Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam

Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ cách mạng bàn nhiều nhất về đạo đức, là tấm

gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Đặc biệt, Người rất quan tâm đến y đức. Nghề y

là một nghề đặc thù, cao quý, liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người, nên đòi hỏi

mỗi cán bộ, nhân viên ngành y tế cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm,

tận tụy phục vụ và có đạo đức nghề nghiệp. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về y đức có nội dung khoa

học sâu sắc và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Ngày nay, người thầy thuốc Việt Nam cần phải học tập

và làm theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về y đức, cần phải rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng nhiều hơn

nữa để xứng đáng với lời dạy của Người “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2220
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng ở Việt Nam
 làm công tác y tế; 
Quyết định số 2526 QĐ-BYT (1999) về 
kiểm tra, đánh giá hoạt động công tác 
chuyên môn, tập trung đánh giá việc thực 
hiện các tiêu chuẩn cụ thể phấn đấu về y 
đức... Các văn bản này đã và đang được 
thực hiện và đạt được những kết quả rõ rệt. 
Hầu hết cán bộ ngành y ở Việt Nam đều 
thực hiện tốt các chuẩn mực về y đức theo 
tư tưởng Hồ Chí Minh. 
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đó, 
đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán 
bộ ngành y đang xuống cấp. Do tác động 
của đời sống kinh tế - xã hội, mặt trái nền 
kinh tế thị trường, nên y đức cũng phải trải 
qua những bước thăng trầm, thậm chí có lúc 
suy thoái, xuống cấp. Tình trạng “suy thoái 
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ 
tham nhũng, lãng phí, hư hỏng” [1, tr.15] 
đang diễn ra trong một bộ phận không nhỏ 
cán bộ đảng viên và người thầy thuốc. Hiện 
tượng thiếu tinh thần trách nhiệm của cán 
bộ y tế khi làm nhiệm vụ, gây tác hại đến 
tính mạng, sức khỏe của người bệnh. Đặc 
biệt, có sự phân biệt đối xử với bệnh nhân, 
người có tiền thì được quan tâm, chăm sóc 
chu đáo tận tình, được kê thuốc tốt, còn 
người nghèo thì bị phân biệt đối xử, thờ ơ, 
không được quan tâm. Sự xuống cấp đạo 
đức ở một bộ phận không nhỏ người thầy 
thuốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến công tác 
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và 
sự phát triển của ngành y tế. Để đẩy lùi sự 
xuống cấp đạo đức trong ngành y, đội ngũ 
người thầy thuốc phải học tập, làm theo tư 
tưởng y đức Hồ Chí Minh. Họ cần phấn đấu 
trở thành người thầy thuốc đức độ, bao 
dung, yêu thương người bệnh như mẹ hiền. 
Đây là nhiệm vụ đặt ra hết sức vẻ vang 
nhưng cũng vô cùng khó khăn đối với cán 
bộ ngành y tế. Theo Lê Ngọc Trọng: 
“Thách thức lớn nhất, nóng bỏng nhất là đòi 
hỏi nâng cao y đức trước nền kinh tế vận 
hành theo cơ chế thị trường. Hiện tượng phí 
ngầm xuất hiện là một tồn tại nhức nhối và 
đang làm xói mòn lương tâm, đạo đức 
không ít người hành nghề y” [7, tr.65]. Để 
nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng của 
Hồ Chí Minh về y đức, cán bộ y tế trong 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2019 
 68 
giai đoạn hiện nay cần phải tập trung ở 
những nội dung sau: 
Thứ nhất, cần tăng cường công tác giáo 
dục y đức cho đội ngũ những người hoạt 
động trong lĩnh vực y tế. Chủ tịch Hồ Chí 
Minh chỉ ra rằng: Đạo đức cách mạng 
không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu 
tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát 
triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài 
càng sáng, vàng càng luyện càng trong. 
Đồng thời Người còn nói: “Muốn gột rửa 
sạch những vết tích xấu xa của xã hội cũ, 
muốn rèn luyện đạo đức cách mạng, thì 
chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự 
cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng 
để tiến bộ, thì tức là thoái bộ, là lạc hậu” [4, 
t.9, tr.284]. Công tác giáo dục y đức cho 
cán bộ y tế là đặc biệt quan trọng. Công tác 
giáo dục y tế phải được tiến hành thường 
xuyên, nghiêm túc ngay khi người cán bộ y 
tế còn đang trong quá trình đào tạo tại các 
trường y và trong suốt quá trình hành nghề. 
