Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mối liên hệ với hệ thống pháp luật
Bài viết xem xét ảnh hưởng của nguồn
gốc hệ thống luật pháp đối với việc hình
thành và thực thi trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (TXD). Vấn đề được tiếp cận
trên nền tảng nội dung TXD được xem xét từ
ba hợp phần, gồm: 1) Bảo vệ môi trường;
2) Việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người;
và 3) Nhà nước pháp quyền và quản trị xã
hội và môi trường.
Có quan điểm cho rằng TXD “hoạt
động” như luật không chính thức, vì vậy nó
không có sự liên quan đến nguồn gốc của hệ
thống pháp luật. Ngược lại với nhận định
này, bài viết nhận diện ảnh hưởng của tư duy
pháp lý từ nguồn gốc của hệ thống pháp luật
đối với hành vi thực hiện TXD của doanh
nghiệp. Từ đó, đóng góp một cách tiếp cận
khác cho việc xây dựng và thực thi TXD
hướng tới các tiêu chuẩn bền vững trên cơ sở
dựa trên nền tảng nguồn gốc tư duy pháp l
của mỗi quốc gia.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mối liên hệ với hệ thống pháp luật
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Câu hỏi đặt ra là có hay không sự liên hệ giữa văn hóa pháp l của hệ thống pháp luật tới việc thực thi TXD của doanh nghiêp. Chúng ta sẽ phần nào có câu trả lời khi nhìn vào số liệu bảng dưới đây: 14 Hao Liang, Luc Rennboog (2017), “On the foundations of corporate social responsibility, Journal of Finance”. 72, (2), p.853-910. Bản PDF tại: https://ink.library.smu.edu.sg/lkcsb_research/5014, p.9. 15 Hao Liang, Luc Rennboog (2017), p.9. 16 Hao Liang, Luc Rennboog (2017), p.9. 17Anna Peters, Daniela Röß (2010), “The Role of Governments in Promoting Corporate Responsibility and Private Sector Engagement in Development”, Bertelsmann Stiftung, p.16. 50 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ Bảng 1. Nguồn gốc pháp luật và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp18 Hệ thống Tổng Nguồn Môi Hành vi Quản trị Yếu tố Quyền pháp luật điểm nhân lực trƣờng thƣơng doanh cộng con mại nghiệp đồng ngƣời Anh 35.794 24.554 29.842 39.150 55.757 36.996 37.298 (10.989) (14.282) (17.874) (12.663) (13.002) (18.398) (12.625) Pháp 40.097 43.340 39.334 44.560 43.557 44.566 44.625 (12.856) (16.052) (17.369) (13.396) (13.819) (17.556) (15.326) Scandianvian 36.845 35.269 34.771 40.741 44.399 32.718 42.855 (11.229) (15.959) (18.285) (13.167) (12.381) (17.689) (14.847) Đức 32.120 30.363 34.356 38.013 32.581 33.266 37.501 (13.320) (18.088) (18.757) (13.156) (18.324) (17.953) (15.362) Thông luật 35.800 24.555 29.849 39.162 55.763 36.998 37.303 (10.989) (14.284) (17.877) (12.656) (13.002) (18.395) (12.624) Civil Law 36.239 37.494 36.923 41.639 39.495 38.922 41.327 (13.387) (17.908) 18.173) (13.625) (16.451) (18.618) (15.644) Các số liệu trong bảng trên cho thấy rõ ràng có mối liên hệ mật thiết giữa nguồn gốc hệ thống pháp luật với việc thực thi TXD trong các doanh nghiệp, điều này thể hiện ở các điểm cụ thể sau: Thứ nhất, vai trò của nguồn gốc pháp luật trong định hướng hành vi của doanh nghiệp thực thi TXD: Nghiên cứu đã cho thấy có sự liên hệ giữa văn hóa pháp l với hành vi của doanh nghiệp trong hình thành và thực thi TXD. Trước đây, vấn đề này ít được đặt ra vì quan điểm truyền thống cho rằng các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có nhiệm vụ tối đa lợi ích của các cổ đông, điều này hoàn toàn trái ngược với việc thực thi TXD vì TXD hướng tới thúc đẩy phúc lợi cho các bên liên quan. Với các nghiên cứu của Karin Buhmann, Hao Liang, Luc Renneboog, Leonardo Becchetti, Rocco Ciciretti and Pierluigi Conzo chỉ ra có sự liên quan mật thiết giữa truyền thống pháp lý và việc định hướng hành vi của doanh nghiệp trong việc thực thi TXD. Theo đó, với văn hóa pháp l là hướng tới lợi ích chung như văn hóa của hệ thống Civil Law hay tối đa hóa lợi nhuận theo hệ thống thông luật sẽ dẫn đến kết quả khác nhau trong việc ứng xử của doanh nghiệp trong thực thi TXD. Ở hệ thống pháp luật Common Law, một thể chế chính trị cho nền kinh tế thị trường hoàn hảo, với truyền thống chú trọng vào khu vực tư nhân theo hướng bảo về quyền sở hữu 18 Leonardo Becchetti, Rocco Ciciretti and Pierluigi Conzo (2020), p.8. 