Vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tuân thủ của kiểm toán nhà nước
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Việt Nam đã vận dụng khái niệm trọng yếu kiểm toán trong hoạt động chuyên môn của mình mặc dù mới chỉ ở hình thức sơ khai ngay cả khi chưa có các quy định hướng dẫn. Ngày 15/07/2016, KTNN Việt Nam đã ban hành Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (CMKTNN) mới tại Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN gồm 39 CMKTNN cho cả ba lĩnh vực kiểm toán. Hệ thống CMKTNN mới này được nhiều chuyên gia đánh giá và cho ý kiến là tiệm cận và phù hợp với thông lệ quốc tế và kế thừa gần như toàn bộ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán trong khu vực công do Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành. Trong đó, đã giới thiệu được khái niệm trọng yếu, các nguyên tắc áp dụng và khuôn mẫu khái niệm trọng yếu cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện trong các quy trình kiểm toán hoặc hướng dẫn kiểm toán trong từng lĩnh vực và loại hình cụ thể. Hiện nay, KTNN Việt Nam cũng đã ban hành 02 Hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tại chính gồm Báo cáo quyết toán dự án đầu tư1 và Báo cáo tài chính doanh nghiệp2. Tại Đoạn 02, 11, 12 CMKTNN 1320 quy định Kiểm toán viên nhà nước (KTV) phải xây dựng và ban hành chính sách xác định trọng yếu kiểm toán và một số nội dung bắt buộc cần phải có trong các hướng dẫn trên cho từng lĩnh vực và loại hình kiểm toán. Vì vậy, nghiên cứu này thực hiện khảo sát lý luận và kinh nghiệm vận dụng trọng yếu tại một số quốc gia trên thế giới qua đó, giúp xác định các nguyên tác áp dụng trong việc xây dựng chính sách xác định và và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tuân thủ, hiện chưa được xây dựng ban hành và áp dụng trong thực tiễn của KTNN Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tuân thủ của kiểm toán nhà nước
ên các vấn đề trọng yếu Tiêu chí kiểm toán đo lường vấn đề trọng yếu Phương pháp phân tích và thu thập dữ liệu Bằng chứng kiểm toán Nguồn: Hướng dẫn kiểm toán tài chính của Kiểm toán Nhà nước Ấn Độ năm 2016 Bảng 2. Bảng xác kết quả kiểm toán trong kiểm toán tuân thủ Bảng ma trận kết quả kiểm toán Mục tiêu kiểm toán tổng thể/mục tiêu chi tiết Câu hỏi kiểm toán dựa trên các vấn đề trọng yếu Tiêu chí kiểm toán đo lường vấn đề trọng yếu Bằng chứng kiểm toán kết luận kiểm toán Nguồn: Hướng dẫn kiểm toán tài chính của Kiểm toán Nhà nước Ấn Độ Sau khi vận dụng trọng yếu để xác định phạm vi, mục tiêu, nội dung và tiêu chí kiểm toán, bước tiếp theo, KTV xác định các đơn vị cần được kiểm toán. Tại mỗi đơn vị được kiểm toán việc quyết định mẫu chọn kiểm toán hoặc đối chiếu phải được lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và tiến hành thận trọng theo các phương pháp tiếp cận từ trên xuống hoặc phương pháp trung tâm. * Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV có trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan các nội dung trọng yếu kiểm toán nhằm trả lời cho các câu hỏi kiểm toán, như liệu rằng, thông tin từ các bằng chứng kiểm toán được thu thập có phù hợp với các tiêu chí kiểm toán được thiết lập. Nếu có bằng chứng kiểm toán cho thấy tồn tại việc không tuân thủ pháp luật, KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xem xét trong từng hoàn cảnh, trên cả khía cạnh định