Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP.HCM 25km, gần cảng biển, sân bay và các trung tâm kinh tế, thương mại quan trọng của phía Nam Việt Nam. Trong giai đoạn ổn định ngân sách 2017 - 2020, tỉnh Bình Dương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương là 64% (đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương với ngân sách địa phương) cao thứ 3 cả nước, thu nội địa năm 2018 cũng đạt quy mô lớn thứ 3 so với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước. Để đạt được kết quả như trên là nhờ sự đoàn kết, phấn đấu của các cấp các ngành và sự đồng tình, ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cũng như việc chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về nghĩa vụ thuế của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn tỉnh cũng còn một số doanh nghiệp trong quá trình hoạt động chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Và thông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã phát hiện, kiến nghị thu hồi vào ngân sách nhà nước

Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 1

Trang 1

Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 2

Trang 2

Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 3

Trang 3

Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 4

Trang 4

Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 16160
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương
trên địa bàn tỉnh Bình Dương 
a) Tình hình triển khai các biện pháp nhằm thực 
hiện hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước 
hàng năm
Trong các năm qua, thu ngân sách nhà nước 
của tỉnh Bình Dương ngày càng tăng, tốc độ tăng 
thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 bình 
quân 12,3%, giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến tăng thu 
bình quân khoảng 9%/năm, đạt được kết quả như 
trên là do tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp 
quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành thu ngân sách. 
Ngay từ đầu mỗi năm, UBND tỉnh Bình Dương đã 
ban hành Kế hoạch, Chỉ thị triển khai thực hiện 
các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, 
giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân 
sách nhà nước năm, trong đó tập trung các giải 
pháp để thực hiện hoàn thành dự toán thu ngân 
sách nhà nước như sau: 
- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp 
quản lý thu, tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời 
các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo đúng 
chế độ quy định. Tăng cường công tác thanh tra, 
kiểm tra, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương 
mại, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, chống chuyển 
giá, trốn lậu thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, 
giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu 
ngân sách nhà nước.
- Tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn 
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh cải cách 
thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh 
doanh, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và 
sức cạnh tranh theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP 
ngày 15/5/2018 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 
16/5/2016 của Chính phủ; tháo gỡ kịp thời các khó 
khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thuộc thẩm 
quyền giải quyết của địa phương, góp phần tạo 
môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, khuyến khích 
doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy tăng trưởng và 
tăng thu cho ngân sách nhà nước.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tăng 
cường ứng dụng công nghệ trong quản lý đối tượng 
nộp thuế, trong hoạt động nghiệp vụ, trao đổi 
thông tin, số liệu thu chi NSNN; tiếp tục thực hiện 
tốt công tác kê khai, nộp thuế điện tử, trong công 
tác phối hợp thu qua hệ thống ngân hàng thương 
mại, cơ quan Thuế đẩy nhanh tiến độ triển khai áp 
dụng hóa đơn điện tử. Tăng cường công tác đào 
tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn 
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức.
21NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
 - Trong quá trình điều hành ngân sách nhà 
nước, căn cứ chỉ đạo của Trung ương, tình hình 
thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân (UBND) 
