Quan điểm nhân học triết học trong tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ” của Max Scheler

Bài nghiên cứu này đề cập đến bốn chủ đề của tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ”

của tác giả Max Scheler, người sáng lập ra nhân học triết học hiện đại. Chủ đề thứ nhất

trình bày sự thống nhất giữa sinh thể và tinh thần trong quá trình tiến hóa bốn giai đoạn.

Trong chủ đề thứ hai, độc giả được khám phá yếu tố tinh thần như một hiện tượng thiếu tự

nhiên và độc lập; hoạt động tương phản với xung năng. Vấn đề quan trọng thứ ba của tác

phẩm là việc yếu tố tinh thần được xem như là nền tảng của vũ trụ. Và trọng điểm thứ tư

của tác phẩm nhấn mạnh vai trò của con người trong vũ trụ. Sáng tác này của Scheler là

một công trình chủ đạo trong việc phát triển nhân học triết học, đánh dấu một bước chuyển

đặc biệt trong phương pháp và tư duy của ông.

 

Quan điểm nhân học triết học trong tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ” của Max Scheler trang 1

Trang 1

Quan điểm nhân học triết học trong tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ” của Max Scheler trang 2

Trang 2

Quan điểm nhân học triết học trong tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ” của Max Scheler trang 3

Trang 3

Quan điểm nhân học triết học trong tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ” của Max Scheler trang 4

Trang 4

Quan điểm nhân học triết học trong tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ” của Max Scheler trang 5

Trang 5

Quan điểm nhân học triết học trong tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ” của Max Scheler trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2020
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm nhân học triết học trong tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ” của Max Scheler", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm nhân học triết học trong tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ” của Max Scheler

