Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2)

Chúng ta, nhân dân đa sắc tộc của Liên bang Nga, cùng chung một

số phận trên mảnh đất này; khẳng định quyền và tự do của con người,

hoà bình và đồng thuận xã hội; gìn giữ sự thống nhất về mặt nhà nước

từ bao đời nay; xuất phát từ những nguyên tắc đã được thừa nhận rộng

rãi về bình đẳng và tự quyết của các dân tộc; nhớ đến tổ tiên, những

người đã truyền lại cho chúng ta tình yêu và sự kính trọng Tổ quốc,

niềm tin vào những điều tốt đẹp và sự công bằng; lập lại sự toàn vẹn

chủ quyền của nước Nga và khẳng định tính không thể đảo ngược của

nền dân chủ; nỗ lực đảm bảo sự thịnh vượng và phồn vinh của nước

Nga, xuất phát từ trách nhiệm đối với Tổ quốc trước thế hệ hiện tại và

tương lai; nhận thức được mình là một phần của cộng đồng thế giới,

thông qua HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ LIÊN BANG NGA.

PHẦN I: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHÍNH

CHƯƠNG I: NỀN TẢNG CỦA CHẾ ĐỘ HIẾN PHÁP

Điều 1

1. Liên bang Nga - là một nhà nước liên bang dân chủ, pháp quyền

có hình thức chính thể cộng hoà.

2. Tên nước Liên bang Nga và Nga đều có ý nghĩa ngang nhau.

Điều 2

Con người, các quyền và tự do của con người là những giá trị cao

nhất. Việc thừa nhận, tuân thủ và bảo vệ các quyền và tự do của con

người và công dân là bổn phận của nhà nước.Hiến pháp Liên bang Nga, 1993 | 389

Điều 3

1. Nhân dân Nga đa sắc tộc là đại diện cho chủ quyền và là nguồn

duy nhất của quyền lực ở Liên bang Nga.

2. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình một cách trực tiếp,

cũng như thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan

tự quản địa phương.

3. Trưng cầu ý dân và bầu cử tự do là những hình thức thể hiện cao

nhất quyền lực của nhân dân.

4. Không một ai có thể chiếm dụng quyền lực ở Liên bang Nga.

Việc chiếm đoạt quyền lực hoặc các vị trí quyền lực sẽ bị truy tố

theo pháp luật liên bang.

Điều 4

1. Chủ quyền của Liên bang Nga bao trùm toàn bộ lãnh thổ liên

bang.

2. Hiến pháp Liên bang Nga và các đạo luật liên bang có hiệu lực

tối thượng trên toàn bộ lãnh thổ của Liên bang.

3. Liên bang Nga bảo đảm sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm của

lãnh thổ Liên bang.

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2) trang 1

Trang 1

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2) trang 2

Trang 2

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2) trang 3

Trang 3

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2) trang 4

Trang 4

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2) trang 5

Trang 5

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2) trang 6

Trang 6

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2) trang 7

Trang 7

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2) trang 8

Trang 8

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2) trang 9

Trang 9

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 366 trang xuanhieu 8500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2)

