Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc

Cùng với sự phát triển tổng hợp trên mọi lĩnh vực, đòi hỏi giáo dục cũng không ngừng đổi

mới phương pháp dạy học để phù hợp với thực tiễn. Trong bài viết này chúng tôi tổng quan một số công

trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”, đồng thời

vận dụng phương pháp này vào dạy học, thông qua phiếu khảo sát điều tra chỉ ra những hiệu quả cũng

như hạn chế khi vận dụng phương pháp này vào dạy học trong học phần Nói 2 tại Khoa Tiếng Trung,

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc trang 1

Trang 1

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc trang 2

Trang 2

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc trang 3

Trang 3

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc trang 4

Trang 4

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc trang 5

Trang 5

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc trang 6

Trang 6

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc trang 7

Trang 7

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc trang 8

Trang 8

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc trang 9

Trang 9

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 4580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc

Vận dụng phương pháp “Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc
 đồ 2. Nguyên nhân mang lại hiệu quả của phương pháp "dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ" 
Có sự tương tác hỗ trợ kiến thức từ bạn học và giáo viên 
Đặc trưng lớn nhất của phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” là bố trí các nhiệm vụ xoay 
quanh người học. Lấy người học làm chủ thể của cả quá trình học tập. Nên trong các nhiệm vụ chúng tôi 
thiết kế rất phong phú, có những nhiệm vụ đơn lập do mỗi sinh viên độc lập thực hiện, nhưng cũng có rất 
nhiều nhiệm vụ được thiết kế theo hình thức nhóm nhỏ, nhóm lớn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đòi 
hỏi sinh viên cần phải tương tác, hỗ trợ tìm kiếm thông tin, cùng nhau xây dựng và hoàn thành nhiệm vụ. 
Mỗi một nhiệm vụ được phân công cho sinh viên, giáo viên luôn bám sát hỗ trợ sinh viên khi cần, giáo viên 
là người hướng dẫn, cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến nhiệm vụ. 
Có nhiều cơ hội được giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc 
Hạn chế lớn nhất của sinh viên Khoa Tiếng Trung là môi trường học tập còn thiếu sự cọ xát bằng 
tiếng Trung, tỉ lệ sử dụng tiếng Việt để tiếp nhận kiến thức trong các học phần tiếng Trung là khá cao. Khi 
tham gia học tập với phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong học phần Nói, sinh viên được 
tiếp xúc và học tập hầu như tuyệt đối 100% bằng tiếng Trung. Dùng tiếng Trung để học tiếng Trung, dùng 
tiếng Trung để hoàn thành nhiệm vụ, dùng tiếng Trung để biểu đạt ý tưởng, dùng tiếng Trung để báo cáo 
kết quả nhiệm vụ, đấy cũng chính là một trong những nhân tố mà khiến người học cảm thấy kỹ năng nói 
của bản thân tiến bộ rất nhiều khi sử dụng phương pháp học tập này. 
Biểu đồ 3. Lượng thời gian trung bình mỗi sinh viên dùng tiếng Trung Quốc khi tham gia mỗi nhiệm vụ 
Từ Biểu đồ 3 thấy rõ tổng lượng thời gian sinh viên dùng tiếng Trung Quốc khi tham gia mỗi nhiệm 
vụ rất khả thi. Hầu hết các sinh viên đều dùng Tiếng Trung trong khoảng thời gian từ 10-15 phút. 
