Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2

Tự học đóng vai trò rất quan trọng khi học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Pháp nói riêng,

tuy nhiên, sinh viên (SV) Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Quy Nhơn chưa thực sự phát huy khả

năng này trong quá trình học tiếng Pháp. Do đó, để tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp giúp

cải thiện tình hình, chúng tôi tiến hành khảo sát 200 SV K39 và K40. Kết quả chỉ ra rằng đa số các

SV đều đồng ý rằng tự học là yếu tố quan trọng trong việc học ngoại ngữ, nhưng họ gặp khó khăn vì

đã quen với cách học thụ động và phụ thuộc vào giáo viên (GV). SV quan tâm chủ yếu các nhiệm vụ

được GV giao phó, chứ chưa thực sự tự mình tìm tòi các nguồn tài liệu để luyện tập thêm. Đa số SV

chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tự ôn tập và tự kiểm tra tiến độ học tập của mình để có

những điều chỉnh kịp thời trong quá trình học tập. Khi gặp bài tập khó trong quá trình tự học, SV

thích được trao đổi và tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè hơn là với GV

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 trang 1

Trang 1

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 trang 2

Trang 2

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 trang 3

Trang 3

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 trang 4

Trang 4

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 trang 5

Trang 5

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 trang 6

Trang 6

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 trang 7

Trang 7

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 trang 8

Trang 8

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 trang 9

Trang 9

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5980
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2

