Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường

Công tác xã hội có mặt tại 80 nước trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những

cá nhân, nhóm, cộng đồng "yếu thế", góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại

bình đẳng và công bằng xã hội. Ở Việt Nam, nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó

khăn gặp phải vấn đề xã hội, cuộc sống cần đến sự can thiệp, trợ giúp của công tác xã

hội. Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới cung cấp các dịch vụ công tác xã hội còn chưa rộng

khắp, chưa phổ biến, mới đang ở những bước hình thành, đặt nền tảng ban đầu, công tác

xã hội trong trường học, nhất là công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp học sinh, sinh

viên có hoàn cảnh khó khăn hoà nhập học đường còn nhiều hạn chế, rất thiếu và yếu. Vậy

nhân viên công tác xã hội có vai trò gì trong việc trợ giúp HSSV có hoàn cảnh khó khăn?

Để phát huy vai trò đó, họ phải làm gì? Nhân viên công tác xã hội thường gặp khó khăn

gì trong công tác trợ giúp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn? Cần phải làm gì để

khắc phục những khó khăn đó? Đó là những vấn đề trọng tâm sẽ được làm rõ trong bài

báo này.

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường trang 1

Trang 1

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường trang 2

Trang 2

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường trang 3

Trang 3

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường trang 4

Trang 4

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường trang 5

Trang 5

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường trang 6

Trang 6

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2260
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp học sinh, sinh vên có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập học đường
cho những đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội để giúp họ 
khôi phục, tăng cường thực hiện các chức năng xã hội của mình. Do nhiều nguyên nhân, 
yếu tố tác động khách quan và chủ quan, ở nước ta có rất nhiều đối tượng - cá nhân, gia 
đình, nhóm, cộng đồng - yếu thế, thiệt thòi, gặp phải vấn đề xã hội, cuộc sống cần đến sự 
can thiệp, trợ giúp của CTXH, trong đó có học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó 
khăn. Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới cung cấp các dịch vụ CTXH còn chưa rộng khắp, 
chưa phổ biến, mới đang ở những bước hình thành, đặt nền tảng ban đầu, CTXH trong 
trường học, nhất là CTXH trong lĩnh vực trợ giúp HSSV có hoàn cảnh khó khăn hoà nhập 
học đường còn nhiều hạn chế, rất thiếu và yếu. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Vai trò và chức năng của CTXH trong trường học 
Theo các tài liệu đã được công bố, năm 1871, Vương quốc Anh là nước đầu tiên trên 
thế giới triển khai các dịch vụ CTXH vào trong hệ thống các trường học, trong đó các nhân 
viên CTXH học đường có nhiệm vụ giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn về tâm lý 
xã hội, giúp các em học sinh phát huy tối đa tiềm năng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ 
học tập. Sau đó, là các trường học tại New York, Boston và Hartfort vào năm 1906 trong 
nỗ lực hỗ trợ chương trình xoá mù chữ trong các gia đình ở Mỹ. Tiếp đó là sự phát triển 
công tác học đường ở Thuỵ Điển năm 1950, các nước Canađa, Australia vào những năm 
1940, các nước châu Âu như Phần Lan, Đức vào những năm 1960, New Zeland, 
