Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước

Bài viết nghiên cứu nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình

Phước qua nguồn tư liệu thứ cấp và sơ cấp từ điền dã dân tộc học ở cộng đồng

người Xtiêng Bù Lơ và người Xtiêng Bù Đek. Nghi lễ hôn nhân của người Xtiêng

có nội dung phong phú, mang nét đặc trưng của tộc người và phản ánh văn hóa

của cộng đồng cư dân vốn sinh sống lâu đời ở vùng Bình Phước.

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước trang 1

Trang 1

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước trang 2

Trang 2

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước trang 3

Trang 3

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước trang 4

Trang 4

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước trang 5

Trang 5

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước trang 6

Trang 6

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước trang 7

Trang 7

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước trang 8

Trang 8

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước trang 9

Trang 9

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 2140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước
 theo cha của chú rể 
đưa cha của cô dâu ra ngoài để trao 
những vật lễ không thể trao trực tiếp 
trong nhà, là heo, trâu. Nhà gái nhận 
vật lễ, sau đó giết mổ và chế biến để 
mời khách hai bên. 
Những người đi tham dự lễ cưới, 
trước đây họ mang những tấm niêng 
tất, ôi puk, ôi cách, ôi zoong... để làm 
quà mừng. Cuối buổi tiệc cưới, khi 
nhà trai ra về, hai vợ chồng mang 
những món quà đã nhận được ra tặng 
lại cho các thành viên của gia đình 
nhà trai, mỗi người một món quà. 
Điều này theo họ là để thể hiện tấm 
lòng hiếu thảo của đôi vợ chồng đối 
với gia đình nhà trai. Hiện nay, một số 
nơi vẫn còn duy trì hình thức tặng quà 
cưới này, một số gia đình tại Bình 
Minh, Đoàn Kết, người đi dự lễ cưới 
còn sử dụng các loại chăn được sản 
xuất công nghiệp để làm quà mừng. 
3.2.4. Lễ trả của 
Lễ trả của là một trong những phong 
tục quan trọng không kém lễ cưới của 
người Xtiêng nhánh Bù Lơ. 
Khảo sát tại một đám cưới ở xã Bình 
Minh huyện Bù Đăng, tác giả ghi nhận 
được những tài sản mà chàng trai và 
gia đình nhà trai phải trả(4) cho nhà gái 
như sau: 
- Heo: 12 con, trả làm nhiều lần, tại lễ 
cưới, tại lễ trả của. 
- Trâu làm lễ cưới: 1 con. 
- Trâu chặt (làm thịt đãi khách ở nhà 
trai): 1 con. 
- Trâu kéo: 2 con (1 mẹ, 1 con). 
- Lao, chà gạt, dao côi, mỗi thứ một 
cái (đã trao tại lễ cưới). 
- Xà lung 7 mắt (loại có giá trị nhất, 
hiện nay khoảng 35 triệu đồng): 1 cái. 
- Tố 3 mắt: 3 cái. 
- Tố người Kinh(5): 1 cái. 
- Tố Gry (có giá khoảng 6 triệu đồng 1 
cái): 2 cái. 
- Tố Pây Vung (khoảng 16 triệu đồng): 
1 cái. 
- Tố Vang tăng sôi (giá trị khoảng 15 
triệu đồng): 2 cái. 
- Tố Naray (giá trị khoảng 17 triệu 
đồng): 1 cái. 
- Tố 3 mắt (là loại gốm Bình Dương, 
mới sản xuất trong giai đoạn hiện nay, 
có giá khoảng 350.000 đồng/cái): 40 
cái. 
Lễ trả của được tổ chức bên phía nhà 
trai, chậm nhất một tháng sau lễ cưới, 
gia đình nhà trai phải tiến hành nghi lễ 
này. 
Tối ngày hôm trước, gia đình nhà gái 
đến nhà trai để cha mẹ vợ của chú rể 
tổ chức bữa cơm tiếp đãi sui gia. 