Quan điểm nhân học triết học trong tác phẩm “Vị trí con người trong vũ trụ” của Max Scheler
 các 
lãnh vực đạo đức học, tôn giáo, tâm lí học 
và xã hội học. 
Tương tự như Cassirer, Scheler là hình 
ảnh của một triết gia chuyên về văn hóa; 
nhìn nhận văn hóa trên bình diện so sánh 
toàn cầu. Theo ông, có ba loại văn hóa 
tương ứng với ba loại tri thức: văn hóa 
Thiên Chúa Judeo và Ấn Độ đại diện cho 
tri thức giải thoát; văn hóa Hy Lạp và 
Trung Quốc tiêu biểu cho tri thức nhân văn; 
còn văn hóa châu Âu hiện đại là tiếng nói 
của tri thức lao động và kĩ thuật. Scheler 
nhấn mạnh rằng ba loại hình văn hóa và 
tri thức này cần được thiết lập theo thang 
bậc giá trị dịch chuyển từ dưới lên trên: tri 
thức về lao động và kĩ thuật phục vụ cho 
nhân văn, tri thức nhân văn được sử dụng 
để đáp ứng yêu cầu của Thượng đế. Max 
Journal of Thu Dau Mot university, No2 – 2011 
 84 
Scheler cũng đề nghị chấp nhận quan điểm 
về Chúa như một sự tự hoàn thiện mình 
thông qua con đường tự giác hay tôn sùng. 
Đứng trên bình diện tư duy và phương 
pháp, Max Scheler, đã chịu nhiều tác động 
của triết lí cuộc sống theo phong thái của 
Nietzsche, Bergson, Dilthey và phương 
pháp hiện tượng luận. Scheler là người đầu 
tiên phê bình phương pháp hồi quy vì cho 
rằng tư duy này của Phật giáo có phần vượt 
trội hơn. Với nhân học triết học, Scheler 
tuyên bố rằng phương pháp siêu hình là ưu 
việt nhất vì lẽ con người là một thực thể 
văn hóa cùng tương tác với Đấng tối cao và 
cũng chính nơi đây Đời Sống và Tinh Thần 
luôn có sự mâu thuẫn. Đây cũng chính là 
chủ nghĩa nhị nguyên siêu hình của ông. 
Tác phẩm ‚Vị trí con người trong vũ trụ‛ 
là sáng tác cuối cùng được ông xuất bản 
trước khi qua đời; thể hiện năng lực khai 
phá triết học ở tầm vóc cao của ông. Quyển 
sách này đề cập đến tất cả những yếu tố thể 
hiện cuộc đấu tranh vĩ đại của con người 
trong việc tồn tại và tương tác với thế giới: 
‚Chủ đề của ông là bản chất của con người 
và ý nghĩa của việc loài người xuất hiện 
trong vũ trụ, nói chung, đã tạo dựng nên thế 
giới‛ [6: 9]. Qua công trình này Max Scheler 
đã trình bày bốn vấn đề như sau: 
Thứ nhất là sự thống nhất giữa sinh 
thể và tinh thần theo một quá trình tiến 
hóa bốn giai đoạn. Scheler cho rằng tinh 
thần không khởi nguồn từ đời sống sinh 
học mà từ chính xung lực của cuộc sống để 
đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống qua 
đó mà các loài được sinh tồn và số lượng 
thành viên ngày càng gia tăng hoàn hảo. 
Tinh thần là một sinh thể sống luôn hoạt 
động và phát triển trong sự đa dạng và 
phức tạp cùng với tổ chức của các loài. 
Ở giai đoạn khởi đầu của cuộc sống, các 
sinh thể thường lệ thuộc vào môi trường vô 
cơ. Đời sống tinh thần của các thực vật, dù 
rất nhỏ và hoàn toàn thụ động, đều là rất 
thật: chúng có xúc cảm, phản ứng đối kháng, 
xung năng; nhưng hoàn toàn không nhận 
thức được yếu tố tinh thần này. Bước thứ hai 
chính là bản năng, không có ở thực vật, mà 
là đặc thù của động vật. Ở những động vật 
cao hơn, chúng ta nhận thức được giai đoạn 
thứ ba mà đặc trưng của giai đoạn này là 
hành vi và trí nhớ liên đới. Năng lực này 
giúp một sinh thể đơn lẻ tách khỏi bầy đàn; 
làm nó tự phân biệt mình với các sinh thể 
đồng loại. Sau cùng, sự thông minh vẫn là 
đặc điểm của đời sống động vật ở bậc cao 
hơn. Scheler kết luận rằng mỗi giai đoạn 
trong sự phát triển trên đều có sự phụ thuộc 
vào nhau theo thứ tự từ thấp đến cao. 
Vấn đề thứ hai mà Scheler đề cập đến 
là bốn đặc trưng của tinh thần. Ông xem 
tinh thần là một hiện tượng thiếu rõ ràng 
và hoạt động độc lập đối kháng với xung 
năng. Trước hết, tinh thần mang chúng ta 
hòa nhập với thế giới. Khác với động vật, 
hoàn toàn lệ thuộc vào thú tính, hay sự thôi 
thúc, con người có được sự tự do và khả 
năng khống chế sự thôi thúc. Sự ‚tự ý thức‛ 
mang lại ý nghĩa làm người và thể hiện 
chức năng của yếu tố tinh thần nhằm làm 
nổi bật đặc trưng của con người. Kế tiếp, 
nhờ vào giá trị này mà cơ thể và tinh thần 
của con người trở thành những kháng thể 
có ý nghĩa. Quả thật, con người có khả 
năng chế ngự những nỗi đau đớn hay làm 
giảm bớt những biểu hiện vui tươi của 
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 2 - 2011 
85 
chính mình; tuy nhiên các động vật không 
thể có được chức năng này. Đặc điểm thứ 
ba được Max Scheler nhấn mạnh là bản 
thân yếu tố tinh thần, không thể tự mình 
trở thành một khách thể có ý thức. Và sau 
cùng, đặc trưng cơ bản của tinh thần là 
