Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp

Tóm tắt

Bài viết phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp. Số liệu

nghiên cứu thu thập từ nguồn thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp 105 khách du lịch nội địa. Kết qu

ả nghiên cứu cho thấy, du lịch sinh thái miệt vườn với nhiều loại trái cây đặc sản, hoạt động trải

nghiệm phong phú, gần gũi thiên nhiên, văn hóa địa phương nên có tiềm năng phát triển lớn. Các

yếu tố phát triển du lịch sinh thái miệt vườn được đánh giá gồm cảnh quan, hoạt động du lịch, hạ

tầng kỹ thuật, phương tiện phục vụ, nhân viên, giá cả dịch vụ và an ninh, an toàn của điểm đến.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển loại hình du

lịch hấp dẫn này gồm: tăng cường quảng bá, tổ chức các tour du lịch sinh thái miệt vườn, cải tạo

cảnh quan, đa dạng hoạt động du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực, cung cấp dịch vụ du lịch với giá hợp

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp trang 1

Trang 1

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp trang 2

Trang 2

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp trang 3

Trang 3

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp trang 4

Trang 4

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp trang 5

Trang 5

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp trang 6

Trang 6

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp trang 7

Trang 7

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp trang 8

Trang 8

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp trang 9

Trang 9

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 4260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp
thực 3,10 0,83 Trung bình
Nguồn: Kết quả khảo sát 105 du khách.
bốn bánh khó di chuyển, thiếu bãi đỗ và chỗ 
quay đầu xe. Nhiều điểm du lịch thiếu quan tâm 
đến việc dọn dẹp nhà vệ sinh lịch sự, sạch sẽ, 
thiếu thùng chứa rác thải. Một số yếu tố khác 
như điểm dừng chân nghỉ ngơi, cổng chào, 
nông cụ, các phương tiện di chuyển, cửa hàng 
quà lưu niệm hay khu ẩm thực cũng chưa được 
quan tâm đầu tư đúng mức.
Về nhân viên phục vụ: Theo kết quả khảo 
sát ở Bảng 4, du khách cảm thấy hài lòng với sự 
thân thiện, chân thành, lịch sự, mến khách của 
người dân địa phương. Yếu tố này cần tiếp tục 
duy trì, phát huy để làm hài lòng du khách. Tuy 
nhiên, do người làm du lịch chủ yếu là nông dân 
địa phương, chưa được đào tạo về kỹ năng giao 
tiếp, ứng xử, truyền đạt thông tin nên phục vụ 
chưa chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, kiến thức, 
sự hiểu biết về các di tích lịch sử, văn hóa địa 
phương chưa thực sự phong phú để thỏa mãn 
du khách. Trang phục của nhân viên phục vụ 
cũng chưa thể hiện được nét riêng của người 
dân Nam Bộ.
Bảng 4. Đánh giá của du khách về nhân viên phục vụ
TT Nội dung
Điểm trung 
bình
Độ lệch 
chuẩn
Mức độ 
cảm nhận
1 Người dân thân thiện, lịch sự, mến khách 3,42 0,92 Hài lòng
2 Thái độ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, truyền đạt 2,76 1,04 Trung bình
3 Sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ 2,86 0,66 Trung bình
4 Kiến thức, sự hiểu biết về địa phương 3,40 1,08 Trung bình
5 Trang phục của nhân viên 2,77 0,65 Trung bình
Nguồn: Kết quả khảo sát 105 du khách.
53
Bảng 5. Đánh giá của du khách về giá cả dịch vụ
TT Nội dung
Điểm trung 
bình
Độ lệch 
chuẩn
Mức độ 
cảm nhận
1 Giá vé vào cổng, giữ xe 3,76 0,83 Hài lòng