Trong buổi tiếp đãi, gia đình nhà trai tổ 
 PHẠM HỮU HIẾN - NGÔ HÀ – NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG TRONG HÔN NHÂN 
60 
chức trình diễn các loại hình nghệ 
thuật dân gian để chào mừng gia đình 
nhà gái, để các thành viên trong Poh 
có điều kiện giao lưu với nhau. Sáng 
hôm sau, gia đình nhà trai làm thủ tục 
thông báo và giao những vật lễ dùng 
để làm thực phẩm đãi khách như trâu, 
heo cho nhà gái. Gia đình nhà gái tiếp 
nhận, nhờ những người thân tiến 
hành lễ cúng thần linh. 
Đến khoảng 12 giờ trưa sau khi ăn 
uống xong, gia đình nhà trai bắt đầu 
tiến hành nghi thức trả của cho nhà gái. 
Chú rể mang tất cả những vật lễ đặt 
giữa sân, trong đó lễ vật quan trong 
nhất là ché, hai chiếc tố có giá trị sẽ 
đặt thành một nhóm. Đại diện gia đình 
hai bên và ông mai của nhà gái xác 
nhận lại số vật lễ đã thống nhất trong 
lễ cưới, tiến hành kiểm tra. Sau khi đã 
trả hết của cho gia đình nhà vợ chàng 
rể có thể tổ chức rước vợ về Wăng - 
Poh của mình, nhà trai sẽ tổ chức lễ 
Cô lô Nak đón tiếp thành viên mới. 
3.2.5. Lễ rước vợ về nhà 
Lễ rước dâu về Wăng - Poh được tổ 
chức tại nhà cha mẹ của chàng trai và 
tương tự như lễ cưới. Hai gia đình 
phải chuẩn bị các lễ vật để trao cho 
nhau, chuẩn bị các lễ vật cúng thần 
linh, đặc biệt nhà trai phải chuẩn bị lễ 
vật để tiếp đón gia đình nhà gái và 
mời khách trong Wăng - Poh. 
- Phía nhà gái: cha mẹ cô gái chuẩn bị 
cơm ống, mía, chuối, rượu, hai tấm ôi 
zoong (dành tặng riêng cho cha mẹ 
chàng trai). Đặc biệt là phải có nguyên 
một con heo nướng chín để đưa sang 
nhà trai. Những người thân trong gia 
đình như chuẩn bị các món quà tặng 
(chăn đắp bằng thổ cẩm loại thường), 
tất cả được để trong một chiếc xá’s để 
trao cho nhà trai. 
- Phía nhà trai: chuẩn bị các vật lễ trao 
cho nhà gái (thường là 10 cái tố và 
một bộ ching - chiêng hoặc goong – 
cồng), một con trâu, cơm ống các loại 
thực phẩm khác để đón tiếp nhà gái 
và khách mời hai bên. 
Nơi tổ chức nghi lễ khá linh hoạt. Nếu 
nhà rộng, các hoạt động và nghi lễ 
cúng thần linh được tiến hành ở 
không gian trong nhà cha mẹ chàng 
trai. Nếu nhà không đủ rộng, nhà trai 
sẽ làm một chiếc sạp tre dài (đặt ở 
trước cửa nhà), đủ để cho các thành 
viên có liên quan ngồi trao đổi công 
việc và tiến hành lễ cúng thần linh. 
Khi gia đình nhà gái đến: cha mẹ hai 
bên, hai vợ chồng và hai ông mai bày 
soạn các lễ vật. Đại diện gia đình nhà 
gái trao đổi trước, đó là thông báo với 
gia đình họ hàng nhà trai rằng cô con 
gái trước đây đã kết hôn với chàng 
trai. Chàng trai đã thực hiện xong việc 
trả của cho cha mẹ vợ, nay gia đình 
đưa vợ chồng về sinh sống bên nhà 
chồng. Tiếp theo, hai bên tiến hành lễ 
cúng thần linh để xin phép cho cô gái 
được về cư trú trong gia đình chồng, 
trong Wăng - Poh của chồng. 
Hiện nay, người Xtiêng Bù Lơ vùng 
Bù Đăng vẫn giữ nguyên phong tục 
này, những nơi khác có sự thay đổi ít 
nhiều. Người Xtiêng ở huyện Phú 
Riềng sau lễ cưới thì tiến hành luôn lễ 
trả của bằng cách nhà trai trao cho 
nhà gái 50 triệu đồng, sau đó rước 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (264) 2020 
61 
con dâu về nhà trai cư trú, các nghi lễ 
rước về cũng được tiến hành một 
cách giản đơn. Ở vùng Bù Gia Mập, 
sau lễ cưới, gia đình nhà trai phải tổ 
chức lễ rước gia đình con trai về nhà 