Singapore, Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Kông) vào thập kỷ 70, cho đến những năm 80 và 
90 tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ảrập Xê út... Như vậy, nhân viên CTXH có một vai 
trò cực kỳ quan trọng trong các trường học, cụ thể ta có thể xét trên các chiều cạnh sau: 
− Với HSSV: Nhân viên CTXH giúp các HSSV giải quyết những căng thẳng và khủng 
hoảng về tâm lý; là cầu nối giúp các em tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm lý; 
110 TRNG I HC TH  H NI 
giúp các em HSSV có thể tự khai thác và phát huy những điểm mạnh để thành công trong 
học tập; cải thiện năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi 
như: không hoàn thành việc học tập, hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được 
mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; không đi học 
thường xuyên; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử; căng thẳng thần kinh... 
− Với các bậc phụ huynh HSSV: Nhân viên CTXH hỗ trợ các bậc phụ huynh tham gia 
một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái; giúp họ hiểu được tâm sinh lý ở từng giai đoạn 
phát triển của HSSV để có những biện pháp giáo dục, uốn nắn cho phù hợp. Thêm vào đó, 
nhân viên CTXH còn giúp họ đánh giá, biện hộ cho phụ huynh được tiếp cận và sử dụng 
hợp lý các nguồn lực tại trường học và cộng đồng như các nguồn học bổng, quỹ hỗ trợ các 
gia đình thuộc diện chính sách, dân tộc miền núi, gia đình nghèo... 
− Với các thầy cô giáo: Nhân viên CTXH có thể giúp cho quá trình làm việc với phụ 
huynh của học sinh tiến hành hiệu quả; là cây cầu trung gian để các thầy cô - các bậc phụ 
huynh HSSV hiểu nhau hơn khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến chính HSSV như 
những hành vi lệch chuẩn trong ý thức, thái độ của HSSV trong quá trình học tập, sinh 
hoạt ngoại khoá...; giúp các thầy cô hiểu về hoàn cảnh, môi trường sống, tâm sinh lý HSSV 
để từ đó các thầy cô có những biện pháp giáo dục, uốn nắn phù hợp với từng lứa tuổi, từng 
HSSV. 
− Với các cán bộ quản lý giáo dục khác: Nhân viên CTXH hỗ trợ và tham gia vào việc 
xây dựng các chính sách hỗ trợ và chương trình phòng ngừa; đảm bảo thực hiện đúng một 
số luật, đặc biệt với trẻ em như các chính sách hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn, học 
bổng khuyến khích HSSV có thành tích tốt trong rèn luyện và học tập, xây dựng các cơ chế 
thưởng - phạt với HSSV... 
2.2. Vai trò của nhân viên CTXH trong việc trợ giúp HSSV có hoàn cảnh khó 
khăn hoà nhập học đường 
HSSV có hoàn cảnh khó khăn bao gồm những đối tượng cụ thể sau: HSSV nghèo; 
HSSV khuyết tật; HSSV mồ côi, không nơi nương tựa; HSSV bị lạm dụng; HSSV làm trái 
pháp luật; HSSV có HIV và ảnh hưởng bởi HIV... 
Để trợ giúp có hiệu quả cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn hoà nhập học đường, nhân 
viên CTXH phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò phức hợp, không đơn lẻ, biệt lập, đó là các 
vai trò sau: 
Nhân viên CTXH là người đánh giá trước quá trình can thiệp, giải quyết vấn đề của 
đối tượng tác nghiệp/trợ giúp: Nhân viên CTXH phải là người xác định và tìm ra đối 
tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) đang gặp phải (rơi vào) tình trạng khó khăn, 
khủng hoảng hoặc đang có nguy cơ trở thành nhóm dễ bị tổn thương, yếu thế, thiệt thòi. 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 111 
Nhân viên CTXH là người lập kế hoạch: Tiến trình trợ giúp đối tượng là cá nhân, 
nhóm, cộng đồng và mọi hoạt động khác của nhân viên CTXH cũng phải dựa trên kế 
