Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch

TÓM TẮT

Cách tiếp cận chuỗi giá trị được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu kinh tế nhằm đưa các sản

phẩm ra thị trường một cách hiệu quả. Phương pháp này có ý nghĩa lớn đối với việc sản xuất ổn

định và bền vững sản phẩm, dịch vụ, ngành hàng. Mặc dù khái niệm và cách tiếp cận chuỗi giá trị

khá phổ biến trong nhiều ngành kinh tế khác nhau nhưng trong ngành du lịch – một ngành dịch

vụ tổng hợp có tính liên kết cao – cách tiếp cận này lại chưa thực sự phổ biến. Chuỗi giá trị các sản

phẩm du lịch biểu hiện trong một cuộc hành trình trong đó du khách chuyển động giữa một loạt

các dịch vụ được nối kết với nhau. Các dịch vụ này có thể (và thường) được cung cấp bởi nhiều

nhà cung cấp riêng lẻ khác nhau. Tính chuỗi của hoạt động du lịch, vì thế có sự khác biệt so với

các sản phẩm hữu hình, đồng thời rất quan trọng trong việc phân tích để thúc đẩy nâng cao giá trị,

đáp ứng nhu cầu khách hàng và gia tăng lợi ích cho các bên liên quan. Thông qua việc trình bày

về cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị nói chung và áp dụng trong ngành du lịch nói riêng, bài

viết hướng đến việc giới thiệu và nhìn nhận phân tích chuỗi giá trị như một cách tiếp cận hiệu quả

trong các nghiên cứu phát triển du lịch. Việc áp dụng phân tích chuỗi giá trị đối với ngành và các

hoạt động du lịch sẽ đem lại một cái nhìn vừa khái quát vừa cụ thể đối với tất cả các chủ thể trực

tiếp, gián tiếp liên quan, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm/

dịch vụ, giá trị gia tăng của toàn chuỗi và lợi ích kinh tế - xã hội cho các bên

Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch trang 1

Trang 1

Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch trang 2

Trang 2

Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch trang 3

Trang 3

Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch trang 4

Trang 4

Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch trang 5

Trang 5

Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch trang 6

Trang 6

Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch trang 7

Trang 7

Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch trang 8

Trang 8

Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 7400
Bạn đang xem tài liệu "Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch

Tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu phát triển du lịch
 cao
hiệu quả quản trị bao gồm: chính sách quy hoạch và
phát triển du lịch được kiểm soát chặt bởi chính quyền
và các tổ chức quản lý tại điêm đến nên vai trò quyền
lực của những thiết chế này rất cần được lưu ý; không
giống các sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo,
sản phẩm và dịch vụ du lịch không thể di chuyển từ
chỗ này sang chỗ khác mà chính du khách sẽ phải di
412
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(3):408-416
chuyển tới các điểm đến để sử dụng dịch vụ và trải
nghiệm các hoạt động du lịch, do vậy với vai trò trung
gian cầu nối giữa du khách và các dịch vụ, điểm đến
du lịch, các tổ chức, công ty lữ hành và du lịch có một
vị trí rất quan trọng trong chuỗi giá trị du lịch; các
sản phẩm du lịch không thể được đánh giá trước khi
được tiêu thụ nên những hành vi cơ hội của các nhà
cung cấp hay khách hàng (như lừa gạt) khó kiểm soát
hơn trong ngành công nghiệp chế tạo; các tài nguyên
du lịch có tính chất công cộng nên khó ngăn chặn và
kiểm soát việc khai thác quá mức nên việc quản trị
chuỗi giá trị du lịch rất cần hướng đến tạo sự cân bằng
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên9.
Ở một góc nhìn hẹp hơn, phân tích chuỗi giá trị du
lịch cũng có thể hướng đến một loại hình du lịch cụ
thể với những nhóm sản phẩm đặc trưng. Lấy một ví
dụ về du lịch nông nghiệp, chuỗi giá trị trong trường
hợp này có thể được nhìn nhận và triển khai theo 6
nhóm sản phẩm cấu thành của chuỗi, bao gồm: (1)
Thực phẩm, (2) đồ uống, (3) thảo dược, (4) lưu niệm-
nội thất- trang trí, (5) vải- may mặc và (6) dịch vụ du
lịch nông thôn. Đây có thể được xem là một trong
những tác nhân liên kết ngang tạo nên mắt xích “sản
phẩm cung ứng” trong chuỗi du lịch nông nghiệp -
nông thôn. Sự liên kết của 6 nhóm sản phẩm này tạo
nện những giá trị văn hóa, thực dưỡng và giá trị vật
chất, tinh thần trong khai thác hoạt động du lịch nông
nghiệp tại các địa phương. Từng nhóm sản phẩm sẽ
có những vai trò, thế mạnh riêng trong khai thác hoạt
động du lịch và tạo nên giá trị dịch vụ, du lịch của
vùng miền. Ví dụ nhóm thực phẩm và đồ uống sẽ
tạo nên giá trị ẩm thực tại điểm đến, nhóm lưu niệm-
nội thất –trang trí, vải-may mặc sẽ tạo nên giá trị văn
hóa, cácmónhàng lưu niệmđặc trưng của vùngmiền,
nhóm dịch vụ du lịch nông thôn tạo nên nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú và đa
dạng. Ngoài ra việc du khách tham gia trải nghiệm,
tạo ra các các sản phẩm của chính họ từ nguồn tài
nguyên du lịch bản địa sẽ mang lại cảm giác thú vị và
những ấn tượng sâu sắc cho du khách khi đến với loại
hình du lịch nông nghiệp - nông thôn.
Ý NGHĨA CỦA TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ
TRỊ TRONGNGHIÊN CỨU PHÁT
TRIỂN DU LỊCH
Việc áp dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên
cứu phát triển du lịch có thể đem lại những lợi ích sau:
Trước hết, việc phân tích chuỗi giá trị du lịch sẽ tạo
ra một bức tranh khái quát cho toàn bộ các khâu sản
xuất, phân phối và tiêu dùng dịch vụ, sản phẩm du
lịch, trên cơ sở đó có một cái nhìn cụ thể và trực quan
về những gì đang diễn ra trong thực tiễn hoạt động
phát triển du lịch, những gì chưa được khai thác hiệu
quả và những đề xuất đối với từng nhómchủ thể trong
từng khâu, những việc có thể làm để cải thiện tình
hình, gia tăng lợi thế cạnh tranh, gia tăng lợi ích, nâng
cấp chuỗi. Xét cho cùng, sức mạnh của một chuỗi chỉ
được tính ngang bằng vớimắt xích yếu nhất của nó15,
do vậy, thông qua phân tích chuỗi giá trị du lịch, các
nhà lập chính sách hay quản lý có thể nhận biết được
những điểm yếu của chuỗi trong từng khâu, trên cơ
sở đó có những chính sách, thay đổi cần thiết để khắc
phục hạn chế, gia tăng lợi thế và những tác động tích
cực.
Không chỉ vậy, việc phân tích chuỗi giá trị có thể chỉ
ra tất cả các chủ thể liên quan, các khâu trong từng
giai đoạn của chuỗi cũng như sự phân phối lợi ích
trong từng khâu tới từng nhóm chủ thể. Trên cơ sở
này, những chủ thể cơ bản trong chuỗi sẽ được làm
rõ, những khó khăn, hạn chế (nếu có) của từng nhóm
chủ thể trong quá trình tham gia chuỗi cũng sẽ được
chỉ ra. Trong bối cảnh du lịch bền vững phát triển với
mục tiêu hướng đến gia tăng lợi ích cho cộng đồng địa
phương tại điểm đến như hiện nay, phân tích chuỗi
giá trị có thể góp phần quan trọng vào việc chỉ ra thực
trạng, rào cản hay đề xuất các giải pháp cho sự tham
gia của cộng đồng địa phương vào chuỗi du lịch.
Không chỉ cộng đồng địa phương nói chung, từng
nhóm yếu thế và đặc biệt là người nghèo cũng có thể
được làm rõ vai trò, sự tham gia và lợi ích trong chuỗi
giá trị du lịch15, trên cơ sở đó, thúc đẩy vai trò của họ
trong chuỗi, gia tăng lợi ích cho họ và cải thiện công
bằng xã hội.
Bên cạnh đó, tiếp cận chuỗi giá trị cũng được xem là
một phương pháp nghiên cứu hiệu quả trong đánh
giá các tác động của điểm đến 15. Theo Carter, R. –
Fabricius, M. 200716, điểm đến liên quan tới rất nhiều
chủ thể như chính quyền địa phương, các điểm tham
quan, các nhà cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp bổ
trợ, các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực liên