51 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 tuyệt đối, điều này dẫn dắt các doanh nghiệp hành động hướng tới tối đa hóa lợi ích và lợi ích tốt nhất cho các cổ đông19. Hơn nữa, với truyền thống án lệ, hệ thống pháp luật này dựa trên nền tảng của thiết chế tư pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh khi có xung đột. Ở các quốc gia này, việc áp dụng TXD được xác định chủ yếu theo quyết định của công ty20. Ở các nước thuộc Hệ thống Thông luật, sự độc lập của doanh nghiệp là rất lớn, xuất phát từ lý thuyết “lợi ích tối đa của cổ đông”, do đó Nhà nước can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu thông qua hình thức gián tiếp. Trong chiều hướng ngược lại, với truyền thống chính trị can thiệp mạnh của Nhà nước vào kinh tế, các nước thuộc Hệ thống Civil Law đặt ra nhiều hạn chế hơn về giá cả và điều chỉnh thị trường sản phẩm để giải quyết lợi ích của các bên liên quan khác nhau21. Trong quá trình giải quyết xung đột, hệ thống pháp luật này trước tiên dựa trên quy tắc hành vi được xác lập bởi luật nội dung22. Với những quy định nội dung chặt chẽ của pháp luật tư, các bên liên quan dễ dàng dựa trên hệ thống luật thực định để khiếu nại doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà ít cần đến TXD trong các chiến lược của doanh nghiệp. Thêm nữa, với lý thuyết “phúc lợi chung” các nước thuộc Hệ thống Dân luật tăng cường sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của các doanh nghiệp. Sự cạn thiệp này được thực hiện bằng những quy định của pháp luật đối với các lĩnh vực lao động, việc làm, mức lương tối thiểu. Thứ hai, vai trò của văn hóa từ nguồn gốc pháp luật trong việc định hướng hành vi của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ở phương diện này văn hóa pháp l tác động như thế nào việc thực thi nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong chuỗi sản xuất. Dường như ở lĩnh vực này không có sự khác biệt đáng kể trong hành vi của các doanh nghiệp đối với chiến lược thực thi TXD. Trong một nghiên cứu khác, để đánh giá mối liên hệ giữa TXD với các hệ thống pháp luật trong sự kiểm soát, ứng phó với các thảm họa thiên nhiên và các scandal, Hao Liang, Luc Rennboog, các học giả đã lựa chọn Scandal về sữa xảy ra tại Trung Quốc vào tháng 11/2008, sự cố tràn dầu Deepwater Horizon vào tháng 3, 4/2010 và sự kiện động đất và sóng thần tại châu Á tháng 12/2004. Với các dữ liệu được phân tích qua các vụ việc điển hình trên mà mức độ ảnh hưởng lên toàn cầu, các tác giả đã thấy không có sự khác biệt về TXD giữa các quốc gia Common Law với Civil Law trong ứng xử với môi trường23. Thứ ba, vai trò của văn hóa từ nguồn gốc pháp luật trong điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp về bảo vệ lợi ích của người lao động. Theo đó, vấn đề đặt ra là có hay không sự khác 19 Hao Liang, Luc Rennboog (2017), p.6. 20 Hao Liang, Luc Rennboog (2017), p.7. 21 Hao Liang, Luc Rennboog (2017), p.6. 22 Hao Liang, Luc Rennboog (2017), p.6. 23.Hao Liang, Luc Rennboog (2017), p.7. 52 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau trong việc ứng xử đối với người lao động và thành viên của gia đình họ trong việc bảo đảm thực thi quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Số liệu bảng trên cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa Hệ thống Thông luật với các hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng từ Hệ thống Dân luật trên lĩnh vực này. Dường như, ở Hệ thống pháp luật Civil Law mối quan hệ này được thực hiện tốt hơn hẳn so với hệ thống Thông luật. Với vai trò của Nhà nước như là một người điều phối quan trọng của các khu vực kinh tế. Tại các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật này đều có thiết chế công đoàn mạnh, vì thế trong pháp luật chứa đựng các quy định chặt chẽ hơn về việc sa thải, thỏa