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 2)
thống theo tiểu mục đó; 
742 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
ii. Bổ nhiệm vào chức vụ đó một người không phải là thành viên 
của Quốc Hội với tư cách là Bộ trưởng chịu trách nhiệm cho 
chức vụ đó; và 
iii. Bổ nhiệm, nếu cần thiết, một vị trí còn trống đối với chức vụ 
đó; hoặc 
b. Sau khi tham khảo ý kiến của các Phó Tổng thống chuyên trách 
và các lãnh đạo của các bên tham gia, phải chấm dứt việc bổ 
nhiệm theo đoạn (a) nếu cần thiết vì mục đích của Hiến pháp 
hoặc lợi ích của chính phủ tốt. 
(14) Các cuộc họp của nội các phải do Tổng thống chủ trì hoặc 
nếu Tổng thống chỉ thị thì Phó Tổng thống chuyên trách chủ trì, 
miễn là các Phó Tổng thống chuyên trách lần lượt chủ trì các cuộc 
họp nội các trừ tình trạng khẩn cấp của chính phủ và tinh thần 
thể hiện trong khái niệm chính phủ thống nhất quốc gia có yêu 
cầu khác. 
(15) Nội các phải thực hiện chức năng theo phương thức chú 
trọng đến tinh thần tìm kiếm sự nhất trí đã được thể hiện trong 
khái niệm chính phủ thống nhất quốc gia cũng như sự cần thiết 
cho một chính phủ hiệu quả.". 
5. Mục 93 của Hiến pháp mới được hiểu như sau: 
"Bổ nhiệm Thứ trưởng 
93. (1) Tổng thống có thể, sau khi tham vấn ý kiến với các Phó Tổng 
thống và các lãnh đạo của các bên tham gia nội các, thành lập các 
chức vụ cấp thứ trưởng. 
(2) Một bên có quyền được bổ nhiệm một hoặc nhiều chức vụ thứ 
trưởng với cùng tỉ lệ và căn cứ vào cùng phương thức mà các chức 
vụ trong nội các được bổ nhiệm. 
(3) Các quy định của mục 91 (10) tới (12) được áp dụng, với 
những điều chỉnh cần thiết, đối với các Thứ trưởng, và việc áp 
dụng thẩm quyền giải quyết trong phạm vi của một Bộ trưởng 
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 743 
hoặc một chức vụ phải được coi như là thẩm quyền của một Thứ 
trưởng hoặc cấp thứ trưởng một cách tương ứng. 
 (4) Nếu một người được chỉ định làm Thứ trưởng của bất kỳ chức 
vụ nào được giao cho Bộ trưởng: 
a. Thứ trưởng đó phải hành động và thực hiện thay mặt cho Bộ 
trưởng có liên quan theo chức năng và quyền hạn được trao 
cho Bộ trưởng đó theo quy định của pháp luật hoặc là, căn cứ 
vào sự chỉ đạo của Tổng thống, Thứ trưởng được phân công 
bởi Bộ trưởng đó; và 
b. Thẩm quyền về mặt lập pháp của Bộ trưởng đó phải được hiểu 
là bao gồm cả thẩm quyền của Thứ trưởng hoạt động theo sự 
phân công theo đoạn (a) bởi Bộ trưởng mà Thứ trưởng thực 
hiện thay cho. 
(5) Bất kể khi nào Thứ trưởng vắng mặt hoặc vì một lí do nào đó 
không thể thực thi được chức năng và quyền hạn của mình thì 
Tổng thống có thể chỉ định bất kỳ Thứ trưởng khác hoặc bất kể 
người nào thay mặt cho Thứ trưởng thực hiện chức năng và quyền 
hạn cụ thể hoặc nói chung". 
6. Mục 96 của Hiến pháp mới được coi như bao gồm các tiểu mục 
bổ sung sau đây: 
"(3) Các Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân đối với Tổng thống và 
Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ của họ và tất cả các thành 
viên nội các chịu trách nhiệm tập thể tương ứng cho việc thực hiện 
chức năng của chính phủ quốc gia và cho các chính sách của nó. 