Y đức không tự nhiên mà có, nó chỉ được 
xây dựng và hình thành thông qua các con 
đường giáo dục. Các trường y, các cơ sở y 
tế, bệnh viện cần phải coi giáo dục y đức là 
một trong những nhiệm vụ gắn liền với 
công tác đào tạo, công tác quản lý hoạt 
động chuyên môn, quản lý hoạt động nghề 
nghiệp; cần tạo ra những điều kiện thuận lợi 
để mỗi người thầy thuốc rèn luyện, tu 
dưỡng đạo đức ngay trong hoạt động 
chuyên môn, nghề nghiệp, trong quan hệ 
sống của họ. 
Y đức của người thầy thuốc luôn gắn với 
năng lực và trình độ chuyên môn. Nếu thầy 
thuốc chuẩn đoán sai lệch, điều trị không 
chính xác và xảy ra hậu quả đáng tiếc, thì 
họ cũng không thể là người thầy thuốc có y 
đức, tận tâm với người bệnh được. Đồng 
thời muốn giáo dục người khác sống đạo 
đức thì bản thân người làm công tác giáo 
dục cần phải sống có đạo đức. Giáo dục đạo 
đức là công việc của cả xã hội, mỗi người. 
Cả lãnh đạo cũng như người dân đều vừa là 
chủ thể, đồng thời lại vừa là đối tượng của 
giáo dục đạo đức. Mỗi người Việt Nam đều 
có thể làm việc tốt để trở thành người tốt, 
trở thành tấm gương về mặt đạo đức. Vì 
thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán 
bộ: “những gương người tốt làm việc tốt 
muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các 
chú xây dựng con người Lấy gương 
người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục 
lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất 
để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức 
cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc 
sống mới” [4, t.12, tr.558]. Như vậy để 
nâng cao y đức cho cán bộ y tế, trước hết, 
những người thầy, người lãnh đạo phải là 
tấm gương đạo đức để người học sinh, cấp 
dưới noi theo. Nghề y là một nghề cao quý, 
được xã hội tôn vinh, những người thầy 
thuốc phải không ngừng học tập, nâng cao 
trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức. 
Đúng như Vũ Hoài Nam nhấn mạnh: 
“Ngành y là một ngành có liên quan trực 
tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con 
người. Đó là vốn quý nhất, nên đòi hỏi 
người làm việc trong ngành y càng phải có 
phẩm chất đạo đức đặc biệt” [5, tr.31]. 
Chính vì thế, bản thân các cán bộ y tế cũng 
phải luôn tự giác bồi dưỡng, rèn luyện y 
đức, học tập tiếp thu những tinh hoa y học 
hiện đại và kế thừa y học cổ truyền dân tộc. 
Người cán bộ y tế phải yêu thương con 
người, khoan dung độ lượng, luôn động 
viên giúp đỡ người bệnh, họ phải tận tụy 
với nghề, ham mê công việc, không ngừng 
phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn. 
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, họ 
lại cần phải nghiên cứu vận dụng y đức và 
Chu Thị Thanh Vui 
 69 
tùy vị trí công tác của mình để tạo điều kiện 
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đó chính 
là thể hiện tinh thần trách nhiệm với nghề 
nghiệp, thực hiện lời dạy của Người. 
Thứ hai, cần đa dạng hóa các hình thức 
giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc. 
Hình thức giáo dục truyền thống như tuyên 
truyền, giảng dạy những chuẩn mực đạo 
đức của người thầy thuốc. Việc học tập này 
được thực hiện qua các đợt tập huấn, các 
lớp học ngắn hạn theo định kỳ. Trong các 
lớp học cần thông tin, cung cấp kịp thời cho 
tất cả các thầy thuốc những yêu cầu mới, 
những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn khám, 
chữa bệnh ở trong nước cũng như thế giới. 
Các thầy thuốc cần cập nhật những thành 
tựu, những tấm gương y đức để học tập và 
cũng đưa ra phê phán những hành vi thiếu 
đạo đức, thiếu trách nhiệm. Đưa ra những 
lý giải, những đánh giá, đề xuất cá nhân về 
những vấn đề đạo đức nảy sinh để tìm cách 
khắc phục. Về mặt thực hành, quán triệt tư 
tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng 
không phải từ trên trời sa xuống, nó do rèn 
luyện, tu dưỡng không ngừng mà hình 
thành và phát triển. Cần đẩy mạnh giáo dục 
đạo đức cho người thầy thuốc chính ngay 
trong quá trình hành nghề, khám chữa bệnh, 
thực hiện các quan hệ của họ cả với tư cách 
người thầy thuốc, cả với tư cách người công 
dân. Theo nghĩa đó, ngành y tế, các cơ sở y 
tế, bệnh viện cần gắn giáo dục đạo đức với 
việc tạo các điều kiện thuận lợi trong hành 