Có môi trường giao tiếp thông qua các nhiệm vụ được giáo viên bố trí 
Chúng tôi kết hợp ba nhân tố môi trường giao tiếp vào trong các nhiệm vụ, đó chính là nhân tố con 
người, nhân tố tài liệu và nhân tố không gian. 
Thứ nhất, về nhân tố con người hay được gọi là giáo viên và bạn học. Giáo viên là người đóng vai 
tạo dựng môi trường học tập, đưa người học vào trong môi trường học tập thông qua các nhiệm vụ, thế nên 
giáo viên chính là người xây dựng nhiệm vụ, dẫn dắt và hướng dẫn chi tiết cho người học thực hiện nhiệm 
vụ đó. 
Thứ hai, về nhân tố giáo trình tài liệu được giáo viên sử dụng trong học phần Nói 2. Đây cũng là một 
trong những nhân tố khá quan trọng trong môi trường học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. Khoa tiếng 
Trung hiện đang sử dụng cuốn giáo trình chính “发展汉语中级口语” trong học phần Nói 2. Theo kết quả 
của người học phản ánh lại khi sử dụng cuốn giáo trình tài liệu trên, đa số người học cho rằng nội dung 
giáo trình phù hợp với trình độ của người học, thể hiện trong biểu đồ 4,5,6: 
 Biểu đồ 4. Nội dung quá khó 
so với trình độ của bạn 
Biểu đồ 5. Nội dung quá dễ 
so với trình độ của bạn 
Biểu đồ 6. Nội dung phù hợp 
với trình độ của bạn 
Thứ 3, nhân tố về không gian học tập. Tuỳ từng nhiệm vụ để áp dụng không gian học tập phù hợp. 
Có những nhiệm vụ cần thực hiện ngay trong phòng học, nhưng cũng có những nhiệm vụ chỉ có thể phát 
huy được hiệu quả khi thực hiện ngoài phòng học với một không gian mở (khuôn viên trường học, công 
viên, quán cà phê, sân bóng đá,...). 
Có cơ hội phát huy tư duy, ý tưởng của bản thân 
Khi lựa chọn phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” chúng tôi suy xét đến vấn đề làm thế 
nào để sinh viên có thể phát huy được hết khả năng tư duy và phong phú ý tưởng trong quá trình thực hiện 
nhiệm vụ, do vậy có những bài học được thiết kế theo “nhiệm vụ mở”, sinh viên sẽ thoả sức thảo luận đưa 
ra quan điểm của cá nhân; cũng có những nhiệm vụ khơi gợi trí tưởng tượng, tăng tính tư duy cho sinh viên. 
Nhiệm vụ sinh động, thiết thực, bám sát nội dung học tập 
Nhiệm vụ trong phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” mà chúng tôi thực nghiệm phong 
phú và có kết hợp với một số phương pháp lồng ghép trong các nhiệm vụ đó như thực hiện trò chơi, thực 
hiện đóng vai, thực hiện nghiên cứu trường hợp điển hình, hợp tác nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề. 
Tinh thần học tập thoải mái, không căng thẳng 
Một trong những yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả học tập trong học phần Nói đó chính là tinh 
thần của người học. Các nhiệm vụ được bố trí luôn được chú trọng đến yếu tố tạo môi trường học tập thoải 
mái, người học vừa có thể hoàn thành các nhiệm vụ, vừa là cơ hội để giao lưu ý tưởng, thậm chí có những 
nhiệm vụ mang tính chất học mà chơi chơi mà học, chính vì thế người học dễ dàng tiếp nhận kiến thức, 
hoàn thành nhiệm vụ với một tinh thần thoải mái. Chính vì vậy trong mỗi buổi học sinh viên luôn cảm thấy 
hứng thú với tiết học, mang đến cho sinh viên tinh thần “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, do đó hầu 
hết sinh viên đều rất thích thú với việc giáo viên bố trí các nhiệm vụ trong mỗi tiết học, thể hiện trong Biểu 
đồ 7. 
Biểu đồ 7. Mức độ thích của sinh viên khi giáo viên bố trí nhiệm vụ 
4.2. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình vận dụng phương pháp pháp “dạy học ngôn ngữ theo 