Vấn đề tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy Nhơn: Học tiếng Pháp như là ngoại ngữ 2
c tập 
Tinh thần trách nhiệm trong học tập có liên quan mật thiết với ý thức học tập trong SV. 
Hai khái niệm này đều bao hàm thái độ học tập tích cực của người học. Người học có trách 
nhiệm không nhất thiết là lúc nào họ cũng phải hoàn thành bài tập được thầy/cô giao và luôn 
luôn làm theo hướng dẫn của GV. Theo Scharle, A. và Szabo, A. (2000), người học có trách 
nhiệm là người luôn ý thức được tầm quan trọng của sự tự nỗ lực trong học tập đối với sự 
tiến bộ của bản thân. Vậy nên, việc không thể hoàn thành nhiệm vụ được GV giao phó, đối 
với họ, đó là việc mất đi cơ hội để tự mở rộng kiến thức, là sự bất lợi hơn là vì lo lắng sẽ bị 
GV la mắng hay khiển trách. Người học có trách nhiệm sẽ luôn luôn biết tận dụng mọi cơ 
hội để tiến bộ, và vì vậy, sẽ luôn tự giác tham gia vào tất cả các hoạt động trên lớp cũng như 
hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. 
Người học có trách nhiệm với việc học là những người luôn tự ý thức rằng họ phải nỗ 
lực để học tốt hơn. Họ rất tự chủ trong việc học cũng như tinh thần tự học cao thể hiện ở chỗ 
họ tự học, không phụ thuộc vào GV, không chờ đợi GV giao bài tập. Vậy, chúng ta có thể 
kết luận rằng, để củng cố và xây dựng phương pháp tự học, người học phải ý thức được trách 
nhiệm đối với việc học tập, đồng thời tích cực tham gia vào việc quyết định việc học của 
bản thân. 
• Hoạt động tự học 
Tự học không phải là một hoạt động đơn giản. Để việc tự học có hiệu quả, người học 
cần phải có phương pháp tự học phù hợp. Vậy nên, việc học cách tự học là cả một quá trình 
lâu dài và tùy thuộc vào mỗi cá nhân. 
Việc học cách tự học là sự chuyển động uốn cong của hình xoắn ốc khi người học trở 
nên tự tin và trưởng thành qua việc xem xét lại kinh nghiệm học tập của chính họ thông qua 
các hoạt động học tập giúp họ khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh. Thông qua việc 
dần làm quen với việc tự quản lí và tự học người học sẽ có thể học ngoại ngữ một cách tốt 
nhất (Little, 2003, p.29). 
2.2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phương pháp và dụng cụ nghiên cứu 
2.2.1. Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nắm bắt và đánh giá thực trạng tự học tiếng Pháp 
của SV khoa Ngoại ngữ học tiếng Pháp như ngoại ngữ thứ hai tại Trường Đại học Quy Nhơn, 
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện vấn đề tự phát triển ngoại ngữ này của SV 
Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Quy Nhơn. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: Mức độ tự tin 
của người học trong việc quyết định các nhiệm vụ học tập; các hoạt động tự học của SV; 
giải pháp của SV khi gặp bài tập khó; đề xuất một số giải pháp nhằm giúp SV tự học hiệu 
quả hơn. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu Hạnh 
881 
2.2.2. Đối tượng khảo sát và phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, chúng tôi sử dụng phối hợp phương pháp 
định lượng và định tính. 
Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này gồm 200 SV ngành Sư phạm Anh và Ngôn 
ngữ Anh, trong đó gồm 100 SV khóa K39 và 100 SV K40 thuộc Khoa Ngoại ngữ, Trường 
Đại học Quy Nhơn học tiếng Pháp như là ngoại ngữ thứ hai. Chúng tôi khảo sát ngẫu nhiên 
tổng các SV chứ không phân theo ngành vì số SV ngành Sư phạm K40 học tiếng Pháp quá 
ít, không tương quan với SV ngành Sư phạm K39 được phân công học tiếng Pháp như là 
ngoại ngữ thứ 2. Các kết quả điều tra này sẽ được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá hoạt 
động tự học của SV Khoa Ngoại ngữ học tiếng Pháp như ngoại ngữ thứ hai tại Trường Đại 
học Quy Nhơn, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện vấn đề tự học. 
2.2.3. Dụng cụ nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu dựa vào kết quả bảng câu hỏi điều tra gồm 13 câu hỏi (xem phụ 