(4) Các Bộ trưởng phải thực hiện chức vụ của họ phù hợp với 
chính sách do nội các quyết định. 
(5) Nếu một Bộ trưởng không thực hiện chức vụ phù hợp với 
chính sách của nội các, Tổng thống có thể yêu cầu Bộ trưởng có 
liên quan thực hiện chức vụ phù hợp với chính sách đó. 
744 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
(6) Nếu Bộ trưởng có liên quan không tuân theo yêu cầu của Tổng 
thống theo tiểu mục (5) thì Tổng thống có thể miễn nhiệm Bộ 
trưởng đó. 
1. nếu đó là Bộ trưởng được quy định tại mục 91(1)(a), sau khi tham 
vấn Bộ trưởng và nếu Bộ trưởng không phải là thành viên của 
đảng của Tổng thống hoặc không phải là lãnh đạo của đảng tham 
gia, sau khi tham vấn lãnh đạo của đảng của Tổng thống; hoặc 
2. nếu đó là Bộ trưởng được quy định tại mục 91(1)(b), sau khi tham 
vấn các Phó Tổng thống và các lãnh đạo của các bên tham gia". 
PHỤ LỤC C 
Chính phủ thống nhất quốc gia: Phạm vi cấp tỉnh 
1. Mục 132 của Hiến pháp mới được hiểu như sau: 
"Các Hội đồng hành pháp 
132. (1) Hội đồng hành pháp của một tỉnh bao gồm Chủ tịch và 
không nhiều hơn 10 thành viên do Chủ tịch bổ nhiệm phù hợp 
với mục này. 
(2) Một đảng nắm giữ ít nhất 10% số ghế trong cơ quan lập pháp 
cấp tỉnh và đã quyết định tham gia vào chính phủ thống nhất 
quốc gia thì có quyền được phân chia một hoặc hơn một chức vụ 
trong Hội đồng hành pháp theo tỉ lệ số ghế được nắm giữ bởi 
đảng đó trong cơ quan lập pháp liên quan đến số ghế được nắm 
giữ bởi các đảng tham gia khác. 
(3) Hội đồng hành pháp phải được phân chia cho các đảng tham 
gia tương ứng theo cùng một phương thức giống nhau quy định 
tại mục 91 (9), và trong khi áp dụng phương thức đó một thẩm 
quyền trong mục đó cho: 
a. Nội các, phải được hiểu là thẩm quyền đối với Hội đồng hành 
pháp; 
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 745 
b. Bộ trưởng, phải được hiểu là thẩm quyền đối với một thành 
viên của Hội đồng hành pháp; và 
c. Quốc hội, phải được hiểu là thẩm quyền đối với cơ quan lập 
pháp cấp tỉnh. 
(4) Chủ tịch Hội đồng hành pháp của một tỉnh sau khi tham vấn 
với các lãnh đạo của các đảng tham gia phải: 
a. Quyết định các chức vụ cụ thể sẽ được phân bổ cho các đảng 
tham gia tương ứng phù hợp với số lượng các chức vụ được 
phân bổ cho các đảng theo quy định của tiểu mục (3); 
b. Chỉ định đối với mỗi chức vụ một thành viên của cơ quan lập 
pháp cấp tỉnh mà người đó là thành viên của đảng được phân 
bổ chức vụ đó theo đoạn (a) có tư cách là thành viên của Hội 
đồng hành pháp chịu trách nhiệm cho chức vụ đó; 
c. Nếu cần thiết vì mục đích của Hiến pháp hoặc vì lợi ích của 
chính phủ tốt, thay đổi bất cứ quyết định nào theo đoạn (a), 
tuỳ thuộc vào tiểu mục (3); 
d. Chấm dứt việc bổ nhiệm theo đoạn (b) 
i. nếu Chủ tịch được yêu cầu làm như vậy bởi người lãnh đạo 
của đảng mà thành viên Hội đồng hành pháp được yêu cầu là 
thành viên; hoặc 
ii. nếu cần thiết vì mục đích của Hiến pháp hoặc vì lợi ích của 
chính phủ tốt; hoặc 
e. Bổ nhiệm một thành viên của Hội đồng hành pháp, khi cần 
thiết, tuỳ thuộc vào đoạn (b), một vị trí còn trống trong văn 
phòng. 