nhiệm vụ” trong học phần Nói 
4.2.1. Khía cạnh người dạy 
Giáo viên lựa chọn nội dung bài học 
Một trong những đặc điểm của phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” chính là tính thực 
tiễn. Nội dung trong giáo trình học tập rất phong phú và đa dạng, lượng kiến thức bao quát, tuy nhiên không 
phải bài học nào cũng có thể áp dụng được phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”. Có những bài 
học sinh viên vẫn chưa phát huy được hết khả năng học tập do nội dung bài học không kích thích được tính 
sáng tạo cũng như hứng thú của sinh viên. 
Biểu đồ 8. Phản hồi sinh viên về nội dung bài học 
Hầu hết nội dung giáo viên lựa chọn ở các bài học đều nhận được phản hồi tích cực của học viên, tuy 
nhiên vẫn còn tồn tại một số phản hồi về nội dung bài học chưa tốt. Cụ thể theo Biểu đồ 8 thấy được rằng 
số lượng sinh viên yêu thích nội dung bài học số 12 giáo viên lựa chọn chưa đạt mức 50% tổng số sinh viên 
tham gia học tập. Qua đó thấy được lựa chọn nội dung phù hợp với nhiệm vụ học tập cũng là một vấn đề 
còn tồn trọng trong giáo viên. 
Giáo viên bố trí nhiệm vụ chưa phù hợp với mỗi sinh viên 
Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học để bố trí nhiệm vụ phù hợp với sinh viên thực hiện, có nhiệm 
vụ thực hiện theo cá nhân, cũng có nhiệm vụ làm việc theo nhóm. Tuy nhiên vì tính chất nội dung bài học 
mang tính tổng thể, hơn nữa giáo viên vẫn chưa nắm rõ được tình hình cụ thể, cũng như trình độ của từng 
sinh viên nên trong quá trình bố trị nhiệm vụ có thể phù hợp với sinh viên A nhưng không phù hợp với 
hoàn cảnh, trình độ của sinh viên B, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 
4.2.2. Khía cạnh người học 
 Số lượng sinh viên quá đông 
Bảng 1. So sánh lớp học đông người và lớp học ít người trong quá trình vận dụng phương pháp 
Một trong những bất cập hàng đầu trong dạy học nói chung và sử dụng phương pháp “dạy học theo 
nhiệm vụ” nói riêng đó là tình trạng quá tải về số lượng sinh viên tham gia lớp học. Nó mang lại một số 
khó khăn nhất định như: giáo viên khó bao quát được hết tất cả sinh viên trong lớp; khó đưa ra lời khuyên 
hay hướng dẫn cho từng sinh viên; vấn đề tổ chức thực hiện nhiệm vụ trở nên phức tạp hơn. 
Cá nhân sinh viên chưa nhiệt tình tham gia nhiệm vụ 
Trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại những hạn chế về tinh thần tham gia học tập của sinh viên. 
Một số sinh viên vẫn chưa ý thức được nhiệm vụ, tham gia với thái độ học tập mang tính đối phó, hoặc 
không phát huy hết khả năng cá nhân của bản thân đóng góp vào sự thành công của tập thể, từ đó ảnh hưởng 
trực tiếp đến chính cá nhân đó và cả tập thể nhóm/lớp. 
Sự bất đồng đều giữa các sinh viên khi tham gia thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 
Phương thức thiết kế thực hiện nhiệm vụ theo nhóm được người dạy ưu tiên lựa chọn khi sử dụng 
phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”. Tuy nhiên chính vì sự bất đồng đều về một số yếu tố của 
người thực hiện nhiệm vụ như giới tính, số lượng, hoặc không cân bằng về trình độ của mỗi sinh viên trong 
mỗi nhóm đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thảo luận và chất lượng học tập. 
4.2.3. Tác động ngoại cảnh 
Không gian học tập chưa phù hợp 
Lớp học đông người Lớp học ít người 
Sinh viên ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ 
