Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam

Tội phạm có tổ chức được xem là một hiện tượng xã hội tiêu cực hình thành khá sớm

trên thế giới và ở Việt Nam với nhiều hình thức khác nhau và diễn biến ngày càng phức

tạp, khó lường. Trên cơ sở nghiên cứu, bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề về khái

niệm, đặc trưng, các mối quan hệ cơ bản của tội phạm có tổ chức, từ đó đề xuất phương

hướng góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4660
Bạn đang xem tài liệu "Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam

Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam
ập hợp các hành vi liên kết có 
tổ chức của ít nhất hai người trở lên trong một 
thời gian nhất định. Tính ổn định trong một 
thời gian dài của các hành vi liên kết, có tổ chức 
thể hiện mối liên hệ và phản ánh tính chuyên 
nghiệp của tội phạm. Tính chuyên nghiệp càng 
cao thì tính tổ chức của nó càng rõ nét.
PHẠM CÔNG TÙNG
9Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
Các dạng liên kết có tổ chức ngoài phương 
diện liên kết giữa các thành viên trong các 
nhóm tội phạm, tổ chức tội phạm còn thể hiện 
ở liên kết giữa các nhóm, tổ chức tội phạm với 
nhau. Mỗi dạng nhóm tội phạm, tổ chức tội 
phạm thì tính chất liên kết lại thể hiện những 
đặc điểm khác nhau về quy mô, cấu trúc.
Hành động khuôn mẫu hóa: Các cá nhân khi 
tham gia vào tổ chức tội phạm đều phải vận 
hành dựa trên khuôn mẫu, các quy tắc của tổ 
chức. Các quy tắc, khuôn mẫu này có tính ổn 
định theo thời gian và được lặp đi lặp lại có tác 
dụng chuẩn hóa hoạt động và các mối quan hệ 
giữa các thành viên mà không phụ thuộc vào 
các yếu tố mang tính chất cá nhân.
Cấu trúc thang bậc quyền lực: Bất kỳ nhóm, tổ 
chức tội phạm nào cũng phân cấp theo thang 
quyền lực gắn với những vị trí nhất định. Cách 
thức này giúp cho các thành viên trong tổ chức 
thấy được vị trí, vai trò, giới hạn của mình. 
Ngoài ra, cấu trúc thang bậc quyền lực của các 
tổ chức tội phạm có thể được xây dựng thành 
quy tắc, nội quy công khai hoặc có thể được 
công nhận một cách tự nhiên, quy ước không 
chính thức thông qua “quyền lực ngầm”. 
Hoạt động phạm tội phổ biến: Tội phạm có tổ 
chức có thể thực hiện các hoạt động bất hợp 
pháp hay đạt được các mục tiêu hợp pháp 
bằng các biện pháp phi pháp. Các biện pháp 
được sử dụng có thể là những phương thức 
tinh vi, khó nhận biết đến những biện pháp 
thô bạo, trực tiếp, công khai nhằm thiết lập sự 
độc quyền từng phần hay toàn phần trong việc 
cung cấp hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp 
cho người tiêu dùng vì hoạt động này mang 
lại cho chúng lợi nhuận kinh tế cao. Dịch vụ 
bất hợp pháp là những dịch vụ mà kinh doanh 
hợp pháp không cung cấp và bị pháp luật cấm. 
Những dịch vụ này phổ biến gồm: Hoạt động 
cờ bạc dưới bất kỳ hình thức nào được tiến 
hành ngoài vòng pháp luật; bảo kê (hình thức 
tống tiền mà theo đó các thành viên tổ chức 
tội phạm tiếp cận chủ sở hữu của các doanh 
nghiệp nhỏ và đề nghị cung cấp cho họ sự bảo 
vệ trong các trường hợp thiệt hại do yếu tố 
khách quan mang lại); cho vay lãi nặng; kinh 
doanh mại dâm, buôn bán người
Cung cấp hàng hóa bất hợp pháp là hoạt 
động cung cấp các sản phẩm cụ thể mà một bộ 
phận công chúng mong muốn, nhưng không 
thể có được một cách hợp pháp. Do nhu cầu 
này, các nhóm tội phạm có tổ chức hình thành 
và phát triển đi kèm theo các vấn đề như buôn 
bán bất hợp pháp các sản phẩm văn hóa, y tế, 
vũ khí, phần mềm, ma túy.
