Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế

Đặt vấn đề

Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới như

hiện nay, hoạt động thông tin nói chung và báo chí nói riêng ngày càng đóng vai

trò quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí truyền thông Việt Nam đang có

những bước phát triển đột biến vào những năm đầu thực hiện chính sách mở cửa

từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX (từ Đại hội VI) nhưng sau đó mới thực sự đi vào chiều

sâu về cả lượng và chất.

Trong những năm qua, thông tin trên báo chí nước ta đã góp phần quan

trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong hơn 20 năm thực hiện chính sách và đường lối đổi mới do Đảng ta

lãnh đạo, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng

trên các lĩnh vực: thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ

trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phản ánh tâm

tư, nguyện vọng của quần chúng; những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội;

kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu lãng phí và suy thoái

đạo đức, lối sống Báo chí cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của

dân tộc, truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế trang 1

Trang 1

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế trang 2

Trang 2

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế trang 3

Trang 3

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế trang 4

Trang 4

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế trang 5

Trang 5

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế trang 6

Trang 6

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế trang 7

Trang 7

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế trang 8

Trang 8

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế trang 9

Trang 9

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 9120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế

Vai trò của báo in Việt Nam thời kỳ đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế
in học là một xu hướng quan trọng trong xu thế 
 phát triển thông tin trên phạm vi toàn cầu. Đầu tư cho thông tin từ chỗ được coi là 
 đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho sự phát triển. 
 Trong xu thế khách quan của toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, các hoạt động 
 thông tin được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hoá, đồng thời 
 cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độc lập, chủ quyền 
 quốc gia và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù 
 địch đã và đang sử dụng hệ thống thông tin để chống phá sự nghiệp xây dựng và 
 bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa ngày càng tinh vi và quyết liệt hơn. 
 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của 
 nước ta là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa; từ nay đến 
 năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đến năm 2020 cơ bản trở 
 thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 
 Để đi tắt đón đầu, xây dựng nước ta thành một quốc gia công nghiệp hoá, 
 hiện đại hoá, cùng với vai trò của khoa học công nghệ, văn hoá, giáo dục, thông 
 tin trên báo in có vị trí hết sức quan trọng. Thông tin trên báo in không chỉ cung 
 cấp, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, cổ động và tổ chức phong trào cách 
 mạng của nhân dân để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế 
 - xã hội mà còn tham gia ngày càng trực tiếp và có hiệu quả vào việc bảo vệ chế độ 
 xã hội. 
 Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành trong điều 
 kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ 
 chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã khiến nhu cầu của các đối tượng 
 trong xã hội về tiếp nhận và cung cấp thông tin ngày càng cao và đa dạng. Xu 
 hướng hội tụ thông tin - viễn thông - tin học đang diễn ra mạnh mẽ là yếu tố tích 
 cực tác động đến sự phát triển thông tin ở nước ta. 
 Thông tin trên báo in nước ta vừa bảo đảm sự phát triển đồng bộ, đáp ứng 
 yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, đồng thời phải đấu tranh quyết liệt với 
những luồng thông tin phản động, chống phá chế độ và không phù hợp với lợi ích 
của nhân dân, đất nước ta. 
 Cơ sở hạ tầng thông tin ở nước ta bao gồm mạng lưới viễn thông và Internet 