lượng và định tính. Các yếu tố mà KTV phải xem xét áp dụng khi sử dụng xét đoán chuyên môn để vận dụng trọng yếu gồm: - Mức độ, tầm quan trọng về quy mô bao gồm cả số tiền hoặc các thước đo định lượng khác; - Bản chất của việc không tuân thủ pháp luật; - Nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ pháp luật; - Tác động và hậu quả từ việc không tuân thủ pháp luật; - Quan điểm và mức độ nhạy cảm đối với hành vi không tuân thủ pháp luật; - Nhu cầu và kỳ vọng của cơ quan lập pháp, công chúng và người sử dụng BCKT. KTV được khuyến khích lập bảng ma trận các kết quả kiểm toán theo mẫu biểu chính thức nhằm cung cấp liên kết logic giữa kế hoạch kiểm toán và kết quả thực hiện kiểm toán cũng như liên kết giữa mục tiêu, tiêu chí, bằng chứng kiểm toán và các ý kiến đánh giá thực hiện trong quá trình kiểm toán là cơ sở để hình thành ý kiến kiểm toán. Bảng ma trận có thể được lập cho mỗi đơn vị được kiểm toán bao gồm cả kết luận về ưu điểm và tồn tại hạn chế của đơn vị theo mẫu Bảng 2. * Trong giai đoạn lập và phát hành BCKT, KTV phải xem xét trọng yếu cho mục đích lập BCKT và đảm bảo thoả mãn các nguyên tắc đầy đủ, khách quan, kịp thời và ý kiến tham gia từ đơn vị được kiểm toán (nếu phù hợp). Đánh giá mức trọng yếu cũng được sử dụng để quyết định hình thức trình NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 138 - tháng 4/2019 bày BCKT. Chẳng hạn, các phát hiện kiểm toán được xắp xếp theo thứ tự giảm dần dựa trên mức độ trọng yếu của các phát hiện kiểm toán (CAG 2016, p.36). 3.2. Toà Thẩm kế Châu Âu (ECA) Tòa Thẩm kế Châu Âu (ECA) là tổ chức thứ năm của Liên minh Châu Âu (EU), được thành lập vào năm 1977 tại Luxembourg, có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm toán thu - chi ngân sách, công quỹ được đề xuất, phân bổ, quản lý và chi tiêu có đúng mục đích, đối tượng và hiệu quả; kiểm tra các tổ chức, cá nhân được nhận hỗ trợ, tài trợ từ công quỹ của Liên minh Châu Âu để báo cáo tới Ủy ban Châu Âu và Chính phủ các quốc gia thuộc Liên minh này bao gồm cả gian lận, tham nhũng và không tuân thủ pháp luật. ECA độc lập với các cơ quan, tổ chức được kiểm toán và được quyền độc lập tự do lựa chọn đối tượng, chủ đề kiểm toán. Có ba hình thức kiểm toán chính mà ECA chủ yếu hiện đang áp dụng là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động4. Để hoạt động kiểm toán đảm bảo chất lượng, hiệu quả, ECA đã ban hành 3 cấp độ hướng dẫn nghề nghiệp kiểm toán gồm (i) chuẩn mực kiểm toán (áp dụng theo chuẩn mực của INTOSAI và có tham chiếu chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) trong lĩnh vực kiểm toán tài chính; (ii) Sổ tay hướng dẫn kiểm toán (hiện ECA đã ban hành được hai cuốn sổ tay, một áp dụng cho kiểm toán tài chính và tuân thủ và hai là áp dụng cho kiểm toán hoạt động); (iii) hướng dẫn chi tiết việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trong từng giai đoạn của một cuộc kiểm toán (10 hướng dẫn). Tất cả các Hướng dẫn kiểm toán của ECA đều yêu cầu KTV khi xác định trọng yếu phải tập trung vào người sử dụng thông tin (ECA 2017, p.21). Nghĩa là, KTV phải thu thập thông tin về kỳ vọng của người sử dụng thông tin. Trong EU, người sử dụng thông tin trên BCKT chính là Nghị viện Châu Âu, các Hội đồng, các ủy ban và Tổ chức khác thuộc EU, các thành viên thuộc EU, phương tiện truyền thông và công chúng. Trường hợp người sử