(5) Tiểu mục (4) phải được thực hiện theo tinh thần thể hiện 
trong khái niệm chính phủ thống nhất quốc gia; và Chủ tịch cùng 
các bộ phận chức năng khác có liên quan, trong khi thực hiện tiểu 
mục đó, phải tìm kiếm để đạt được sự đồng thuận vào mọi thời 
điểm: nếu sự đồng thuận không thể đạt được về: 
746 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
a. việc thực thi quyền lực quy định tại đoạn (a), (c) hoặc (d)(ii) 
của tiểu mục đó, thì quyết định của Chủ tịch sẽ chiếm ưu thế; 
b. việc thực thi quyền lực quy định tại đoạn (b), (d)(i) hoặc (e) 
của tiểu mục đó ảnh hưởng đến người không phải là thành 
viên của đảng của Chủ tịch, thì quyết định của người lãnh đạo 
của đảng mà người đó là thành viên sẽ chiếm ưu thế; và 
c. việc thực thi quyền lực quy định tại đoạn (b) hoặc (e) của tiểu 
mục đó ảnh hưởng đến người là thành viên của đảng của Chủ 
tịch, thì quyết định của Chủ tịch sẽ chiếm ưu thế. 
(6) Nếu bất kể quyết định nào về việc bổ nhiệm chức vụ bị thay 
đổi theo tiểu mục (4)(c) thì thành viên bị ảnh hưởng phải từ bỏ 
chức vụ của họ nhưng phải hợp pháp cho việc tái bổ nhiệm cho 
các chức vụ được phân bổ cho các đảng tương ứng của họ theo các 
điều kiện của quyết định bị thay đổi. 
(7) Các cuộc họp của Hội đồng hành pháp phải do Chủ tịch Hội 
đồng hành pháp cấp tỉnh chủ trì. 
(8) Một Hội đồng hành pháp phải thực hiện chức năng theo 
phương thức mà nó có cân nhắc đến tinh thần tìm kiếm sự đồng 
thuận được thể hiện trong khái niệm chính phủ thống nhất quốc 
gia cũng như sự cần thiết cho một chính phủ hiệu quả". 
2. Mục 136 của Hiến pháp mới được coi là bao gồm các tiểu mục bổ 
sung sau đây: 
"(3) Các thành viên của Hội đồng hành pháp chịu trách nhiệm cá 
nhân đối với Chủ tịch và cơ quan lập pháp cấp tỉnh về việc thực 
hiện chức vụ của họ, và tất cả các thành viên của Hội đồng hành 
pháp chịu trách nhiệm tập thể một cách tương ứng đối với việc 
thực hiện các chức năng của chính quyền cấp tỉnh và các chính 
sách của nó. 
(4) Các thành viên của Hội đồng hành pháp phải thực hiện chức 
vụ của họ phù hợp với chính sách do Hội đồng quyết định. 
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 747 
(5) Nếu một thành viên của Hội đồng hành pháp không thực hiện 
chức vụ của họ phù hợp với chính sách của Hội đồng thì Chủ tịch 
có thể yêu cầu thành viên có liên quan thực hiện chức vụ phù hợp 
với chính sách đó. 
(6) Nếu thành viên có liên quan không tuân theo yêu cầu của Chủ 
tịch theo tiểu mục (5) thì Chủ tịch có thể miễn nhiệm thành viên 
đó sau khi tham vấn thành viên đó và nếu thành viên đó không 
phải là thành viên của đảng của Chủ tịch hoặc không phải là lãnh 
đạo của đảng tham gia và sau khi đã tham vấn với lãnh đạo đảng 
của thành viên đó". 
PHỤ LỤC D 
Cơ quan hành chính và hoạt động an ninh: Sửa đổi những 
mục của Hiến pháp trước 
1. Sửa đổi mục 218 của Hiến pháp trước. 
(a) thay thế tiểu mục (1) những từ trong đoạn (a) với những nội 
dung sau: 
"(1) Đối tượng hướng dẫn của Bộ An ninh và An toàn, Ủy ban Quốc 
gia có trách nhiệm cho”; 
(b) thay đoạn (b) của tiểu mục (1) với nội dung sau: 
"(b) bổ nhiệm các hội đồng tỉnh;"; 
(c) thay đoạn (d) của tiểu mục (1) với nội dung sau: 