lục) nhằm tìm hiểu nhận thức của SV về vai trò của việc tự học và các hoạt động tự học. 
Bảng câu hỏi điều tra được biên soạn theo lí thuyết về tự học nói chung và học tiếng Pháp 
nói riêng cùng với thực tế quan sát của người nghiên cứu. 
Gói câu hỏi 1 tìm hiểu mức độ tự tin của người học trong việc đưa ra các lựa chọn học 
tập liên quan đến xác định mục tiêu học tập, tài liệu học tập, thời gian dành cho việc tự học, 
tự đánh giá quá trình học tập của bản thân Các câu hỏi ở phần này được trả lời theo các 
cấp độ: tự tin, hơi tự tin và không tự tin. 
Gói câu hỏi 2 xoay quanh các hoạt động tự học của SV liên quan đến bài tập và gói 
câu hỏi thứ 3 đề cập các hoạt động tự học nói chung. Các câu hỏi được trả lời theo 5 cấp độ: 
(1) luôn luôn, (2) thường xuyên, (3) thỉnh thoảng, (4) hiếm khi và (5) không bao giờ. 
Các câu hỏi còn lại bao gồm các câu hỏi lựa chọn hoặc trả lời ngắn tìm hiểu về giải 
pháp của SV khi gặp bài tập khó trong quá trình tự học. 
Sau đó, các kết quả thu được từ bảng câu hỏi điều tra được kiểm tra và phân tích cẩn 
thận nhằm đạt được kết quả chính xác nhất. 
2.3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
2.3.1. Mức độ tự tin của người học trong việc quyết định các nhiệm vụ học tập 
Khi được hỏi về mức độ tự tin trong việc đưa ra các lựa chọn học tập liên quan đến 
xác định mục tiêu trong học tập, lựa chọn tài liệu học tập, thời gian dành cho việc tự học, tự 
đánh giá quá trình học tập của bản thân, tự sửa lỗi và tinh thần trợ giúp bạn bè trong học tập; 
SV có ba cấp độ lựa chọn: tự tin, hơi tự tin và không tự tin (xem Biểu đồ 1). 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 5 (2021): 877-886 
882 
Biểu đồ 1. Mức độ tự tin của người học trong việc quyết định các nhiệm vụ học tập 
Biểu đồ 1 cho thấy nhiều SV chưa thực sự tự tin vào việc tự quyết định các nhiệm vụ 
học tập của mình. Điển hình, phần đông SV trả lời chỉ ‘hơi tự tin’ hoặc ‘không tự tin’ với 
một số lựa chọn như tự sửa lỗi (47% và 30%), thiết lập mục tiêu học tập (54% và 17%), 
quyết định thời gian thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp và ngay cả ở nhà (41% và 
27%), chọn tài liệu học tập bổ trợ (45% và 25%), tự đánh giá quá trình học tập (41% và 
31%), và trợ giúp bạn trong học tập (42% và 21%). Trong đó, SV không tự tin nhất với việc 
tự sửa lỗi và tự đánh giá quá trình học tập. 
2.3.2. Các hoạt động tự học 
Khi tìm hiểu về các hoạt động tự học của SV liên quan đến bài tập, các câu hỏi được 
chúng tôi khảo sát là liệu SV có thường hay làm bài tập nhà, có chuẩn bị bài trước khi đến 
lớp, có làm bài tập từ những nguồn tài liệu có sẵn, có đọc sách giáo khoa, hay có tự ôn tập, 
tự tìm tài liệu, tự đánh giá tiến độ học tập của bản thân hay không, SV trả lời theo 5 cấp 
độ: (1) luôn luôn, (2) thường xuyên, (3) thỉnh thoảng, (4) hiếm khi và (5) không bao giờ. Kết 
quả khảo sát các hoạt động tự luyện tập ngoài giờ học của SV được chúng tôi thể hiện ở 
những biểu đồ bên dưới. 
Biểu đồ 2. Các hoạt động tự học liên quan đến bài tập 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu Hạnh 
883 
Biểu đồ 2 cho thấy đa số SV đều biết tự trang bị kiến thức cho mình bằng việc đọc 
sách giáo khoa (71%) và làm bài tập về nhà theo yêu cầu của GV một cách đầy đủ (84%). 
Điều này nói lên rằng đa số SV rất có ý thức trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. SV 
cũng ý thức được việc phải tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tuy nhiên chỉ có 39% cho là 
luôn luôn và thường xuyên đọc và chuẩn bị bài học trước khi đến lớp, 43% SV xác nhận 
hiếm khi và 12% không bao giờ chuẩn bị bài trước cho các buổi học. Lí do được nhiều SV 
đưa ra là họ có quá nhiều bài tập của các môn khác cần phải hoàn thành, họ không có đủ thời 
gian để làm, họ quên và một số ít cho rằng họ nghĩ điều này không cần thiết vì lên lớp họ sẽ 
