Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn

Dưới triều Nguyễn, đời sống của các cung phi chủ yếu diễn ra trong Tử Cấm

Thành. Để điều hành mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý, dạy dỗ các cung phi

và giữ gìn các đồ vật từ quý giá đến bình thường trong Nội cung, triều Nguyễn phải

đặt ra các chức tước và cử nữ quan để chăm sóc. Các hoạt động ở chốn hậu cung góp

phần quyết định cho việc kế thừa ngai vàng của nhà Nguyễn và trong một chừng mực

nhất định nào đó cũng góp phần không nhỏ đến sự bình ổn chính trị của đất nước vào

thời điểm bấy giờ.

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn trang 1

Trang 1

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn trang 2

Trang 2

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn trang 3

Trang 3

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn trang 4

Trang 4

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn trang 5

Trang 5

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn trang 6

Trang 6

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn trang 7

Trang 7

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn trang 8

Trang 8

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn trang 9

Trang 9

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang xuanhieu 5760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn
 tần trở 
xuống đến Tài nhân vào hầu Hoàng Quý phi ở viện, sở, các phi, tần thì lễ vái 2 vái 
trước; Hoàng Quý phi đứng dậy đáp lễ 1 vái; Tiệp dư cho đến Tài nhân, đều làm lễ 3 
vái, Hoàng Quý phi không vái đáp lễ, rồi mời đến chỗ ngồi, đều chiểu thứ bậc cao thấp 
mà ngồi, không được ngồi cùng chiếu với Hoàng Quý phi. Khi khoản tiếp nói chuyện 
xong, xin cáo từ lui về, cũng theo phép này. Hoàng Quý phi nhân có việc đến các sở 
Cung giai, việc vái đáp và chỗ ngồi cũng theo như vậy mà làm. Còn như các phi, các 
tần tiếp kiến nhau và Tiệp dư trở xuống đến Tài nhân tiếp kiến nhau, thì khi mới gặp 
và khi từ giã ra về đều làm lễ vái chào 1 vái, đáp lễ 1 vái. Tiệp dư trở xuống đến Tài 
nhân yết kiến các phi tần, khi mới yết kiến và cáo từ ra về, đều làm lễ vái 2 vái; các 
phi tần đối với Tiệp dư chỉ đáp 1 vái, còn từ Quý nhân trở xuống đều không vái đáp 
lễ. Hoặc các phi tần có tiếp kiến Tiệp dư trở xuống đến Tài nhân, nghi lễ vái đáp đều 
giống như trên. Còn chỗ ngồi cũng đều cho theo thứ bậc cao thấp mà ngồi. Chưa dự 
hạng giai trở xuống đến thị nữ và nữ quan, trừ hạng thục nhân ra, như có đến hầu các 
phi tần, các vị nhập giai trở xuống thì lạy các phi; cung nhân trở xuống thì lạy các tần, 
đều làm lễ lạy 1 lạy, rồi đều chiểu thứ bậc chia ra đứng hầu hai bên tả hữu, không được 
ngồi; cho ngồi mới được ngồi ở chiếu dưới. Các cấp bậc trên đây đều có trên dưới; 
“nếu người trên hỏi đến thì kẻ dưới đều “dạ” và “bẩm”; trả lời kẻ dưới thì người trên 
nên “vâng”, trong khi xưng hô: các phi tần thì xưng là phong phi mỗ, phong tần mỗ, 
Tiệp dư đến vị nhập giai, Tài nhân thì xưng phong mỗ họ mỗ, Cung nhân trở xuống 
đến Thị nữ thì xưng thị mỗ, còn các bậc nữ quan thì bậc thứ trở xuống đều “dạ” bậc 
đầu; bậc trung trở xuống đều “dạ” bậc thứ; bậc dưới, bậc cuối đều “dạ” các bậc 
giữa trở lên. Xưng hô thì đều tùy theo quan hàm, như có yết kiến nhau đều làm lễ vái 
1 vái, kẻ dưới vái trước, người trên đáp lại, duy bậc đầu, bậc thứ đối với bậc dưới, 