và các dịch vụ viễn thông, Internet có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - 
 xã hội của đất nước, trong đó có sự phát triển của thông tin trên báo in. Thông tin 
 trên báo in ngày càng khẳng định là nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, chi 
 phối sâu sắc toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 
 484 
 VAI TRÒ CỦA BÁO IN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 
 Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao 
 nên nhu cầu thông tin của nhân dân càng đòi hỏi cao hơn, trong khi đó, mức 
hưởng thụ thông tin của nhân dân vẫn còn sự không đồng đều giữa khu vực đô 
thị và nông thôn, miền núi, vùng xa xôi, hẻo lánh. 
 Bối cảnh quốc tế và trong nước tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra 
những thách thức hết sức gay gắt cho lĩnh vực thông tin nước ta. 
 Sự phát triển của thông tin đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tạo cơ hội tốt để 
 Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, các kỹ năng, các phương tiện 
 thông tin, kỹ thuật truyền thông hiện đại, những kinh nghiệm tổ chức hoạt động, 
 những cơ sở lý luận mới để từ đó hỗ trợ quá trình đổi mới và phát triển của thông 
 tin trên báo in nước ta. 
 Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của 
 thông tin trên báo in. Đây không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp 
 tri thức, là một trong những công cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất 
 nước mà còn là nơi để phản hồi những thông tin từ nhân dân đối với đường lối, 
 chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng 
 thực hiện dân chủ hoá trong đời sống xã hội. 
 Những khuyết điểm, yếu kém trong hoạt động thông tin và quản lý thông 
 tin trên báo in; cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra trên mặt trận thông tin; xu hướng 
 toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế về thông tin đang đặt ra những thách thức gay gắt 
 trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng về thông tin. Một 
 mặt phải kiên quyết khắc phục những khuyết điểm, yếu kém để phát triển, mặt 
 khác phải bảo đảm tính hợp lý và cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng 
 quản lý, giữa số lượng và chất lượng, giữa đa dạng và thống nhất, giữa mở cửa 
 hội nhập quốc tế và giữ vững định hướng chính trị, giữ gìn bản sắc văn hoá dân 
 tộc. 
 Trong thời đại bùng nổ thông tin đòi hỏi thông tin trên báo in nước ta phải 
nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với những vấn đề mới để bảo đảm không bị tụt 
hậu, đồng thời vẫn giữ được định hướng phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, 
quản lý của Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật. Dân tộc ta vốn có truyền thống 
yêu nước, cần cù, sáng tạo, có năng lực tiếp thu, vận dụng tri thức và kỹ năng mới, 
hiện đại. Chúng ta cần phát huy những ưu thế đó để khắc phục có hiệu quả 
những khuyết điểm, yếu kém, vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ mọi thời 
cơ thuận lợi để xây dựng, phát triển. Thông tin trên báo in Việt Nam thực sự là 
công cụ, vũ khí chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, là phương tiện thiết yếu trong đời 
sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt 
 485 
 Dương Xuân Sơn 
 Nam Xã hội Chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân 
chủ, văn minh. 
3.2. Báo in đã trở thành một lực lượng quan trọng tham gia quản lý đất nước, quản 
 lý xã hội 
 Cùng với những thành tựu mới đáng tự hào của đất nước, hoạt động báo chí 
 nói chung và báo in nói riêng của nước ta trong những năm qua đã có bước phát 
triển mới và trưởng thành về nhiều mặt. Báo in Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm 
 vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà 
 nước; phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, những vấn đề 
 bức xúc trong đời sống xã hội; tích cực tham gia và đấu tranh chống tiêu cực, tham 
 nhũng, quan liêu, lãng phí và suy thoái đạo đức, lối sống. 
 Báo in đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống 
cách mạng, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng phong phú và 
đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân; đấu tranh chống những ảnh hưởng 
tiêu cực của văn hoá ngoại lai, bảo vệ và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến 
đậm đà bản sắc dân tộc; cổ vũ tính tích cực của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới. 
