Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội)

Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian tiêu biểu, chứa đựng những

triết lý nhân sinh, mang đậm bản sắc văn hoá của người Việt.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi con người thường xuyên

phải đối diện với những bất an, lo lắng, khủng hoảng, thờ Mẫu

đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc. Từ những nghiên cứu

thực địa (khảo sát, tham dự) kết hợp phương pháp nghiên cứu

định tính (phỏng vấn sâu), kết quả nghiên cứu khẳng định vai

trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của

người Việt hiện nay: nơi con người tìm kiếm an toàn sức khoẻ,

chữa bệnh; an toàn sinh kế, vận may trong làm ăn buôn bán; hoá

giải căn số, tìm kiếm an toàn giới, bản sắc, giới tính; điểm tựa

tinh thần trong đời sống hiện thực/tìm kiếm an toàn hiện sinh

nơi thế giới bên kia Các thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu cho

thấy sự biến đổi của xã hội Việt Nam, những vấn đề mà con

người đang phải đối diện.

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội) trang 1

Trang 1

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội) trang 2

Trang 2

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội) trang 3

Trang 3

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội) trang 4

Trang 4

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội) trang 5

Trang 5

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội) trang 6

Trang 6

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội) trang 7

Trang 7

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội) trang 8

Trang 8

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội) trang 9

Trang 9

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 1900
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội)

