Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle

Trong học thuyết logic học của mình,

Aristotle phân biệt các loại suy luận

cơ bản sau: suy luận theo tam đoạn luận

nhất quyết (hay còn gọi là tam đoạn

luận phân tích), suy luận theo tam đoạn

luận tình thái và suy luận theo tam

đoạn luận biện chứng(). Tam đoạn luận

nhất quyết và tình thái được Aristotle

trình bày chủ yếu trong “Phân tích học

thứ nhất” và “Phân tích học thứ hai”

(Prior Analytics, Posterior Analytics),

còn “tam đoạn luận biện chứng” được

ông trình bày trong các tác phẩm “Nghệ

thuật tranh luận” (Topics) và “Tu từ

học” (Rhetorike) và một phần trong

“Phân tích học thứ nhất”.

 

Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle trang 1

Trang 1

Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle trang 2

Trang 2

Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle trang 3

Trang 3

Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle trang 4

Trang 4

Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle trang 5

Trang 5

Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle trang 6

Trang 6

Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 1200
Bạn đang xem tài liệu "Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle

Về tam đoạn luận biện chứng trong logic học Aristotle
g bác bỏ đ−ợc, nếu nó chân thực, vì 
kết luận của nó là phán đoán chung. 
Còn tam đoạn luận dựa trên kí hiệu 
nhận đ−ợc thông qua dạng hình cuối bị 
bác bỏ, thậm chí nếu kết luận của nó 
chân thực, bởi vì kết luận của nó không 
phải là phán đoán chung” (2, 70a25-32). 
Từ các trích đoạn trên, ta rút ra các 
dạng hình entimema khi đã đ−ợc khôi 
phục nh− sau. 
Entimema đầy đủ dạng hình đầu: 
Ng−ời đàn bà có sữa (B) thì có mang 
(A) 
Ng−ời đàn bà này (C) có sữa (B) 
⇒ Ng−ời đàn bà này (C ) có mang 
(A) 
Entimema dựa trên kí hiệu đ−ợc 
khôi phục đầy đủ theo dạng hình ba: 
Pittak (C) là ng−ời trung thực (A) 
Pittak (C) là nhà thông thái (B) 
⇒ Các nhà thông thái (B) trung 
thực (A) 
Và, cuối cùng, entimema đ−ợc khôi 
phục theo dạng hình giữa: 
Ng−ời đàn bà có mang (B) thì xanh 
xao (A) 
Ng−ời đàn bà này (C ) xanh xao (A) 
⇒ Ng−ời đàn bà này (C ) có mang 
(B) 
Theo Aristotle thì chỉ có tam đoạn 
luận dạng hình đầu đ−ợc khôi phục 
đúng (không bác bỏ đ−ợc), vì kết luận 
của nó là phán đoán chung. Còn tam 
đoạn luận dựa trên kí hiệu đ−ợc khôi 
phục theo dạng hình cuối bị bác bỏ, 
thậm chí khi kết luận của nó chân thực, 
bởi vì ông có ý nói theo qui tắc theo đó 
thì các kết luận của các công thức thuộc 
dạng hình ba chỉ là các phán đoán 
riêng; điều này ông đã nói ở “Phân tích 
học thứ hai”, quyển I, ch−ơng 14: “Trong 
tất cả các dạng hình của tam đoạn luận, 