quan du lịch..Sự hợp tác giữa các chủ thể này tương
tự như những kết nối trong một chuỗi, nếu họ không
được nối kết với nhau thì chuỗi sẽ đứt gãy. Nếu các
chủ thể chính triển khai các hoạt động tại điểm đến
du lịch không được kết nối, hoặc ngay cả khi họ có
sẽ nối kết nhưng có những mắt xích hoạt động yếu và
cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng thấp thì đánh
giá về toàn bộ điểmđến cũng sẽ bị tác động tiêu cực 16.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cách
tiếp cận mang tính “truyền thống” trong phát triển
du lịch trước đây thường chỉ tập trung vào các nhà
cung cấpmà chưa chú trọng tới yếu tố nhu cầu của thị
trường15. Do đó, cách tiếp cận chuỗi giá trị trong phát
triển du lịch được xem là có tính bền vững và đem lại
khả năng cạnh tranh cao hơn15 cho các tác nhân trong
413
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(3):408-416
chuỗi khi định hướng tới hệ thống thị trường với mục
tiêu đem lại giá trị gia tăng cao cho từng khâu trong
chuỗi.
Trong bối cảnh cụ thể của công ty du lịch, phân tích
chuỗi giá trị được xemnhưmột công cụ hiệu quả giúp
cho nhà quản trị, người giữ vai trò quản lý trong tổ
chức, doanh nghiệp du lịch xác định đâu là những
hoạt động chính của một công ty, một sản phẩm, một
ngành hàng và xác định xem mỗi hoạt động đã góp
phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát
triển của công ty, của ngành hàng đó như thế nào4,
giá trị gia tăng được tạo ra từ sản phẩm, dịch vụ ấy đã
hiệu quả hay chưa và lợi ích thu về từ sản phẩm, dịch
vụ, hoạt động đó có thể được tối đa hóa như thế nào.
Như vậy, cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị là một
công cụ mô tả nhằm giúp cho nhà quản trị du lịch
kiểm soát được sự tương tác giữa những tác nhân
tham gia khác nhau trong chuỗi và đo lường được
hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành hàng và xác
định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân để
có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp. Phân tích
chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định
sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong
chuỗi, từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa các yếu tố
trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công
bằng, tạo ra nhiều hơn giá trị tăng thêm và nâng cao
lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Phương pháp này
cũng giúp cho các nhà lập chính sách có nguồn thông
tin cần thiết để có những giải pháp phù hợp và không
ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô nhằm phát triển
bền vững chuỗi ngành hàng4.
Có thể nói, tiếp cận phân tích chuỗi giá trị trong các
nghiên cứu phát triển du lịch sẽ góp phần đem lại
những nhận thức đa chiều, làm rõ vai trò và mối liên
hệ của tất cả cácmắt xích, các bên liên quan trong hoạt
động phát triển du lịch, giúp nhận diện lợi thế cạnh
tranh, ưu - nhược điểm của từng khâu trong chuỗi,
trên cơ sở đó có những khuyến nghị, giải pháp phù
hợp nhằm hướng đến tối đa hóa lợi ích. Cách tiếp
cận này có ý nghĩa đối với mọi ngành kinh tế, với du
lịch – một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp hướng đến
đáp ứng một chuỗi các nhu cầu nối tiếp trong hành vi
du lịch của du khách – thì đây càng là một cách tiếp
cận cần thiết và hữu ích, nó không chỉ đem lại những
lợi ích kinh tế qua việc gia tăng lợi nhuận trong từng
khâu cho từng nhóm chủ thể trong chuỗi mà còn đem
lại những lợi ích xã hội khi tạo điều kiện thúc đẩy sự
công bằng, giảm thiểu những khó khăn và gia tăng sự
tham gia của những nhóm yếu thế trong cộng đồng
địa phương vào hoạt động du lịch.
KẾT LUẬN
Phân tích chuỗi giá trị là cách tiếp cận phổ biến được
áp dụng cho nhiều ngành kinh tế, qua đó hướng đến
mục tiêu nắm rõ các công đoạn, các khâu trong suốt
vòng đời của một sản phẩm, trên cơ sở đó nâng cao
giá trị gia tăng cho toàn chuỗi và đem lại lợi ích lớn
hơn cho các bên tham gia chuỗi.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp với đặc trưng
là sự kết nối nhiều sản phẩm và dịch vụ để cùng đáp
ứng các nhu cầu trong một chuyến đi của du khách.
Việc áp dụng phân tích chuỗi giá trị đối với ngành và
các hoạt động du lịch sẽ đem lại một cái nhìn vừa khái
quát tất cả các mắt xích/ khâu, vừa cụ thể từng khâu
từng mắt xích trong toàn bộ các hoạt động đối với tất
cả các chủ thể trực tiếp, gián tiếp liên quan nhằmmục
đích cuối cùng là nâng cao chất lượng, hiệu quả sản
phẩm/ dịch vụ, giá trị gia tăng của toàn chuỗi và lợi
ích kinh tế - xã hội cho các bên.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
GTZ: Deutsche Gesellschaft für Technische Zusam-
menarbeit – Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Không có xung đột lợi ích
TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Các đồng tác giả có đóng góp tương đương
- Ngô Thị Phương Lan: Cung cấp tài liệu và định
hướng cấu trúc, phương pháp.
- NguyễnThị Vân Hạnh: Viết bản thảo bài báo.
LỜI CẢMƠN
Đây là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước ”Phát triển
chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông
Cửu Long trong bối cảnh mới”. Mã số: KX.01.52/16-