bậc cuối thì miễn vái đáp lễ. Chỗ ngồi cũng đều chiểu theo thứ bậc trên dưới, không 
được trái phép vượt bậc. Lại như khi đi cùng gặp, các phi trở xuống gặp Hoàng Quý 
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (163) . 2020 155
phi, đều phải tránh đứng ra bên đường, chờ Hoàng Quý phi đi khỏi rồi mới đi, còn các 
giai trở xuống đến nữ quan, đều có thứ bậc tôn ty, như có gặp nhau, cũng theo như thế 
mà làm, đều theo cấp bậc mà tỏ ra có lễ phép”.(1)
 Về việc giữa vua và các bà thì có thái giám và các nữ quan. Dưới triều Tự Đức, 
thái giám có 70 người, một số phân lên ở các lăng, mỗi lăng chừng ba người, còn lại 
thì phục dịch ở Đại Nội. Thái giám có năm đẳng: Thủ đẳng, Thứ đẳng, Trung đẳng, 
Á đẳng và Hạ đẳng. Các nữ quan làm việc dưới quyền của thái giám. Sau này, tự do 
hơn, nên thị vệ cũng được giao thiệp với các bà, thị vệ gồm có năm đẳng, tư Ngũ 
đẳng đến Nhất đẳng. Vào khoảng cuối triều Nguyễn, thị vệ gồm có 65 người, đặt dưới 
quyền điều khiển của một Thông quản và một Quản lãnh. Hai chức này ngang hàng 
với Thượng thư và được gọi là Thị vệ đại thần. 
 Nhà Nguyễn cũng đặt ra các quy định chăm sóc sức khỏe cho các cung nữ. 
Trong phép chữa bệnh Đông y có vọng, văn, vấn, thiết. Thế mà đây vọng là xem bề 
ngoài con bệnh ra sao cũng không, văn là nghe giọng nói con bệnh ra sao cũng không, 
vấn là hỏi xem con bệnh nghe trong mình đau như thế nào cũng không nốt, ta thấy các 
bà trong Nội cung ngày xưa hay mất sớm thì cũng không lạ gì. Như ai cũng biết, một 
khi đã vào nội thì không ai còn được tiếp xúc với đàn ông nữa. Khổ nỗi các bà sống 
tù túng trong cung, lại thường hay đau ốm mà thầy thuốc chỉ có các quan Ngự y, toàn 
là đàn ông cả mặc dầu họ đã đứng tuổi. Dưới triều Khải Định, mỗi khi có một bà đau 
thì bà ấy cứ nằm trong mùng, ngoài mùng còn có một bức màn nữa. Bên ngoài người 
ta để một cái ghế đẩu cho bà ấy thò tay ra và để lên. Một quan Ngự y có tuổi, khăn áo 
chỉnh tề, đến chẩn mạch, một bên có một thái giám, bên kia có một bà Quản sự đứng 
chứng kiến. Nhưng sợ quan Ngự y đụng đến tay bệnh nhân thì hai làn da sẽ chạm vào 
nhau, nên người ta đã cẩn thận lấy một mảnh lụa mỏng để quấn vào cườm tay người 
bệnh, rồi quan Ngự y mơi ấn mấy ngón tay vào mảnh lụa ấy để bắt mạch. Khi đau yếu, 
bệnh tật, họ phải ra khỏi hoàng cung để dưỡng bệnh tại Bình An Đường. 
 Thân phận các bà phi khi già thì không được ở trong Nội cung, một số lên ở lăng 
thờ phụng, hương khói hoặc một số trở về quê, khi mất các bà được thờ tại đó hoặc ở 
nhà thờ riêng. 
 Mậu Ngọ, Tự Đức năm thứ 11 [1858], có quy định và cũng là tình nguyện 
của các phi tần, “từ các phi cho đến cung nga, thị nữ, hoặc người có con mà con chết 
trước, cùng là người không có con, nếu xin tình nguyện ở lại chầu trực ở điện thờ, 
mà sau chết đi, thì được thờ ở đấy, cấp cho đồ thờ, xuân thu tế 2 lần, như lệ mọi đền 
thờ khác”.(2) Sau khi mất, các bà được thờ riêng hoặc thờ chung tại một số đền thờ. Ví 
dụ bà Đức phi Lê thị, tức là bà Đệ tam cung, mẹ của Quảng Oai công và Thường Tín 
Quận vương, được thờ ở đền Đức Phi, tại xã Phú Xuân huyện Hương Trà; bà Hiền 
phi Ngô thị được thờ tại đền Hiền Phi, cũng tại xã Phú Xuân; bà Gia phi Phạm thị, mẹ 
của Thọ Xuân Vương, được thờ tại đền Gia Phi, ở Đông Trì Thượng ấp ngoài Kinh 
(1) Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (2003). Đại Nam thực lục. Tập 7. Sđd, tr. 1224-1225.