được nghe GV giảng. SV có vẻ mặn mà hơn với việc làm bài tập từ những nguồn tài liệu có 
sẵn với 49% cho là luôn luôn và thường xuyên và 41% thỉnh thoảng. 
Liên quan đến các hoạt động tự học của SV nói chung như đọc sách, làm bài tập được 
thầy/cô giao hoặc tài liệu có sẵn, tự giác ôn tập, luyện tập cùng bạn bè, trao đổi với GV về 
bài tập hay đề nghị GV gợi ý tài liệu tham khảo, tự tìm tài liệu hay tự kiểm tra tiến độ học 
tập của bản thân và SV cũng trả lời theo 5 cấp độ: (1) luôn luôn, (2) thường xuyên, (3) thỉnh 
thoảng, (4) hiếm khi và (5) không bao giờ (xem Biểu đồ 3). 
Biểu đồ 3. Các hoạt động tự học 
Biểu đồ 3 cho thấy những hoạt động tự học của SV chủ yếu nghiêng về các nhiệm vụ 
được GV giao phó chứ SV chưa thực sự tự mình tìm tòi các nguồn tài liệu trên mạng internet 
hoặc trong nhà sách, thư viện để luyện tập thêm. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số SV 
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tự ôn tập và tự kiểm tra tiến độ học tập của mình 
để có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình học tập. Cụ thể, chỉ có 21% SV xác nhận 
thường xuyên xem lại bài; trong khi đó có đến 37% SV thừa nhận hiếm khi hoặc không bao 
giờ tự giác ôn tập; 81% SV không ý thức được việc tự kiểm tra tiến độ học tập của mình. 
Bàn về việc tự tìm tài liệu tham khảo, 20% SV thừa nhận là thường xuyên tìm kiếm thêm 
những tài liệu liên quan đến nội dung bài học trên lớp để luyện tập thêm, nhằm củng cố và 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 5 (2021): 877-886 
884 
nâng cao kiến thức đã học, 44% SV xác nhận thỉnh thoảng, 26% SV cho là hiếm khi thực 
hiện hoạt động này và 10% còn lại không bao giờ tự tìm. SV lí giải rằng họ chưa thực sự say 
mê với môn học, chưa có động lực để tự học và chưa tin bản thân có thể tự tìm những tài 
liệu đó. 
Nhiều SV còn chưa sẵn sàng đối với các hoạt động tự luyện tập từ những nguồn tài 
liệu trên mạng internet hoặc trong thư viện...; phần đông SV chưa chủ động luyện nói tiếng 
Pháp cùng bạn bè, chỉ có 12% SV được khảo sát thường xuyên thực hành nói những câu đơn 
giản hay những kiến thức vừa học trên lớp với bạn; đa phần chỉ thỉnh thoảng thực hành nói 
ở trên lớp theo hoạt động cặp/ nhóm theo GV yêu cầu. Điều này cho thấy SV chưa chủ động 
cải thiện kĩ năng giao tiếp. Hơn nữa, việc SV không tìm đọc các tài liệu có tính thực tế dẫn 
đến việc họ sẽ không quen với văn phong của các bài đọc, không nâng cao được vốn từ và 
sẽ gặp khó khăn với các bài nghe, đọc và viết thực tế ở trình độ cao hơn, cụ thể là trong kì 
thi chuẩn đầu ra bậc 3/6 theo định hướng khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam mà nhà 
trường đang áp dụng. 
2.3.3. Giải pháp của SV khi gặp bài tập khó (xem Biểu đồ 4) 
Khảo sát SV về việc liệu họ sẽ giải quyết như thế nào khi gặp bài tập khó trong quá 
trình tự học, đại đa số SV được hỏi cho là họ thích được trao đổi cùng với bạn và tìm kiếm 
sự trợ giúp từ bạn bè. Cụ thể, hầu hết SV trả lời rằng sẽ hỏi bạn hoặc tìm kiếm hướng giải 
quyết trên cộng đồng mạng internet (37% và 20%). 12% SV cho rằng sẽ không hỏi bạn cũng 
không hỏi GV vì sợ mất mặt với mọi người. 17% thừa nhận rằng sẽ đợi đến khi GV sửa bài. 
Đa số SV cho rằng họ ngại tiếp xúc với GV nên chỉ có 14% sẵn sàng hỏi GV khi họ gặp bài 
tập khó. 
Biểu đồ 4. Giải pháp của SV khi gặp bài tập khó 
3. Kết luận và đề xuất 
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 
Nhìn chung, đa số SV đều ý thức được tầm quan trọng của việc tự học trong phát triển 
năng lực ngôn ngữ và mong muốn có thể phát triển khả năng tự học. Tuy nhiên, phần lớn 
dường như vẫn chưa sẵn sàng cho việc tự chịu trách nhiệm với các hoạt động học tập của 
mình. Lí do của hạn chế này là vì SV còn quen với việc học tập thụ động, lấy GV làm trung 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu Hạnh 
885 