với nghi lễ như trước đây. Nhưng việc 
trả của có sự thay đổi, gia đình nhà 
trai chỉ đưa cho nhà gái một ít tiền (từ 
hơn 10 triệu đến vài chục triệu đồng), 
sau đó rước con dâu về sinh sống bên 
gia đình, các nghi lễ và phong tục liên 
quan đến hôn nhân của hai vợ chồng 
trẻ kết thúc. 
Bà T.N (thôn Bù Gia Phúc I xã Phú 
Nghĩa huyện Bù Gia Mập) cho biết, 
trước đây, lễ rước vợ về nhà rất ít 
được tổ chức do nhiều gia đình sau 
khi cưới không thể trả của cho gia 
đình vợ nên phải ở suốt bên nhà vợ. 
Ngày nay, nhờ có sự thay đổi, các gia 
đình linh hoạt hơn trong việc trả của 
(số tài sản phải trả đã được giảm bớt), 
do đó các gia đình có điều kiện để 
thực hiện trả của và rước vợ về nhà 
cha mẹ ruột để sinh sống. 
3.3. Một số nhận xét về nghi lễ hôn 
nhân giữa hai nhóm Bù Lơ và Bù 
Đek 
Trong hôn nhân, người Xtiêng ở Bình 
Phước có các nghi thức, nghi lễ và 
phong tục đa dạng, phong phú. Điểm 
tương đồng trong các nghi lễ liên 
quan đến hôn nhân của người Xtiêng 
Bù Lơ và Bù Đek là những vật lễ. Cả 
hai cộng đồng đều có những vật lễ 
không thể thiếu là chà gạt, lao, vòng 
đeo tay, sản phẩm thổ cẩm... Đây là 
những vật dụng có vai trò rất quan 
trọng, có thể nói là không thể thiếu 
trong đời sống, lao động sản xuất và 
lễ hội của người Xtiêng. 
Về mặt khác biệt, hai nhóm cư dân có 
nhiều nét khác nhau trong các nghi lễ 
cưới hỏi. Như đã phân tích ở trên, 
ngoài hai nghi lễ là hỏi và cưới cả hai 
nhánh Bù Lơ và Bù Đek đều có thực 
hành một số nghi lễ còn lại, mỗi nhóm 
cư dân đều có sự khác nhau: người 
Bù Lơ có lễ hứa hôn, lễ trả của, lễ 
rước vợ về nhà, người Xtiêng Bù Đek 
có lễ Đạp tro. Các nghi lễ trong hỏi, 
cưới của người Xtiêng Bù Lơ chú 
trọng đến yếu tố hội, yếu tố dân gian 
nhiều hơn, các yếu tố nghi lễ gắn với 
thế giới tâm linh khá mờ nhạt. Ngược 
lại, các nghi lễ liên quan đến thế giới 
tâm linh trong lễ hỏi, cưới của người 
Xtiêng Bù Đek đậm nét hơn; họ thực 
hành các nghi lễ cúng rất thành kính, 
công phu. Những tương đồng và khác 
biệt các nghi lễ trong hôn nhân của 
người Xtiêng ở Bình Phước, xuất phát 
từ nhiều yếu tố khác nhau. Về mặt xã 
hội, người Xtiêng Bù Đek cư trú ở khu 
vực đồng bằng, nơi có những vùng 
đất trũng rộng lớn để canh tác lúa 
nước. Người Xtiêng Bù Lơ ngoài sản 
xuất nương rẫy, cuộc sống của họ 
gắn với hoạt động khai thác tự nhiên, 
với họ rừng là môi trường sống, môi 
trường hình thành những loại hình 
văn hóa ứng xử phù hợp với cuộc 
sống của họ. Đặc biệt, trong khu vực 
cư trú, hai cộng đồng cư dân có quá 
trình giao thoa tiếp biến với các dân 
tộc trong khu vực. Người Bù Lơ cộng 
cư và giao thoa văn hóa với người 
Mnông, Mạ, những cư dân có nền văn 
 PHẠM HỮU HIẾN - NGÔ HÀ – NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG TRONG HÔN NHÂN 
62 
hóa mang đậm yếu tố Trường Sơn - 
Tây Nguyên. Trong khi đó, người 
Xtiêng Bù Đek cộng cư giao thoa và 
tiếp biến văn hóa với dân tộc Khmer, 
một cộng đồng cư dân sinh sống lâu 
đời ở vùng đất Bình Phước. Sự giao 
thoa và tiếp biến văn hóa giữa người 
Xtiêng với các dân tộc trong vùng cư 
trú đã tạo nên sự đa dạng phong phú 
trong văn hóa của họ, đồng thời cũng 
đã tạo ra sự khác biệt trong một số 
loại hình văn hóa, trong đó có các 
nghi lễ cưới hỏi truyền thống. 
Nội dung và quy trình của lễ hỏi, cưới 