(2) Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (2003). Đại Nam thực lục. Tập 7. Sđd, tr. 551.
156 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (163) . 2020
Thành. Số đông các bà khác tư bậc Tần, Tiệp dư xuống Mỹ nhân, Tài nhân được thờ 
tại các đền Ý Thục ở vườn Thư Xuân, phía tây Kinh Thành và Lệ Thục ở vườn Thanh 
Phương nằm ở bờ phía tây sông Hộ Thành, trong Kinh Thành...
 4. Các quy định về tang chế và phần mộ khi qua đời
 Điển chế xây dựng lăng mộ của vua, quan, hoàng hậu và các cung phi được quy 
định cụ thể rõ ràng và chặt chẽ theo từng cấp bậc. Việc quy định lăng mộ các phi tần 
được ghi lại trong các nguồn thư tịch. 
 Minh Mệnh năm thứ 19 [1838], nhà vua đã “định các thức nhà thờ ở lăng và 
mộ các phi tần trở xuống (các phi: nhà thờ ở lăng, trong xây, tường gạch cao 4 thước 
1 tấc, chiều dài 2 trượng 7 thước, chiều ngang rộng 2 trượng 7 tấc, ngoài xây tường 
gạch cao 4 thước 5 tấc, dài 5 trượng 4 thước, ngang rộng 4 trượng 5 thước, mặt trước 
chính giữa xây một cửa, cửa dùng gỗ sơn đỏ, phía trong cửa, trước bình phong dựng 
bia đá khắc những chữ: “mỗ phi mỗ thị chi tẩm(1)”. Trước cửa xây thêm sân để lễ 3 
cấp, mỗi cấp rộng 6 thước, mặt trước và tả hữu xây lan can cao 1 thước 8 tấc, chung 
quanh giới hạn cấm đều cách 20 trượng, chỗ giáp giới xây cột gạch để nhớ giới hạn. 
Các tần: nhà thờ ở lăng, trong xây tường gạch cao 3 thước 6 tấc, dài 2 trượng 3 thước, 
rộng 2 trượng 3 tấc, ngoài xây tường gạch cao 4 thước 1 tấc, rộng 4 trượng 5 thước, 
chiều ngang 3 trượng 6 thước, phía trước bên trong cửa ở trước bình phong, có bia 
đá, khắc chữ: “mỗ tần mỗ thị chi tẩm”, chung quanh giới cấm đều 12 trượng”.(2) Bậc 
Tiệp dư trở xuống quy định các mộ trong xây tường gạch cao 3 thước 2 tấc, dài 2 
trượng 1 thước, chiều ngang 1 trượng 8 thước, bên ngoài tường gạch cao 4 thước, dài 
3 trượng 6 thước, chiều ngang 3 trượng 2 thước, cửa mặt trước ở trước bình phong có 
bia đá khắc chữ: “Tiệp dư hoặc Quý nhân, Mỹ nhân, Tài nhân, mỗ thị chi mộ”. Chung 
quanh giới hạn đều 8 trượng. Các hạn lệ giới cấm: nếu gặp dân cư và ruộng sâu khe 
cừ thì cứ chỗ tiếp giáp, xây cột gạch không cứ số trượng, giao cho biền binh canh giữ 
trồng cây cỏ hoa, cốt được xanh tốt, các Kinh doãn, Kinh huyện thời thường tuần tra 
nghiêm cấm dân sở tại không được chôn trộm phần mộ ở trong giới hạn và thả trâu dê 
giày xéo vào cây cỏ lên hoa, kẻ nào phạm phép thì bắt tội. Cho xây dựng từ bến đò đến 
các sở nhà thờ ở lăng và lăng mộ cũng đắp đường đi, để tiện việc đi lại thăm viếng.
 Tự Đức năm thứ 6 [1853], nhà vua lại quy định về “định lệ lăng tẩm của phi tần 
(từ nay về sau, phàm khi định làm lăng tẩm nên tìm nơi đất không khoáng, nếu có mở 
rộng vào mộ cũ bắt phải dời đi chôn chỗ khác, thì chỉ cho dời đến 10 ngôi là cùng, 
không được nhiều quá, làm lụy cho dân”.(3)
 Năm 1858, vua Tự Đức ưu tiên cho các phi tần phụng trực ở Hiếu Lăng và 
Xương Lăng “mỗi nơi 1 cái nhà riêng ở ngoài giới hạn đất cấm. Phàm các phi tần, 
cho đến cung nga, thị nữ, hoặc người có con mà con chết trước, cùng là người không 
(1) Tẩm mộ của phi nào, họ là gì.
(2) Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (2003). Đại Nam thực lục. Tập 5. Sđd, tr. 327-328.
(3) Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (2007). Đại Nam thực lục. Tập 7. Sđd, tr. 278.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (163) . 2020 157