‚hành động thông hiểu‛ (the act of ideation) 
giúp con người nắm bắt được các đặc thù 
thực tiễn của sự vật và đạt được sự thẩm 
thấu bằng trực giác đặc trưng và giá trị của 
chúng. Đây cũng chính là quan điểm của 
Platon ‚say đắm đê mê trong thế giới‛ 
(dying to the world) để hiểu được mối quan 
hệ nhân quả của sự vật thay vì những ý 
nghĩa đơn thuần về sự tồn tại và sự sung 
túc của những sinh thể. 
Vấn đề thứ ba đề cập đến vai trò của 
tinh thần như là nền tảng của vũ trụ. Triết 
học của Max Scheler về cuộc sống mang 
tính chất nhị nguyên, nhưng thực chất là 
biểu hiện của hiện tượng luận. Theo ông, 
bằng sự thẩm thấu hai hiện tượng chủ đạo 
– tinh thần và cuộc sống đang hiện hữu 
trên vùng đất của Đấng tối cao, chúng ta có 
thể cảm nhận được dòng chảy tiến hóa 
dâng trào và định hình vai trò đặc thù của 
con người trong chu trình phát triển của 
thế giới. Vì vậy, vai trò của con người trong 
vũ trụ được xem như là sự hòa điệu giữa 
cuộc sống và tinh thần. Đây chính là vấn 
đề thứ tư được Max Scheler trình bày trong 
tác phẩm ‚Vị trí con người trong vũ trụ‛. 
The Max Scheler, đời sống đặc thù của 
con người là một quá trình tâm linh hóa 
cuộc sống mà Thượng Đế và mỗi cá nhân 
đều là những vị thần mang màu sắc tâm 
thức cao cả. Như vậy, sự thăng hoa của cuộc 
sống chính là nỗ lực quân bình hóa yếu tố 
tinh thần và cuộc sống, thúc đẩy xung năng 
đạt đến những mục đích cao quý mà tinh 
thần đã lựa chọn. Con người luôn ý thức 
được rằng quá trình tiếp cận với Thượng đế 
là một quá trình không bao giờ có bến đỗ 
cuối cùng: con người luôn kêu gào Thượng 
Đế khi cần sự giúp đỡ và sự thống thiết 
đến gần giá trị tinh thần hay thế giới tâm 
linh luôn tạo ra xung năng đặc biệt để hình 
thành nên giá trị hiện tồn. Scheler cho 
rằng Thượng Đế chính là tinh thần; vị thần 
này không cần con người phải phụng thờ 
mà mỗi người phải tự dấn thân để trở 
thành một hữu thể tinh thần; từ đó mới có 
năng lực hoàn thiện một thế giới vẫn mãi 
chưa hoàn thiện. 
Con người là một tiểu vũ trụ đồng dạng 
với Đấng tạo hóa – đó là sự kết hợp hai giá 
trị Cuộc Sống và Tinh Thần: hai yếu tố này 
luôn đấu tranh tương tác để tạo nên những 
giá trị cho thế giới. Thông qua phương cách 
hoàn hảo kiến thức về bản chất của sự vật 
cũng như đem hết nghị lực để đạt được 
những mục đích lí tưởng tiềm tàng trong 
kiến thức, con người có thể làm thăng hoa 
những ước ao lắng đọng, tăng thêm giá trị 
tinh thần, và vì thế tạo nên một nền văn 
hóa và quân bình hầu cống hiến hơn nữa 
đến quá trình tinh thần hóa thế giới cũng 
như đoạn đường hóa thân thành Đấng tối 
cao. Quá trình giao hòa giữa cuộc sống và 
tinh thần là quá trình tự thông đạt và giác 
ngộ sâu sắc để thẩm thấu được cái Hữu thể 
dạn dầy trầm luân (to know the Being of 
what – is – through – itself). Như thế, yếu tố 
vĩnh hằng trong con người chúng ta là ý thức 
về tôn giáo. ‚Cấu trúc hành động tinh thần 
của con người chính là con đường tìm đến tri 
thức thực tiễn và đặc trưng của chúa‛ [7: 11]. 
Journal of Thu Dau Mot university, No2 – 2011 
 86 
Càng về cuối tác phẩn, Scheler nhiều 
lần nhấn mạnh rằng vị trí của con người là 
nằm ‚bên ngoài‛ vũ trụ. Ông không minh 
họa rõ ý nghĩa thế nào là ‚bên ngoài‛ hay 
‚tách rời vũ trụ‛ vì ông qua đời ngay sau 
khi hoàn thành tác phẩm. Năng lực tinh 
thần của con người có thể cảm thấu các 
thực thể bao gồm cả không gian, thời gian 
và cả bản thân vũ trụ. Xét về mặt bản thể 
luận, vị trí của con người không thể ở trong 
không gian, thời gian và vũ trụ, mà phải là 
‚không chốn nào cả‛ trong sự liên đới đến 
một nơi chốn nhất định, được khách thể 
hóa bởi yếu tố tinh thần. ‚Bên ngoài‛ vũ trụ 
không bao hàm ý nghĩa khoảng cách khoa 
học giữa con người và vũ trụ. Con người 
luôn mở rộng tâm thức về thế giới; con 
người không chịu sự bó hẹp trong cái nội 
tại của thế giới mà luôn phóng tầm mắt 
vượt khỏi vũ trụ này vì sự đê mê và tham 
vọng của con người luôn bất tận. Như vậy, 
‚con người thực sự là sự sáng tạo siêu hình 
và đậm chất tôn giáoCon người cùng lúc có 
được kiến thức về thế giới và sự ý thức về 
Đấng tối cao‛ [6: 112-118]. 
Thật thế, Max Scheler là một nguồn lực 
rất quan trọng đối với triết học trong giai 
đoạn của ông và cả sau này. Tác phẩm cuối 
cùng của ông ‚Vị trí con người trong vũ trụ‛ 
là một sáng tác chủ đạo trong sự nghiệp 
triết học của ông, đánh dấu một sự chuyển 
đổi đặc biệt trong phương pháp và tư duy. 
Công trình này đề cập đến hai vấn đề chính 