giáo viên. 
Sinh viên nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ 
giáo viên. 
Không gian học tập bị hạn chế khi thực hiện 
nhiệm vụ. 
Không gian học tập thoải mái khi thực hiện nhiệm 
vụ. 
Khó quản lý việc thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 
vì có quá nhiều nhóm hoặc nhóm quá đông. 
Dễ dàng quản lý việc thực hiện nhiệm vụ theo 
nhóm. 
Hạn chế về sự đánh giá, nhận xét cụ thể sau khi 
hoàn thành nhiệm vụ. 
Nhận được đánh giá, nhận xét cụ thể trong từng 
nhiệm vụ. 
Thời gian trình bày báo cáo hoàn thành nhiệm 
vụ ít. 
Thời gian trình bày báo cáo hoàn thành nhiệm vụ 
nhiều. 
Không gian học tập có thể hiểu là phòng học, phòng thí nghiệm hoặc không gian sinh hoạt, nơi sinh viên 
học tập và triển khai nhiệm vụ. Có những nhiệm vụ cần đến một không gian rộng rãi thoải mái để sinh viên có 
thể tự do thảo luận, thậm chí cần có không gian để giàn dựng hoạt cảnh giao tiếp, hoặc tránh nhiễm sự ồn ào đến 
từ các cá nhân hoặc nhóm khác. Do vậy đa số sinh viên tham gia thực nghiệm phương pháp đều cho rằng không 
gian học tập vô cùng quan trọng. 
Trong học kỳ vừa qua, học phần Nói 2 được bố trí tại các phòng học tầng 1 giảng đường C. Những 
phòng học này được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, đèn điện, quạt,... Tuy nhiên 
có một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoàn thành nhiệm vụ đó chính là diện tích các phòng học 
so với số lượng sinh viên tham gia học tập. 
Biểu đồ 9. Diện tích phòng học so với số lượng sinh viên 
Sinh viên thuộc nhóm 1 và nhóm 2 là những nhóm có sinh viên số lượng ít và vừa đủ cho rằng diện 
tích các phòng học tại trường rộng rãi thoải mái hoặc vừa đủ cho sinh viên hoạt động. Tuy nhiên nhìn vào 
biểu đồ của nhóm thứ 3 là nhóm có số lượng sinh viên đông, chúng ta thấy được rằng sinh viên phản ánh 
về diện tích phòng học khá chất chội hoặc rất chật chội còn chiếm một tỉ lệ khá cao. 
Giáo trình tài liệu còn hạn chế 
Các nhiệm vụ dạy học trong học phần Nói 2 được thiết kế dựa trên nôi dung của giáo trình “发展汉
语中级口语”, giáo trình này trở thành bộ tài liệu tham khảo chính cho sinh viên trong quá trình tra cứu, 
tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên để hoàn thành nhiệm vụ chất lượng cao thì sinh viên cần phải tham vấn thêm 
nhiều tài liệu hỗ trợ khác. Tài liệu tham khảo khan hiếm sẽ ít nhiều gây nên nhiều trở ngại cho sinh viên 
trong quá trình thảo luận và tranh luận. 
Thời gian thực hiện nhiệm vụ không đủ 
Thời gian học tập có hạn nhưng nội dung và nhiệm vụ học tập nhiều, sinh viên không đủ thời gian 
để hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ chưa đạt mức lí tưởng, hoặc bị hạn chế về số lượng cá 
nhân/nhóm báo cáo tại lớp. 
5. Kết luận 
Trên nền tảng lý luận cơ bản của phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”, chúng tôi đã ứng 
dụng nó vào dạy học trong học phần Nói 2 tại Khoa Tiếng Trung. Sau một học kỳ thực nghiệm (45 tiết), 
chúng tôi đã nhận về những phản hồi tích cực cũng như những hạn chế của phương pháp từ giáo viên và 
sinh viên (mục 3.1 và 3.2). Hiệu quả mà phương pháp mang lại rất khả quan như: Phương pháp tạo nên sự 
tương tác hỗ trợ kiến thức từ giáo viên và bạn học; sinh viên có nhiều cơ hội được giao tiếp bằng tiếng 
Trung Quốc; sinh viên có môi trường giao tiếp thông qua các nhiệm vụ được giáo viên bố trí; sinh viên có 
