Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng bận rộn thì kéo theo đó là hệ lụy từ những

mối quan hệ vô cùng phức tạp, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi gia

đình. Nhiều cặp vợ chồng do không dung hòa được cuộc sống, không thể tìm được tiếng nói chung

nên đã dẫn đến những xung đột, bất hòa. Vì vậy, họ đã chọn giải pháp ly thân để giải quyết mâu

thuẫn. Tuy nhiên, chế định ly thân ở Việt Nam lại chưa được pháp luật quy định. Thực tế, việc sống

ly thân giữa vợ chồng vẫn thường xảy ra mà không được pháp luật điều chỉnh rõ ràng về quyền,

nghĩa vụ của hai bên nên dễ gây ra nhiều khó khăn, hệ lụy cho cả hai người và xã hội. Các vấn đề

đặt ra như nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung trong thời gian ly thân, căn cứ xác

định tài sản chung, tài sản riêng phát sinh trong thời gian ly thân, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

đối với các loại tài sản tương ứng. Chính vì vậy trong bài viết này, nhóm tác giả muốn đề cập đến

thực trạng việc ly thân hiện nay ở Việt Nam, đồng thời tham khảo quy định pháp luật của một số

quốc gia về vấn đề này, từ đó nêu lên tính cấp thiết cần phải luật hóa chế định ly thân trong Luật

Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) Việt Nam.

Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trang 1

Trang 1

Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trang 2

Trang 2

Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trang 3

Trang 3

Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trang 4

Trang 4

Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trang 5

Trang 5

Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trang 6

Trang 6

Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trang 7

Trang 7

Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4460
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
ng khai trong các giao dịch dân sự để bảo vệ 
quyền lợi của các bên, tránh những tranh chấp giữa vợ và chồng. Trong thời gian ly thân, nếu tình 
cảm vợ chồng không thể hàn gắn và quyết định tiến tới ly hôn thì thủ tục ly hôn trở nên đơn giản, 
nhanh gọn hơn vì Tòa án có thể xem khoảng thời gian ly thân trước đó là căn cứ về việc mục đích 
hôn nhân không đạt được để công nhận ly hôn giữa vợ, chồng. Những nước trên chỉ là đại diện cho 
một số nước có quy định về ly thân. Ly thân là một hiện tượng xã hội đã và đang diễn ra hết sức 
phổ biến trong nhiều gia đình Việt Nam, tuy nhiên, so với thế giới dường như pháp luật Việt Nam 
còn thiếu sót do chưa có quy định này. 
2 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LY THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 
2.1 Thực trạng ly thân 
Hiện nay, tỷ lệ ly hôn của các gia đình tại Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong các gia 
đình trẻ ở các thành phố lớn. Ví dụ, tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cứ bình quân 2,7 cặp kết 
hôn lại có 1 cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 35 tuổi chiếm tỉ lệ 30% và năm sau luôn có xu hướng 
tăng hơn năm trước [5]. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) quận 
Bình Thạnh, người có thâm niên xét xử án ly hôn cho biết trên 50% các trường hợp ly hôn đều đã có 
thực tế ly thân trước đó. Theo thống kê của ngành Tòa án, ở nước ta hiện nay có tới hơn 90% các 
cặp ly hôn đều trải qua giai đoạn ly thân, có cặp vợ chồng ly thân đến 10 năm mới chính thức gửi 
đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn [5]. Có thể thấy, tỷ lệ ly thân chiếm một con số 
không hề nhỏ trong đời sống của các cặp vợ chồng và có thể vẫn có xu hướng tăng lên. 
Đó là những con số thống kê trên giấy mực, thực tế thì ly thân đã dẫn đến nhiều nhiều hệ lụy mà 
trước đó nhiều người không thể lường trước. Về phía cơ quan xét xử, một số thẩm phán cũng đã lấy 
ly thân để làm cơ sở chấp nhận, giải quyết ly hôn. Có thể kể đến như vụ việc xin ly hôn tranh chấp 
nuôi con giữa ông Hà T và bà Nguyễn Thị C. Hai ông bà kết hôn với nhau vào năm 1990. Đến năm 
2013 thì vợ chồng ông T bà C nảy sinh mâu thuẫn nên ông T có đơn yêu cầu ly hôn bà C tại TAND 
thành phố Huế và đã bị Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn. Sau khi Tòa án bác đơn ly hôn hai bên có 
qua lại với nhau trong một thời gian. Đến năm 2016 ông T bà C đã sống ly thân, ông T về sống với 
bố mẹ già ở thôn Mỹ Khánh, bà C vẫn ở tại ngôi nhà của vợ chồng cùng các con. Đến năm 2018, 
ông T đã nộp đơn khởi kiện ly hôn với bà C tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại Bản án số 
09/2018/HNGĐ-PT ngày 22/11/2018, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận định: ‚X t tình trạng mâu 
1538 
thuẫn vợ chồng đã trầm trọng, kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, hai người cũng đã 
sống ly thân từ năm 2016 đến nay không thể hàn gắn nên tòa án cấp sơ thẩm giải quyết cho ông T 
được ly hôn với bà C‛. 
Trong thời gian ly thân, nhiều người đã tìm cách tẩu tán, hợp thức hóa tài sản chung thành tài sản 
riêng, hoặc cố tình vay mượn để bắt người kia phải chung trách nhiệm ‚vợ chồng‛ trả nợ. Cũng 
trong giai đoạn hôn nhân không bền chặt này, vấn đề ‚cơ hội‛ cho ‚người thứ ba‛ cũng nhiều 
chuyện đáng bàn. Rất nhiều trường hợp, mâu thuẫn vợ chồng bắt nguồn từ việc một bên có quan 
hệ tình cảm với người khác, khi vợ chồng ly thân thì người này chuyển đến ở cùng người mới. Tranh 