"(d) điều tra và ngăn chặn tội phạm có tổ chức hoặc tội phạm 
những loại tội này được yêu cầu điều tra gấp và ngăn chặn ở cấp 
quốc gia hoặc với các kỹ năng đặc biệt;"; và 
(d) thay đoạn (k) của tiểu mục (1) với nội dung sau: 
"(k) việc thành lập hoặc duy trì trật tự công cộng quốc gia theo các 
đơn vị cảnh sát theo sự trợ giúp và yêu cầu của Hội đồng tỉnh". 
748 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
2. Sửa đổi mục 219 của Hiến pháp trước bằng việc thay thế trong 
tiểu mục (1) với những từ trong đoạn (a) với nội dung sau: 
"(1) Đối tượng của mục 218(1), một Hội đồng Tỉnh sẽ có trách nhiệm 
cho”. 
3. Sửa đổi mục 224 của Hiến pháp trước bằng cách thay thế tiểu 
mục (2) với nội dung sau: 
"Quy định với tiểu mục này có thể áp dụng cho các thành viên của 
bất kỳ lực lượng quân đội đã gửi danh sách quân nhân sau khi Hiến 
pháp Cộng hòa Nam Phi năm 1993 có hiệu lực (Luật số 200 năm 1993), 
nhưng trước khi áp dụng nội dung Hiến pháp mới như trong mục 73 
của Hiến pháp đó, nếu tổ chức chính trị trực thuộc cơ quan quyền lực 
và kiểm soát sự tồn tại hoặc với bất kỳ một tổ chức nào với mục đích 
thúc đẩy sự tham gia chính trị trong Hội đồng Điều hành chuyển tiếp 
hoặc thực hiện một phần trong lần bầu cử đầu tiên của Quốc hội và cơ 
quan lập pháp tỉnh theo quy định của Hiến pháp". 
4. Sửa đổi mục 227 của Hiến pháp trước bằng cách thay thế tiểu 
mục (2) với nội dung sau: 
"(2) Lực lượng quốc phòng quốc gia sẽ có quyền hạn và thực hiện 
các chức năng của mình theo các điều khoản lợi ích quốc gia của 
Chương 11 của Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi năm 1996". 
5. Sửa đổi mục 236 của Hiến pháp trước: 
(a) thay tiểu mục (1) với nội dung sau: 
"(1) Dịch vụ công, bộ ngoại giao, cơ quan hành chính hoặc cơ quan 
an ninh có hiệu lực thi hành ngay trước khi Hiến pháp Cộng hòa 
Nam Phi năm 1996 có hiệu lực (vì vậy được áp dụng theo “Hiến 
pháp mới”), thực hiện các chức năng của Chính phủ, tiếp tục các 
chức năng trong trường hợp luật pháp có thể áp dụng cho đến khi 
nó được bãi bỏ hoặc kết hợp hoặc sáp nhập với thể chế chính xác 
nào hoặc hợp lý hóa, hợp nhất với bất kỳ thể chế nào"; 
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 749 
(b) thay tiểu mục (6) với nội dung sau: 
"(6) (a) Tổng thống có thể bổ nhiệm một Ủy ban để kiểm tra kết 
luận hoặc sửa đổi các hợp đồng, bổ nhiệm hoặc thúc đẩy giải 
thưởng hoặc điều kiện của dịch vụ hoặc các lợi ích khác, những 
điều nảy sinh giữa ngày 27 tháng 4 năm 1993 cho tới ngày 30 
tháng 9 năm 1994 đối với bất kỳ đối tượng nào được áp dụng 
theo tiểu mục (2) hoặc bất kỳ một tầng lớp nào. 
(b) Ủy ban có thể thay đổi hoặc thay thế hợp đồng, bổ nhiệm, 
thúc đẩy hoặc giải thưởng nếu nó không phù hợp hoặc công bằng 
trong hoàn cảnh của các trường hợp"; và 
(c) thay thế “Hiến pháp này”, nơi nào xuất hiện trong mục 236, với 
“Hiến pháp mới”. 
6. Sửa đổi mục 237 của Hiến pháp trước: 
(a) thay thế đoạn (a) của tiểu mục (1) với nội dung sau: 
"(a) Hợp lý hóa tất cả các thể chế được chỉ dẫn trong mục 236(1), 
bao gồm các lực lượng quân đội được chỉ dẫn trong mục 224(2), 