thì dạng hình thứ nhất là thích dụng 
nhất đối với khoa học bởi vì phép chứng 
minh có thể dùng nó vào các khoa học 
toán học nh− số học và hình học, quang 
học, và có thể nói, tất cả các khoa học 
nghiên cứu nguyên nhân, tại sao có, bởi 
vì tam đoạn luận về vấn đề: tại sao có, 
nhận đ−ợc hoặc là trong tất cả, hoặc là 
trong nhiều tr−ờng hợp, hoặc là nhiều 
hơn cả chính là thông qua dạng hình 
này. Vì thế dạng hình đầu là thích dụng 
nhất đối với khoa học, bởi vì đối với tri 
thức thì quan trọng nhất là nghiên cứu 
nguyên nhân tại sao có. Hơn nữa, chỉ có 
thông qua dạng hình này mới có thể đạt 
đ−ợc tri thức về thực chất sự vật, bởi vì 
ở dạng hình giữa không có tam đoạn 
luận khẳng định, hơn nữa tri thức về 
thực chất là tri thức khẳng định. Trong 
dạng hình cuối dù có [kết luận khẳng 
định] nh−ng không chung, hơn nữa thực 
chất sự vật là một cái gì đó chung: vì (ví 
dụ) con ng−ời trong một mối quan hệ 
nào đó chỉ là thực thể hai chân. Ngoài 
ra, dạng hình thứ nhất không cần đến 
các dạng hình khác. Nh− vậy, hiển 
nhiên là dạng hình đầu có ý nghĩa lớn 
nhất đối với tri thức” (3, 79a20-30). 
Ngoài cách lý giải “hình thức” nh− 
trên, Aristotle còn lý giải dựa theo nội 
dung thực tế đối với dạng hình ba: 
“Thực vậy, nếu Pittak trung thực, thì từ 
đó còn ch−a rút ra một cách tất yếu 
rằng cả những nhà thông thái khác 
cũng trung thực” (2, 70a32-33). 
Đối với entimema dạng hình giữa 
thì theo Aristotle: “tam đoạn luận (dựa 
40 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2010 
trên kí hiệu) có đ−ợc thông qua dạng 
hình giữa, luôn luôn và trong tất cả các 
tr−ờng hợp có thể bị bác bỏ, bởi vì trong 
mối quan hệ nh− vậy của các thuật ngữ 
tam đoạn luận không bao giờ có đ−ợc” 
(2, 70a34-35). ở đoạn vừa rồi Aristotle 
không nói rõ cụ thể, nh−ng ở trích đoạn 
trên nh− ta thấy, ông đã nói một cách 
cụ thể rằng ở dạng hình giữa không có 
tam đoạn luận khẳng định (trích đoạn 
8). Đồng thời ông cũng lý giải về mặt nội 
dung cụ thể tại sao entimema đ−ợc khôi 
phục nh− ở dạng hình giữa không đúng: 
“Trên thực tế, nếu ng−ời đàn bà có 
mang luôn xanh xao và nếu ng−ời đàn 
bà này xanh xao, thì từ đây không thể 
tất yếu kết luận rằng ng−ời đàn bà này 
có mang” (2, 70a36-38). 
Xét về mặt kí hiệu, trong tất cả các 
dạng tam đoạn luận trên, Aristotle gọi 
kí hiệu đ−ợc sử dụng ở dạng hình thứ 
nhất là kí hiệu chứng minh, vì theo ông, 
kí hiệu đ−ợc sử dụng ở dạng hình đầu 
xác suất và chân thực nhất, còn các kí 
hiệu đ−ợc sử dụng ở những dạng hình 
khác của tam đoạn luận, chỉ đơn giản là 
các kí hiệu, không có tính chứng minh. 
Nếu chú ý kỹ hơn đến các ví dụ trên về 
entimema đ−ợc khôi phục và coi kí hiệu 
là thuật ngữ đ−ợc dẫn ra trong tiền đề 