Ngoài ra, tội phạm có tổ chức không chỉ 
dừng lại ở việc thực hiện các hoạt động hay 
cung cấp các dịch vụ phi pháp mà sử dụng 
phương thức, thủ đoạn tinh vi như “rửa tiền” 
thông qua các cấu trúc kinh tế hợp pháp và 
phương thức thanh toán điện tử. Trên thực tế, 
có nhiều tập đoàn tội phạm đang thâm nhập 
sâu vào các hoạt động hợp pháp để thu lại lợi 
nhuận về kinh tế. Lý do là các thành viên của 
tổ chức tội phạm muốn hợp pháp hóa những 
lợi nhuận bất hợp pháp thu được, tạo vỏ bọc 
hợp pháp trong cộng đồng để tránh sự nghi 
ngờ của người dân và sự phát hiện của các cơ 
quan có thẩm quyền. Hoạt động này biểu hiện 
rất đa dạng và ngày càng phát triển. Hiện nay, 
nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp 
rất lớn đã khiến tội phạm có tổ chức tìm kiếm 
các cơ hội để xuất hiện dưới dạng các doanh 
nghiệp hợp pháp nhằm khai thác những thị 
trường bất hợp pháp này. 
Mục đích vụ lợi và các biểu hiện vụ lợi của tội 
phạm có tổ chức: Tội phạm có tổ chức là một hệ 
thống các mối liên hệ và quan hệ trong xã hội 
được hình thành thông qua việc khai thác, tìm 
kiếm lợi nhuận phi pháp với các hoạt động tội 
phạm cụ thể, thể hiện mối liên hệ phức tạp và 
ngày càng trở nên đa dạng hơn nhằm khai thác 
lợi nhuận. 
Tội phạm có tổ chức cần và thực tế đã sử 
dụng sức mạnh kinh tế và chính trị để đạt 
được mục tiêu lợi nhuận kinh tế. Hiện nay, 
việc sử dụng các phương thức phạm tội để 
đạt được mục tiêu lợi nhuận vẫn là thuộc tính 
quan trọng, là căn cứ để đưa ra định nghĩa 
về tội phạm có tổ chức. Đến nay, xét về bản 
chất , tội phạm có tổ chức vẫn xác định vấn 
đề kinh tế là trọng tâm của sự hình thành và 
thành công của các nhóm này, coi đây là động 
lực của hoạt động phạm tội có tổ chức, là vấn 
đề cốt lõi của các mối quan hệ kinh tế, là trung 
tâm điều chỉnh các mối quan hệ cá nhân hay 
thứ bậc hoặc văn hóa khác trong tổ chức tội 
phạm có tổ chức.
Xu hướng xuyên quốc gia: Tội phạm có tổ 
chức xuyên quốc gia thực tế chỉ là một bộ phận 
của tình hình tội phạm có tổ chức nói chung. 
Dấu hiệu xuyên quốc gia như là một dấu hiệu 
riêng biệt, đặc trưng của tội phạm có tổ chức. 
Xu hướng liên kết các địa bàn, khu vực và 
cấu kết toàn cầu giữa các nhóm tội phạm có tổ 
chức xuyên quốc gia ngày càng mạnh mẽ. Hiện 
tượng này xuất hiện trong hoàn cảnh yêu cầu 
kiểm soát các ranh giới hành chính địa phương 
và đường biên giới quốc gia giảm đi, sự giao 
TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG...