sau khi Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi năm 1996 có hiệu lực, tiếp 
tục, với việc thiết lập: 
i. một chính quyền hiệu quả trong phạm vi quốc gia giải quyết 
các vấn đề trong phạm vi quốc gia; và 
ii. một chính quyền hiệu quả trong từng địa phương giải quyết 
các vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của địa phương."; và 
(b) thay thế đoạn (i) của tiểu mục (2)(a) với nội dung sau: 
"(i) các cơ quan được áp dụng trong mục 236(1), bao gồm các lực 
lượng quân đội, cùng với chính phủ quốc gia, sẽ thực hiện những 
trách nhiệm trong việc phối hợp với các chính quyền địa 
phương". 
750 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
7. Sửa đổi mục 239 của Hiến pháp trước bằng cách thay tiểu mục 
(4) với nội dung sau: 
"(4) Đối tượng phù hợp với việc áp dụng bất kỳ luật nào các quyền 
tài sản, các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả các lực lượng 
được chỉ dẫn trong mục 224(2), sẽ phân cấp lực lượng Quốc 
phòng Quốc gia phù hợp với sự chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc 
phòng.". 
Mục 7 – Những luật bị bãi bỏ 
Số và năm của Luật Tên 
Luật số 200 năm 1993 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi năm 1993 
Luật số 2 năm 1994 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi luật sửa đổi năm 1994 
Luật số 3 năm1994 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi luật sửa đổi lần thứ hai 
năm 1994 
Luật số 13 năm 1994 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi luật sửa đổi lần thứ ba 
năm 1994 
Luật số 14 năm 1994 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi luật sửa đổi lần thứ tư 
năm 1994 
Luật số 24 năm 1994 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi luật sửa đổi lần thứ sáu 
năm 1994 
Luật số 29 năm 1994 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi luật sửa đổi lần thứ năm 
năm 1994 
Luật số 20 năm 1995 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi luật sửa đổi năm 1995 
Luật số 44 năm 1995 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi luật sửa đổi lần thứ hai 
năm 1995 
Luật số 7 năm 1996 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi luật sửa đổi lần thứ năm 
năm 1996 
Luật số 26 năm 1996 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi luật sửa đổi thứ ba 
năm 1996 
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 751 
752 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM 
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 
Nhà A2, 261 phố Thuỵ Khuê, Phường Thuỵ Khuê, Tây Hồ Hà Nội 
Điện Thoại: (04) 08043538 
TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 
Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Việt Bắc 
Biên tập: Lương Thị Ngọc Tú 
Sửa bản in: Tú Lương 
Bìa: Nguyễn Vũ Thiên Thanh 
Trình bày: Thư Hà 
In 3.000 cuốn, khổ 16 x 24 cm tại Công ty Cổ phần In & Truyền thông Hợp Phát. 
Giấy chấp nhận đăng kí kế hoạch xuất bản số: 584-2012/CXB/12-13/HĐ. 
Quyết định xuất bản số: 679-2012/QĐ-HĐ. 
In xong và nộp lưu chiểu quý II-2012. 

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_hien_phap_cua_mot_so_quoc_gia_phan_2.pdf