để chứng minh, thì nó sẽ chiếm vị trí 
thuật ngữ giữa ở mỗi dạng hình khi đ−a 
entimema về tam đoạn luận: “có sữa”- 
là kí hiệu ở dạng hình đầu, “xanh xao”- 
ở dạng hình giữa, "Pittak" - ở dạng hình 
cuối. ở đây ta thấy, cũng nh− trong 
“tam đoạn luận dựa trên qui nạp”, các 
thuật ngữ trong mỗi dạng hình có tên 
gọi thuật ngữ giữa và thuật ngữ biên 
không phải theo chức năng logic của 
chúng là gắn kết, mà theo bản chất của 
chúng- bản chất ấy t−ơng ứng với trật 
tự các thuật ngữ ở dạng hình thứ nhất 
của tam đoạn luận. Đó là, ở dạng hình 
thứ nhất của tam đoạn luận, thuật ngữ 
giữa xét theo chức năng logic (liên kết) 
của nó cũng đồng thời là “giữa” cả theo 
bản chất nh− là cơ sở khách quan hay là 
nguyên nhân của tính vốn có hay không 
vốn có một cái gì đó (hay đặc tính nào 
đó) của chủ từ kết luận. Thuật ngữ lớn ở 
dạng hình đầu là thuộc tính đ−ợc gán 
cho hay không gán cho chủ từ (của kết 
luận) - có nghĩa là hệ quả. Thuật ngữ 
nhỏ ở dạng hình thứ nhất là đại biểu 
(hay vật mang) của cơ sở khách quan 
hay nguyên nhân. 
Trong cả ba ví dụ dẫn ra ở trên kí 
hiệu A ở cả ba dạng hình đều là thuật 
ngữ lớn xét về bản chất - có nghĩa là hệ 
quả, B là thuật ngữ giữa xét về thực 
chất, có nghĩa là cơ sở khách quan (hay 
nguyên nhân), và C là thuật ngữ nhỏ 
xét về thực chất, có nghĩa là đại biểu 
của cơ sở hay hệ quả. Khi đó, trong 
entimema đ−ợc qui về dạng hình hai, kí 
hiệu “xanh xao” - dù xét về chức năng 
logic của mình là gắn kết các thuật ngữ 
biên, kí hiệu đó xét về bản chất- là 
thuật ngữ giữa, thế nh−ng, khi là hệ 
quả, nó cần phải đ−ợc coi là thuật ngữ 
lớn và kí hiệu là A. Trong entimema 
đ−ợc qui về dạng hình ba, kí hiệu Pittak 
theo chức năng logic gắn kết là thuật 
ngữ giữa, nh−ng xét về bản chất thì 
đóng vai trò là đại biểu (vật mang) của 
cả hai thuộc tính (trung thực và thông 
thái) thì lại cần đ−ợc coi là thuật ngữ 
nhỏ và đ−ợc kí hiệu là C. Và chỉ có ở 
dạng hình thứ nhất kí hiệu theo chức 
năng logic-gắn kết và theo bản chất nó 
đều là thuật ngữ giữa và kí hiệu là B. 
Nói cách khác trong các entimema thuộc 
dạng hình hai và ba, kí hiệu không phải 
là cơ sở khách quan của các thuộc tính, 
tính chất nh− ở dạng hình đầu, mà chỉ là 
hệ quả hay vật mang tính chất, có nghĩa 
là cái mà nó hoặc là không chứng minh 
Về tam đoạn luận biện chứng... 41 
gì, hoặc chỉ là sự trùng hợp của các thuộc 
tính ở những tr−ờng hợp cụ thể đã biết. 
Điều đó giải thích tại sao thuật ngữ giữa 
mà xét về bản chất cần phải là cơ sở và 
kí hiệu chứng minh và đ−ợc kí hiệu là B, 
ở dạng hình hai là thuật ngữ lớn xét theo 
chức năng logic, còn ở dạng hình ba là 
thuật ngữ nhỏ, có nghĩa là ở cả hai dạng 
hình đó không đ−ợc coi nh− kí hiệu 