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việt trong đời sống xã hội hiện nay (Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội)
 về tinh thần) (M, T. T. Nguyen, 2020). 
Rõ ràng việc đi lễ Mẫu và hầu Mẫu sẽ giúp họ “hoá giải căn số”, mọi vấn đề gặp phải được 
thuyên giảm hoặc chấm dứt. Không những vậy họ yên tâm hơn vì trong cuộc đời họ “có thêm một 
sự bảo hiểm nữa – một sự bảo hiểm vô hình nhưng lại có thẻ hiện diện ở bất kỳ đâu, bất kỳ chỗ 
nào và theo suốt cuộc đời của họ, điều này cũng khiến cho các cá nhân trở nên thanh thản, thoải 
mái hơn” (M. N. Nguyen, 2013). 
Bên cạnh đó, khi có “căn số” có rất nhiều người vì nỗi sợ/cảm giác khác biệt với cộng đồng 
về mặt tâm sinh lý, giới tính, tôn giáo, bản sắc khiến họ tự ti, mặc cảm, cô độc bởi sự xa lánh, bị 
“lề hoá”, kỳ thị của những người xung quanh. Họ thường bị rơi vào trạng thái cô đơn, đau khổ, tự 
ti, dần dần họ sống khép mình, mặc cảm, không muốn giao tiếp, ít mối quan hệ, khó khăn trong 
việc tìm kiếm những người cùng quan điểm, lối sống và thực sự hiểu mình. Điều này gây ảnh 
hưởng ít nhiều đến tâm lý, động cơ hành động của họ bởi nếu không vượt qua được rất có thể họ 
bị rơi vào trầm cảm, tìm đến cái chết. Và trong lúc bế tắc, khủng hoảng cùng với nguyên do “căn 
số” của mình, họ tìm đến với Mẫu - không gian, môi trường mà họ có thể được là chính mình, 
sống thật với giới tính của mình, gặp gỡ những người “cùng cảnh ngộ”, cùng “cộng cảm” với 
những sinh hoạt văn hoá tâm linh mang tính trị liệu. Các không gian, tổ chức thờ Mẫu cùng các 
nghi lễ đã trở thành những sinh hoạt văn hoá tâm linh mang tính trị liệu cho con người trong bối 
cảnh xã hội hiện nay. “Thực hành nghi lễ lên đồng đã tạo cho họ môi trường để họ tự tin và giúp 
họ lấy lại thăng bằng về tâm lý. Sống và sinh hoạt tập thể giữa những con người cùng cảnh ngộ đã 
giúp họ vượt lên những thiếu hụt của số phận” (M. N. Nguyen, 2013). 
“Từ khi ra trình đồng và trở thành đệ tử của đồng thầy H, hàng ngày giúp việc cho thầy, 
gặp gỡ và giúp đỡ những người như mình tôi cảm thấy vui hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn. Thích 
nhất là việc tôi không phải tìm cách che giấu giới tính thật của mình nữa, được sống là chính mình 
và tìm kiếm được môi trường an toàn cho bản thân” (L.T.N, 52 tuổi, Hà Đông, Hà Nội). 
“Gần 30 năm em luôn mang trong mình sự tự ti, mặc cảm là “sản phẩm lỗi” của bố mẹ 
em. Nhưng từ khi gia nhập và làm con nhang đệ tử của Mẫu em cảm thấy như tìm được thế giới 
 93 Nguyễn Thị Thanh Mai. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1), 87-96 
của chính mình. Mỗi lần hầu Thánh là một lần em được mọi người đề cao, tôn trọng và những tổn 
thương trước đây của mình được xoa dịu rất nhiều” (P.M.H, Kim Mã, Hà Nội). 
Bên cạnh đó, việc tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ở nước ta đã tạo ra những bất bình 
đẳng trong các mối quan hệ. Vì vậy, khi đến với Mẫu người phụ nữ có cơ hội để khẳng định vai 
trò giới của mình. Theo quan sát của chúng tôi từ các buổi khảo sát thực địa (tại phủ Tây Hồ, đền 
cây Quế, một số điện thờ tư nhân, bản hội), các tín đồ đạo Mẫu vẫn chủ yếu là nữ giới (bên cạnh 
những người làm ăn buôn bán, tiểu thương tiểu chủ và cả giới trí thức, văn phòng, chủ doanh 
nghiệp, phu nhân các chính trị gia). Họ đến với Mẫu vì nhiều lý do, hoàn cảnh khác nhau nhưng 
đều chung một nỗi niềm: sự đau khổ, trục trặc trong công việc và cuộc sống. Như vậy, ở một khía 
cạnh nào đó, tín ngưỡng thờ Mẫu đã khẳng định vị thế của người phụ nữ trong một cấu trúc xã hội 
phụ quyền. Bởi bản chất của tín ngưỡng này là đề cao, tôn vinh vai trò và vị thế của người phụ nữ. 
Khi đến với Mẫu, được “hoá thân” vào các vị Thánh Mẫu, các vị Thánh trong thờ Mẫu, người phụ 
nữ như cởi bỏ được nỗi lòng của mình, sự bất bình đẳng trong gia đình. Nói như GS.Ngô Đức 
Thịnh họ đã được “thay đổi thân phận”, được nói lên tiếng nói của chính mình. 