 Báo in cũng đã đóng góp vào việc khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng là 
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần nghiên cứu lý luận, tổng 
 kết thực hiện làm phong phú và cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng trong 
 giai đoạn mới. 
 Kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” và 
 những luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch và các phần tử cơ 
 hội, bất mãn, phản động. Báo in đã mở rộng và nâng cao chất lượng thông tin đối 
 ngoại, góp phần quan trọng giới thiệu đất nước, văn hoá, con người Việt Nam với 
 bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 
 Nhiều cơ quan báo in đã trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, từ thiện, 
 đáp ứng nhu cầu lành mạnh của xã hội. Các loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo 
 hình) đã phát triển với tốc độ nhanh, tiếp tục có nhiều đổi mới về nội dung và 
hình thức. 
 Báo in Việt Nam đã có bước tiến nhanh trong việc ứng dụng những tiến bộ 
 của khoa học công nghệ để đáp ứng kịp thời và đa dạng nhu cầu thông tin của 
 công chúng, của xã hội; từng bước khắc phục sự tụt hậu về kỹ thuật truyền thông 
 so với khu vực và quốc tế. 
 Có thể khẳng định, báo in Việt Nam đã vừa làm tốt nhiệm vụ công tác tư 
 tưởng - văn hoá, vừa cung cấp một khối lượng lớn những thông tin bổ ích cho xã 
 486 
 VAI TRÒ CỦA BÁO IN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 
 hội, khi thông tin đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sự phát triển 
của xã hội. 
 Ngày nay, báo in đã trở thành một lực lượng quan trọng tham gia quản lý 
đất nước, quản lý xã hội, một nguồn thông tin và sinh hoạt văn hoá không thể 
 thiếu trong đời sống tinh thần và văn hoá của xã hội. Báo in Việt Nam đang tiếp 
 tục phấn đấu thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà 
nước, các tổ chức quần chúng, vừa là diễn đàn tin cậy của nhân dân. 
 Trong bối cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp, thời cơ và 
thách thức đan xen, đất nước ta lại chịu ảnh hưởng và biến động phức tạp của 
 vấn đề toàn cầu hoá; những thách thức khắc nghiệt của thiên tai, từ mặt trái của 
 kinh tế thị trường Dù hoàn cảnh nào Đảng ta vẫn kiên trì định hướng xã hội 
 chủ nghĩa. Đảng ta đặc biệt quan tâm đến các vấn đề văn hoá, coi đây là nền 
 tảng tinh thần, là động lực của sự phát triển xã hội, và đã có nhiều chủ trương 
 chính sách, giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà 
 bản sắc dân tộc. 
 Cùng với những thành tựu đáng tự hào của đất nước, hoạt động báo in của 
 nước ta trong những năm đổi mới đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá 
 trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế. Báo in đã góp phần giáo 
 dục truyền thống tự lực, tự cường; mở rộng thông tin đối ngoại, góp phần giới 
 thiệu đất nước, văn hoá, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện đường 
 lối tự chủ, đa dạng, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, góp phần nâng cao uy tín 
 và vị thế Việt Nam. 
 Báo in là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển thông tin, là 
một trong những yếu tố hình thành văn hoá đọc, một kênh chuyển tải, lưu giữ các 
giá trị văn hoá - khoa học. 
 Báo in đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện mạng lưới của mình trong cả nước 
 theo phương châm không trùng chéo về tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, đã 
 lấy mục đích phục vụ lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân làm mục tiêu hàng đầu 
 cho sự phát triển. 
 Báo in Việt Nam đã phát triển đi đôi với việc sắp xếp, quy hoạch mạng lưới 
báo in trong cả nước. Việc quy hoạch, sắp xếp đó đã giảm đầu mối các cơ quan 
báo chí theo phương thức một cơ quan báo chí quản lý một số ấn phẩm báo chí, 
 khắc phục xu hướng thương mại hoá, tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, trùng lặp 
 về nội dung, đối tượng, lãng phí trong khâu xuất bản, phát hành, góp phần nâng 
cao chất lượng chính trị, chất lượng văn hoá, chất lượng khoa học, chất lượng 
nghiệp vụ của báo in. 
 487 
 Dương Xuân Sơn 
 Báo in cũng đã thử nghiệm xây dựng tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí, kết 
 hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo 
nguồn thu đầu tư cho hoạt động của báo chí. 
 Trước hết, chính sách đối ngoại cởi mở, hội nhập quốc tế theo phương châm 
"làm bạn với tất cả" không chỉ mang lại cơ hội cho việc mở mang các quan hệ kinh 
