Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả

‚Buôn bán hàng giả‛ đã và đang trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu của người tiêu

dùng, người quản lý và các cấp chính quyền. ‚Buôn bán hàng giả‛ không những ảnh hưởng đến

sức khỏe của người tiêu dùng, hay sự khó khăn của các cấp chính quyền trong việc quản lý mà nó

còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội, hợp tác quốc tế, an ninh quốc

phòng và đối ngoại của đất nước. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập về sự cần thiết và

thực trạng trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trên cơ sở quy

định của pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật trong

việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả hiện nay.

Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trang 1

Trang 1

Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trang 2

Trang 2

Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trang 3

Trang 3

Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trang 4

Trang 4

Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trang 5

Trang 5

Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trang 6

Trang 6

Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trang 7

Trang 7

Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 1860
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả

Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả
á nhân, bởi theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 
của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2018/NĐ-
CP) thì khái niệm hộ kinh doanh như sau: ‚Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người 
gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ 
gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và 
chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh‛ [8]. Từ khái niệm này, căn 
cứ vào chủ thể tạo lập, có thể chia hộ kinh doanh thành 3 loại: Hộ kinh doanh do một cá nhân làm 
chủ; hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ; hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ. Chính vì 
thế, trong một số trường hợp, hộ kinh doanh có thể được hiểu là tổ chức chứ không phải đơn thuần 
là một cá nhân. Giả sử trong trường hợp, hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ cùng có hành 
vi buôn bán hàng giả thì cơ quan chức năng sẽ xử phạt như thế nào? Nếu xử phạt từng người trong 
hộ kinh doanh thì không phù hợp với đối tượng bị xử phạt là ‚hộ kinh doanh‛ được quy định tại 
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP). 
Tuy nhiên, nếu chỉ xử phạt hộ kinh doanh bằng mức phạt của cá nhân thì cũng không phù hợp với 
nguyên tắc ‚nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều 
bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó‛ được quy định cụ thể tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật 
Xử lý vi phạm hành chính 2012. 
Chính vì thế, theo tác giả, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 
124/2015/NĐ-CP) quy định xử phạt hộ gia đình, hộ kinh doanh giống như xử phạt đối với cá nhân là 
chưa thật sự phù hợp. Do đó, cần phải xem xét và chuẩn hóa lại các quy định về đối tượng bị xử 
phạt trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, quy định rõ đối tượng nào được xác định là cá 
nhân, đối tượng nào được xác định là tổ chức, cùng với đó, cũng cần phải điều chỉnh lại một số quy 
định liên quan đến đối tượng bị xử phạt trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi 
Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản quy định về đối tượng 
bị xử phạt vi phạm hành chính. 
Thứ hai, một số vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả có sự chồng chéo với vi phạm hành 
chính trong các lĩnh vực khác. 
Quy định tại Điều 13 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 
124/2015/NĐ-CP) thì đối với hành vi ‚buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa‛ [11] 
sẽ bị phạt tiền với mức thấp nhất là 200.000 đồng và cao nhất là 30.000.000 đồng phụ thuộc vào 
số lượng hàng giả. Tuy nhiên, tại Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cũng quy định xử phạt hành vi ‚buôn bán hàng giả mạo nhãn 
hiệu, chỉ dẫn địa lý‛ [10] với mức phạt tiền thấp nhất là 4.000.000 đồng và cao nhất là 250.000.000 
đồng phụ thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm. Trên thực tế, để phân biệt hai hành vi nêu trên là rất 
1651 
khó khăn, vì không có cơ sở để xác định, còn nếu hai hành vi trên giống nhau thì mức phạt tiền lại 
khác nhau, không đồng nhất. 
Tương tự, theo Điều 15 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 
124/2015/NĐ-CP) thì hành vi ‚buôn bán tem, nhãn, bao bì giả‛ [11] có mức tiền phạt thấp nhất là 
200.000 đồng và cao nhất là 20.000.000 đồng phụ thuộc vào số lượng đơn vị tem, nhãn, bao bì 
giả. Trong khi đó, tại Điều 13 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP lại quy định xử phạt hành vi ‚buôn bán 
tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo‛ [10] với mức tiền phạt thấp nhất là 
500.000 đồng và cao nhất là 25.000.000 đồng phụ thuộc vào số lượng tem, nhãn vật phẩm mang 
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo. Hai hành vi này cũng rất khó để phân biệt một cách rõ ràng, sự 
chồng chéo trong các chế tài xử phạt sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các chủ thể có thẩm quyền 
trong việc lựa chọn quy định pháp luật để áp dụng khi xử phạt trên thực tế. Điều này tạo nguy cơ 
tiềm ẩn trong việc tùy tiện, lạm quyền trong quá trình xử phạt, gây ra những thiệt hại đến quyền và 