Bên cạnh sự an toàn về giới, hiện nay có nhiều người đến với Mẫu còn bởi họ mong muốn 
tìm kiếm những người “cùng hội, cùng thuyền” trong cùng hoàn cảnh. Như chúng tôi đã phân tích 
ở trên, những người có đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt, có lối sống khác biệt, “chẳng giống ai” 
thường cảm thấy cô đơn, lạc lõng và không biết nói cùng ai. Chính vì vậy, họ sẽ thường tìm kiếm 
những người cùng cảnh ngộ, cùng thể trạng tâm sinh lý, những tổ chức mà ở đó họ được là chính 
mình. Cho dù hoàn cảnh xuất thân có khác nhau, tình trạng kinh tế và vị thế xã hội có thể chênh 
lệch nhưng niềm tin tôn giáo vào đấng thiêng đã xoá đi khoảng cách xã hội và tạo ra cho họ chỗ 
đứng bên cạnh nhau, chia sẻ và hỗ trợ nhau trong những thực hành nghi lễ và ngoài cuộc sống. 
Hiện nay, ở Hà Nội có rất nhiều các bản hội tư nhân như bản hội Phúc Minh Từ, bản hội đền H 
của cậu Hạ, bản hội cô Chín, bản hội cô Vânvà cả những tổ chức công như Hội Di sản văn hoá 
Thăng Long Hà Nội, Sở VHTT & DL Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín 
ngưỡng Việt Nam (thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) thành lập 2008, CLB Bảo tồn Văn hóa 
đạo Mẫu Việt Nam (2008) với hơn 500 hội viên từ các địa phương Bắc Trung Nam đóng trụ sở tại 
Hà Nội, CLB Bảo tồn nghệ thuật chầu văn Việt Nam (2012), CLB Văn hóa thờ Mẫu và Hát văn 
Hà Nội Các bản hội đạo Mẫu cùng những sinh hoạt văn hoá tâm linh đã trở thành “ngôi nhà 
chung” cho các tín đồ đạo Mẫu, các con nhang đệ tử khiến họ không còn cảm thấy cô đơn, lạc 
lõng. Đó dường như là “chốn tổ”, là nơi họ thuộc về, nơi họ được yêu thương, tương trợ, có điều 
kiện giao tiếp, tham góp công sức vào những công việc chung của cộng đồng, cùng trao truyền 
những giá trị văn hoá. Điều quan trọng hơn là họ đã tìm được môi trường “cộng cảm”, gặp được 
những người “đồng đạo” để cùng nhau thực hành các nghi lễ tâm linh, để cùng nhau đi lễ xa đến 
các trung tâm thờ Mẫu. 
3.4. Nơi con người tìm kiếm điểm tựa tinh thần trong đời sống hiện thực/tìm kiếm an 
toàn hiện sinh nơi thế giới bên kia 
Theo GS. Ngô Đức Thịnh, điều đặc biệt trong tín ngưỡng thờ Mẫu là nó rất hiện sinh: 
hướng niềm tin của con người vào đời sống trần thế hơn là những vấn đề của thế giới bên kia/thế 
giới sau khi chết. Theo khảo sát của chúng tôi, cũng có rất nhiều người đến trước cửa Mẫu để cầu 
an, sám hối, giải hạn, mong thoát khỏi những vận hạn trong cuộc sống. “Chị người gốc Lai Xá, 
lấy chồng làng Lưu Xá nhưng hiện nay sinh sống ở khu vực Cầu Giấy, Hà Nội. Chị làm quản lý 
một quán hát karaoke. Hàng tháng chị thường xuyên đến lễ tại đây, nhất là vào những dịp lễ lớn 
trong năm.Việc quan trọng thì ngày bình thường chị cũng đi kêu lễ. Khi đến lễ trước tiên là cầu 
sức khỏe bình an, cầu buôn bán thuận lợi. Năm nay bố thằng cu hạn nặng nên ra đây kêu xin” (M, 
T. T. Nguyen, 2020). 
 94 Nguyễn Thị Thanh Mai. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1), 87-96 
Nhằm đáp ứng những nhu cầu cho đời sống hiện tại người Việt đã tìm đến Mẫu với tư cách 
là vị thần bảo hộ sức khỏe, công danh, sự nghiệp, kinh doanh, buôn bán và đáp ứng mọi mong 
muốn, nguyện vọng của họ. Điều mà Salamin (2010) gọi đó là “tìm kiếm an toàn hiện sinh” thông 
qua việc kết nối với người mất và tìm kiếm di hài người mất (tìm mộ) thông qua nghi lễ đặc biệt 
và năng lực của những người được coi là “con của Mẫu” (các ông Đồng, bà Đồng). Các ông đồng, 
bà đồng (con của Mẫu) đã tham gia khá đắc lực vào công việc này - những người mà sau khi hầu 
Thánh họ sẽ có linh hồn chuyển gia với khả năng tiên trì về tâm linh, xuất nhập hồn. 
“Với tâm làm việc thiện và đặc biệt là năng lực tâm linh trong việc gọi hồn, tìm cốt người 
âm, cô đồng L có khá nhiều khách trong làng, ngoài làng, các vùng lân cận và ở các tỉnh thành 
khác đến nhờ. Với khả năng có thể nhìn thấy, tiếp xúc với người âm, cô đồng L thường giúp các 