nghề của người thầy thuốc, giúp người thầy 
thuốc rèn luyện và thể hiện y đức qua các 
quan hệ xã hội, với bệnh nhân, với đồng 
nghiệp và với chính bản thân. Bên cạnh đó, 
khuyến khích các thầy thuốc tham gia các 
lớp tập huấn, các hoạt động nghiên cứu 
khoa học, các hoạt động chính trị - xã hội 
(như khám chữa bệnh miễn phí cho người 
nghèo vùng sâu, vùng xa, các phong trào 
hiến máu tình nguyện, làm từ thiện). Tất 
cả những phong trào, những hoạt động trên 
đều rất cần thiết, mỗi hình thức giáo dục 
đều có vai trò và vị trí nhất định, tuy nhiên 
mỗi cơ sở y tế, mỗi bệnh viện cần chủ động 
và tích cực sáng tạo nhiều hình thức, nhiều 
biện pháp cụ thể để giáo dục, qua đó nâng 
cao chất lượng và hiệu quả của công tác 
giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở 
nước ta hiện nay. 
Thứ ba, cần phát huy tính chủ động, tích 
cực và tạo điều kiện thuận lợi cho người 
thầy thuốc tự giáo dục, tự rèn luyện, tu 
dưỡng đạo đức. Để nâng cao hiệu quả của 
giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc hiện 
nay, bên cạnh việc đẩy mạnh và nâng cao 
chất lượng các hình thức, các biện pháp 
giáo dục, thì cần khuyến khích tính chủ 
động, tích cực và tạo điều kiện thuận lợi 
cho người thầy thuốc tự giáo dục, rèn 
luyện, tu dưỡng đạo đức. Quá trình tự giáo 
dục đạo đức của người thầy thuốc có một vị 
trí đặc biệt không thể thay thế. Quá trình tự 
giáo dục, khách thể tự biến mình thành 
“chủ thể”, chủ động tiếp nhận những tác 
động từ bên ngoài để tự giáo dục, tự rèn 
luyện bản thân, đây là yếu tố rất cần thiết 
trong tu dưỡng đạo đức của người thầy 
thuốc. Để làm được điều này đòi hỏi chủ 
thể (tức là người thầy thuốc) phải có một 
nghị lực, ý chí quyết tâm cao, chiến thắng 
được bản thân, vượt lên trên những hạn chế 
của bản thân. Để tự giáo dục đạo đức của 
người thầy thuốc có hiệu quả cao, bản thân 
người thầy thuốc phải nhận thức được yêu 
cầu của xã hội, của tập thể, phải có lý tưởng 
sống, trách nhiệm và lương tâm nghề 
nghiệp, biết tuân thủ theo những nguyên 
tắc, chuẩn mực của xã hội, kiên quyết đấu 
tranh với những tiêu cực, ủng hộ mạnh mẽ 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2019 
 70 
những cái tích cực trong quan hệ với bệnh 
nhân, với đồng nghiệp và với bản thân. 
Quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là 
quan hệ, mà qua đó đạo đức người thầy 
thuốc thể hiện một cách trực tiếp và chủ 
yếu nhất. Quan hệ này chi phối tất cả các 
quan hệ khác của người thầy thuốc. Theo 
nguyên tắc chung của Hội đồng Y học thế 
giới, trong quan hệ với bệnh nhân, người 
thầy thuốc phải thừa nhận và tôn trọng các 
quyền của bệnh nhân. Họ có quyền được 
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, quyền được 
tiếp cận các dịch vụ y tế, quyền được tự do 
lựa chọn bác sĩ, quyền được ra quyết định 
với bản thân. Trong mọi hoàn cảnh, người 
thầy thuốc phải hành động vì quyền lợi của 
bệnh nhân, không làm bất cứ điều gì có hại 
cho bệnh nhân hay làm nặng thêm tình 
trạng bệnh của họ. Người thầy thuốc phải 
tận tâm khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh 
nhân, không phân biệt đối xử với người 
bệnh, không gây phiền hà cho bệnh nhân. 
Trong thăm khám, chăm sóc bệnh nhân, 
thầy thuốc phải ân cần, lịch sự, phải giải 
thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và 
người nhà của họ hiểu để cùng hợp tác chữa 
bệnh, phổ biến chế độ, chính sách quyền 
lợi, nghĩa vụ, động viên, an ủi, khuyến 
khích tập luyện. Để làm được những điều 
này, người thầy thuốc cần có tay nghề 
chuyên môn tốt cộng với cái tâm của người 
thầy thuốc, với sự tu dưỡng đạo đức của 
người thầy thuốc, đó là quá trình tự tu 
dưỡng tự, rèn luyện. 
Trong quan hệ giữa người thầy thuốc và 
đồng nghiệp, người thầy thuốc cần phải 
thấy có trách nhiệm chung phấn đấu vì 
những giá trị nghề nghiệp. Đó là lòng nhân 
ái, lương tâm trong sáng, tinh thần tương 
trợ, tính khiêm tốn quan tâm đến nhau. 
Người đồng nghiệp đầu tiên của người thầy 
thuốc là các bậc thầy của họ, dẫn dắt họ vào 
nghề, họ cần tôn trọng tri ân các bậc thầy, 
phấn đấu xứng đáng với các bậc thầy trong 
việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe 
nhân dân. Cần thực hiện tốt lời căn dặn của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trước hết phải thật 