tế, chính trị, mà còn tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ, hợp 
tác quốc tế của hệ thống báo chí. 
 Mặt khác, công nghệ thông tin và mạng internet đã mang đến cho báo in Việt 
Nam phương tiện tuyệt vời để mở ra các hình thức quan hệ, hội nhập với hệ thống 
báo chí toàn cầu, trực tiếp tham dự vào quá trình toàn cầu hoá truyền thông. Bản 
thân việc hiện diện ngày càng nhiều các đại diện của những cơ quan thông tấn báo 
chí nước ngoài và hoạt động tác nghiệp của họ cũng có ý nghĩa như chất xúc tác 
thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của báo chí Việt Nam. 
 Việc mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế của báo in thể hiện trước hết ở sự 
nhộn nhịp trong trao đổi thông tin và các sản phẩm báo chí truyền thông. 
 Thể hiện thứ hai là việc tăng cường trao đổi và giao lưu quốc tế của các nhà 
báo dưới nhiều hình thức như: gửi nhà báo đi công tác nước ngoài nhằm đưa tin 
về những sự kiện lớn; trao đổi với nước ngoài các đoàn nhà báo đi tham quan, 
nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp; trao đổi các sản phẩm định kỳ, các 
thông tin, tư liệu... 
 Không thể bỏ qua việc báo in mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, 
 bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo. Ngay từ những năm 1992 - 1993, Hội Nhà 
 báo Việt Nam đã hợp tác với Trường Đại học Báo chí Lille dưới sự tài trợ của Bộ 
 Ngoại giao Pháp để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn hạn. 
 Từ năm 1997, một dự án lớn có tên "Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam" do 
 Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì với sự tài trợ của Tổ chức SIDA Thuỵ Điển đã được 
 triển khai thực hiện. Trong khuôn khổ những dự án này và phần truyền thông của 
 một số dự án kinh tế - xã hội khác, mỗi năm đều có một số nhà báo được cử đi học 
 tập, bồi dưỡng ở nước ngoài. Hàng trăm khoá học ngắn hạn có giảng viên nước 
 ngoài đã được tổ chức, tạo ra cơ hội cho hàng ngàn nhà báo Việt Nam được tiếp 
 cận với những kinh nghiệm, phương pháp hoạt động nghề nghiệp báo chí ở 
 những quốc gia có nền báo chí phát triển. 
 4. Kết luận 
 Qua hơn 20 năm đổi mới, các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và 
 báo in nói riêng đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi 
 mới và quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế. 
 488 
 VAI TRÒ CỦA BÁO IN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 
 Những thành tựu và đóng góp đó có nguyên nhân sâu xa từ quá trình đổi 
 mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 20 năm qua mà báo chí truyền thông 
 nói chung và báo in Việt Nam nói riêng là một biểu hiện sinh động. 
 Xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, 
 báo chí Việt Nam nói chung và báo in Việt Nam nói riêng phải tiếp tục đóng vai 
 trò là công cụ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, định hướng công 
 chúng và phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân. Bên cạnh những thành tựu, 
 báo in Việt Nam vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần được chỉ rõ và khắc phục. Tuy 
nhiên, vì giới hạn của tham luận không cho phép nên tác giả xin trình bày ở một 
bài viết khác. 
 Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, 
hoàn thành những nhiệm vụ nói trên cũng chính là việc tạo lập cơ sở, điều kiện 
cho báo in phát triển theo xu hướng tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, 
giữ vững ổn định nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Dương Xuân Sơn – Đinh Hường – Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, 
 NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, 307 trang. 
 2. Lê Doãn Hợp, “Quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay”, tạp chí 
 Cộng sản, Hà Nội, số 776, tháng 6/2007, tr.36 - 39. 
3. Tạ Ngọc Tấn, “Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta hiện nay”, tạp chí Cộng 
 sản, Hà Nội, số 775, tháng 5/2007, tr.41 - 47. 
 4. Nguyễn Thị Thanh, “Báo chí Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất 
 nước”, tạp chí Lý luận Chính trị & Truyền thông, Hà Nội, số 7, tháng 7/ 2007, tr. 12 - 15. 
5. Thủ tướng Chính phủ, “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010”, Hà Nội, số 
 219/2005/QĐ - TTg, 09/9/2005. 
 489 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_bao_in_viet_nam_thoi_ky_doi_moi_trong_qua_trinh.pdf