yếu: Con người là gì? Và vai trò của con 
người trong vũ trụ ra sao? Dựa vào những 
công trình triết học và khoa học trong quá 
khứ, Max Scheler trình bày những mức độ 
khác nhau của tồn tại, bao gồm hiện thực vô 
cơ, hiện thực hữu cơ, sự thông minh thực 
tiễn, khía cạnh tinh thần của con người, và 
ngay cả tâm thức thần thánh. Sự hài hòa 
giữa hai yếu tố xung năng và tinh thần 
trong tác phẩm ‚Vị trí con người trong vũ 
trụ‛ được xem như là một đóng góp có ý 
nghĩa đối với những tranh luận triết học 
đương thời về bản chất của sự tồn tại. 
Tuy thế, đứng trên bình diện quan 
điểm mác-xít, nhân học triết học ‚với chủ 
trương nghiên cứu con người tổng thể, 
nhưng mới chỉ xem xét mặt động vật học, 
nhân chứng học, mặt tâm lí học và văn hóa 
học của con người chứ các khía cạnh về con 
người xã hội, con người kinh tế, con người 
chính trị lại không được chú ý xem xét‛ [9: 
11]. Như thế, ‚trào lưu nhân học triết học 
nói chung chỉ là sản phẩm tư tưởng phát 
sinh và phát triển gắn liền với giai đoạn 
khởi đầu của cuộc khủng hoảng toàn diện 
của chủ nghĩa tư bản, là sự đầu cơ bản chất 
con người, dù xem xét con người dưới giác 
độ hiện tượng luận, thần học hay khoa học 
hóa, con người với họ vẫn là một thực thể 
phi xã hội, phi lịch sử, một thứ người với 
bản chất vĩnh hằng‛ [1: 51]. 
Max Scheler, bằng ngòi bút siêu hình, 
đã tạo dựng nên hình tượng con người luôn 
chiến đấu bằng sự phối hợp giữa xung năng 
và tinh thần trên con đường đạt được sự 
vĩnh hằng của Chúa để lưu giữ và tái tạo 
các giá trị của tồn tại. Cuộc sống, con người 
và vũ trụ đã, đang và sẽ biến chuyển, đặc 
thù với không gian và thời gian. Bản chất 
của sự tồn tại nhất quyết phải được quyết 
định bởi nhiều nhân tố - nhưng nhân tố 
tinh thần và vật chất luôn là sự hòa quyện 
thiết thực để đạt được những lí tưởng chính 
trị, xã hội và kinh tế. 
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 2 - 2011 
87 
THE VIEWPOINTS OF PHILOSOPHICAL ANTHROPOLOGY IN 
“THE HUMAN PLACE IN THE COSMOS” WRITTEN BY MAX SCHELER 
Nguyen Thi Tuyet Oanh 
University of Social Sciences and Humanities 
Vietnam National University – Hochiminh City 
ABSTRACT 
This paper presents the four theses of the book entitled “The human place in the 
cosmos” written by Max Scheler, the founder of philosophical anthropology in the modern 
time. The first thesis deals with the unity of the living body and the psyche in a four – step 
evolutionary process. Spirit, which is a non-emergent and autonomous phenomenon that 
stands in opposition to impulsion, is the second issue. The third thesis clarifies the spirit as 
the foundation of the universe. And the fourth thesis addresses the role of the human being 
in the cosmos. Scheler’s study is a pivotal piece in the development of philosophical 
anthropology, marking a peculiar shift in his approach and thought. 
Keyword: Max Scheler, philosophical anthropology, impulsion, 
phenomenology, spirit, sublimation, drives, the human place in the cosmos, 
natural view of the world. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Quang Chiến, “Nhân học triết học – Một số quan điểm của M.Sêle và A.Ghêlen”, Tạp 
chí Triết học, số 4/1996. 
[2]. Vương Trung Hiếu, Tư tưởng nhân loại (danh ngôn), NXB Thanh Niên, 2004. 
[3]. Đỗ Minh Hợp, “Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người”, Tạp chí Triết học, 
số 3 (115), tháng 6/2000. 
[4]. Trần Đức Long, “Nhân bản học Triết học – Cơ sở phương pháp luận của học thuyết sinh 
học xã hội”, Tạp chí Triết học, số 3 (142), tháng 3/2003. 
[5]. Max Scheler, On feeling, knowing, and valuing – Selected Writings, edited with an 
Introduction by Harold J.Bershady, The University of Chicago Press,1992. 
[6]. Max Scheler, The human place in the cosmos, (translated from the German by Manfred 
S.Frings), Northwestern University Press, Evanston, Illinois, 2009. 
[7]. Max Scheler, On the eternal in Man (with a new introduction by Graham McAleer), 
Transaction Publishers, New Brunswick, 2010. 
[8]. Max Scheler, The constitution of the human being – From the posthumous works, 
Volumes 11 and 12 (translated by John Cutting), Marquette University Press, 
Milwankee, Wisconsin, 2008. 
[9]. Hồ Bá Thâm, Khoa học con người và phát triển nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp Thành 
phố Hồ Chí Minh, 2003. 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_nhan_hoc_triet_hoc_trong_tac_pham_vi_tri_con_nguoi.pdf