, tin vào 
khả năng tự giải phóng của con ng−ời. 
Phan Bội Châu đã ca ngợi những giá trị 
của đạo Cơ Đốc. Đó là tình yêu th−ơng, 
lòng bác ái, niềm tin mãnh liệt vào cuộc 
sống tinh thần. 
Đạo đức doanh nhân: nh− trên 
chúng tôi đã phân tích, t− t−ởng “trọng 
nông ức th−ơng” của Nho giáo có 
nguyên nhân từ cách nhìn nhận vị trí, 
vai trò hạ đẳng của th−ơng nhân. Nho 
sĩ thế kỷ XX đã thay đổi t− duy về xã 
hội, tất yếu họ thay đổi t− t−ởng về 
doanh nhân. Hơn nữa, theo họ, doanh 
nhân muốn khẳng định giá trị với xã 
hội thì họ phải ý thức đ−ợc các chuẩn 
mực đạo đức của nghề nghiệp. 
L−ơng Văn Can duy tân t− t−ởng 
và hành động theo thời cuộc nh−ng ông 
vẫn giữ khí tiết của nhà nho. Ông giữ 
quan điểm về con ng−ời đạo đức bất 
luận ng−ời đó làm nghề gì, trong thời 
đại nào. Ví nh− trong tác phẩm “Kim cổ 
cách ngôn”, L−ơng Văn Can bàn về 
“đạo làm giàu” của ng−ời Việt Nam, 
đạo làm giàu mang đậm chất nhân văn, 
nhân đạo, khác biệt với cách làm giàu 
của t− bản và đế quốc. Nh−: 
Của cải là sự sống còn của con 
ng−ời. Vì vậy khi dùng của cải phải xem 
nguồn gốc của nó có trong sáng không, 
có hợp nghĩa không. Nguồn của cải 
trong sáng thì chi tiêu phải có đạo. 
Bí quyết thành công của nhà kinh 
doanh là sự trung thực, nghĩa là, nguồn 
lợi thu về phải theo lẽ tự nhiên, đừng 
bao giờ vì lợi mà làm điều xằng bậy hoặc 
phiêu l−u mạo hiểm. Trong kinh doanh 
nếu chỉ chăm lợi cho mình mà hại ng−ời 
thì con cháu mạt vận. Đạo trời ban phúc 
cho ng−ời thiện, trừng phạt kẻ gian tà. 
Đứng tr−ớc của cải đối với ng−ời đời 
vẫn phải răn bảo, răn ng−ời lấy của 
không thuộc quyền mình, răn ng−ời 
thấy lợi mà quên điều nghĩa. 
Ng−ời nghèo phải chọn nghề cẩn 
thận, không vì nghèo mà chứa sòng bạc, 
không nên vì buôn bán đổi chác mà làm 
lẫn của giả để lừa ng−ời khác. 
... 
Đạo đức cho nữ giới: nho sĩ không 
nêu thành hệ thống lý thuyết đạo đức 
mà thể hiện bằng cách dụng thơ, ca, tục 
ngữ có sẵn hoặc sáng tác văn thơ nhằm 
tác động trực tiếp đến các đối t−ợng. Họ 
sáng tác huấn ca nh− Tỉnh quốc hồn ca, 
Dạy con... (Phan Chu Trinh), Tân nữ 
huấn ca (Nguyễn Hữu Cầu), Nữ quốc 
dân tu tri (Phan Bội Châu), Bài ca cứu 
quốc (Huỳnh Thúc Kháng)... Ngoài 
những lời gia huấn, giáo dục lòng yêu 
n−ớc, yêu giống nòi, họ còn thể hiện t− 
t−ởng bình đẳng, bình quyền, chuẩn 
mực tu d−ỡng cho thanh niên thời đại 
mới và cho phụ nữ, một đối t−ợng vốn bị 
coi th−ờng trong t− t−ởng Nho giáo 
phong kiến. 
Chúng tôi lấy một dẫn chứng từ Tân 
38 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2015 
nữ huấn ca của Nguyễn Hữu Cầu. Ông 
kêu gọi phụ nữ hãy tỉnh táo nhận thức 
về thời đại tôn trọng nữ quyền, phụ nữ 
cần phải học cái mới trong khi phải giữ 
đ−ợc cái hay của dân tộc, học đối nhân 
xử thế trong đó ngoài đối với ng−ời 
trong nhà còn có chuẩn mực đối xử với 
đất n−ớc, với nhân dân. Nguyễn Hữu 
Cầu còn l−u tâm nhắc nhở phụ nữ cả 
những việc thuộc về “thiên chức” nh− 
nuôi con, dạy con, chi tiêu, lễ bái không 
mê tín, chăm thể dục, đặc biệt là trong 
thời đại mới phụ nữ phải học lấy một 
nghề m−u sinh... 