Tỉnh và các cơ quan chuyên môn đã ban hành 
nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm triển 
khai thực hiện tốt công tác thu, chi ngân sách nhà 
nước như: UBND Tỉnh ban hành các Chỉ thị về 
tăng cường các biện pháp quản lý thu ngân sách 
nhà nước trên địa bàn tỉnh, trong đó: Chỉ đạo các 
Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập 
trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong điều 
hành công tác thu ngân sách nhà nước và công tác 
chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm phấn 
đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước 
theo chỉ tiêu Trung ương giao; cơ quan Thuế, Hải 
quan Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về đôn đốc 
thu ngân sách nhà nước, tăng cường các biện pháp 
thu ngân sách nhà nước hàng năm, giao chỉ tiêu 
thu ngân sách nhà nước cho các Phòng, Chi cục 
trực thuộc.
b) Đánh giá về công tác quản lý thu ngân sách 
nhà nước
Trong quá trình kiểm toán tại tỉnh Bình Dương, 
Kiểm toán nhà nước đã đánh giá tình hình quản lý 
thu tại tỉnh như sau:
- Tình hình quản lý thu nội địa tại cơ quan thuế: 
Trong công tác quản lý thu, ngành thuế Tỉnh đã tổ 
chức thực hiện thu theo quy định của pháp luật 
thuế hiện hành, tuân thủ quy trình quản lý thu của 
ngành; ngành thuế Tỉnh cũng đã chủ động tăng 
cường công tác thanh tra, kiểm tra; đôn đốc thu 
hồi nợ đọng và tổ chức các biện pháp nhằm hoàn 
thành dự toán thu được Trung ương và Hội đồng 
nhân dân Tỉnh giao. Công tác quản lý đăng ký mã 
số thuế, quản lý thông tin người nộp thuế và kê 
khai thuế: Ngành thuế đã chú trọng rà soát thông 
tin người nộp thuế trên ứng dụng, kịp thời đôn đốc 
người nộp thuế bổ sung thông tin thay đổi gửi cơ 
quan thuế để cập nhật thông tin phục vụ cho công 
tác quản lý thuế; công tác thanh tra, kiểm tra thuế 
đối với các doanh nghiệp cũng được chú trọng, số 
cuộc thanh tra, kiểm tra hoàn thành vượt kế hoạch 
được giao; công tác hoàn thuế thực hiện đúng quy 
trình, hồ sơ hoàn thuế được lưu giữ đầy đủ, đúng 
đối tượng được hoàn thuế; công tác miễn, giảm 
được quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến 
các chính sách thuế và quản lý thuế mới đến người 
nộp thuế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện 
các hồ sơ, thủ tục về miễn giảm thuế... kịp thời và 
đúng quy định; công bố chính sách miễn giảm thuế 
cho các doanh nghiệp, xử lý kịp thời, chính xác 
thông tin của doanh nghiệp về miễn giảm thuế...
- Tình hình quản lý thu sự nghiệp, thu phí, lệ 
phí và thu khác: Kết quả kiểm toán tại các đơn vị có 
hoạt động thu phí, lệ phí và thu khác ngân sách cho 
thấy các đơn vị đã thực hiện thu, trích nộp ngân 
sách và sử dụng kinh phí được để lại trang trải cho 
công tác thu theo các quy định của Trung ương và 
địa phương.
c) Một số hạn chế trong quản lý thu ngân sách 
nhà nước
Bên cạnh các mặt tích cực, Kiểm toán nhà nước 
cũng chỉ ra một số mặt hạn chế trong quản lý thu, 
cụ thể: 
- Việc quản lý đối tượng nộp thuế nhìn chung 
được thực hiện theo đúng quy định, tuy nhiên 
vẫn còn một số trường hợp cơ quan thuế chưa có 
thông báo nhắc nhở bằng văn bản và chưa xử phạt 
nghiêm đối với các trường hợp hết hạn nộp tờ khai, 
hồ sơ thuế; công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối 
với doanh nghiệp tuy hoàn thành vượt kế hoạch 
được giao nhưng hiệu quả chưa cao, nhiều trường 
hợp qua thanh tra, kiểm tra thuế không có xử lý 
tăng thu cho ngân sách nhà nước, kết quả đôn đốc 
nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp sau thanh 
tra, kiểm tra thuế chưa đạt theo yêu cầu chung, hồ 
sơ thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế của đơn vị 
vẫn còn sai sót về nghĩa vụ thuế đối với ngân sách 
nhà nước; công tác miễn giảm thuế cơ bản đúng 
quy định, tuy nhiên qua đối chiếu với các đối tượng 
nộp thuế, Kiểm toán nhà nước xác định có một số 
trường hợp doanh nghiệp kê khai chưa đúng thuế 
thu nhập doanh nghiệp không được ưu đãi do đầu 
tư mở rộng mang lại...
- Việc tuân thủ pháp luật và chế độ thu tại các 
đối tượng nộp thuế: Nhiều đối tượng nộp thuế thực 
hiện kê khai thuế chưa đúng quy định hoặc có dấu 
hiệu kê khai thiếu thuế, gian lận thuế, các sai phạm, 
22
VAI TROØ CUÛA KTNN TRONG COÂNG TAÙC QUAÛN LYÙ THUEÁ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
tồn tại chủ yếu trong kê khai thuế của các doanh 