10 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
lưu về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh 
tế, văn hóa, xã hội được mở rộng. Tội phạm 
có tổ chức xuyên quốc gia có những đặc trưng 
cơ bản như: Thành lập nhiều mạng lưới chân 
rết ở nước ngoài để điều hành các hoạt động 
của tổ chức; quan hệ móc nối, chặt chẽ với 
chính quyền và chính khách nhiều quốc gia; 
liên kết chiến lược xuyên quốc gia nhằm mở 
rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động; tăng cường 
hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động phạm tội; che 
giấu dấu vết, tài sản, người phạm tội
Yếu tố xuyên quốc gia của tội phạm có tổ 
chức được xác định khi: (i) Nó được thực hiện 
ở nhiều quốc gia; (ii) Nó được thực hiện tại một 
quốc gia nhưng một phần chủ yếu của việc 
chuẩn bị, lập kế hoạch, chỉ đạo hoặc điều khiển 
diễn ra ở một quốc gia khác; (iii) Nó được thực 
hiện tại một quốc gia nhưng liên quan đến một 
nhóm tội phạm có tổ chức tham gia vào các 
hoạt động tội phạm tại nhiều quốc gia; hoặc là 
(iv) Nó được thực hiện tại một quốc gia nhưng 
có ảnh hưởng lớn ở một quốc gia khác.13
2.2. Các mối quan hệ cơ bản của tội phạm 
có tổ chức
Tội phạm có tổ chức với tội phạm có tính chất 
chuyên nghiệp: Tính chuyên nghiệp và tính có tổ 
chức có mối quan hệ với nhau nhưng không 
đồng nhất, nó là những dạng tội phạm độc lập. 
Tội phạm có tổ chức phức tạp hơn, liên quan 
đến hoạt động của những bộ phận tội phạm 
được tổ chức chứ không phải những cá nhân 
riêng biệt. Tội phạm có tổ chức có sự ổn định 
và quy mô lớn hơn, có sự khác biệt về kết cấu 
tổ chức, thành phần tham gia Tội phạm có 
tổ chức là một khái niệm pháp lý - xã hội, là 
một hiện tượng xã hội phức tạp. Còn tội phạm 
có tính chất chuyên nghiệp là một hiện tượng 
pháp lý - hình sự đơn thuần, không có thuộc 
tính xã hội.
 Tội phạm có tổ chức với tội phạm có sử dụng 
bạo lực: Tội phạm có tổ chức cũng có dấu hiệu 
sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, dấu hiệu “sử dụng 
bạo lực” trong tội phạm có tổ chức khác so với 
các tội phạm thông thường khác có sử dụng 
bạo lực là về quy mô, mục đích.
Tội phạm có tổ chức với vấn đề khủng bố: Dựa 
vào hoạt động phạm tội và những biểu hiện về 
mục đích phạm tội của tội phạm có tổ chức và 
khủng bố có thể thấy, chúng có mối quan hệ tác 
động qua lại với nhau ở các mức độ nhất định, 
các nhóm này có thể tiến lên, lùi lại hoặc bỏ 
13  Xem: Điều 3 Công ước về chống tội phạm có tổ 
chức xuyên quốc gia.
qua các bước hoặc duy trì một hình thức tương 
tác nhất định14. Song khủng bố chỉ là một dạng 
biểu hiện của hành vi tội phạm “có tổ chức”, 
nó khác biệt với tội phạm có tổ chức. Khủng bố 
liên quan đến các tội ác được thực hiện với mục 
tiêu đe dọa người dân hoặc ép buộc chính phủ 
hoặc tổ chức quốc tế nhằm đạt được các mục 
tiêu chính trị hoặc xã hội, trong khi tội phạm có 
tổ chức luôn tìm cách đạt được lợi ích tài chính 
hoặc vật chất khác15. Ngoài ra, tội phạm có tổ 
chức để thực hiện tội phạm đòi hỏi “một nhóm 
người có tổ chức” trong khi khủng bố thì có thể 
do các cá nhân thực hiện.16
Tội phạm có tổ chức với tệ nạn tham nhũng, hối 
lộ: Sự hình thành và phát triển tất yếu của tội 
phạm có tổ chức gắn với tệ nạn tham nhũng, 
hối lộ. Bởi lẽ, tội phạm có tổ chức luôn hướng 
tác động đến những người có vị trí, quyền lực 
trong các cơ quan nhà nước để tạo ra những 
điều kiện thuận lợi cho hoạt động phạm tội 
của mình, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội làm 
ăn hơn, che giấu tài sản, trốn tránh pháp luật.