2 Giá cả dịch vụ ẩm thực 3,44 0,71 Hài lòng
3 Giá trái cây tại vườn 3,53 0,87 Hài lòng
4 Giá cả các hoạt động vui chơi giải trí 3,36 1,10 Trung bình
Nguồn: Kết quả khảo sát 105 du khách.
Về giá cả dịch vụ: Các điểm DLSTMV là 
địa chỉ thu hút chủ yếu người dân thành thị với 
thu nhập tương đối cao. Do đó, họ cảm thấy hài 
lòng với giá vé vào cổng, giữ xe, giá dịch vụ ẩm 
thực và các loại trái cây. Điểm trung bình trong 
đánh giá về giá cả các hoạt động vui chơi giải trí 
khác cũng khá cao. Để làm hài lòng du khách, các 
điểm du lịch miệt vườn nên giữ giá tham quan, 
trải nghiệm hợp lý, không chặt chém du khách 
vào các dịp lễ hội, chính vụ thu hoạch trái cây 
và mùa cao điểm du lịch.
Bảng 6. Đánh giá của du khách về an ninh, an toàn của điểm đến
TT Nội dung
Điểm trung 
bình
Độ lệch 
chuẩn
Mức độ 
cảm nhận
1 Mức độ an toàn của phương tiện di chuyển 2,94 0,77 Trung bình
2 Bán hàng rong, vé số, trộm cắp, ăn xin, chèo kéo 3,26 0,69 Trung bình
3 An toàn vệ sinh thực phẩm 3,36 0,87 Trung bình
Nguồn: Kết quả khảo sát 105 du khách.
Về vấn đề an ninh, an toàn cho du khách: 
Bảng 6 cho thấy đánh giá của du khách về vấn 
đề an ninh, an toàn của điểm đến DLSTMV, tất 
cả các yếu tố ở mức trung bình. Trong đó, mức 
độ an toàn của phương tiện di chuyển có điểm 
trung bình thấp nhất. Như đã phân tích, các điểm 
DLSTMV nằm ở xa trung tâm đô thị, đường đi 
cách trở hoặc phải di duyển qua tàu, phà. Tuy 
nhiên, nhiều bến khách qua sông đang xuống 
cấp, sạt lở, phương tiện có tải trọng nhỏ, thiếu 
phao cứu sinh, gây mất an toàn cho du khách. 
Tại một số điểm đến, tình trạng bán hàng rong, 
vé số, ăn xin, còn phổ biến. Thêm vào đó, dịch 
vụ ẩm thực một số nơi chưa đảm bảo vệ sinh an 
toàn thực phẩm, nguồn nguyên liệu chế biến chưa 
được lựa chọn và kiểm định kỹ. Hiện nay, một 
số nhà vườn áp dụng quy trình sản xuất trái cây 
sạch theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Tuy 
nhiên, phần lớn người dân còn sản xuất theo kiểu 
truyền thống và lạm dụng phân bón, thuốc bảo 
vệ thực vật để tăng năng suất.
3.3. Giải pháp góp phần phát triển 
DLSTMT ở tỉnh Đồng Tháp
Dựa trên kết quả đánh giá của du khách, kết 
hợp với thông tin ghi chép thông qua khảo sát 
thực địa, bài viết đề xuất 6 nhóm giải pháp phát 
huy ưu thế, khắc phục những mặt còn hạn chế 
nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đối với 
DLSTMV tỉnh Đồng Tháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường quảng bá, giới thiệu 
loại hình du lịch hấp dẫn này trên các phương 
tiện truyền thông, đặc biệt là các trang thông tin 
du lịch, mạng xã hội, hội chợ xúc tiến du lịch, 
các ấn phẩm, sách, tạp chí. Thiết kế, đặt các biển 
quảng cáo, biển chỉ dẫn đến điểm DLSTMV trên 
các tuyến quốc lộ, ngã ba, ngã tư có đông người, 
phương tiện qua lại. Thực hiện phóng sự giới 
thiệu các loại trái cây đặc sản của tỉnh, sản phẩm 
chế biến từ trái cây và những điểm DLSTMV 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 6, 2020, 46-56
54
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
tiêu biểu. Ngoài ra, cần xác định, lựa chọn những 
điểm DLSTMV độc đáo để có chính sách hỗ trợ, 
khuyến khích các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, 
khai thác các tour, tuyến tham quan, trải nghiệm 
tại các điểm DLSTMV trên địa bàn.
Thứ hai, về cảnh quan: Các điểm DLSTMV 
cần quan tâm cải tạo vườn cây xanh tốt, thoáng 
mát, sạch sẽ và dọn sạch cỏ dại, trồng nhiều loại 