20.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Hiếu LTT. Phân tích chuỗi giá trị và hiệu quả sản xuất của các
hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL. Luận án tiến sĩ Kinh tế Trường Đại học
Kinh tế TPHCM. 2019;.
2. MeteB,Acuner E. A value chain analysis of Turkish tourismsec-
tor. International Journal of Business and Management stud-
ies. 2014;3(02):499–506.
3. Nghi NQ. Phân tích chuỗi giá trị sản phẩmkhómcủahộnghèo
ở tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ.
2015;40:75–82.
4. Học NQ. Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình. Luận
văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Thăng Long.
2015;.
5. UN Economic and Social Commission for Asia and the Pacific.
Study in Trade and Investment No. 59, Linking Mekong Sub-
region businesses to international markets: The role of global
value chains, production chains and international business
clusters . 2007;.
6. Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ). Cẩm nang Valuelink
Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị. Eschborn. 2007;.
414
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(3):408-416
7. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Bộ công cụ hướng dẫn giảm
nghèo thông qua du lịch. Hà Nội. 2012;.
8. Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Cẩm nang hướng dẫn thực
hành quản lý điểm đến. Chương trình năng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp nhỏ ASEAN. 2008;.
9. Song H, et al. Tourism value chain governance: Reviews and
prospects. Journal of Travel research. 2013;52(1):15–28. Avail-
able from: https://doi.org/10.1177/0047287512457264.
10. Hawkins D, Nikolova M. Knowledge Applications for Com-
petitive Destinations: A Visitor Experience Value Chain Ap-
proach. XVI General Assembly of the World Tourism Organi-
zation. Senegal. 2005;.
11. Kỳ NQ. Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống:
Chuỗi giá trị du lịch và những vấn đề đặt ra trong
tái cơ cấu ngành. Báo Du lịch. 2018;Available from:
cuoc-song-Chuoi-gia-tri-du-lich-va-nhung-van-de-dat-ra-
trong-tai-co-cau-nganh-03-13624.html.
12. Thanh TD. Nhập môn khoa học Du lịch. Hà Nội. NXB ĐHQG
Hà Nội. 2005;.
13. Minh DN, Đình VL. Kinh tế du lịch và Du lịch học; bản dịch của
Nguyễn Xuân Quý. TPHCM. NXB Trẻ. 2001;.
14. Trang NTHT. Xây dựng chuỗi giá trị ngành du lịch thành phố
Cần Thơ. Luận văn tốt nghệp Trường Đại học Cần Thơ. 2011;.
15. Mitchell J. Value chain approaches to assessing the impact of
tourism on low-income households in developing countries.
Journal of Sustainable Tourism. 2012;20(3):457–475. Available
from: https://doi.org/10.1080/09669582.2012.663378.
16. Bakucz M. Tourism Value Chain Management as a Tool for
Effective Tourism Destination Development The Case of Pécs
ECoC 2010. ACTA Universitatis Danubius. 2011;7(3):46–63.
415
Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 4(3):408-416
Open Access Full Text Article Communication
The University of Social Sciences and
Humanities, VNU-HCM
Correspondence
Nguyen Thi Van Hanh, The University of
Social Sciences and Humanities,
VNU-HCM
Email:
nguyenthivanhanh@hcmussh.edu.vn
History
 Received: 19/03/2020
 Accepted: 09/05/2020
 Published: 09/08/2020
DOI : 10.32508/stdjssh.v4i3.562
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Value chain approach in tourism development study
Ngo Thi Phuong Lan, Nguyen Thi Van Hanh*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Value chain approach is popularly applied in economic researches in order to effectively bring out
products to themarket. This kind ofmethod plays ameaningful role in stable and sustainableman-
ufacture of products and services. Although the concept and approach of value chain have been
used commonly in many economic branches, in the tourism area – a multi-service industry with
high connections, this approach has not been widely applied. The value chain of tourism products
is expressed in a journey in which tourists move within a number of linked services. These services
can be (and are often) offered by different providers. Consequently, the value chain of tourism is
different from other tangible products and is very important in the analysis to enhance the product
value, to meet customers' need and to promote benefits for all stakeholders. Through mention-
ing the approach to analyze the value chain and its potential application in the field of tourism,
this article aims at introducing, considering and analyzing value chain as an effective approach
in tourism development study. Applying value chain analyzing to tourism industry and activities
will provide both generalized and specific vision of all direct and indirect subjects in order to en-
hance the quality, efficiency and added value of the tourism products/services and to promote the
economic-social interest of all stakeholders.
Key words: value chain, tourism, tourism products
Cite this article : LanN T P, HanhN T V.Value chain approach in tourismdevelopment study . Sci. Tech.
Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(3):408-416.
416

File đính kèm:

  • pdftiep_can_chuoi_gia_tri_trong_nghien_cuu_phat_trien_du_lich.pdf