3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật 
hình sự ở Việt Nam
Hiện nay, tăng cường phòng, chống tội 
phạm có tổ chức bằng pháp luật hình sự được 
coi là một trong những giải pháp nền tảng, 
quan trọng. Xu hướng này bắt đầu ở Italia từ 
những năm 1930 và phát triển ở Châu Âu và 
thế giới từ năm 2000 - thời điểm ra đời Công 
ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có 
tổ chức xuyên quốc gia17. 
Tăng cường phòng, chống tội phạm có tổ 
chức bằng pháp luật hình sự thể hiện trước hết 
ở việc các quốc gia thực hiện việc hình sự hóa 
các hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức tội 
14  Xem: Shelley (2005).
15  Xem : Định nghĩa về Tội phạm có tổ chức trong Công 
ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm có tổ 
chức xuyên quốc gia chỉ bao gồm các nhóm mà thông 
qua hoạt động của họ (trực tiếp hoặc gián tiếp) để thu 
“lợi ích tài chính hoặc vật chất khác”. 
16  Xem: Nghị quyết 55/25 của Đại hội đồng Liên hợp 
quốc thông qua Công ước chống tội phạm có tổ chức 
xuyên quốc gia cũng kêu gọi các quốc gia thừa nhận 
mối liên hệ giữa các hoạt động tội phạm có tổ chức 
xuyên quốc gia và các hoạt động khủng bố.
17  Hiện nay đã có trên 160 quốc gia và tổ chức quốc tế 
phê chuẩn Công ước, trong đó Việt Nam đã ký Công 
ước vào tháng 12 năm 2000 và phê chuẩn Công ước 
vào tháng 6 năm 2012. Công ước có hiệu lực đối với 
Việt Nam từ ngày 08/6/2012.
PHẠM CÔNG TÙNG
11Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
phạm theo yêu cầu tại Điều 5 của Công ước. 
Yêu cầu này được đặt ra xuất phát từ chính 
sự nguy hiểm của tổ chức tội phạm, nghĩa là 
nó không chỉ nguy hiểm khi thể hiện bằng các 
hoạt động phạm tội trong các loại tội phạm cụ 
thể mà thể hiện ngay từ hành vi thành lập hoặc 
tham gia một tổ chức tội phạm vì nguy cơ thực 
hiện tội phạm nằm trong chính mục đích của 
tổ chức18. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa 
nhận khái niệm tổ chức tội phạm và quy định 
hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức tội 
phạm là tội phạm nhưng theo các cách khác 
nhau. Một số ít các quốc gia quy định khái 
niệm tổ chức tội phạm trong phần chung và 
quy định tội thành lập hoặc tham gia tổ chức 
tội phạm trong phần riêng19. Nhiều quốc gia 
khác lại quy định thẳng tội danh liên quan đến 
hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức tội 
phạm trong phần riêng của Bộ luật hình sự20. 
Tăng cường đấu tranh chống tội phạm có tổ 
chức bằng pháp luật hình sự còn được thể hiện 
qua việc quy định tội phạm có tổ chức là một 
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự21. 
Thực tế, Bộ luật hình sự Việt Nam mới chỉ 
đề cập đến tội Hoạt động thành lập hoặc tham 
gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân 
(Điều 109) và quy định việc thành lập hoặc 
tham gia nhóm tội phạm theo quy định tại Điều 
14 về chuẩn bị phạm tội. Ngoài ra, tình tiết “có 
tổ chức” mới chỉ được xác định là tình tiết tăng 
nặng trách nhiệm hình sự hoặc tăng nặng trách 
nhiệm hình sự định khung trong một số điều 
luật cụ thể. Việc bổ sung nhóm hành vi “thành 
lập, tham gia nhóm tội phạm” vào quy định 
về chuẩn bị phạm tội (Điều 14) được đánh giá 
là không phù hợp với lý luận về các giai đoạn 
thực hiện tội phạm cũng như quan niệm chung 
về chuẩn bị phạm tội và không đạt được mục 
đích nội luật hóa điều ước trong Công ước của 
Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức 
18  Xem: Lê Thị Sơn, “Bộ luật hình sự Việt Nam với việc 
thực thi Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm 
có tổ chức xuyên quốc gia”, Luật học Việt Nam, Nxb Tư 
pháp (2019).