có con, nếu xin tình nguyện ở lại chầu trực ở điện thờ, mà sau chết đi, thì được thờ ở 
đấy, cấp cho đồ thờ, xuân thu tế 2 lần, như lệ mọi đền thờ khác”.(1)
 Đến năm Tự Đức thứ 24 [1871] nhà vua đã quy định cả việc xây dựng tẩm mộ cho 
các cung nhân, cung nga là những bậc thấp nhất trong Nội cung: “Mới định cách thức 
phần mộ của các cung nhân, cung nga, thị nữ. Năm Minh Mệnh thứ 19, từ phi tần cho 
đến tài nhân chưa vào bậc, thể lệ đã được chuẩn định, từ cung nhân trở xuống chưa 
bàn đến. Đến nay mới định cách thức phần mộ cung nhân cho đến thị nữ. Mộ cung 
nhân: Thành tường thân cao 3 thước, dày 1 thước 2 tấc, dài 2 trượng 8 thước, đường 
kính rộng 2 trượng 2 thước. Về mặt trước, phía trong cánh cửa, ở trước bình phong, 
dựng 1 tấm bia đá, khắc chữ mộ của cung nhân họ mỗ... Giới hạn đất cấm, xung 
quanh đều 6 trượng. Chi cho gạch xây 1.000 viên, đá núi 1 đống và 8 phần đống, vôi 
5.000 cân, mật xấu 100 cân, giấy bổi 600 tờ, cánh cửa 2 tấm, đá trắng 5 tấm, dân phu 
50 tên, tiền công 150 quan, gạo 40 phương. 
 Mộ cung nga: Thành tường thân cao 2 thước 8 tấc, dày 1 thước 1 tấc, dài 2 trượng 
5 thước, đường kính rộng 2 trượng, về mặt trước, phía trong cánh cửa, ở trước bình 
phong, dựng 1 tấm bia đá, khắc chữ mộ của cung nga họ mỗ... Giới hạn đất cấm, xung 
quanh đều 5 trượng. Chi cho gạch xây 1.000 viên, đá núi 1 đống và 6 phần đống, vôi 
4.000 cân, mật xấu 90 cân, giấy bổi 500 tờ, cánh cửa 2 tấm, đá trắng 5 tấm, dân 
phu 40 tên, tiền công 120 quan, gạo 32 phương.
 Mộ của thị nữ: Thành tường thân cao 2 thước 5 tấc, dày 1 thước, dài 2 trượng 
2 thước, đường kính rộng 1 trượng 8 thước. Về mặt trước, phía trong cánh cửa, ở 
trước bình phong, dựng 1 tấm bia đá khắc chữ mộ của thị nữ họ mỗ... Giới hạn đất 
cấm xung quanh đều 4 trượng, chi cho gạch xây 1.000 viên, đá một đống và 4 phần 
đống, vôi 3.000 cân, mật xấu 80 cân, giấy bổi 400 tờ, cánh cửa 2 tấm, đá trắng 5 
tấm, dân phu 30 tên, tiền công 90 quan, gạo 24 phương”.(2)
 Dưới thời vua Đồng Khánh [1886], triều đình lại có sự thay đổi và quy mô xây 
dựng lăng mộ và chiếu theo thứ bậc để có quy định rõ ràng và công bằng: “Chuẩn 
cho phần mộ từ cung giai đến thị nữ, từ nay chiểu theo cấp bậc cấp tiền bớt đi. Lệ cũ, 
vật liệu do Nhà nước mua cấp, nhân công thì chiết cấp tiền gạo, các phi tần tiền 400 
quan, gạo 120 phương; bậc tiệp dư, quý nhân, tiền 300 quan, gạo 80 phương; bậc 
mỹ nhân, tài nhân, tiền 240 quan, gạo 64 phương; bậc tài nhân, vị nhập giai và cung 
nhân, tiền 150 quan, gạo 40 phương, bậc cung nga, tiền 120 quan, gạo 32 phương; 
bậc thị nữ, tiền 90 quan, gạo 24 phương. Đến nay cấp bớt đi, phi tần 200 quan; tiệp 
dư, quý nhân 150 quan; mỹ nhân, tài nhân 120 quan; tài nhân, vị nhập giai và cung 
nhân, cung nga 100 quan; thị nữ 80 quan. Như có người giữ việc thờ cúng và thân 
nhân, thì được chiểu lĩnh đem về chiểu lệ xây dựng; không có người giữ việc thờ cúng 
và thân nhân, thì do phủ Thừa Thiên thuê người làm.(37)
(1) Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (2007). Đại Nam thực lục. Tập 7. Sđd, tr. 551.
(2) Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (2007). Đại Nam thực lục. Tập 7. Sđd, tr. 1276-1277.
(3) Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (2003). Đại Nam thực lục. Tập 9. Bản dịch của Viện Sử học. 