chấp tài sản, tranh chấp ‚quyền chính chủ‛ với vợ, chồng cũng từ đó mà thêm rắc rối vì người vợ, 
chồng lúc này lại cùng ăn ở, cùng xác lập khối tài sản chung với người thứ ba. Đặc biệt khi người 
chồng, vợ góp vốn làm ăn với người thứ ba nhưng sau đó thua lỗ, nợ nần, dẫn đến người vợ, chồng 
hợp pháp bị buộc trách nhiệm cùng trả nợ vì giữa vợ chồng chưa có thỏa thuận chia tài sản chung 
trong thời kỳ hôn nhân [3]. 
Pháp luật chưa công nhận chế định ly thân, do đó nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng cho con cái trong 
thời gian ly thân cũng gặp khá nhiều rắc rối và bất cập vì không có căn cứ pháp lý. Anh T và chị V 
cưới nhau từ tháng 6/2015. Sau đám cưới vợ chồng anh chung sống với nhau ở Tây Ninh. Tuy 
nhiên, do tính tình không hợp nhau nên hai vợ chồng chỉ sống chung với nhau vỏn vẹn được bốn 
tháng thì ly thân. Chị V yêu cầu anh T phải cấp dưỡng 40 triệu đồng tiền nuôi con trong thời gian 
hai người sống ly thân (từ tháng 7/2016 đến tháng 3/2018) và 2 triệu đồng/tháng sau khi ly hôn đến 
khi con trưởng thành. Anh T cũng phải trả chi phí sinh con cho chị là hơn 5 triệu đồng. Hội đồng xét 
xử cho rằng trong thời gian này anh và chị chưa ly hôn nên trách nhiệm nuôi con là của chung cả 
vợ và chồng. Trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con của người không trực tiếp nuôi con chỉ phát sinh sau 
khi vợ chồng có quyết định hoặc bản án ly hôn của tòa án. Vì thế yêu cầu này của chị Vân là không 
phù hợp nên không được chấp nhận. Do đó, Tòa án chỉ công nhận việc thuận tình ly hôn của anh T 
và chị V [6]. 
Chế định ly thân ở Việt Nam chưa được luật hóa mặc dù tình trạng ly thân đã và đang diễn ra ngày 
càng nhiều về số lượng và phức tạp về cách thức xử lý. Các tranh chấp về giao dịch liên quan đến 
tài sản hay nghĩa vụ đối với con cái xuất phát từ việc ly thân nếu chỉ căn cứ theo các quy định của 
pháp luật hiện hành thì khó có thể giải quyết một cách ‚thấu tình đạt lý‛. 
2.2 Nguyên nhân ly thân 
Kết hôn ai cũng mong muốn có được một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Thế nhưng khi xảy ra mâu 
thuẫn thì ly thân như là một giải pháp tạm thời để cứu vãn tình thế hiện tại. Xuất phát từ nhiều 
nguyên nhân nhưng nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là ‚ngoại tình‛. Ngoại tình là việc một 
người đã kết hôn có quan hệ tình cảm bất chính với người khác. Vấn đề ngoại tình chỉ đặt ra khi 
một hoặc cả hai bên đã và đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác. 
Bạo lực gia đình có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ly thân 
hiện nay. Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là ‚hành vi cố ý của các thành 
viên trong gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại tới tinh thần, thể chất, kinh tế, tước đoạt 
1539 
hoặc hạn chế với các thành viên khác trong gia đình‛. Bạo lực gia đình diễn ra rất phức tạp, đan 
xen dưới nhiều hình thức khác nhau: Bạo lực của chồng đối với vợ hoặc là bạo lực của vợ đối với 
chồng,... bạo lực gia đình ở đây không chỉ về thể chất bằng những hành vi đánh đập gây thương 
tích mà bên cạnh đó còn bạo lực về tinh thần như không khí gia đình căng thẳng, có thái độ 
không tốt. 
Không tin tưởng nhau, ghen tuông quá đà cũng là nguyên nhân giết chết hôn nhân. Ghen tuông 
gây ra nhiều hậu quả, dẫn đến nhiều nghịch cảnh, oái oăm, tan vỡ trong tình yêu, hôn nhân, gia 
đình và thậm chí là dẫn đến những kết quả thảm khốc không mong muốn. Vợ, chồng ghen tuông 
thái quá gây cảm giác khó chịu cho người còn lại vì không được tin tưởng. Từ không tin tưởng nhau, 
ghen tuông quá đà có thể dẫn đến việc vợ, chồng không tôn trọng nhau, cụ thể là việc vợ, chồng có 
thể dùng những lời lẽ xúc phạm danh dự và thái độ coi thường đối phương hoặc thậm chí là xúc 
phạm gia đình, bạn bè đối phương. Việc xúc phạm có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua lời 
nói với người khác hoặc đăng trên các trang mạng xã hội. 
Thiếu sự chia sẻ trong gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến việc ‚cơm không lành, canh không 