ước lao động có phạm vi điều chỉnh rộng, luật bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ. Thứ tư, vai trò của văn hóa pháp l hình thành từ nguồn gốc pháp luật trong việc bảo vệ lợi ích của các bên liên quan. Ở khía cạnh này cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa nhóm quốc gia thuộc Hệ thống Civil Law với Hệ thống Thông luật. Với tư duy pháp l chú tới mục tiêu chung, sự hiện diện của các quy định nghiêm ngặt của luật để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan, pháp luật các quốc gia thuộc hệ thống Civil Law đồng thời phản ánh mạnh yêu cầu của xã hội đối với các doanh nghiệp. Điều này cho thấy ở các quốc gia theo tư duy dân luật, việc áp dụng TXD được xác định bởi các quy định của luật24. Trong khi đó, trong hệ thống Common Law, với truyền thống chú trọng bảo vệ “quyền tư hữu”, điều này dẫn đến việc thiếu vắng các quy định trực tiếp về TXD trong pháp luật mà chủ yếu thông qua con đường tố tụng. Trên cơ sở xếp hạng TXD dựa trên 3 tiêu chí: 1) Bảo vệ môi trường; 2) Bảo vệ xã hội; và 3) Trách nhiệm của các thiết chế liên quan (dựa trên pháp quyền và quản trị), cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa truyền thống pháp luật của quốc gia với TXD. Theo đó, TXD ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Scandinave tốt nhất, theo sau là các nước thuộc hệ thống Civil Law và Common Law thấp hơn cả. Tuy nhiên, quan sát kết quả bảng trên cho thấy là sự tương tác giữa doanh nghiệp và cộng đồng lại được thực hiện tốt hơn ở hệ thống pháp luật Common Law. Mối liên hệ tích cực giữa nguồn gốc Dân luật và TXD có thể được giải thích bởi do truyền thống luật nội dung dẫn đến rủi ro kiện tụng của cổ đông thấp hơn, sự hiện diện của quy tắc đa số trong một công ty, các quy định về quan hệ lao động mạnh hơn và mức độ tham gia cao của Nhà nước vào kinh doanh. Bằng chứng từ các vụ scandal và các thảm họa cũng cho thấy rằng các công ty ở các quốc gia theo truyền thống Dân luật phản ứng nhanh hơn so với các công ty ở các quốc gia Thông luật về việc cải thiện các thực hành TXD của họ khi những cú sốc này xảy ra và rằng phản ứng này không có khả năng bị thúc đẩy bởi sự thay đổi thị phần25. 24 Hao Liang, Luc Rennboog (2017), p.7. 25 Hao Liang, Luc Rennboog (2017), p.25. 53 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 Ở mức độ vĩ mô, hệ thống pháp luật Common Law ít quan tâm tới TXD hơn so với việc quan tâm tới quyền của nhà đầu tư cũng như sự tự do kinh doanh. Điều này phù hợp với truyền thống Thông luật nhấn mạnh quyền ưu tiên của cổ đông và thị trường tư nhân được định hướng bởi chiến lược kiểm soát xã hội, và có lẽ vì sự nhấn mạnh này, nó cũng ít hướng đến các bên liên quan hơn. Quyền của các bên liên quan thường được bảo vệ bởi các quy tắc và cách tiếp cận mà Nhà nước mong muốn để kiểm soát xã hội. 3. Kết luận Không thể phủ nhận mối liên hệ giữa nguồn gốc pháp luật với hành vi TXD là mật thiết. Bất chấp xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu đã làm xóa nhòa ít nhiều ranh giới khác biệt, thể hiện: Một là, toàn cầu hóa làm giảm ảnh hưởng của hiệu ứng quốc gia xuất xứ (tạo ra sự hội tụ cả trong và giữa các khu vực xuất xứ hợp pháp). Điều này dẫn tới thái độ của doanh nghiệp đối với TXD có sự khác nhau. Hai là, trong một số lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như tính bền vững về môi trường, sự xuất hiện của một quy chuẩn xã hội toàn cầu (có thể được thúc đẩy bởi việc tạo ra và áp dụng tự nguyện một số tiêu chuẩn quốc tế) đã làm giảm nhanh chóng sự khác biệt giữa các tập đoàn đến từ các nền văn hóa pháp l khác nhau. Các tập đoàn đa quốc gia thường chú trọng về TXD bởi sự tác động từ tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về môi trường và bảo đảm quyền con người. Theo đó, sự tác động từ nguồn gốc của dòng họ pháp luật giảm sự tác động tới hành vi của doanh nghiệp đối với TXD. Ba là, việc tăng cường sử dụng các phương pháp đo điểm chuẩn củng cố các quá trình tạo ra các chuẩn mực xã hội