gia đình có thể gặp được người đã mất, nói chuyện với họ. Sau khi lên hương, hỏi rõ tên tuổi, địa 
chỉ, ngày mất, nơi mất, cô đồng L sẽ gọi hồn người mất lên. Cô đóng vai trò trung gian để cho 
người âm nhập vào và nói chuyện với người trong gia đình. Trong một số lần khảo sát tại điện thờ 
của cô L, tôi đã được chứng kiến nhiều cuộc gọi hồn, cuộc gặp giữa người sống và người đã mất” 
(M, T. T. Nguyen, 2020). 
“Gia đình ông L ở Tây Xá, Mê Linh, Hà Nội có người em trai bị mất trong thời chiến tranh 
loạn lạc (năm 1954) nay không biết đang ở đâu. Điều này khiến cho gia đình ông cảm thấy không 
yên lòng và muốn tìm mộ để về chôn cất cho chu đáo. Ông đã đến gặp và nhờ cô đồng V. Cô đồng 
V nhận lời giúp. Sau một thời gian lần mò địa bàn nơi em trai ông chiến đấu ngày xưa cô đồng V 
đã chỉ chỗ nằm của em trai cô. Gia đình đến tìm kiếm và quả thực đã tìm thấy” (M, T. T. 
Nguyen, 2020). 
Với người Việt, việc “chết mất xác” vừa là nỗi đau, sự lo âu của các thành viên trong gia 
đình. Ngoài lý do tâm lý (lo âu, áy náy, bất an), văn hoá (không trọn hiếu nghĩa), xét ở phương 
diện khác, việc chưa hoàn thành công việc tâm linh còn khiến cho các thành viên trong gia đình 
cảm thấy lo lắng bởi có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của họ: sức khoẻ, ốm đau, bệnh tật, 
bất lợi trong cuộc sống, hạnh phúc gia đìnhHọ sợ rằng khi người mất chưa được chôn cất chu 
đáo linh hồn sẽ lang thang, đói khát, không nơi trú ngụ sẽ quở trách và trừng phạt con cháu. Do 
đó, việc tìm kiếm hài cốt của người mất tích vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của người sống 
vừa có có ý nghĩa thiêng liêng và quan trọng. Họ tìm đến với Mẫu và mong được trợ giúp từ các 
ông đồng, bà đồng “Gia đình ông L ở Tây Xá, Mê Linh, Hà Nội có người em trai bị mất trong thời 
chiến tranh loạn lạc (năm 1954) nay không biết đang ở đâu. Điều này khiến cho gia đình ông cảm 
thấy không yên lòng và muốn tìm mộ để về chôn cất cho chu đáo. Ông đã đến gặp và nhờ cô đồng 
V. Cô đồng V nhận lời giúp. Sau một thời gian lần mò địa bàn nơi em trai ông chiến đấu ngày xưa 
cô đồng V đã chỉ chỗ nằm của em trai cô. Gia đình đến tìm kiếm và quả thực đã tìm thấy (M, T. 
T. Nguyen, 2020). Nhờ đó, những người sống cảm thấy an tâm, thanh thản, nhẹ nhõm khi nỗi lo 
đã được giải tỏa – một sự “an định tinh thần” nơi cuộc sống thực tại. 
4. Kết luận 
Thờ Mẫu với tính ưu việt của nó (mang đậm tính hiện sinh, hướng đến cuộc sống thực tại 
của con người với những ước vọng về sức khoẻ, hạnh phúc, tài lộc, may mắn) đã trở thành chỗ 
dựa/điểm tựa tinh thần vững chắc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh cho người Việt 
trong bối cảnh xã hội chuyển đổi hiện nay. Những bất ổn trong cuộc sống vật chất cũng như tinh 
thần khiến cho nhu cầu về sự an sinh xã hội, về sự tìm kiếm “an ninh tinh thần” của người Việt 
lớn hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, họ tìm đến với Mẫu nhằm “an định tinh thần”, vượt qua 
nỗi sợ hãi và những khủng hoảng của cuộc sống, tìm kiếm sự cân bằng, giải toả lo lắng. 
Từ những nghiên cứu khảo sát điền dã, với phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng chủ 
 95 Nguyễn Thị Thanh Mai. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1), 87-96 
yếu, bài viết khẳng định thờ Mẫu đã trở thành nơi mà người Việt có thể tìm kiếm an toàn sức khoẻ, 
chữa bệnh; an toàn sinh kế, vận may trong làm ăn buôn bán; nơi con người hoá giải căn số, tìm 
kiếm an toàn giới, bản sắc, giới tính; tìm kiếm điểm tựa tinh thần trong đời sống hiện thực/tìm 
kiếm an toàn hiện sinh nơi thế giới bên kia. Đồng thời, các thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu cho thấy 
sự biến đổi của xã hội, những vấn đề mà con người đang phải đối diện. 
Tín ngưỡng thờ Mẫu qua nhiều chặng đường gian truân trong hành trình tồn tại và phát 
triển cho đến ngày nay đã cho thấy vị trí của nó trong đời sống tinh thần của người Việt. Tuy nhiên, 