19  Xem: Điều 35, Điều 210 Bộ luật hình sự Liên Bang 
Nga (bản tiếng Việt), Nxb Công an nhân dân (2011); 
Điều 26, Điều 294 Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân 
Trung Hoa (bản tiếng việt), Nxb Tư pháp (2007).
20  Xem: Điều 129 Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang 
Đức; Điều 260 Bộ luật hình sự Thụy Sỹ; Điều 278 và 
Điều 278a Bộ luật hình sự Cộng hòa Áo; Điều 263 Bộ 
luật hình sự Hung-ga-ri.
21  Xem: Điều 98 Bộ luật hình sự Hung-ga-ri.
xuyên quốc gia mà Việt Nam ký kết, tham gia. 
Bởi “nhóm tội phạm” ở đây chỉ có thể được 
hiểu là “nhóm người đồng phạm”22. Mặt khác, 
các khái niệm trong Bộ luật hình sự Việt Nam 
về “phạm tội có tổ chức” hay “đồng phạm có 
tổ chức” hoàn toàn khác biệt với khái niệm tổ 
chức tội phạm theo tinh thần của Công ước23. 
Nhằm tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho 
hoạt động phòng, chống tội phạm có tổ chức 
tại Việt Nam, phù hợp với tinh thần của Công 
ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc 
gia mà Việt Nam là thành viên, thời gian tới 
cần hoàn thiện một số nội dung về pháp luật 
hình sự như:
Một là, cần quy định các điều luật về “tổ 
chức tội phạm”; nguyên tắc xử lý trách nhiệm 
hình sự liên quan đến tổ chức tội phạm; hoặc 
bổ sung tình tiết “người phạm tội là thành viên 
của tổ chức tội phạm” là tình tiết tăng nặng 
trách nhiệm hình sự 24 tại phần chung của Bộ 
luật hình sự. Luật hình sự Việt Nam cần xác 
định khái niệm về tổ chức tội phạm, nguyên 
tắc xử lý tội phạm có tổ chức trên cơ sở đáp 
ứng các điều kiện, đặc điểm đặc trưng của tội 
phạm có tổ chức theo Công ước của Liên hợp 
quốc và phù hợp với thực tiễn tội phạm có tổ 
chức ở Việt Nam.
Hai là, cần bổ sung tội danh “Thành lập 
hoặc tham gia tổ chức tội phạm” vào chương 
“Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự 
công cộng”.
Ba là, bổ sung tình tiết “người phạm tội là 
thành viên của tổ chức tội phạm” là tình tiết 
định khung hình phạt tăng nặng ở một số tội 
phạm cụ thể (thường do tổ chức tội phạm thực 
hiện) và mức tăng nặng của khung hình phạt 
này phải nặng hơn so với khung hình phạt có 
tình tiết “phạm tội có tổ chức”./.
22  Xem: Lê Thị Sơn, “Bộ luật hình sự Việt Nam với việc 
thực thi Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm 
có tổ chức xuyên quốc gia, Luật học Việt Nam, Nxb Tư 
pháp (2019).
23  Phạm tội có tổ chức hay đồng phạm có tổ chức 
theo Bộ luật hình sự Việt Nam là khái niệm chỉ hình 
thức phạm tội một tội phạm cụ thể còn khái niệm tổ 
chức tội phạm được dùng chỉ một nhóm người với 
những đặc điểm đặc trưng nhất định tại Điều 2 của 
Công ước.
24  Nếu so sánh phạm tội có tổ chức hay đồng phạm có 
tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì 
tình tiết người phạm tội là thành viên của tổ chức tội 
phạm phản ánh tính chất nguy hiểm cao hơn.

File đính kèm:

  • pdftoi_pham_co_to_chuc_va_phuong_huong_hoan_thien_phap_luat_hin.pdf