dụng thông tin không cung cấp hoặc không thể cung cấp cho KTV biết đâu là thông tin, vấn đề trọng yếu cần quan tâm thì KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn của mình để xác định trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (ECA 2017, p.21). KTV cần phải xem xét trọng yếu trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán trên cả hai khía cạnh định tính và định lượng. Về mặt định lượng hướng dẫn quy định, KTV phải xác định mức trọng yếu về mặt giá trị. Giá trị trọng yếu được xác định bằng tích số giữa tỷ lệ phần trăm (thường từ 0,5%-2%) và cơ sở (tiêu chí) xác định trọng yếu (thường là tổng các khoản chi hoặc thu). Về mặt định tính, kiểm toán viên phải xem xét trọng yếu dựa vào bản chất của vấn đề, sự kiện, khoản mục hoặc nghiệp vụ trong từng hoàn cảnh. Bản chất của vấn đề xem xét được coi là trọng yếu nếu nó liên quan đến lạm quyền, gian lận trong quản lý, không tuân thủ pháp luật, cố tình trình bày sai hoặc thiếu thông tin. Bối cảnh để xem xét vấn đề đó có trọng yếu hay không phụ thuộc vào người sử dụng và mức độ quan tâm của họ đến thông tin trình bày trong BCKT. Đối với loại hình kiểm toán tuân thủ, chính sách trọng yếu của ECA quy định rằng mức tối đa cho hành vi không tuân thủ pháp luật có thể chấp nhận được, xác định theo tỷ lệ là 2%, trung bình từ 0,5%-2%. Tỷ lệ 2% được KTV áp dụng để đánh giá xem hệ thống KSNB của đơn vị có ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót do không tuân thủ pháp luật gây ra hay không. Trường hợp, KTV chỉ ra điểm yếu của hệ thống KSNB của đơn vị nhưng có thể điểm yếu này không dẫn đến sai sót trọng yếu hoặc có sai sót nhưng không vượt quá mức 2%, KTV có thể kết luận hệ thống KSNB là “hữu hiệu”. Trường hợp KTV phát hiện điểm yếu của hệ thống KSNB dẫn tới không phát hiện được sai sót trọng yếu cao hơn 2% hoặc thấp hơn 2% nhưng KTV chưa thể tiến hành được toàn bộ các thủ tục kiểm toán, khi đó, KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị là “hữu hiệu một phần” hoặc “không hữu hiệu”. 4 https://europa.eu/european-union/about-eu/institutions-bodies/european-court-auditors_en NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 138 - tháng 4/2019 4. Phân tích và thảo luận kinh nghiệm vận dụng trọng yếu từ lý luận và thực tiễn để vận dụng cho kTNN Việt Nam 4.1. Bài học kinh nghiệm Một là, chuẩn mực kiểm toán chỉ là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ, trong khi đó giữa chính sách và thực tiễn luôn tồn tại khoảng cách nhất định. Do vậy, để áp dụng vào thực tế luôn cần những hướng dẫn chi tiết. Vì vậy, KTNN Việt Nam cần phải ban hành hướng dẫn chi tiết cách thức xác định và vận dụng trọng yếu trong từng loại hình kiểm toán và trong từng lĩnh vực kiểm toán. Hai là, để nâng cao vai trò của tính trọng yếu, phần lớn các SAI đều chọn cách áp dụng các chuẩn mực kiểm toán ISSAI của INTOSAI làm khuôn mẫu hướng dẫn nền tảng, trong đó, các chuẩn mực kiểm toán đều có định nghĩa trọng yếu, các nguyên tắc xác định và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tài chính, tuân thủ và hoạt động. Mặc dù, INTOSAI chỉ ban hành nguyên tắc vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán, và hướng dẫn tham chiếu áp dụng chuẩn mực quốc tế về kiểm toán báo cáo tài chính của IAASB (có hướng dẫn cả khía cạnh định lượng xác định mức trọng yếu). Đối