tâm, thiếu tự tin vào năng lực của bản thân trong việc lựa chọn các nhiệm vụ học tập như 
thiết lập mục tiêu học tập, tự sửa lỗi, tự đánh giá tiến độ học tập 
Qua khảo sát các hoạt động tự học, chúng tôi nhận thấy phần lớn SV có ý thức trách 
nhiệm với việc học của mình. Tuy vậy, hoạt động tự học của họ chưa thực sự tự giác mà còn 
mang nặng tính nghĩa vụ. Hay nói cách khác, SV chủ yếu chỉ chăm chú vào các hoạt động 
học tập bắt buộc liên quan đến giáo trình hoặc chỉ hoàn thành những nhiệm vụ được GV yêu 
cầu. Rất ít SV chủ động tham khảo các nguồn tài liệu thực tế, thực hành giao tiếp với người 
bản ngữ hoặc tập nói tiếng Pháp cùng bạn nhằm phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ một 
cách tự nhiên, chính xác. Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn SV đề cao vai trò của GV 
và coi GV là phần không thể thiếu trong hoạt động học tập. Nhưng trên thực tế, họ lại e ngại 
trong việc tiếp xúc với GV để trao đổi về vấn đề học tập. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Dam, L. (1995). Learner autonomy 3 - From theory to classroom practice, Dublin: Authentic 
Language Learning Resources Ltd. 
Dickinson, L. (1987). Self-instruction in language learning. Cambridge: Cambridge University 
Press. 
Holec, H. (1981). Autonomy and foreign language learning. Oxford: Pergamon. 
Kumaravadivelu, B (2003). Understanding language teaching: From method to postmethod, 
Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates. 
Little, D. (2003). Learner Autonomy: A fundamental principle in pedagogy and education. Tea 
Magazine. Dublin: Centre for Language and Communications Studies Trinity Colledge. 
Littlewood, W. (1999). Second language teaching methods. In B. Spolsky (ed.). Concise 
encyclopedia of educational linguistics. Amsterdam: Elsevier. 
Omaggio, A. (1978). Successful language learners: what do we know about them? ERIC/CLL News 
Bulletin, May, 2-3. 
O’Malley, J., & Chamot, A. (1989). Learning Strategies in second language acquisition, New York: 
Cambridge University Press. 
Scharle, A., & Szabo, A. (2000). Learner Autonomy, A guide to developing learner Responsibility, 
Cambridge: Cambridge University Press. 
Ur, P. (1996). A Course in Language Teaching. Cambridge University Press. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 5 (2021): 877-886 
886 
SELF-STUDY OF FOREIGN LANGUAGES STUDENTS AT QUY NHON UNIVERSITY: 
LEARNING FRENCH AS THE SECOND LANGUAGE 
Nguyen Thi Thu Hanh 
Quy Nhon University, Vietnam 
Corresponding author: Nguyen Thi Thu Hanh – Email: hanhnguyendhqn@yahoo.com 
Received: July 18, 2019; Revised: October 09, 2020; Accepted: May 24, 2021 
ABSTRACT 
Self-study plays a very important role when learning foreign languages in general French in 
particular. However, the students of the Foreign Languages Department at Quy Nhon University 
seem not to be autonomous in learning French. Therefore, in order to find out the reasons and 
propose some solutions to improve the situation, we surveyed 200 students of the two courses 39 and 
40. The findings revealed a common agreement that self-study is an important factor in learning a 
foreign language, but they are facing difficulties in self-study because they are familiar with passive 
learning and dependency on teachers. Students mainly analyze the assigned tasks, rather than 
looking for resources for further practice. Most students are not aware of the importance of 
reviewing and self-checking their learning process to make timely adjustments in the learning 
process. When the task is difficult, they tend to discuss and seek help from friends rather than with 
teachers. 
Keywords: Foreign Languages Department; French; Quy Nhon University; self-study; 
students 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_tu_hoc_cua_sinh_vien_khoa_ngoai_ngu_truong_dai_hoc_qu.pdf