“Cuộc đời gặp buổi giao thông, 
Nữ quyền hai chữ vang trong hoàn cầu 
(...)Cốt sao quốc túy bảo tuyền, 
Trau thêm học mới làm nền duy tân. 
(...)Nhất là học vấn tinh thông 
Hai là nghề khéo ở trong tay mình. 
(...)Muốn cho không yếu không hèn 
Về phần thân thể phải nghiền vệ sinh 
(...)Đến nh− lễ bái quỷ thần 
Dù Gia, dù Thích cốt phần tự tu 
Chẳng nên mê tín theo đòi 
Dã man đến thế, thật nòi dã man” 
(Ch−ơng Thâu, Hồ Anh Hải biên 
soạn, 2007, tr.226-235). 
Nguyễn Hữu Cầu đã v−ợt qua đ−ợc 
luân lý lạc hậu của Nho giáo khi ông 
khẳng định: 
“Buổi đầu kén chọn lầm sai, 
Phải ng−ời cờ bạc dông dài khôn ngăn 
Hoặc ng−ời vô nghĩa bất nhân 
Kíp nên kiếm chốn rời chân ngoài vòng. 
(...)Phải nhà bắt nhặt bắt khoan 
Quá đ−ờng cay nghiệt sẽ bàn ở riêng 
(...)Có con đứng vậy nuôi con 
 Hiếm hoi b−ớc nữa ai còn cấm ai” 
(Ch−ơng Thâu, Hồ Anh Hải biên 
soạn, 2007, tr.226-235). 
Có thể nói, quá trình đổi mới t− 
t−ởng đạo đức của nho sĩ cũng t−ơng 
ứng với các giai đoạn hoạt động duy tân, 
hoạt động cách mạng của họ. Dù trong 
hoàn cảnh nào, thời thế nào, họ vẫn 
thực sự là một tấm g−ơng sáng về trau 
dồi, tu d−ỡng đạo đức. 
Trên nền tảng đạo đức truyền 
thống, tiếp thu các yếu tố tích cực, tiến 
bộ của thời đại, nho sĩ đã phát triển hệ 
thống quan niệm đạo đức, lẽ sống lên 
một trình độ mới, có nội dung tiến bộ 
hơn, nền đạo đức có bản chất là chủ 
nghĩa nhân đạo cao cả. Đó là lòng yêu 
n−ớc, th−ơng dân; vạch tội, lên án 
phong kiến, thực dân; là lý t−ởng giải 
phóng nhân dân. Nho sĩ có niềm tin vào 
phẩm giá, sức mạnh của con ng−ời, từ 
đó họ tập trung thức tỉnh, h−ớng dẫn 
nhân dân đấu tranh giải phóng, đ−a lại 
giá trị nhân văn đích thực: độc lập, tự 
do, bình đẳng, nhân ái. Tuy còn có hạn 
chế về thời đại và nhận thức của bản 
thân ch−a v−ợt bỏ đ−ợc thế giới quan 
Nho giáo, nh−ng t− t−ởng duy tân về 
đạo đức của các nho sĩ là dấu gạch nối 
đậm nét để chúng ta xây dựng một nền 
đạo đức con ng−ời Việt nam mới  
Tài liệu tham khảo 
1. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, 
Ch−ơng Thâu s−u tầm, biên soạn, 
Nxb. Thuận Hoá, Huế. 
2. Ch−ơng Thâu, Hồ Anh Hải biên soạn 
(2007), Nguyễn Hữu Cầu chí sĩ yêu 
n−ớc Đông Kinh Nghĩa Thục, Nxb. 
Lý luận chính trị, Hà Nội. 
3. Phan Chu Trinh (1995), Tuyển tập, 
Nguyễn Văn D−ơng biên soạn, Nxb. 
Đà Nẵng, Đà Nẵng. 
4. Ch−ơng Thâu biên soạn (1996), Tổng 
tập văn học Việt Nam, Nxb. Khoa 
học xã hội, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfve_tu_tuong_dao_duc_cua_nho_si_duy_tan_viet_nam_dau_the_ky_x.pdf