thà, đoàn kết - đoàn kết là sức mạnh của 
chúng ta. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán 
bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người 
trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ 
trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến anh chị em 
giúp việc. Bởi vì công việc tuy vị trí có 
khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ 
phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc 
phục vụ nhân dân” [4, t.7, tr.476]. Như vậy 
trong mối quan hệ với đồng nghiệp, tự bản 
thân người thầy thuốc cần tôn trọng kĩ năng 
và những đóng góp của đồng nghiệp, có 
thiện chí, giải quyết, hỗ trợ về mọi vấn đề 
trong quá trình làm việc, coi trọng việc chia 
sẻ thông tin với đồng nghiệp. Điều này sẽ 
giúp phát triển năng lực chuyên môn, tạo 
dựng sự đoàn kết, tin cậy, tương trợ lẫn 
nhau, qua đó giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ 
của mỗi cá nhân và cả tập thể. 
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tự giáo 
dục y đức của người thầy thuốc thì cần 
nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa của 
hoạt động tự giáo dục, xây dựng ý chí, tầm 
quan trọng tự giáo dục, tự bồi dưỡng nhằm 
nâng cao y đức cho bản thân. Trên cơ sở kết 
quả giáo dục y đức của đơn vị, sự hướng 
dẫn giúp đỡ của đồng nghiệp, người thầy 
thuốc cần quán triệt sâu sắc chức trách 
nhiệm vụ được giao, cùng với nội dung, 
cách thức, phương pháp tự giáo dục, tự bồi 
dưỡng năng lực của mình; cần tự học tập, tự 
bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức 
nghề nghiệp. Kế hoạch tự giáo dục, tự bồi 
dưỡng y đức của người thầy thuốc cần được 
xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, nội 
Chu Thị Thanh Vui 
 71 
dung tự giáo dục phải toàn diện cả về kiến 
thức, kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp đến 
những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực y 
đức. Người thầy thuốc cần hướng hoạt động 
tự giáo dục của mình vào những nội dung 
cụ thể theo chức trách, nhiệm vụ chuyên 
môn; cần có tinh thần tự rèn luyện, tự phê 
bình để khắc phục loại trừ những thái độ, 
hành vi của bản thân không phù hợp với 
chuẩn mực y đức cần có trong hoạt động 
chuyên môn tại đơn vị cơ sở. Tự giáo dục, 
tự rèn luyện là quá trình công phu, kiên trì 
nên không được nôn nóng, đốt cháy giai 
đoạn. Người thầy thuốc cần nghiêm túc với 
chính mình, chủ động kiên trì thực hiện kế 
hoạch đã đặt ra bằng những nội dung và 
phương pháp tự giáo dục phù hợp. Bản thân 
của quá trình này là giải quyết tốt mối quan 
hệ giữa quá trình tự giáo dục và giáo dục y 
đức, biến quá trình giáo dục thành tự giáo 
dục, phát triển và hoàn thiện hơn phẩm chất 
đạo đức của người thầy thuốc nhân dân. 
4. Kết luận 
Nghề y là một nghề cao quý được xã hội 
tôn vinh. Những người thầy thuốc phải 
không ngừng học tập nâng cao trình độ 
chuyên môn, rèn luyện y đức. Tư tưởng của 
Hồ Chí Minh về y đức rất sâu sắc và đang 
soi đường cho đội ngũ cán bộ y tế vượt qua 
những khó khăn, thử thách; để họ từng 
bước xây dựng và phát triển ngành, đáp ứng 
yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp bảo 
vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện 
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung 
ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[2] Lâm Văn Đồng (2015), Giáo dục đạo đức cho 
người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn 
hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
[3] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, t.5, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
[4] Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.7, 8, 9, 12, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5] Vũ Hoài Nam (2014), “Nâng cao y đức của 
người thầy thuốc quân đội hiện nay”, Tạp chí 
Xây dựng Đảng, số 9. 
[6] Nguyễn Quang Phúc và cộng sự (2008), Các 
giải pháp kết hợp giáo dục y đức thông qua 
dạy học các môn y học chuyên ngành, Báo cáo 
kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp ngành, 
Hà Nội. 
 [7] Lê Ngọc Trọng (1997), Y đức, Quản lý bệnh 
viện, Nxb Y học, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_y_duc_va_su_van_dung_o_viet_nam.pdf