chứng minh. 
ở cuối ch−ơng 27, quyển II của 
“Phân tích học thứ nhất” Aristotle thể 
hiện một số t− t−ởng t−ơng ứng với việc 
sử dụng entimema dựa trên kí hiệu 
trong một khoa học (thời Hy Lạp cổ) có 
tên gọi phiên âm theo tiếng Hy Lạp là 
Phisiognomikos (khoa học nghiên cứu 
mối liên hệ giữa đặc điểm thể xác với 
đặc tính tinh thần của động vật). Khoa 
học này đ−ợc xây dựng dựa trên hai giả 
định: 1) thể xác và tinh thần thay đổi 
đồng thời; và 2) đối với mỗi một tình 
trạng tinh thần, chỉ có một dấu hiệu thể 
xác t−ơng ứng. Để tìm ra các dấu hiệu 
thể xác của các tình trạng tinh thần 
nhất định thì theo Aristotle cần phải 
làm sao để cho kết luận đ−ợc rút ra theo 
dạng hình thứ nhất của tam đoạn luận. 
ở đây tình trạng hay là tính chất tinh 
thần cần nghiên cứu cần phải vốn có 
không chỉ của một giống thực thể nhất 
định, mà cả những giống khác, và dấu 
hiệu thân thể cần phải đ−ợc quan sát 
thấy ở mọi nơi quan sát thấy tình trạng 
tinh thần. Nếu dấu hiệu thể xác lập tức 
đi kèm theo hai tình trạng tinh thần, 
thì cần tìm kiếm tr−ờng hợp khi mà một 
trong các tình trạng tinh thần vắng 
mặt, còn tình trạng kia thì có mặt; và 
nếu dấu hiệu thể xác trong tr−ờng hợp 
này không xuất hiện, thì nó là dấu hiệu 
của tình trạng vắng mặt. Trên thực tế, 
một dấu hiệu không chỉ là hệ quả, mà 
còn là dấu hiệu chứng minh, thì ở 
những nơi mà nó có, cần phải có cả tính 
chất hay tình trạng mà nó là dấu hiệu 
của chúng. Ví dụ, tất cả s− tử đều có 
tinh thần can đảm. Ta cần tìm dấu hiệu 
thể xác của can đảm. Dấu hiệu đó có thể 
là móng vuốt lớn. Nh−ng móng vuốt lớn, 
cũng nh− tinh thần can đảm vốn có 
không chỉ ở s− tử, mà còn có cả ở các 
động vật khác. Theo Aristotle, nếu 
móng vuốt lớn thực chất là dấu hiệu của 
tinh thần can đảm, thì nó cần đ−ợc thấy 
ở tất cả các động vật có tinh thần can 
đảm. Nh−ng s− tử có hai thuộc tính tinh 
thần nổi bật: can đảm và khẳng khái. 
Để xác định xem móng vuốt lớn là dấu 
hiệu của thuộc tính tinh thần nào trong 
hai thuộc tính trên, cần kiểm tra mối 
liên hệ của các dấu hiệu và các thuộc 
tính nói trên ở những động vật khác. 
Nếu quan sát thấy một số động vật khác 
có móng vuốt lớn, và nếu thấy có tinh 
thần can đảm nh−ng không có khẳng 
khái, thì có thể kết luận rằng móng vuốt 
lớn ở s− tử thực chất là dấu hiệu của 
tinh thần can đảm. Theo Aristotle, lập 
luận đó đ−ợc xác định dựa trên sự tiếp 
nhận tiền đề là: mối liên hệ giữa thuộc 
tính tinh thần với dấu hiệu thể xác là 
mối liên hệ giữa điều kiện cần và điều 
kiện đủ. Trên thực tế, móng vuốt lớn 
không đ−ợc thừa nhận là dấu hiệu của 
sự khẳng khái chỉ bởi vì rằng nó đ−ợc 
thấy trong những tr−ờng hợp không 
xuất hiện tính khẳng khái; và móng 