hoạch xác định. Vì vậy, nhân viên CTXH phải thể hiện và thực hiện vai trò là người lập kế 
hoạch cho bản thân và cùng với đối tượng lập kế hoạch can thiệp, giải quyết vấn đề. Song 
song với đó, nhân viên CTXH cần có hoạt động lượng giá, đánh giá vấn đề, tình trạng, 
nguy cơ, xu hướng, kết quả và đưa ra các quyết định cho các hành động của mình hoặc của 
đối tượng/liên quan đến quá trình can thiệp, hỗ trợ giải quyết vấn đề. 
Nhân viên CTXH là người kết nối nguồn lực: Nhân viên CTXH định hướng và giúp 
thực hiện việc kết nối cho các đối tượng tiếp cận các dịch vụ xã hội hiện có hoặc hướng 
đến tạo dựng các dịch vụ xã hội cho đối tượng trợ giúp. 
Nhân viên CTXH thực hiện vai trò là người biện hộ: Trong những bối cảnh, trường 
hợp cụ thể liên quan đến quyền, lợi ích, nhân phẩm của đối tượng, nhân viên CTXH là người 
đấu tranh, bảo vệ cho các quyền lợi đó theo đúng luật và cơ chế, chính sách hiện hành. 
Nhân viên CTXH là một nhà giáo dục: Ở đây, nhân viên CTXH thực hiện truyền đạt 
và phổ biến thông tin theo tính chất truyền thông đa chiều, tích cực nhằm mục đích cung 
cấp, tiếp cận kiến thức và phát triển kỹ năng cho đối tượng truyền thông để thay đổi hành 
vi theo hướng tích cực, chủ động, tự giác cho đối tượng. 
Nhân viên CTXH là chuyên gia tham vấn: Cùng với đồng nghiệp hoặc đối tượng tác 
nghiệp trợ giúp, nhân viên CTXH giúp họ để họ tự giúp mình nâng cao năng lực, kỹ năng 
giải quyết vấn đề, vai trò đó được xem như là một nhà tham vấn (có những trường hợp cụ 
thể là tư vấn). 
HSSV có hoàn cảnh khó khăn với những vấn đề gặp phải và các nhu cầu thiết thân cần 
đáp ứng, giải quyết. CTXH học đường thực hiện vai trò trợ giúp cho các nhóm HSSV này 
để hỗ trợ các em vượt quan khó khăn, trở ngại, giải quyết vấn đề, vươn lên hoà nhập vào 
môi trường học đường và đời sống xã hội. Để thực hiện và phát huy vai trò chức năng của 
mình, nhân viên CTXH học đường trong lĩnh vực trợ giúp HSSV có hoàn cảnh khó khăn 
hoà nhập học đường thể hiện vai trò của mình thông qua các nhiệm vụ cụ thể sau: 
− Một là, thực hiện nhiệm vụ và xây dựng, triển khai các kế hoạch can thiệp nhận 
thức - hành vi của HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Đó là các công việc như: Tìm hiểu thông 
tin liên quan đến vấn đề của HSSV có hoàn cảnh khó khăn; sử dụng công cụ đánh giá sự 
những cảm xúc, hành vi không đúng gây ra vấn đề cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn; xác 
định những yếu tố dẫn đến hành vi không đúng; cùng nhóm cộng tác lên kế hoạch hỗ trợ 
giúp các em HSSV có hoàn cảnh khó khăn nhận thức phát triển cảm xúc tích cực và dẫn 
đến thay đổi hành vi; hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn thực hiện kế hoạch can thiệp; 
112 TRNG I HC TH  H NI 
giám sát và thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của phương pháp can thiệp. Trong trường 
hợp cần có chỉnh sửa để phù hợp hơn với từng đối tượng cụ thể thì cần bàn bạc và thay đổi 
phương pháp can thiệp hiệu quả hơn và cuối cùng là việc đánh giá hiệu quả của kế hoạch 
can thiệp hành vi. 
− Hai là, quản lý đảm bảo cho các em HSSV có hoàn cảnh khó khăn nhận được các 
dịch vụ, các cơ hội trị liệu và giáo dục. Công việc này bao gồm: Đánh giá tình hình, thu 
thập thông tin thông qua mẫu đơn tiếp nhận của bản thân các em hoặc gia đình các em 
HSSV có hoàn cảnh khó khăn; xác định các chương trình, dịch vụ sẵn có trong trường học 
và cộng đồng; xây dựng kế hoạch hỗ trợ, tiếp cận các nguồn lực, có thể là kết nối các em 