cây trái khác nhau, tập trung vào những cây ăn 
trái có thế mạnh, đặc sản của địa phương. Cần 
sử dụng các chất liệu sinh thái trong xây dựng 
như cừ tràm, mây, tre, lá, gốm sứ,... tránh việc 
“bê tông hóa” quá mức ảnh hưởng đến cảnh quan 
thiên nhiên, không khí trong lành, thanh bình vốn 
của làng quê. Các dòng kênh, mương, đường giao 
thông nông thôn,... cần thoáng đãng, sạch sẽ, 
không rác thải nhằm tạo thiện cảm đối với khách 
tham quan và giữ gìn cảnh quan sông nước tươi 
đẹp, cuốn hút. Bên cạnh đó, tuyên truyền, giáo 
dục ý thức bảo vệ môi trường cho cho cán bộ, 
công nhân viên, khách du lịch bằng nhiều hình 
thức như đặt biển hướng dẫn, bộ quy tắc ứng 
xử tại điểm tham quan, đặt thêm sọt rác dọc các 
lối đi và các vị trí thuận tiện khác. Nên có nhân 
viên dọn vệ sinh, phân loại rác để xử lí. Ngoài ra, 
cơ quan chức năng ở địa phương cần vận động 
người dân trồng hoa dọc theo các tuyến đường 
giao thông tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
Thứ ba, về các hoạt động DLSTMV: Cần 
phát triển đa dạng các sản phẩm như tát đìa bắt 
cá, hái rau; thưởng thức đờn ca tài tử, hò Đồng 
Tháp; quà lưu niệm, quà đặc sản địa phương; hái 
và thưởng thức trái cây tươi tại vườn; bơi xuồng 
ngắm cảnh; đạp xe ngắm phong cảnh làng quê; 
ẩm thực; trò chơi dân gian và các hoạt động 
vui chơi giải trí khác. Bên cạnh các sản phẩm 
DLSTMV hiện có, cần đa dạng hóa và liên tục 
đổi mới để tránh gây nhàm chán cho du khách. 
Xây dựng các tuyến, điểm DLSTMV kết hợp 
với du lịch trải nghiệm làng nghề truyền thống, 
tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, du 
lịch homestay. Đẩy mạnh hình thức du lịch học 
tập, trải nghiệm nghề làm vườn, cùng sinh hoạt, 
ăn uống, tham gia lao động, trồng cây, tưới cây, 
thu hoạch để du khách cảm nhận được sự vất vả, 
không khí tất bật như những nông dân miệt vườn. 
Qua đó, du khách hiểu biết thêm về các loại cây 
ăn trái, bổ sung thêm kiến thức đã học trong sách 
vở và hiểu biết hơn về văn hóa miền Tây Nam 
Bộ. Ngoài ra, cần khuyến khích sự tham gia của 
cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch 
như cung cấp dịch vụ ăn uống với các món ăn 
đặc sản địa phương, hướng dẫn du khách tham 
quan, tìm hiểu, trải nghiệm các nghề thủ công 
truyền thống, hướng dẫn du khách tự tay làm các 
sản phẩm theo ý thích, sản xuất và bán quà lưu 
niệm, cung cấp dịch vụ lưu trú và các hình thức 
vui chơi giải trí,... Hiện nay, một số chủ vườn 
còn phát triển mô hình “Cây xoài nhà tôi”, “Cây 
cam vườn tôi”... Du khách đến tham quan vườn 
cây ăn trái có cơ hội sở hữu những cây mình 
yêu thích. Mỗi cây có lí lịch trích ngang gồm 
các thông tin và hình ảnh về chiều cao, đường 
kính tán, năm tuổi, năng suất bình quân, chủng 
loại... Sau khi mua, du khách kí hợp đồng và trở 
thành chủ sở hữu thực thụ. Trong khoảng thời 
gian hợp đồng, nguồn lợi thu được sẽ hoàn toàn 
thuộc về người mua và người bán sẽ chịu trách 
nhiệm chăm sóc cây đến khi cho trái. Những du 
khách không có nhiều điều kiện đến thăm vườn 
thường xuyên, chủ vườn sẽ hỗ trợ bố trí, lắp đặt 
camera để tiện việc theo dõi sự sinh trưởng và 
phát triển của cây. Đây cũng là cách làm du lịch 
mới cần được phát huy.
Thứ tư, cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục 
vụ sản xuất và du lịch: Do đặc thù các điểm 
DLSTMV thường cách xa các trục giao thông 
chính, đường quê nhỏ hẹp, xe bốn bánh khó tiếp 
cận nên cần chú trọng phát triển hạ tầng giao 
thông rộng rãi để du khách thuận tiện đi lại. Một 