vuốt lớn đ−ợc thừa nhận là dấu hiệu của 
tinh thần can đảm bởi vì rằng ở những 
động vật có tinh thần can đảm thì đều 
có móng vuốt lớn. 
Khái quát những lập luận đó, 
Aristotle chỉ ra qui tắc sau đây của 
entimema dựa trên kí hiệu (dấu hiệu) 
đối với Phisiognomikos: suy luận cần 
đ−ợc xây dựng theo dạng hình thứ nhất 
của tam đoạn luận, trong đó thuật ngữ 
42 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2010 
giữa cần phải đảo ng−ợc đ−ợc lẫn nhau 
với thuật ngữ lớn, nh−ng phải v−ợt qua 
giới hạn của thuật ngữ nhỏ và do đó, 
không cần phải đảo ng−ợc lẫn nhau với 
thuật ngữ nhỏ. Trong ví dụ dẫn ra ở 
trên thuật ngữ lớn (A) là tinh thần can 
đảm, thuật ngữ giữa (B) - có móng vuốt 
lớn, và thuật ngữ nhỏ (C) là s− tử. B 
(móng vuốt lớn) vốn có không chỉ của 
bất kì C nào (s− tử), mà đồng thời cả 
một số động vật khác. A (tinh thần can 
đảm) và B (móng vuốt lớn) cần phải là 
các thuật ngữ đảo ng−ợc đ−ợc lẫn nhau; 
có nghĩa là bất kì động vật can đảm nào 
(A) cũng có móng vuốt lớn (B), và ng−ợc 
lại, bất kỳ động vật có móng vuốt lớn nào 
(B) cũng là động vật can đảm (A); nếu 
khác đi thì B không đ−ợc coi là dấu hiệu 
chứng minh (xem: 2). 
Trong logic học Aristotle, các suy 
luận đ−ợc xây dựng dựa trên các thuộc 
tính, tính chất mang tính ngẫu nhiên 
còn thuộc về các entimema dựa trên xác 
suất. Xác suất, theo Aristotle, là các ý 
kiến gần chân lý, có nghĩa là các ý kiến 
về các sự kiện diễn ra không phải luôn 
luôn, mà trong đa số các tr−ờng hợp. 
Những ý kiến đó đôi khi có tính thuyết 
phục lớn hơn so với các chứng minh 
mang tính phân tích. Thuộc tính này 
của xác suất th−ờng đ−ợc các nhà triết 
học cổ đại sử dụng trong các diễn văn. 
Nhà hùng biện có thể tính đến thành 
công nếu có “các ph−ơng pháp đ−ợc thiết 
lập từ tr−ớc mà dựa trên cơ sở của 
chúng có thể xây dựng các entimema về 
cái tốt và cái xấu, về cái tuyệt vời và cái 
đáng xấu hổ, về cái công bằng và cái bất 
công, và cũng nh− vậy về cả các tính 
cách, những tham vọng và phẩm chất 
đạo đức” (5, 1396b31-43). Dựa trên t− 
t−ởng đó, Aristotle đã xây dựng các 
entimema liên quan đến nhiều vấn đề 
cụ thể. Ví dụ về entimema sau đây 
“Nếu thậm chí các thần cũng không 
biết tất cả, thì liệu chăng ng−ời ta biết 
tất cả”. Trong đó bỏ qua tiền đề lớn, mà 
tiền đề đó, một mặt thể hiện là một cái 
hiển nhiên, mặt khác không nói gì về 
bản chất cụ thể các thần và ng−ời. ở 
đây phán đoán đ−ợc xây dựng dựa trên 
một nguyên tắc chung theo mối quan 
hệ “lớn hơn-nhỏ hơn”- hình thành nên 
tiền đề lớn của suy luận mà chúng ta 
xem xét: “Nếu một cái gì đó không có [ở 
thực thể] mà ở đó nó cần phải có ở mức 
độ lớn, thì rõ ràng là [cái này] không có 
cả ở [thực thể] có cái này ở mức độ ít” 