HSSV có hoàn cảnh khó khăn đến các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội và giáo dục hay cả hỗ 
trợ tài chính khác; giám sát và đánh gia hiệu quả các chương trình, dịch vụ đã được kết nối 
với đối tượng - HSSV có hoàn cảnh khó khăn. 
− Ba là, thực hiện vai trò và kỹ năng can thiệp khủng hoảng với những trường hợp 
trong trạng thái bị khủng hoảng. Công việc này bao gồm: Đánh giá tình hình, tìm hiểu 
thông tin về trường hợp HSSV có hoàn cảnh khó khăn trong tình trạng khủng hoảng; lên 
kế hoạch trị liệu hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn vượt qua khủng hoảng; kết nối đối 
tượng - HSSV có hoàn cảnh khó khăn với những nguồn lực trường học, gia đình và cộng 
đồng để hỗ trợ các em vượt qua khủng hoảng; trang bị cho các em HSSV có hoàn cảnh khó 
khăn một số kỹ thuật thư giãn đơn giản và kế hoạch cụ thể khi gặp lại tình huống gây 
khủng hoảng và cần có kế hoạch theo dõi đối tượng sau trị liệu. 
− Bốn là, thực hiện tham vấn cá nhân, bao gồm các công việc: Thu thập thông tin, 
đánh giá nhu cầu của các em HSSV có hoàn cảnh khó khăn (thường xuyên việc đánh giá 
qua những thông tin thu thập được từ bản thân các em, những người có liên quan và cả 
những nhận xét từ các nhà chuyên môn khác trong trường học); xác định các mục tiêu hỗ 
trợ các em HSSV có hoàn cảnh khó khăn vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội. 
Trong quá trình trợ giúp HSSV có hoàn cảnh khó khăn hoà nhập học đường, với từng 
trường hợp cụ thể, nhân viên CTXH học đường thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, song 
có thể khái quát thành các nhiệm vụ cơ bản: Xác định và đánh giá các nhu cầu, tiềm năng 
của HSSV có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn giải quyết vấn đề 
gặp phải thông qua việc giới thiệu, cung cấp dịch vụ, vận động nguồn lực; kết nối nguồn 
lực trong và ngoài nhà trường cho hoạt động trợ giúp HSSV có hoàn cảnh khó khăn hoà 
nhập học đường; cùng thân chủ - HSSV có hoàn cảnh khó khăn xây dựng các phương án, 
chiến lược, chương trình, lộ trình, kế hoạch hành động giải quyết vấn đề gặp phải hoặc 
thoả mãn nhu cầu đặt ra; tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hành động 
bằng việc sử dụng các lý thuyết, phương pháp, kỹ năng thực hành CTXH và phát huy tiềm 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 113 
năng của HSSV có hoàn cảnh khó khăn - đối tượng được trợ giúp; giám sát, hỗ trợ, điều 
hành, lượng giá hoạt động can thiệp và kế hoạch hành động trong mối tương tác của nhân 
viên CTXH và thân chủ - HSSV có hoàn cảnh khó khăn... Ngoài ra, nhân viên CTXH học 
đường còn phải làm công việc quản lý thuộc nhiệm vụ được giao, tham gia nghiên cứu, đề 
xuất đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, soạn thảo chính sách liên quan đến hỗ trợ HSSV 
có hoàn cảnh khó khăn hoà nhập học đường... Những nhiệm vụ chung của nhân viên 
CTXH học đường được thể hiện cụ thể đối với từng thân chủ, nhóm thân chủ - HSSV có 
hoàn cảnh khó khăn - trong tiến trình tác nghiệp trợ giúp nhằm đạt mục đích/mục tiêu đặt 
ra, giải quyết được vấn đề gặp phải, vươn lên hoà nhập học đường, hoà nhập cộng đồng và 
đời sống xã hội. 
2.3. Khó khăn và biện pháp khắc phục khó khăn của nhân viên CTXH trong 
việc trợ giúp HSSV có hoàn cảnh khó khăn hoà nhập cộng đồng 
• Khi làm việc với nhóm HSSV có hoàn cảnh khó khăn, nhân viên xã hội thường phải 
đối diện với một số khó khăn sau: 
− Cha mẹ không có trách nhiệm với con cái của họ; 