toàn cầu. Và vì thế TXD càng ngày càng có sự thống nhất. Thực tế, TXD có sự tích hợp quản trị môi trường và xã hội vào quy trình hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững với nỗ lực nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái và cộng đồng. Điều này một mặt làm xóa nhòa ranh giới trong văn hóa pháp l từ nguồn gốc pháp luật giữa các doanh nghiệp. Mặt khác, nó lại chính là sự hiện thân của văn hóa pháp l từ nguồn gốc pháp luật biểu hiện qua chính sách của doanh nghiệp về TXD. Việt Nam, cùng với việc thiết lập nền kinh tế thị trường, TXD cũng ngày càng được chú trọng. Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ -TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững. Đối với ngành Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã k Quyết định số 2183/QĐ-BTC ngày 20/10/2013 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Theo đó, yêu cầu xuyên suốt đến năm 2020, cần đảm bảo cân bằng, hài 54 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội với phát triển xã hội. TXD là cách tiếp cận có hệ thống, tích hợp các yếu tố phi tài chính vào quyết định hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở xây dựng hướng đến phát triển bền vững, thay vì làm xói mòn hoặc phá hủy đối với nền kinh tế, xã hội, con người và nguồn tài nguyên. Với truyền thống tư duy pháp l của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa gần gũi với tư duy pháp lý của hệ thống Civil Law, doanh nghiệp Việt Nam vận hành trên cơ sở nền tảng luật thực định. Chính vì vậy nếu như các tiêu chuẩn pháp luật về TXD chưa đầy đủ và không được luật hóa sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp không phát triển chính sách TXD với quy trình kiểm soát tốt các rủi ro về trách nhiệm với môi trường, xã hội và quản trị công ty thì tác động tiêu cực đến toàn xã hội và môi trường là không nhỏ. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ lớn (chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp). Cuối cùng, hàm ý từ nghiên cứu hướng tới việc nhận diện văn hóa pháp l của hệ thống pháp luật nói chung và văn hóa pháp l của Hệ thống pháp luật trong nước. Từ đó, nhận diện các yếu tố có ảnh hưởng tới việc thúc đẩy nhu cầu đối với các mối quan tâm về xã hội và môi trường. Xây dựng điểm chuẩn và các chuẩn mực xã hội toàn cầu là những yếu tố chính tăng cường sự chú ý của doanh nghiệp trong việc đóng góp vào giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm tăng trưởng bền vững và giải quyết các tác nhân bên ngoài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anna Peters, Daniela Röß (2010), “The Role of Governments in Promoting Corporate Responsibility and Private Sector Engagement in Development”, Bertelsmann Stiftung. 2. Hao Liang, Luc Rennboog (2017), “On the foundations of corporate social responsibility”, Journal of Finance. 72, (2), p.853-910. Available at: https://ink.library.smu.edu .sg/lkcsb_ research/5014 3. Hayek, F.A. “The Constitution of Liberty (1960)”, Chicago University Press: Chicago, IL, USA. 4. Karin Buhmann (2006), “Corporate Social Responsibility: What Role for Law? Some Aspects of Law and CSR, Corporate Governance - The International Journal of Business in Society”, Vol. 6, No. 2, 2006. 5. Leonardo Becchetti, Rocco Ciciretti and Pierluigi Conzo (2020), “Legal Origins and Corporate Social Responsibility”, Sustainability 2020, 12, 2717; doi:10.3390/su12072717 6. Michel Capron, “Francoise Quairel-Lanoizelée” (2009) (Lê Minh Tiến, Phạm Như Hổ dịch), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 7. European Commission, “Directorate-General for Employment and Social Affairs”, 2001, Promoting a European. 8. European Commission, “framework for corporate social responsibility”, Vol. COM (2001) 366. “Sách Xanh (The Green Paper)”, https://ec.europa.eu/commission/presscorner /detail/en/DOC_01_9 (accessed on 15 March 2014). 55
File đính kèm:
- trach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_trong_moi_lien_he_voi_he.pdf