với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, chuẩn mực kiểm toán ISSAI cũng đã gợi mở cách thức áp dụng khái niệm trọng yếu này trong việc lựa chọn chủ đề, đối tượng và đơn vị kiểm toán (cấp độ trọng yếu tổng thể) và chọn mẫu trong kiểm toán chi tiết tại từng đơn vị (trọng yếu thực hiện). Tuy nhiên, ISSAI 3000 và ISSAI 4000 chưa có hướng dẫn chi tiết cách thức xác lập trọng yếu về mặt định lượng và giao nhiệm vụ dở dang này cho các SAI hướng dẫn cho KTV thực hiện phù hợp với đặc điểm thể chế kinh tế, chính trị quốc gia mình. Ba là, qua khảo sát kinh nghiệm kiểm toán của CAG và CEA cho thấy (i) các cơ quan này đã ban hành các hướng dẫn cụ thể hơn rất nhiều so với chuẩn mực kiểm toán; (ii) cả hai cơ quan ngoài việc bổ sung ví dụ hướng dẫn cơ sở xác định giá trị trọng yếu trong kiểm toán tài chính, còn bổ sung thêm cơ sở xác định trọng yếu trong kiểm toán tuân thủ mặc dù trọng tâm vẫn dựa nhiều vào cách tiếp cận định tính; (iii) hướng dẫn về trọng yếu của các cơ quan này đã chỉ rõ được chính sách tiếp cận trọng yếu là dựa trên nhu cầu hoặc mong đợi của người sử dụng thông tin trên BCKT, đã phân loại và quy định rõ đâu là người sử dụng BCKT quan trọng cần ưu tiên để thu thập thông tin cho việc xác lập và xét đoán tính trọng yếu. Tuy nhiên, hướng dẫn trọng yếu của hai cơ quan trên chưa phân loại cụ thể (i) trường hợp nào trọng yếu có ảnh hưởng số liệu tài chính do hành vi không tuân thủ pháp luật, lạm quyền để áp dụng mức trọng yếu như tỷ lệ và tiêu chí xác định trọng yếu về mặt định lượng; (ii) trường hợp nếu phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật, lạm quyền... nhưng không ảnh hưởng đến số liệu tài chính thì cách thức xác định trọng yếu về mặt định lượng sẽ như thế nào. Hiện các hướng dẫn này chỉ quy định KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá mức trọng yếu trong từng trường hợp. 4.2. Các nguyên tắc vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tuân thủ Việc chỉ có các nguyên tắc xác định và vận dụng trọng yếu quy định trong các chuẩn mực sẽ khó có thể đủ cho KTV áp dụng trong thực tiễn. Do vậy, cần phải ban hành các chính sách xác định trọng yếu giúp KTV thực hiện trên thực tế. Hướng dẫn này phải giúp KTV vận dụng được khái niệm trọng yếu từ chuẩn mực, nghĩa là quy định đâu là đối tượng sử dụng thông tin, cách thức thu thập thông tin về mong đợi hoặc nhu cầu của người sử dụng, cơ sở (tiêu chí) xác định trọng yếu và phương pháp xác định trọng yếu trong từng lĩnh vực kiểm toán cụ thể. Trong kiểm toán tuân thủ, qua tổng kết lý luận (cơ sở lý thuyết), kinh nghiệm thực tiễn một số quốc gia trên thế giới, phương pháp luận tiếp cận phù hợp để xây dựng các nguyên tắc vận dụng trọng yếu trong hoạt động kiểm toán của KTNN Việt Nam phải phù hợp với đặc thù thể chế chính trị, kinh tế, pháp luật Việt Nam. Việc xây dựng hướng dẫn xác định trọng yếu trong kiểm toán tuân thủ cũng phải thoả mãn tối thiểu các nguyên tắc nhất định sau: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 138 - tháng 4/2019 Nguyên tắc 1: Phải định nghĩa rõ ràng và đầy đủ “vấn đề trọng yếu” trong từng lĩnh vực kiểm toán tuân thủ trên cơ sở thu thập đầy đủ thông tin xác định mức trọng yếu dựa trên nhu cầu của người sử dụng BCKT trong từng bối cảnh cụ thể và do KTV sử dụng xét đoán chuyên môn của mình; Nguyên tắc 2: Chính sách xây dựng trọng yếu phải đảm bảo bao gồm các yếu