ngọt‛. Thiếu sự chia sẻ trong gia đình thể hiện qua những hành động như không chia sẻ những việc 
nhà, việc cơ quan, bạn bè, gia đình, về kinh tế Chia sẻ với nhau trong đời sống gia đình thật sự 
cần thiết bởi nó chính là yếu tố tạo nên sự cân bằng trong đời sống hôn nhân của vợ chồng nói 
riêng và đời sống chung của hai bên nội ngoại nói chung. Việc chia sẻ có thể chỉ là đơn giản là tâm 
sự với nhau về công việc thường ngày của bản thân hay phụ giúp nhau làm công việc nhà sau giờ 
làm việc. 
Hiện nay, việc kết hôn khi còn quá trẻ cũng là vấn đề cần phải bàn đến. Kết hôn khi còn quá trẻ gây 
ảnh hưởng tới sức khỏe, tới việc học hành của bản thân. Trở thành gánh nặng của gia đình. Không 
làm tròn và làm tốt trách nhiệm vợ chồng, trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Ảnh hưởng đến 
nòi giống. Không đủ tự chủ về tài chính kinh tế và kinh nghiệm sống là yếu tố làm rạn nứt tình cảm 
hôn nhân. Còn trẻ nhưng đã phải gánh vác nhiều trách nhiệm khiến đời sống vợ chồng gặp nhiều 
áp lực. Kết hôn áp lực nhiều bởi quan hệ hôn nhân không chỉ là mối quan hệ của hai người mà còn 
liên quan đến rất nhiều người và nhiều vấn đề khác như tiền lương, công việc, con cái, họ hàng hai 
bên... Từ đó, hai vợ chồng sẽ có nhiều mối quan tâm, lo lắng hơn, trách nhiệm gánh vác trên vai 
cũng ngày một nặng hơn. 
Vấn đề chăn gối không hòa hợp cũng là một nguyên nhân rất phổ biến, nhưng lại ít được mọi 
người nhắc tới bởi nó là vấn đề tế nhị. Do đó, vấn đề này ít khi được chia sẻ ngay cả giữa các cặp 
vợ chồng. Tuy nhiên, chính việc ít khi chia sẻ về sở thích chăn gối với người bạn đời của mình điều 
này lại có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến ly thân. Bởi, nếu không chia sẻ chúng ta không thể 
biết được suy nghĩ và mong muốn của đối phương như thế nào, từ đó các cặp vợ chồng có thể cảm 
thấy không thoải mái về nhau và dần dần không thoải mái về mối quan hệ của họ. 
1540 
3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI LUẬT HÓA CHẾ ĐỊNH LY THÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Ly thân dẫn đến nhiều hệ quả không chỉ đối với vợ chồng, con cái mà còn đối với xã hội. Do đó, 
chúng ta có thể thấy rằng việc bổ sung những quy định về ly thân trong hệ thống pháp luật Việt 
Nam sẽ mang lại nhiều vấn đề tích cực như: 
Thứ nhất, một trong những nguyên nhân dẫn đến ly thân là việc bạo lực gia đình, không tôn trọng 
lẫn nhau, do đó việc ly thân sẽ tránh được những tệ nạn xã hội như bạo lực, đánh ghen, xúc phạm, 
đánh đập vợ con, Bạo lực gia đình không những tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của vợ, chồng 
mà còn tác động tiêu cực đến con chung của họ, việc đó có thể làm tổn thương đến tinh thần và 
ảnh hưởng đến quá trình hình thành đạo đức, nhân cách của trẻ. Ly thân sẽ giúp vợ, chồng hạn 
chế xung đột, căng thẳng, từ đó có thể suy nghĩ lại về việc quay về với nhau. 
Thứ hai, ly thân được xem là một khoảng thời gian để đôi bên có thể bình tĩnh suy nghĩ lại về cuộc 
hôn nhân để hàn gắn. Theo như bà Nguyễn Thị Tâm – Giám đốc Công ty Ứng dụng khoa học tâm 
lý Hồn Việt cho rằng: ‚Đối với những gia đình thường xuyên mâu thuẫn, xung đột và có nguy cơ đổ 
vỡ thì ly thân là việc nên làm. Sự xa cách sẽ giúp vợ, chồng tạm tránh được những căng thẳng diễn 
ra hàng ngày để có thời gian, điều kiện nhìn lại mình và người bạn đời‛ [4]. Sự trải nghiệm, nhận 
thức của bản thân sẽ giúp hai bên nhận ra nhiều giá trị: Vai trò, trách nhiệm, ý nghĩa của người bạn 
đời đối với mình và của mình với người bạn đời, đồng thời cũng nhận rõ được những hệ lụy của ly 
hôn để có quyết định đúng đắn. 
Thứ ba, công nhận chế định ly thân sẽ làm cơ sở để các nhà làm luật đưa ra các quy định nhằm 
bảo vệ quyền, lợi ích của các bên, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Thẩm phán Nguyễn Thị Thủy (TAND 
quận Hoàng Mai, HN) có ý kiến: ‚Phải có cơ chế bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em! Sau khi ly thân 
thì người chồng tự do chơi bời, dồn mọi gánh nặng nuôi dạy con cái lên vai cô vợ ốm yếu bệnh tật, 