nghiệp: Kê khai chi phí và khấu trừ thuế giá trị gia 
tăng đầu vào của các khoản chi có hóa đơn giá trị 
gia tăng trên 20 triệu đồng nhưng thanh toán bằng 
tiền mặt; xác định không đúng tiền sử dụng đất 
được khấu trừ khi tính thuế giá trị gia tăng đối với 
doanh thu bất động sản; kê khai thu nhập ưu đãi 
từ đầu tư mở rộng không đúng quy định của Luật 
Thuế Thu nhập doanh nghiệp; xác định chuyển lỗ 
không đúng quy định; kê khai chi phí tính thuế 
chưa đúng quy định, phân bổ giá vốn trong kỳ chưa 
hợp lý, chi phí quảng cáo vượt mức khống chế, chi 
phí lãi vay không hợp lệ, chi phí khấu hao tài sản 
cố định không đúng quy định; chi phí trích lập dự 
phòng đầu tư dài hạn cao hơn quy định, dự phòng 
phải thu khó đòi chưa đủ điều kiện; chi hoa hồng, 
trả lãi vay cho cá nhân, chi trả lợi nhuận cho thành 
viên góp vốn nhưng chưa khấu trừ thuế thu nhập 
cá nhân phải nộp...
Từ năm 2010 đến 2017, Kiểm toán nhà nước 
đã thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương 4 
lần1, và kiến nghị tăng thu ngân sách 505 tỷ 744 
triệu đồng2.
Mối quan hệ phối hợp giữa Tỉnh với kiểm 
toán nhà nước
Trong quá trình Kiểm toán nhà nước thực hiện 
kiểm toán tại tỉnh Bình Dương, UBND Tỉnh luôn 
thực hiện nghiêm túc các nội dung theo đề nghị 
của Kiểm toán nhà nước, đồng thời chỉ đạo các cơ 
quan chuyên môn của tỉnh và UBND các huyện, 
thị xã, thành phố được chọn kiểm toán, cung cấp 
đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ hoạt 
động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Sau khi 
có kết luận, kịp thời tổ chức triển khai và chỉ đạo 
các cơ quan thực hiện và báo cáo đầy đủ, kịp thời 
kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán 
của Kiểm toán nhà nước. Đồng thời, nghiêm túc 
kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các sai sót 
được Kiểm toán nhà nước nhắc nhở, kiến nghị. 
Qua các năm, công tác phối hợp giữa tỉnh Bình 
Dương và Kiểm toán nhà nước đạt được những 
kết quả như sau:
- Trong việc cung cấp thông tin: Tỉnh đã cung 
cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Kiểm toán 
nhà nước các thông tin để xây dựng kế hoạch kiểm 
toán tại tỉnh.
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán của Kiểm 
toán nhà nước: Các đơn vị, các cấp ngân sách đã 
cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài 
liệu theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước; thực 
hiện giải trình; sau khi có kết luận chính thức, tiến 
hành triển khai đến các đơn vị thực hiện kết luận 
theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.
- Kết quả kiểm toán đối với tình hình thực 
hiện quản lý thu ngân sách nhà nước của tỉnh đã 
góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, qua 
đó giúp các đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa các 
tiêu cực, lãng phí, tránh thất thoát tiền và tài sản... 
và hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng nguồn tài 
chính ngân sách hiệu quả hơn. Đối với HĐND và 
UBND các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương, kết 
quả kiểm toán đóng vai trò quan trọng giúp tỉnh 
trong việc phát hiện và xử lý những vi phạm trong 
công tác quản lý thu, góp phần làm minh bạch hơn 
nền tài chính của tỉnh.
- Các sai phạm chính trong quản lý thu do 
KTNN phát hiện qua các năm gồm: Kê khai thiếu 
doanh thu, xác định sai chi phí, dẫn đến thiếu thuế 
giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, cho thuê 
đất hết thời kỳ ổn định đơn giá... Các kiến nghị về 
mặt quản lý đã góp phần giúp cho tỉnh nhận thấy 
các hạn chế trong công tác quản lý, để chấn chỉnh, 
rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn công tác 
quản lý thu ngân sách nhà nước, như các kiến nghị: 
- Đối với UBND Tỉnh: Chỉ đạo các cơ quan, 
đơn vị, tồ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc 
rút kinh nghiệm và chấn chỉnh, khắc phục các tồn 
tại, hạn chế trong công tác thanh tra và kiểm tra 
thuế, quản lý kê khai thuế; xử lý nghiêm đối với các 
trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, 
cá nhân không nộp tờ khai hoặc nộp tờ khai trễ 
hạn; có biện pháp quản lý, theo dõi chính xác số 
liệu nợ tiền sử dụng đất, tổng hợp đầy đủ nợ thuế, 
nợ tiền thuê đất và sử dụng đất vào báo cáo nợ; 
1 Không kể các cuộc kiểm toán theo chuyên đề
2 Năm 2010: 55 tỷ 368 triệu đồng, năm 2012: 87 tỷ 959 triệu đồng, năm 2016: 303 tỷ 704 triệu đồng, năm 2017: 58 tỷ 573 triệu đồng
23NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
tăng cường công tác quản lý nợ đọng thuế nhằm 
huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào ngân sách 
nhà nước.
- Đối với Hội đồng nhân dân: Khi thực hiện phê 
chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm trước 
và quyết định dự toán các năm tiếp theo đều cân 
nhắc, xem xét các nhận xét, đánh giá của Kiểm 
toán nhà nước đối với việc quản lý điều hành thu, 
chi ngân sách nhà nước của UBND Tỉnh để quyết 
định phù hợp, đạt hiệu quả.
Đề xuất, kiến nghị
- Đối với Luật Kiểm toán nhà nước: 
+ Theo quy định, Báo cáo Kiểm toán nhà nước 
sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc 
phải thực hiện, các cơ quan, tổ chức cá nhân có 
liên quan có trách nhiệm thực hiện kiến nghị Kiểm 
toán nhà nước nhưng không có điều khoản quy 
định chế tài đối với trường hợp các đơn vị không 
thực hiện các kết luận Kiểm toán nhà nước, vì vậy 
kiến nghị bổ sung các biện pháp chế tài cụ thể vào 
Luật Kiểm toán nhà nước để các đơn vị bắt buộc 
phải thực hiện.
+ Theo quy định tại Khoản 7, Điều 57: “Trong 
thời gian giải quyết khiếu nại, đơn vị được kiểm 
toán vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, 
kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, trừ 
trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước, cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ 
thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán của 
Kiểm toán nhà nước”. Như vậy, đối với các kết luận 
của Kiểm toán nhà nước mà đơn vị thấy chưa phù 
hợp, đang có ý kiến khiếu nại gửi các cơ quan có 
thẩm quyền xem xét, nhưng theo quy định đơn vị 
vẫn phải thực hiện sẽ gây khó khăn cho đơn vị, 
nhất là đối với những kết luận liên quan đến thu 
hồi nộp ngân sách nhà nước, đơn vị sẽ gặp khó 
khăn trong việc huy động nguồn kinh phí để thực 
hiện nộp ngân sách nhà nước (trong khi đơn vị 
đang khiếu nại, kiến nghị không thực hiện hoặc 
giảm số phải nộp).
- Trong quá trình kiểm toán số liệu thu ngân 
sách nhà nước, nhất là các khoản thu thuế, cơ quan 
kiểm toán chỉ làm việc với Cục Thuế Tỉnh và các 
Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố và kết quả 
kiến nghị tăng thu được thống nhất giữa Kiểm toán 
nhà nước với Cơ quan Thuế, nhưng đối tượng nộp 
thuế không làm việc trực tiếp nên không biết kết 
quả làm việc này, đến khi có kiến nghị của Kiểm 
toán nhà nước thì các đối tượng này không đồng 
tình và có văn bản kiến nghị không thực hiện. Để 
việc thực hiện các kết luận Kiểm toán nhà nước đạt 
kết quả, kiến nghị Kiểm toán nhà nước trước khi 
thông qua kết luận tại đơn vị được kiểm toán, ngoài 
các đơn vị thuộc đối tượng kiểm toán cần có thêm 
các đơn vị có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nhất là 
các kiến nghị về thu hồi nộp ngân sách nhà nước, 
tránh trường hợp sau khi có kết luận của Kiểm 
toán nhà nước thì đơn vị lại có văn bản giải trình, 
đề nghị xem xét lại kiến nghị về kết luận Kiểm toán 
nhà nước dẫn đến việc thực hiện kết luận Kiểm 
toán nhà nước kéo dài, gặp nhiều khó khăn.
- Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 
(Điều 71) Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán 
báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước 
khi trình HĐND cấp tỉnh xem xét phê chuẩn. Tuy 
nhiên, hiện nay, có năm quyết toán của Tỉnh được 
KTNN kiểm toán, nhưng có năm KTNN không 
thực hiện kiểm toán tại địa phương và báo cáo 
quyết toán trình HĐND chưa được kiểm toán. 
Kiến nghị Kiểm toán nhà nước hỗ trợ địa phương 
trong thời gian tới.
- Qua kiểm toán thực tế tại địa phương, Kiểm 
toán nhà nước nắm rất rõ thực trạng khả năng 
nguồn thu và nhu cầu chi tiêu của các địa phương. 
Tỉnh Bình Dương rất mong Kiểm toán nhà nước 
có ý kiến với các cấp có thẩm quyền ở Trung ương 
giúp các địa phương, nhất là các địa phương đang 
phát triển có nguồn thu đóng góp về cho Trung 
ương được để lại nguồn thu cho ngân sách địa 
phương hợp lý nhằm tiếp tục thu hút được đầu tư, 
phát triển kinh tế, đóng góp cho cả nước ngày càng 
nhiều hơn, đồng thời giúp địa phương có thể giải 
quyết rất nhiều các vấn đề bức xúc, cần thiết phát 
sinh về phúc lợi, an sinh xã hội, trường học, bệnh 
viện, an ninh chính trị, trật tự xã hội.

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_kiem_toan_nha_nuoc_trong_kiem_toan_thu_ngan_sach.pdf