số điểm du lịch nằm ở các cù lao trên sông, đò 
ngang cách trở nên cần đầu tư lại các bến khách 
qua sông, tàu phà trang bị đầy đủ áo phao, đảm 
bảo tải trọng cho xe du lịch, lắp đặt thêm các 
sơ đồ, biển chỉ đường, nhà chờ phà sang sông 
kết hợp trưng bày, giới thiệu sản vật địa phương 
và hoạt động du lịch. Điểm DLSTMV cần có 
nơi đậu xe ô tô, vị trí quay xe; có nhà vệ sinh 
55
đầy đủ, sạch sẽ; có điểm dừng chân, ghế ngồi 
nghỉ ngơi; có cổng chào đẹp, bắt mắt. Đồng 
thời, trang bị đầy đủ nông cụ hái trái cây, quần 
áo nhà nông, dụng cụ bắt cá, phương tiện di 
chuyển như xe đạp, xe đạp đôi, xuồng,... để du 
khách sử dụng khi có nhu cầu. Các cửa hàng 
quà lưu niệm, đặc sản và khu dịch vụ ẩm thực 
xung quanh cần được đầu tư đồng bộ, vừa phải, 
hài hòa với cảnh quan miệt vườn sông nước và 
văn hóa, lối sống bình dị của làng quê, kết hợp 
tiêu thụ tại chỗ hàng nông sản.
Thứ năm, về phát triển nguồn nhân lực: Sự 
thân thiện, chân thành, lịch sự, mến khách của 
người dân địa phương; kiến thức, sự hiểu biết; 
thái độ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, truyền đạt 
thông tin; và sự chuyên nghiệp trong cách phục 
vụ nên được đề cao. Do đó, cần đào tạo, bồi 
dưỡng, nâng cao sự hiểu biết của người dân về 
lợi ích và trách nhiệm phát triển du lịch, về kiến 
thức, thái độ, kỹ năng, nghiệp vụ, cách thức giao 
tiếp, hướng dẫn du khách Cơ quan chức năng 
cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn, học viên là 
cán bộ phụ trách du lịch của các khu di tích, điểm 
tham quan du lịch làng nghề, các doanh nghiệp du 
lịch, lữ hành, cơ sở lưu trú và các điểm DLSTMV 
trên địa bàn tỉnh. Chương trình đào tạo cần được 
xây dựng sát với nhu cầu thực tiễn. Thực hiện 
đào tạo mới, đào tạo lại, mời giảng viên chuyên 
ngành có uy tín, am hiểu về DLSTMV, văn hóa, 
lối sống, tiềm năng tự nhiên và điều kiện phát 
triển du lịch của Đồng Tháp. Các kiến thức, kỹ 
năng, nghiệp vụ, quy trình phát triển sản phẩm 
du lịch, xu hướng du lịch, tài liệu, giáo trình phải 
đơn giản, dễ hiểu để người dân dễ nắm bắt, áp 
dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, cần tổ chức cho 
cán bộ quản lí và người dân địa phương tham 
quan, học hỏi kinh nghiệm làm DLSTMV thành 
công ở trong và ngoài tỉnh. Nhân viên phục vụ 
cần có trang phục đẹp, phù hợp với lối sống, văn 
hóa của người dân Đồng Tháp.
Thứ sáu, về giá cả dịch vụ và vấn đề an 
ninh, an toàn cho du khách: Vấn đề vệ sinh an 
toàn thực phẩm rất quan trọng và cần được quan 
tâm nhiều hơn. Do vậy, người dân cần tiếp tục 
đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu 
chuẩn xanh, sạch, tiêu chuẩn VietGAP do Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định 
để sản xuất sản phẩm nông sản an toàn, đảm bảo 
vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh 
thái. Ngành du lịch cần tiếp tục có nhiều giải 
pháp bảo vệ an toàn cho du khách tại các điểm 
đến như trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ, 
mặc áo phao, đội mũ bảo hiểm... khi tham gia 
các hoạt động vui chơi. Không để đối tượng ăn 
xin, bán hàng rong, bán vé số,... làm phiền du 
khách tham quan, trải nghiệm. Vận động người 
dân cam kết, không tăng giá dịch vụ vào dịp cao 
điểm như lễ, tết, thu hoạch trái cây chính vụ... 
Thực hiện công khai giá vé tham quan, các dịch 
vụ vui chơi giải trí đi kèm và bán đúng giá niêm 
yết, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, chặt 
chém du khách.
4. Kết luận