− Cha mẹ thường buông xuôi, không có kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc giáo 
dục con cái; 
− Bản thân nhân viên xã hội chưa vận dụng được kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, 
chưa hiểu tâm lý, chưa biết cách ứng xử đúng mức khi làm việc với HSSV, cha mẹ của 
các em... 
• Để khắc phục những khó khăn trên, nhân viên CTXH cần thực hiện một số yêu 
cầu sau: 
− Nhân viên xã hội phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để 
giúp đỡ HSSV; hiểu tâm tư, tình cảm; phân tích các nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong 
cuộc sống của HSSV, từ đó đề ra những biện pháp giúp các em tháo gỡ. 
− Giúp các em nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bản thân, gia 
đình, xã hội, từ đó giúp các em có ý thức hơn trong việc học tập, rèn luyện. 
− Việc tham vấn cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn là điều khẩn thiết hiện nay. Bên 
cạnh việc tham vấn, cần tổ chức các hoạt động về giáo dục, sinh hoạt, học tập hoặc tổ chức 
các buổi thảo luận chuyên đề, các buổi huấn luyện, tham quan, hoặc trại huấn luyện ngoài 
trời... Thông qua các hoạt động xã hội, HSSV có hoàn cảnh khó khăn sẽ được trợ giúp, trải 
nghiệm, trưởng thành và tự tin hơn trong cuộc sống. 
114 TRNG I HC TH  H NI 
3. KẾT LUẬN 
Như vậy, nhân viên CTXH học đường là người có vị trí độc lập trong mối quan hệ 
nghề nghiệp với các đối tượng, tổ chức trong và ngoài trường học để thực hiện chức năng, 
phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn hoà 
nhập học đường. Nhân viên CTXH học đường trực tiếp hỗ trợ các em, đồng thời là cầu nối 
giữa các em với các nguồn lực trợ giúp để giúp các em HSSV có hoàn cảnh khó khăn có 
được những cơ hội, tiếp cận, sử dụng nguồn lực trong việc giải quyết vấn đề gặp phải và 
hoà nhập học đường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Ngọc Bình (1995), Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia. 
2. Phạm Huy Dũng (2007), Bài giảng công tác xã hội - lý thuyết và thực hành công tác xã hội 
trực tiếp, Nxb Đại học Sư phạm. 
3. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert Leroy Bach 
(2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, Nxb Thế giới. 
4. Mai Quỳnh Nam (2004), Trẻ em, gia đình và xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia. 
5. Roles of a Social Worker. Derek Chechak of Social Work. King’s University College, UWO. 
6. Roles of a Social Worker. The School social Worker and Attendance Department. Faye 
Kravitz & Rhonda Terpark. 
ROLE OF SOCIAL STAFFS IN SUPPORTING STUDENTS WITH 
DIFFICULT CIRCUMSTANCES INTEGRATING SCHOOLS 
Abstract: Social work presents in 80 countries worldwide, has been supporting 
individuals, groups and "disadvantaged" communities contributing to the improvement of 
living quality and social justice. 
 In Viet Nam, many pupils and students with difficult circumstances need the intervention 
of social assistance. However, the current social services network has not yet been 
popularized to access easily. Accordingly, what is social staffs’ role in supporting pupils 
and students with difficult circumstances? How to promote social staffs’ role? What are 
social staffs’ difficulties? What should be done to overcome these difficulties? These 
questions will be clarified in this article. 
Keywords: staff, social work, support, students, difficult circumstances, school integration. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_nhan_vien_cong_tac_xa_hoi_trong_viec_tro_giup_ho.pdf