trường hợp này, buộc anh chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đã khó, yêu cầu anh ta 
phải có trách nhiệm với cô vợ ốm yếu tội nghiệp càng khó muôn phần. Đương sự sống ly thân chứ 
không ly hôn, không yêu cầu chia tài sản nên tòa không thể giải quyết, can thiệp‛ [2]. Từ thực tiễn 
hành nghề, luật sư Nguyễn Thủy Nguyên, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng ‚Luật HN&GĐ sửa đổi cần 
bổ sung chế định ly thân với tư cách là một quyền mới của các cặp vợ chồng, nhưng tất nhiên, việc 
sử dụng quyền này hay không là do các cặp vợ chồng quyết định, chứ luật không khuyến khích cứ 
xảy ra mâu thuẫn vợ chồng là nên ly thân‛ [3]. Thêm vào đó, những quy định về ly thân cũng làm 
minh bạch các giao dịch khi vợ, chồng thực hiện, tránh các tranh chấp phát sinh và bảo vệ quyền, 
lợi ích cho các chủ thể khác. 
Thứ tư, việc lựa chọn ly thân sẽ làm đơn giản hóa thủ tục ly hôn. Nếu như giải pháp ly thân không 
thành công thì khi vợ chồng quyết định ly hôn, trình tự, thủ tục ly hôn sẽ được đơn giản hóa, không 
phải trải qua nhiều giai đoạn. Đồng thời cũng đỡ tốn kém chi phí, tiết kiệm thời gian cho Tòa án 
cũng như các bên. 
Có thể thấy, từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly thân hiện nay thì việc sớm công nhận và 
luật hóa chế định ly thân là cấp thiết và hết sức quan trọng. Việc công nhận chế định ly thân đòi hỏi 
các nhà làm luật cũng phải sớm có những quy định về vấn đề đề này như: căn cứ ly thân; quyền, 
1541 
nghĩa vụ của vợ, chồng khi ly thân; tài sản của vợ, chồng trong thời gian ly thân, Sau khi xem xét 
thực tiễn trong xã hội Việt Nam và tìm hiểu quy định pháp luật của một số quốc gia về vấn đề này, 
nhóm nghiên cứu đã lựa chọn chế định ly thân trong pháp luật Cộng hoà Pháp như một sự tham 
khảo cho pháp luật Việt Nam. Vì cấu trúc thượng tầng pháp luật Việt Nam và Pháp đều thuộc hệ 
thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law). Do đó khi tham khảo pháp luật của nước Pháp thì các 
nhà lập pháp Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong quá trình nghiên cứu để tìm thấy sự phù hợp, tương 
đồng. Thêm vào đó, không những kỹ thuật lập pháp tiến bộ mà nước Pháp cũng là một trong 
những quốc gia đi đầu và nhanh chóng khi công nhận chế định ly thân rất sớm trên thế giới. Nước 
Pháp có những quy định về ly thân khá chi tiết trong BLDS về các trường hợp ly thân và thủ tục ly 
thân, hệ quả pháp lý của việc ly thân, quy định về việc chấm dứt ly thân. Vì vậy, vấn đề ly thân được 
quy định tại pháp luật nước Pháp là một điển hình để Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Huỳnh Thị Bảo Trân, 2016, Sự cần thiết luật hóa chế định ly thân trong pháp luật hôn nhân gia 
đình Việt Nam. (Xem tại: 
vien/khac/61-sv-khpl-s-c-n-thi-t-lu-t-hoa-ch-d-nh-ly-than-trong-phap-lu-t-hon-nhan-gia-
dinh-vi-t-nam, truy cập ngày 17/4/2020). 
[2] Lê Thị Hương, 2018, Pháp luật một số quốc gia về vấn đề ly thân và kinh nghiệm cho Việt 
Nam. (Xem tại : 
https://www.academia.edu/37830639/Nghi%C3%AAnc%E1%BB%A9uph%C3%A1plu%E1%BA
%ADtm%E1%BB%99ts%E1%BB%91qu%E1%BB%91cgiav%E1%BB%81v%E1%BA%A5n%C4%91%E1
%BB%81lyth%C3%A2nv%C3%A0kinhnghi%E1%BB%87mchoVi%E1%BB%87tNam, truy cập ngày 
2/4/2020). 
[3] P.Thảo - B.An, 2013, Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình: Chế định ly thân cần phải được luật 
hóa. (Xem tại: 
truy cập ngày 4/3/2020). 
[4] Phụ Nữ, 2008, Khoảng lặng ly thân. (Xem tại: https://news.zing.vn/khoang-lang-ly-than-
post31658.html, truy cập ngày 8/4/2020). 
[5] Tạp chí Tòa án Nhân dân Điện tử, 2019, Sự cần thiết luật hóa chế định ly thân trong Luật Hôn 
nhân và Gia đình. (Xem tại: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/su-can-thiet-luat-hoa-
che-dinh-ly-than-trong-luat-hon-nhan-va-gia-dinh, truy cập ngày 3/4/2020). 
[6] Thái Thị Mận, 2019, Ly thân – Đòi cấp dưỡng nuôi con được không. (Xem tại: 
https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t10615-ly-than-doi-cap-duong-nuoi-con-duoc-khong, truy 
cập ngày 3/4/2020). 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_luat_hoa_che_dinh_ly_than_trong_luat_hon_nhan_va_gia.pdf