 Nxb Giáo dục. Hà Nội. Tr. 254-255.
158 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (163) . 2020
 Cuộc sống trong chốn Nội cung nhiều lúc phức tạp, vua Gia Long từng nói với 
một đại thần người Pháp của mình là J.B. Chaigneau về chốn hậu cung như sau: “Này, 
lát nữa đây, ta sẽ bị vây quanh bởi một đám yêu nữ sẽ hét vào tai điếc cả tai (ngài giả 
giọng và cử chỉ của người phụ nữ đang điên tiết lên):"Muôn tâu bệ hạ, xin bệ hạ xét 
xử công minh cho, con mụ nọ đã chửi thần thiếp; hay là, người ta đã đối xử tệ với hạ 
thần; muôn tâu bệ hạ, xin phân minh cho hạ thần!". Rồi một tá yêu nữ khác lại đến kêu 
than bên lỗ tai: “Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ không còn sủng ái thần thiếp, bệ hạ đã chiếu 
cố kẻ khác, muôn tâu bệ hạ xin đến lượt thần thiếp”.(1) Cuộc sống ở chốn hậu cung 
rất phức tạp, để yên ổn công việc triều chính, triều đình rất sáng suốt đề ra nhiều chính 
sách, cũng như quy chế không khác gì đối với quan văn và quan võ, có chính sách 
thưởng phạt nghiêm minh và đến cả hậu sự khi các bà qua đời cũng phân bổ theo trật 
tự thứ bậc từ thấp lên cao. Chế độ này đã được quy định thành điển chế và đây cũng 
là dụng cụ sắc bén để cai trị đất nước trong mọi hoàn cảnh.
 Thay lời kết
 Chốn hậu cung là một xã hội thu nhỏ, là một thế giới phụ nữ để thực hiện các 
công việc phục vụ cho vua và duy trì nòi giống. Để điều hành toàn bộ chốn Nội cung, 
triều Nguyễn đã lập ra các ty để quản lý chặt chẽ và có chế độ thưởng phạt rất rõ ràng. 
Ngoài ra, triều đình còn có những chế độ ưu đãi cho những người về già và khi về thế 
giới bên kia một cách hậu hĩ, từ nơi ăn, chốn ở, nơi thờ cúng, yên nghỉ. Chính vì vậy, 
dù Nội cung nhà Nguyễn có nhiều chuyện thâm cung bí sử nhưng không có những 
vụ việc nổi đình nổi đám, và tất cả đều tuân theo điển chế của triều đình. Dưới triều 
Nguyễn, cuộc sống Nội cung phần nào cũng yên ổn, không như chốn Nội cung của 
Trung Hoa. Nhờ cách tổ chức và phân cấp quản lý rõ ràng minh bạch mà mọi hoạt 
động trong chốn Nội cung vốn phức tạp, “vua Gia Long thường nói việc trị quốc đối 
với ngài dễ hơn và ít nhọc công hơn là việc cai quản cung cấm”(2) lại trở nên yên ổn.
 L T A H
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (2003). Đại Nam thực lục. Tập 1,2,4,5, 6,7,9. Bản dịch của 
 Viện Sử học. Nxb Giáo dục. Hà Nội. 
2. Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (2007-2012). Khâm định Đại Nam hội điểm sự lệ tục biên. Tập 1, tập 
 3, tập 6. Bản dịch của Viện Sử học và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Nxb Khoa học Xã hội. 
3. Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (1993). Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Tập 13. Bản dịch 
 của Viện Sử học. Nxb Thuận Hóa. Huế. 
4. Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau. (2016). Bản dịch Lê 
 Đức Quang - Trần Đình Hằng. Nxb Thuận Hóa. Huế.
5. Michel Đức Chaigneau. “Souvenirs de Huế”. Tạp chí BAVH, năm 1941.
6. Tôn Thất Bình. (1996). Đời sống trong Tử Cấm Thành. Nxb Đà Nẵng. 
7. Lưỡng Kim Thành. (2012). Chuyện các bà hoàng bà chúa triều Nguyễn. Nxb Thuận Hóa. Huế. 
(1) Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau. Sđd, tr. 198.
(2) Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau. Sđd, tr.198.

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_hoat_dong_va_cuoc_song_cua_cac_ba_trong_noi_cung_nha.pdf