trong bối cảnh xã hội hiện nay, thờ Mẫu đã và đang có nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực 
và tiêu cực. Bên cạnh những giá trị tích cực, hiện tượng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, tính 
thương mại hoá khiến những giá trị thiêng liêng của tín ngưỡng này đang bị biến tướng, sai lệch. 
Vấn đề đặt ra là Nhà nước và cộng đồng cần có sự đồng thuận, phối kết hợp trong việc nâng cao 
nhận thức của người dân về những giá trị đích thực của tín ngưỡng, giữ gìn và bảo vệ di sản của 
dân tộc. 
Tài liệu tham khảo 
Hội Di sản văn hóa Thăng Long. (2017). Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn Hà 
Nội - Nhận diện, bảo tồn và phát triển [Practice the worship of Mau Tam phu in Hanoi - 
Identify, preserve and develop]. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, 47. 
Ngo, T. D. (2004). Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á 
[Motherhood and Shamanic forms among ethnic groups in Vietnam and Asia]. Hanoi, 
Vietnam: NXB KHXH. 
Ngo, T. D. (2010). Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1, 2) [Vietnamese Motherhood] (Episodes 1, 2). Hanoi, 
Vietnam: NXB Tôn giáo. 
Ngo, T. D. (2010). Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong 
đổi mới và hội nhập [Preserve, enrich and promote traditional cultural values of Vietnam 
in innovation and integration]. Hanoi, Vietnam: NXB KHXH. 
Ngo, T. D. (2012). Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam [Beliefs and cultural beliefs in 
Vietnam]. Hanoi, Vietnam: NXB Trẻ. 
Ngo, T. D. (2014). Lên đồng – hành trình của thần linh và thân phận [To the field - the journey of 
spirit and condition]. Ho Chi Minh, Vietnam: NXB Trẻ. 
Ngo, T. D. (2016). Đạo Mẫu trước xu hướng hiện đại hóa [Dao Mau before the modernization 
trend]. In Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong 
xã hội đương đại (Trường hợp tín ngưỡng thờ Mẫu) [Proceedings of the International 
Scientific Conference Research on the practice of Mau worship beliefs in contemporary 
society (The case of Mau worship beliefs) (p. 218). Hanoi, Vietnam: NXB Thế giới. 
Nguyen, M. N. (2013). Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị [Ritual to co-history and value]. Hanoi, 
Vietnam: NXB Văn hóa thông tin. 
Nguyen, M, T. T. (2020). Nhật ký điền dã các đền phủ thờ Mẫu tại Hà Nội năm 2020 [Diary of 
the Mau temples in Hanoi in 2020]. Hanoi, Vietnam: Tài liệu lưu hành nội bộ. 
Pham, P. Q. (1994). Khát vọng của người phụ nữ Việt Nam qua truyền thuyết Thánh Mẫu Liễu 
Hạnh [The aspiration of Vietnamese women through the legend of Thanh Mau Lieu Hanh]. 
Tạp chí Khoa học về phụ nữ, 4, 4-5. 
 96 Nguyễn Thị Thanh Mai. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1), 87-96 
Salemink, O. (2010). Tìm kiếm an toàn tinh thần trong xã hội Việt Nam đương đại [Seeking 
spiritual security in contemporary Vietnamese society]. In Hiện đại và động thái của truyền 
thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học [Modernity and dynamics of tradition in 
Vietnam: Anthropological approaches] (pp. 1-22). Ho Chi Minh, Vietnam: NXB Đại học 
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 
Vu, A. T. T. (2013). Đạo Mẫu với vấn đề trao quyền lực và cách thức sử dụng quyền lực của 
người phụ nữ Việt Nam [Dao Mau with the issue of empowerment and how to use the power 
of Vietnamese women]. In Văn hoá thờ nữ thần – Mẫu ở Việt Nam và châu Á, bản sắc và 
giá trị [Goddess worship culture - Model in Vietnam and Asia, identity and values]. Hanoi, 
Vietnam: NXB Thế giới. 
Vu, A. T. T. (2013). Đền thờ đạo Mẫu và tục đi lễ Thánh: Không gian đời sống của tín đồ đạo Mẫu 
[Mothers’shrine and the custom of going to Holy Mass: The Mother’ life space]. Tạp chí 
Văn hóa dân gian, 5(143), 13-23. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_tin_nguong_tho_mau_doi_voi_an_ninh_tinh_than_cua.pdf