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng những 
giá trị nhân văn đặc sắc, DLSTMV ở tỉnh Đồng 
Tháp có sức hấp dẫn lớn và dần định vị được 
thương hiệu uy tín. Phát triển các hoạt động 
DLSTMV sẽ khai thác tốt tài nguyên bản địa. 
Loại hình du lịch này có vai trò quan trọng không 
chỉ đối với kinh tế mà còn góp phần giải quyết 
các vấn đề xã hội, tiêu thụ tại chỗ hàng nông sản, 
nâng cao hình ảnh và niềm tự hào của người dân 
địa phương. Bài viết đã phân tích, đánh giá tiềm 
năng phát triển DLSTMV ở tỉnh Đồng Tháp về 
sản phẩm, đặc điểm vùng miệt vườn và khả năng 
khai thác để phát triển du lịch, những thuận lợi 
và khó khăn trong phát triển DLSTMV. Các kết 
quả nghiên cứu cho thấy, DLSTMV ở tỉnh Đồng 
Tháp rất có tiềm năng phát triển, du khách đánh 
giá khá tốt về các yếu tố cảnh quan, hoạt động 
du lịch, hạ tầng kỹ thuật, phương tiện phục vụ, 
nhân viên, giá cả dịch vụ và an ninh, an toàn của 
điểm đến. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất các 
giải pháp với kỳ vọng tăng cường thu hút, nâng 
cao sự hài lòng của du khách trong thời gian. Qua 
đó, đóng góp cho sự phát triển của loại hình du 
lịch được xem là thế mạnh của vùng ĐBSCL nói 
chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng./.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 6, 2020, 46-56
56
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tài liệu tham khảo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp. (2015). Tài 
liệu tuyên truyền Đề án phát triển du lịch 
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (2010). 
Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 
09/3/2010, về việc phê duyệt đề án phát triển 
du lịch ĐBSCL đến năm 2020.
Đoàn Thị Mỹ Hạnh và Bùi Thị Quỳnh Ngọc. 
(2012). Phát triển du lịch nông thôn ở vùng 
ĐBSCL: Đường đến cơ cấu kinh tế dịch 
vụ - nông - công nghiệp. Tạp chí Khoa học 
Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh 
doanh, số 28 (2012), 261-268.
Đỗ Thu Nga. (2015). Nghiên cứu phát triển 
DLSTMV tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ, 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê Anh. (2016). Phát triển bền vững cây ăn trái 
vùng ĐBSCL. Báo điện tử Đảng Cộng sản 
Việt Nam. Truy cập từ 
vn/kinh-te/phat-trien-ben-vung-cay-an-trai-
vung-dong-bang-song-cuu-long-404218.
html.
Lê Công Lý. (2015). Tìm hiểu địa văn hóa miệt 
vườn Nam Bộ. Tạp chí Nghiên cứu và Phát 
triển, số 3 (120), 3-13.
Nguyễn Trọng Nhân, Trần Thị Hoàng Anh và 
Nguyễn Thị Diệu Mơ. (2015). Đánh giá của 
du khách đối với du lịch miệt vườn vùng 
ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Cần Thơ, số 36 (2015), 84-94.
Phạm Trung Lương. (2015). Phát triển du lịch 
sinh thái ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi 
khí hậu. Tham luận tại Hội thảo Môi trường 
và phát triển bền vững trong bối cảnh biến 
đổi khí hậu, Hà Nội. 
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. (2017). Tài 
liệu Hội nghị Xúc tiến đầu tư Đồng Tháp, 
tổ chức ngày 19/12/2017.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. (2019). Quyết 
định số 347/QÐ-UBND.HC ngày 24/4/2019 
về việc phê duyệt các điểm du lịch cộng đồng 
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2019.
Văn Nữ Quỳnh Trâm. (2015). Văn hóa sông nước 
của cư dân ĐBSCL. Tạp chí Văn hóa, số 375 
tháng 9/2015, 22-27.

File đính kèm:

  • pdftiem_nang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_sinh_thai_miet_vuo.pdf