của người Xtiêng Bình Phước bao 
hàm nhiều thành tố văn hóa có giá trị 
đặc trưng. Điều này góp phần chứng 
minh về bề dày văn hóa, lịch sử hình 
thành lâu đời của người Xtiêng trên 
vùng đất Bình Phước. Cho đến nay, 
có những nghi lễ, phong tục vẫn còn 
nguyên giá trị, tạo nên bản sắc văn 
hóa của người Xtiêng ở Bình Phước. 
Hiện nay, trong xu hướng phát triển 
chung của xã hội, các nghi lễ truyền 
thống trong hôn nhân của người 
Xtiêng Bình Phước tồn tại và biến đổi 
ở nhiều mức độ khác nhau. Ở góc độ 
bảo tồn nguyên vẹn các yếu tố cấu 
thành nghi lễ, tại các địa phương như 
xã Đoàn Kết, xã Bình Minh, xã Minh 
Hưng huyện Bù Đăng; xã Lộc Hòa 
huyện Lộc Ninh, xã Thanh Phú thị xã 
Bình Long, xã Phú Nghĩa huyện Bù 
Gia Mập, nội dung và thủ tục cưới hỏi 
vẫn duy trì tổ chức theo nghi thức 
truyền thống. Xã Bình Minh, xã Đoàn 
Kết huyện Bù Đăng vẫn còn duy trì lễ 
trả của nhưng có sự thay đổi về mặt 
nội dung thủ tục. Chẳng hạn, ở nhánh 
Xtiêng Bù Đek nhiều nơi, trong lễ cưới, 
họ chỉ thực hiện nghi lễ cúng thần linh 
và chúc phúc, không tổ chức nghi 
thức rước dâu, rước rể, nghi thức hát 
đối đáp trong đón tiếp và cúng thần 
linh cũng bị lược bỏ. Trong đó, người 
Xtiêng nhánh Bù Lơ, một số nơi như 
huyện Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, 
lễ trả của được thay đổi theo hướng 
giảm nhẹ số của cải vật chất nhà trai 
phải trả cho nhà gái, có nơi quy thành 
tiền với số tiền từ 20 triệu đến 50 triệu 
và trả một lần. Do đó, các gia đình 
nhà trai có điều kiện để thực hiện và 
cũng vì vậy, lễ rước vợ về nhà được 
thực hiện thường xuyên hơn. Một số 
nơi, nghi thức hát đối đáp trong đám 
cưới của nhánh Xtiêng Bù Đek không 
còn duy trì hoặc chỉ duy trì ở một số 
nghi lễ, nghi thức cúng thần linh. Ở 
một góc độ khác, nhiều nơi, một số 
nghi lễ, nghi thức truyền thống đã bị 
mai một. Chẳng hạn như lễ hứa hôn 
của người Xtiêng Bù Lơ; ở Hớn Quản, 
Chơn Thành, lễ Đạp tro của người 
Xtiêng Bù Đek không còn tổ chức. 
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức lễ 
cưới, nếu người Xtiêng nhánh Bù Lơ 
vẫn tiếp đón và đãi khách theo hình 
thức truyền thống thì người Xtiêng Bù 
Đek còn tổ chức cưới theo kiểu hiện 
đại của các dân tộc khác, họ đặt tiệc 
để đãi khách tại các nhà hàng, tại 
khuôn viên rạp do dịch vụ tiệc cưới 
dựng lên. Sự thay đổi đó có những 
mặt tích cực và hạn chế nhất định. 
Việc thay đổi góp phần làm cho cuộc 
sống của các gia đình trẻ tốt hơn, đặc 
biệt là sự thay đổi thủ tục trả của theo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (264) 2020 
63 
hướng giảm nhẹ số của cải gia đình 
nhà trai phải trả cho nhà gái giúp các 
gia đình có điều kiện để chăm lo cho 
cuộc sống. Tuy nhiên, một số nghi lễ 
giao thoa với cộng đồng khác và tiếp 
biến sẽ làm giảm đi bản sắc của cộng 
đồng người Xtiêng Bình Phước. 
4. KẾT LUẬN 
Nghi lễ cưới hỏi đóng vai trò quan 
trọng trong đời sống của cộng đồng 
dân tộc Xtiêng, thể hiện những loại 
hình di sản văn hóa (vật thể và phi vật 
thể) có giá trị tiêu biểu phản ánh đặc 
trưng văn hóa của cộng đồng có lịch 
sử cư trú lâu đời ở vùng đất Bình 
Phước nói riêng, Đông Nam Bộ nói 
chung. 
Ngày nay, do quá trình hội nhập và 
phát triển diễn ra mạnh mẽ, tác động 
nhiều mặt đến đời sống xã hội, hôn 
nhân và các nghi lễ văn hóa liên quan 