cơ hội phát huy tư duy, ý tưởng của bản thân; nhiệm vụ sinh động, thiết thực, bám sát nội dung học tập; 
tinh thần học tập của sinh viên thoải mái, không căng thẳng,... Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế 
trong quá trình vận dụng phương pháp này vào dạy học như: Giáo viên bố trí nhiệm vụ chưa phù hợp với 
mỗi sinh viên; số lượng sinh viên quá đông ảnh hưởng đến chất lượng buổi học; cá nhân sinh viên chưa 
nhiệt tình tham gia nhiệm vụ; sự bất đồng đều giữa các sinh viên khi tham gia thực hiện nhiệm vụ theo 
nhóm; không gian học tập chưa phù hợp; giáo trình tài liệu còn hạn chế; thời gian thực hiện nhiệm vụ không 
đủ... 
Thông qua bài nghiên cứu này chúng tôi cũng giải quyết được vấn đề đưa các bài học học lý thuyết 
chuyển thể sang các bài học thực hành theo phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”, đồng thời sau 
khi trải qua quá trình thực nghiệm dạy học và nhận phản hồi tích cực từ người học, chúng tôi đưa ra kết 
luận giáo trình “发展汉语口语版” phù hợp với học phần Nói 2 khi dạy theo phương pháp “dạy học ngôn ngữ 
theo nhiệm vụ”. 
Cuối cùng, chúng tôi đưa ra kiến nghị trong tương lai có thể áp dụng rộng rãi để dạy các học phần 
thực hành tiếng, đặc biệt là kỹ năng Nói tại Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. 
Tài liệu tham khảo 
Bachman, F.F. (2002). Some reflectinos task-based language performance assessment. Language Testing, 19, 453-
476. 
Cao Thị Sông Hương (2010). Đánh giá trong dạy học dự án. Kỉ yếu Hội nghị giảng dạy Vật lí toàn quốc (tr. 45). 
Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm. 
Ellis, R. (2000). Task-based research and language pedagogy. Teaching Research, 4(3), 193-220. 
Krashen, S.D. (1982). Principles and practive in second language acquisition. Oxford: Pergamon Press. 
Lee, C. (2004). Language output, communication strategies and comminicative tasks. In the Chinese context. 
Lanham, Md: University Press of America. 
Lê Thị Trâm Anh (2019). Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong giảng dạy tiếng Pháp tại Đại học Ngoại 
ngữ, Đại học Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, 9(21), 34-40. 
Nguyễn Đình Bá & Đặng Thuỵ Liên (2010). Giảng dạy ngoại ngữ bằng hình thức giảng dạy theo dự án. Kỉ yếu Hội 
nghị khoa học Đại học Duy Tân, 308-314. 
Robinson, P. (1995). Investigating second langgue task complexity. RELC Journal, 26, 62-79. 
Skehan, P. (1996). A framework for the implementation of task-based instruction. Applied Linguistics, 17(1), 38-
62. 
Từ điển điện tử Soha (truy cập 20/05/2019) ệm_vụ. 
APPLYING “TASK-BASED LANGUAGE TEACHING " INTO TEACHING 
AND LEARNING CHINESE SPEAKING SKILLS 
Abstract: Along with the integrated development in all fields, constantly innovating teaching methods 
is required to adapt to reality. In this article, we review a number of research works on the method of 
"task-based language teaching", and at the same time apply this method to teaching and learning. Survey 
questionnaires showed both the effectiveness and limitations when applying this method to teaching 
and learning the Speaking 2 module at Department of Chinese, University of Foreign Languages, Hue 
University. 
Key words: Teaching method, task-based teaching, teaching and learning Chinese language 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_phuong_phap_day_hoc_ngon_ngu_theo_nhiem_vu_vao_day.pdf