tố (i) đối tượng sử dụng BCKT trong lĩnh vực đó là ai, mức độ ưu tiên; (ii) nguồn thông tin, cơ sở pháp lý nhằm xác định yêu cầu sử dụng thông tin BCKT của người sử dụng; (iii) dấu hiệu giúp nhận biết một vấn đề là trọng yếu trên cơ sở định tính; (iv) các tiêu chí và công thức xác định mức trọng yếu về mặt định lượng; (v) phương pháp phân tích, đánh giá hỗ trợ KTV xác định vấn đề trọng yếu; Nguyên tắc 3: Chính sách xác định trọng yếu áp dụng trong kiểm toán tuân thủ phải phù hợp với mô hình xác định trọng yếu kế thừa từ Hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư và kiểm toán tài chính doanh nghiệp đã được Tổng KTNN ban hành thể hiện trên các khía cạnh sau: - Xác định đầy đủ các loại trọng yếu như trọng yếu tổng thể; trọng yếu chi tiết; trọng yếu thực hiện; ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (góc độ tài chính, phi tài chính và tuân thủ pháp luật); - Tuân thủ đầy đủ và phù hợp với quy trình xác định trọng yếu đã hướng dẫn trong các lĩnh vực khác; Nguyên tắc 4: Chính sách xác định trọng yếu áp dụng trong kiểm toán tuân thủ phải bổ sung các nội dung còn chưa được hướng dẫn trong trong kiểm toán báo cáo tài chính gồm: - Hướng dẫn xác định, phân loại, đánh giá mức độ ưu tiên của người sử dụng BCKT trên khía cạnh đo lường nhu cầu và mong đợi của người sử dụng thông tin trên hai khía cạnh (i) ai là đối tượng sử dụng thông tin trên BCKT có lợi ích trực tiếp; (ii) mức độ quan tâm của họ như thế nào; - Đối với các Hướng dẫn trọng yếu áp dụng trong kiểm toán tài chính của KTNN Việt Nam đã có quy định cần xem xét đánh giá các hành vi không tuân thủ pháp luật, vi phạm thẩm quyền có ảnh hưởng tới số liệu tài chính cần phải xác định số liệu để kiến nghị xử lý khác. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn xác định mức trọng yếu đối với các hành vi trên nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc trình bày số liệu tài chính. Do đó, khi xây dựng Hướng dẫn vận dụng trọng yếu trong lĩnh vực kiểm toán này, KTNN nên bổ sung cơ sở xác định trọng yếu nên tiếp cận dựa vào các quy định về xử lý vi phạm hành chính, các quy định về xử lý vi phạm khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/07/2016 ban hành Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (CMKTNN 100, 1320,1450); 2. Comptroller and Auditor General of India (CAG), (2016), Compliance Auditing Guidelines, C&AG of India, 2016; 3. Dezoort & cộng sự (2006). Accountability & auditors’ materiality judgements: the effects of differential pressure strength on conservatism, variability, and effect. Accounting, Organisation and Society, vol.31, iss.1, pp. 373 – 390; 4. Eugene & Higgs (2002), What Does “Materiality” Really Mean?, in Journal of Corporate Accounting & Finance 13(4):61 - 71, April 2002; 5. Hemsen, Stig Kilvik and Paulsrud (2018), Materiality - mapping the road from SAIs to their users; 6. Holstrum, G. and Messier, W. (1982). A review and integration of empirical research on materiality. Auditing: a journal of practice and theory (Fall): 45–63; 7. ISSAI 100, Basic Principles in Government Auditing, Organization of Supreme Audit Institutions, INTOSAI. For more information visit www.issai.org; 8. Tòa Thẩm kế Châu Âu (ECA 2017), Financial and Compliance Audit Manual, ECA, 2017.
File đính kèm:
- van_dung_trong_yeu_trong_kiem_toan_tuan_thu_cua_kiem_toan_nh.pdf