đến hôn nhân của người Xtiêng ở 
Bình Phước đã có những biến đổi 
nhất định. Bên cạnh những cộng đồng 
Xtiêng bị mai một một phần các loại 
hình nghi lễ liên quan đến hôn nhân 
thì người Xtiêng ở nhiều nơi như Bình 
Minh, Đoàn Kết, Bom Bo (Bù Đăng), 
Lộc Hòa, Lộc An (Lộc Ninh), Quang 
Minh (Chơn Thành)... vẫn duy trì 
được các thành tố văn hóa truyền 
thống này. Ngoài ra, cộng đồng còn 
tiếp thu và vận dụng một cách hài hòa 
một số yếu tố mới, hiện đại vào trong 
các nội dung, hoạt động liên quan đến 
hôn nhân. Điều này vừa phản ánh sự 
thích ứng với thời đại, vừa đáp ứng 
nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng, 
làm phong phú thêm hoạt động liên 
quan đến hôn nhân của cộng đồng cư 
dân này.  
CHÚ THÍCH 
(1)
 Tên dân tộc này có nhiều cách viết: Stiêng, Xtiêng, cách viết của tác giả dựa vào Quyết 
định 121-TCTK/PPCĐ ngày 2/3/1979 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê về ban hành 
Danh mục các dân tộc Việt Nam. 
(2)
 Các cộng tác viên Châu Thị Ánh (Chơn Thành), Điểu Thị Hà (Lộc Ninh), Điểu Tử (Đồng 
Xoài), Điểu K’rươi, Điểu Mớ (Bù Đăng), Điểu Khuê (Bù Đăng), Thị Nguyệt (Bù Gia Mập) hỗ 
trợ cung cấp thông tin, giúp đỡ, phiên dịch tiếng Xtiêng ra tiếng phổ thông. 
Các cuộc phỏng vấn sâu với các già làng Điểu Grớt (Bù Đốp), Điểu Kiêu (Bù Gia Mập), Điểu 
Lên (Bù Đăng), Thị Xếp (Chơn Thành), Thị Hồng (Lộc Ninh), Điểu Srem (Đồng Xoài), Điểu 
Khuy (Phước Long)... 
(3)
 Wăng là cách để người Xtiêng Bù Đek gọi nơi cư trú của họ, còn Poh là cách gọi của 
người Xtiêng Bù Lơ, hiện nay nhiều nơi có cách gọi phổ biến là Sóc. 
(4)
 Ghi nhận tại đám cưới ở Thôn Bom Bo xã Bình Minh huyện Bù Đăng ngày 3/3/2020. 
(5)
 Thực chất đây là bình gốm Lái Thiêu, loại có kích thước lớn, cổ cao, trên thân có trang trí 
hoa văn hình rồng, có niên đại khoảng trên 100 năm. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Bảo tàng tỉnh Bình Phước. 2010. Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người 
Xtiêng Bình Phước. Báo cáo tổng hợp dự án Chương trình mục tiêu quốc gia. 
 PHẠM HỮU HIẾN - NGÔ HÀ – NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG TRONG HÔN NHÂN 
64 
2. Mạc Đường. 1985. Vấn đề dân tộc ở Sông Bé. TPHCM: Nxb. Tổng hợp. 
3. Nguyễn Thành Đức. 2004. Múa dân gian tộc người Mạ, Chơ ro, Xtiêng vùng Đông 
Nam Bộ. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Dân tộc. 
4. Phạm Hữu Hiến. 2016. “Họ, dòng họ của người Xtiêng và văn hóa ứng xử cộng 
đồng”, Hội thảo Việt Nam Học lần thứ V, năm 2016. 
5. Phan An. 2007. Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng Việt Nam từ thế kỷ XIX 
đến năm 1975. TPHCM: Nxb. Đại học Quốc gia. 
6. Phan An. 2015. Từ Tây nguyên đến Đông Nam Bộ - Văn hóa tộc người. Hà Nội: Nxb. 
Khoa học Xã hội. 
7. Phạm Đức Ngự. 2018. “Cây nêu – nét độc đáo trong đời sống văn hóa người Xtiêng”. 
www.baotangbinhphuoc.org.vn, truy cập ngày 16/3/2020. 
8. Phan Xuân Viện. 2017. Truyện cổ Xtiêng – Phiên bản dành cho người nghiên cứu. 
TPHCM: Nxb. Trẻ. 
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Phước. 2020. Báo cáo “Kết quả phục dựng lễ 
cưới truyền thống của người Xtiêng Bù Đek”. 
10. Tỉnh ủy Bình Phước. 2015. Địa chí Bình Phước. 

File đính kèm:

  • pdfnghi_le_truyen_thong_trong_hon_nhan_cua_nguoi_xtieng_o_binh.pdf