(5, 1397b12-15). 
Trong “Nghệ thuật tranh luận” 
Aristotle chỉ ra cả các nguyên tắc chung 
khác đ−ợc xây dựng trên mối quan hệ 
“lớn hơn-nhỏ hơn”. Chúng tôi sẽ dẫn ra 
một số entimema tiêu biểu mà Aristotle 
đã xây dựng đ−ợc và trình bày trong 
ch−ơng 10, quyển II của “Nghệ thuật 
tranh luận”. Đó là: “Qui tắc chung đầu 
tiên đ−ợc xây dựng dựa trên cơ sở là cái 
lớn kéo theo cái lớn”. “Vì nếu sự gia tăng 
đối t−ợng t−ơng ứng với sự gia tăng các 
thuộc tính của nó, thì rõ ràng là các 
thuộc tính này nói về nó, nếu không 
t−ơng ứng, thì không nói về nó”. 
“Nguyên tắc chung khác đ−ợc sử dụng, 
khi một cái nói về hai cái”. Modus này 
của các entimema có cả công thức phủ 
định (theo nó, kết luận của suy luận vừa 
đ−ợc xem xét về thần và ng−ời liên quan 
đến nhận thức đ−ợc thực hiện), cũng 
nh− cả công thức khẳng định: “Nếu một 
cái vốn có của cái mà nó hình nh− vốn 
có ở mức độ nhỏ hơn, thì nó vốn có cả 
của cái mà nó hình nh− vốn có ở mức độ 
lớn hơn”. “Mặt khác, có nguyên tắc 
chung đ−ợc sử dụng trong tr−ờng hợp 
hai cái gán cho một cái: nếu không vốn 
có cái mà ở mức độ lớn hơn hình nh− 
vốn có, thì cũng không vốn có của cái 
Về tam đoạn luận biện chứng... 43 
khác mà nó ở mức độ nhỏ hơn hình nh− 
vốn có; nếu vốn có cái mà ở mức độ nhỏ 
hơn hình nh− vốn có, thì cũng vốn có 
đồng thời cả cái khác mà nó hình nh− 
vốn có ở mức độ lớn hơn”. “Tiếp theo, 
khi hai cái gán cho hai cái [nguyên tắc 
chung sau đ−ợc sử dụng]: nếu một cái 
không vốn có cái mà nó ở mức độ lớn 
hơn hình nh− vốn có của nó, thì cái khác 
cũng đồng thời không vốn có của cái 
khác; nếu một cái vốn có của một cái mà 
nó ở mức độ nhỏ hơn hình nh− vốn có 
của cái đó, thì cả cái khác cũng vốn có 
của cái khác” (6, 115a3-15). 
Mục đích của việc xây dựng các 
entimema dựa trên xác suất là Aristotle 
muốn đề xuất một số nguyên tắc, 
ph−ơng pháp chung cho nhận thức bản 
chất sự vật dựa trên các thuộc tính 
ngẫu nhiên của nó. Trong quyển ba của 
“Nghệ thuật tranh luận” Aristotle thể 
hiện b−ớc chuyển từ việc xây dựng các 
nguyên tắc, ph−ơng pháp chung dựa 
trên các thuộc tính ngẫu nhiên đến các 
nguyên tắc, ph−ơng pháp chung dựa 
trên các thuộc tính giống, và ông chỉ ra 
rằng trong đời sống thực tiễn chúng ta 
quan tâm nhiều hơn đến các đặc điểm 
của những thuộc tính ngẫu nhiên nằm 
gần bản chất. 
Tài liệu tham khảo và trích dẫn 
1. Tu từ học, quyển I, ch−ơng 2. 
2. Phân tích học thứ nhất, quyển II, 
ch−ơng 27. 
3. Phân tích học thứ hai, quyển I, 
ch−ơng 19. 
4. Tu từ học dành cho Aleksandre, 
ch−ơng 13. 
5. Tu từ học, quyển II, ch−ơng 22. 
6. Nghệ thuật tranh luận, quyển II, 
ch−ơng 10. 

File đính kèm:

  • pdfve_tam_doan_luan_bien_chung_trong_logic_hoc_aristotle.pdf