Vấn đề thương hiệu trong phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay
Tóm tắt
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn - ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã
hội hoá cao và nội dung văn hoá sâu sắc; có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành,
lĩnh vực khác, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh,
quốc phòng. Trong bối cảnh hiện nay, thương hiệu có vai trò quan trọng trong việc quyết định hướng
đi, tầm nhìn, chuỗi giá trị tạo dựng, thậm chí là sự sinh tồn của doanh nghiệp/ngành trên thị trường
trong và ngoài nước. Thực tiễn ngành công nghiệp không khói đã phát triển mạnh mẽ trên phạm vi
toàn cầu và nhu cầu tham quan du lịch của công chúng vượt ra khỏi giới hạn lãnh thổ quốc gia. Do
đó, việc thiết lập/tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp trong phát triển du lịch không chỉ là mục tiêu,
nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược mang tầm quốc gia trong bối
cảnh hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề thương hiệu trong phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay
g việc liên quan trực tiếp đến ngành Du lịch và các ngành kinh tế khác liên quan đến dịch vụ du lịch. Về tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng của ngành Du lịch hiện nay, Nghị quyết số 08/NQ-TƯ của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch” [2]. Tạo dựng thương hiệu trong phát triển du lịch hiện nay cần chú trọng tính đồng bộ, liên ngành, liên vùng sau đây: Thứ nhất, tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở xây dựng văn hóa doanh nghiệp bởi thương hiệu doanh nghiệp bắt nguồn từ bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp, từ nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Thương hiệu doanh nghiệp là những phần tử của văn hóa doanh nghiệp, nhưng chúng lại là một số phần tử nổi bật, kết tinh và có khả năng phát sáng trong “tảng băng văn hóa” doanh nghiệp có cả phần chìm và phần nổi. Thương hiệu cũng có vai trò tạo nền tảng cho văn hóa doanh nghiệp. Mối quan hệ của thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp cho thấy, việc xây dựng thương hiệu cũng giống như xây dựng văn hóa doanh nghiệp là việc tạo nên giá trị nền tảng - lấy định hướng khách hàng làm trung tâm làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thứ hai, chú trọng việc tạo dựng các yếu tố thuộc nội hàm thương hiệu doanh nghiệp (không đi vào các yếu tố mang tính kỹ thuật thiết kế hình ảnh của thương hiệu như tên thương hiệu, logo, slogan, bao gói, nhãn hiệu; chỉ đề cập đến yếu tố mang tính nội dung bên trong của thương hiệu). Thiết lập các dòng sản phẩm gắn với vùng du lịch, đa dạng các loại hình du lịch để phù hợp với các nhóm nhu cầu của công chúng trong và ngoài nước. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành kinh tế dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển hành khách, trung tâm dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh; giữa các 81Số 28 - Tháng 6 - 2019 VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA vùng, miền, địa phương, khu vực khác nhau, tạo dựng chuỗi giá trị liên hoàn đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, v.v.1 Bên cạnh việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có thương hiệu, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc tạo dựng chất lượng dịch vụ du lịch - chuỗi giá trị hình thành sự cảm nhận, niềm tin, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp; sản phẩm chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp tạo ấn tượng tích cực/đẹp trong tâm trí khách du lịch, làm cho họ tin tưởng tuyệt đối vào doanh nghiệp, sẵn sàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khi có nhu cầu mà không còn bận tâm đến nhiều sản phẩm dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Cách thức để nhà sản xuất tạo ra một sản phẩm giá trị là quan trọng nhưng cách nhà cung ứng đưa đến người tiêu dùng/thụ hưởng còn quan trọng hơn; cách thức để người tiêu dùng có được một sản phẩm hoàn hảo không khó nhưng cách làm thế nào để có một văn hóa/văn minh tiêu dùng, sử dụng thì không phải ai cũng làm được. Đối với dịch vụ du lịch, văn hóa tiêu dùng/thụ hưởng của du khách vô cùng quan trọng, một trong những đặc tính nổi bật của ngành dịch vụ du lịch chính là tính đồng thời cùng lúc giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, một tour/chương trình du lịch dành cho du khách là một sự kết hợp hoàn hảo của các nhà cung ứng (bao gồm nhiều nhà cung ứng thuộc các lĩnh vực khác nhau tham gia: vận chuyển, ăn nghỉ, vui chơi giải trí, mua sắm, trong đó nhà cung ứng chính - chủ thể kết nối các nhà cung ứng khác với du khách chính là công ty/doanh nghiệp du lịch) với du khách, sự nhịp nhàng đến đồng điệu giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng dịch vụ Chuỗi giá trị tạo ra được tiêu dùng tại chỗ, cái còn lại chính là những ấn tượng đẹp, độc đáo, nổi bật mà hành trình du lịch được ghi lại trong tâm trí mỗi du khách. Đó chính là một sản phẩm du lịch hoàn hảo, giá cả phải chăng, chất lượng chuỗi dịch vụ tốt (ăn, ở, đi lại, vui chơi), thái độ ân cần chu đáo lịch sự của người dẫn tour/công ty tổ chức tour; là sự phối kết hợp nhịp nhàng của các đối tác liên quan; là trách nhiệm cao, bất chấp rủi ro chi phí để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của khách trong mỗi chuyến đi v.v. Khi thiết lập sản phẩm cho du khách, cần quan tâm đến điểm khác biệt là những liên tưởng thuận lợi và độc đáo về sản phẩm và điểm tương đồng so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (những liên tưởng tương đồng về chủng loại sản phẩm nhằm đảm bảo tính hợp pháp và đáng tin cậy của một sản phẩm trong chủng loại sản phẩm đang có trên thị trường). Ví dụ, cùng một sản phẩm du lịch trọn gói thì điểm khác biệt của sản phẩm có thể xác định là thời gian (bắt đầu, kết thúc, thời gian phân chia trong lộ trình), điểm đến trong lộ trình, chất lượng các dịch vụ: đi lại, ăn ở, vui chơi; thái độ phong cách người dẫn tour của doanh nghiệp, các bộ phận liên quan đến toàn bộ tour của du khách; điểm tương đồng có thể xác định là số ngày của gói, giá cả Chẳng hạn, tour du lịch nước Nga vào mùa thu là đẹp và phù hợp nhất với người Việt Nam (phong cảnh, thời tiết); mùa đông thời tiết rất lạnh, mùa hè thời tiết lại quá nóng cho việc di chuyển tham quan trong lộ trình). Thứ ba, chú trọng công tác quảng bá hình ảnh thương hiệu. Thương hiệu doanh nghiệp cần được xây dựng, vun đắp và lan tỏa trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng duy trì, phát triển chúng còn quan trọng và cấp thiết hơn nhiều. Bản thân hoạt động du lịch vừa mang nội hàm của hoạt động văn hóa, hoạt động truyền thông, đồng thời vừa là hoạt động kinh tế. Hơn nữa, du lịch còn là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, quốc tế. Công tác quảng bá hình ảnh thương hiệu du lịch nên được quan tâm ở các khía cạnh sau: - Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh và sản phẩm du lịch chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, bản sắc vùng miền, địa phương và các tộc người đặc trưng trên cả nước. - Thương hiệu du lịch cần được lan tỏa từ chính chuỗi giá trị (đa dạng loại hình và sản phẩm du lịch/đa dạng về mức độ chất lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ) mà doanh nghiệp/ Số 28 - Tháng 6 - 201982 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA ngành tạo ra đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. (Lan tỏa từ nội bộ doanh nghiệp ra bên ngoài tới khách hàng; lan tỏa từ khách hàng tới khách hàng thông qua sự cảm nhận và niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mà khách hàng đã có những trải nghiệm thực tế). - Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến điểm đến quốc gia, điểm đến địa phương và các sản phẩm, dịch vụ đặc sắc của du lịch Việt Nam ở nước ngoài; đẩy mạnh hoạt động tuyên tuyền, quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong nước bằng các hình thức và phương tiện khác nhau, phát triển marketing điện tử phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch; phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch2. Thứ tư, xây dựng cơ chế, chính sách, lộ trình cho phát triển thương hiệu ngành Du lịch [4] nhằm thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ. Trong đó, cần chú trọng: - Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành Du lịch, phát triển thương hiệu du lịch, bao gồm nâng cao năng lực, phát triển sản phẩm, phát triển và duy trì các hoạt động liên quan theo định hướng các giá trị thương hiệu du lịch; khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các điểm đến du lịch. - Xây dựng cơ chế, mô hình hợp tác hiệu quả giữa Trung ương, địa phương và doanh nghiệp (của mô hình ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng) trong xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu du lịch. - Xây dựng cơ chế quản trị thương hiệu du lịch thông qua quản trị chất lượng sản phẩm, quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; áp dụng các quy trình quản lý, giám sát chất lượng; xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan liên quan trong bảo hộ, bảo vệ thương hiệu du lịch. - Xây dựng cơ chế phối hợp với các ngành ngoại giao, thương mại, hàng không, thông tin truyền thông,... tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quảng bá thương hiệu, hình ảnh điểm đến Việt Nam ở trong và ngoài nước một cách thống nhất và mang đậm bản sắc riêng. - Tập trung thu hút đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch quốc gia theo quy hoạch; phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội dựa vào các giá trị văn hóa và tự nhiên nổi bật. Coi trọng phát triển du lịch xanh, sản phẩm du lịch thân thiện môi trường và xã hội. - Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về xây dựng thương hiệu du lịch. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn phát triển thương hiệu cho sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chương trình về nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và xúc tiến thương hiệu du lịch. Thứ năm, nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến du lịch. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hoá các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với định hướng phát triển ngành Du lịch; khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, ven biển và hải đảo Kết luận Tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp nói chung và trong phát triển du lịch nói riêng nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trong nước trước áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài, giữ vững sự ổn định và phát triển kinh tế trong nước, bảo tồn và phát huy di sản 83Số 28 - Tháng 6 - 2019 VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA văn hóa dân tộc là việc cần thiết và cấp bách trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế. Tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp là tạo dựng những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bên cạnh việc tạo dựng những yếu tố mang tính nhận diện bên ngoài, cần chú trọng đến những yếu tố nhận diện bên trong của thương hiệu, những giá trị ẩn sâu làm nền móng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Suy cho cùng, đó là những giá trị tạo nên sự hài lòng, thỏa mãn của du khách, sự tin tưởng của cơ quan quản lý chức năng và mục tiêu chất lượng - hiệu quả doanh nghiệp đạt được. Doanh nghiệp lấy sự phụng sự khách hàng làm đầu, lấy sự hài lòng và lợi ích của khách hàng làm tiêu chí đạt tới lợi nhuận; định vị “hình ảnh tin dùng, niềm tin vững chắc trong tâm trí du khách/công chúng” thông qua việc tạo ra, cung cấp và làm thỏa mãn, hài lòng du khách/công chúng khi họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ du lịch của doanh nghiệp. Thương hiệu không đơn thuần tạo dựng hình ảnh mà còn tạo ra giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, tạo dựng thương hiệu là xây dựng giá trị tạo nên sự trường tồn và lan tỏa của doanh nghiệp trên thị trường. Tạo dựng thương hiệu trong phát triển du lịch đòi hỏi sự chung tay, chung sức đồng bộ của doanh nghiệp (du lịch, các ngành kinh tế dịch vụ liên quan), nhà nước và cộng đồng; từ trung ương đến địa phương; giữa các cơ quan chức năng, ban ngành; giữa các khu vực vùng miền. Đ.T.Q (PGS.TS, Trưởng khoa Xuất bản, Phát hành, Trường ĐHVHHN) Chú thích 1 Điều này đã được nêu và phân tích rõ trong “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng phát triển đến năm 2030” theo Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016; Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng phát triển đến năm 2030 theo Quyết định số 2522/QĐ- BVHTTDL ngày 13/7/2016. 2 Vấn đề này được nêu rõ trong Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020. Tài liệu tham khảo 1. Báo Văn hóa, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (2018), Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội. 2. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/ TW ngày 16/1/2017 về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định số 3455/QĐ-BVHTTDL ngày 20/10/2014 về Phê duyệt Chiến lược Marketing du lịch đến năm 2020. 4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/7/2016 về Phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng phát triển đến năm 2030. 5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 về Phê duyệt đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng phát triển đến năm 2030. 6. Phạm Lan Hương (chủ biên) (2014), Quản trị thương hiệu, Nxb. Tài chính, Hà Nội. 7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du Lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. 8. RIO Book (2018), Nhận diện thương hiệu. Những điểm chạm thị giác, Nxb. Lao động, Hà Nội. 9. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 10. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 về Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 11. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020. 12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2012), Quản trị quan hệ khách hàng: Lý thuyết và thực tiễn ứng dụng ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Ngày nhận bài: 17 - 12 - 2018 Ngày phản biện, đánh giá: 12 - 6 - 2019 Ngày chấp nhận đăng: 25 - 6 - 2019
File đính kèm:
- van_de_thuong_hieu_trong_phat_trien_du_lich_o_viet_nam_hien.pdf