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xử phạt. 
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy 
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung bởi 
Nghị định 97/2017/NĐ-CP) thì ‚trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này nhưng do 
tính chất vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử phạt trong nghị định xử phạt vi 
phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, hình thức, mức xử phạt quy định phải 
thống nhất với quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực quản lý nhà nước 
tương ứng‛ [9]. Từ quy định trên, đã đưa ra một nguyên tắc xác định chế tài một cách rõ ràng, vì vậy 
các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả cũng cần phải được 
thống nhất hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc áp dụng xử phạt 
đối với các chủ thể bị xử phạt. Theo tác giả, cần phải rà soát và sửa đổi chế tài xử phạt đối với hành 
vi buôn bán hàng giả được quy định trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi 
Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) và Nghị định số 99/2013/NĐ-CP sao cho phù hợp với nhau, điều 
này là cần thiết nhằm bảo đảm tính thống nhất trong việc xác định hành vi vi phạm và chế tài xử 
phạt liên quan đến buôn bán hàng giả. 
Thứ ba, ranh giới giữa xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hình sự đối với hành vi buôn bán hàng 
giả chưa rõ ràng, còn có sự mâu thuẫn với nhau. 
Đối với hành vi vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả thì khi bị xử phạt, người có thẩm quyền 
chỉ áp dụng một hình thức xử phạt chính là phạt tiền, ngoài ra, người có thẩm quyền còn có thể áp 
dụng hình thức xử phạt bổ sung là ‚tịch thu tang vật vi phạm hành chính‛ và ‚tước quyền sử dụng 
giấy phép, chứng chỉ hành nghề‛ [7]. Tuy nhiên, hai hình thức phạt bổ sung trên chỉ được áp dụng 
khi đối tượng vi phạm buôn bán hàng giả thuộc trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Theo 
quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì ‚Vi phạm hành chính nhiều lần 
là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện 
hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý‛ [7] và theo quy định 
tại Khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì ‚Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị 
xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành 
1652 
chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết 
định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý‛ [7]. Với quy định về khái niệm vi 
phạm hành chính nhiều lần, có thể hiểu, đây là việc vi phạm hành vi đó nhiều lần nhưng chưa bị xử 
phạt và vẫn còn thời hiệu để xử phạt. Đối với quy định về khái niệm tái phạm, thì có thể hiểu là 
phạm lại hành vi đã bị xử phạt khi chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành 
chính. Như vậy, đối với cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán 
hàng giả thì tái phạm là khi chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà 
lại thực hiện hành vi buôn bán hàng giả, có nghĩa là trong thời hạn 01 năm kể từ khi chấp hành 
xong các hình thức xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả, hoặc 02 năm kể từ khi hết thời hiệu 
xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả mà lại thực hiện hành vi buôn bán 
hàng giả. Giả sử, nếu A đã bị xử phạt về hành vi ‚buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, 
công dụng‛ theo Điều 11 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 
124/2015/NĐ-CP) và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn 
này là 01 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì A lại thực 
hiện hành vi này một lần nữa, trong trường hợp này, hành vi của A được xem là tái phạm. 
Tuy nhiên, hiện nay ngoài chế tài về hành chính, thì hành vi buôn bán hàng giả còn có thể bị truy 
cứu trách nhiệm hình sự, quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về 
‚Tội sản xuất, buôn bán hàng giả‛ như sau: 
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không 
thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 
100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 
a. Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ 
thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 
30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy 
định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 
của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn 
vi phạm; 
b. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 
từ 31% đến 60%; 
c. Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; 
d. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 
. [3]‛ 
Quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể hiểu nếu một người 
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả mà lại tiếp tục có hành buôn bán 
hàng giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với chế tài phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 
1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 
1653 
Giả sử tình huống như sau: Ngày 30/01/2020, ông B bị xử phạt về hành vi buôn báng hàng giả 
không có giá trị sử dụng, công dụng với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến 
dưới 30.000.000 đồng. Người có thẩm quyền đã phạt ông B với số tiền 25.000.000 đồng (hình thức 
xử phạt chính) và tịch thu tang vật (hình thức xử phạt bổ sung). Ông B đã chấp hành xong quyết 
định xử phạt vi phạm hành chính này. Đến ngày 18/03/2020, ông B lại thực hiện hành vi buôn bán 
hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 
đồng đến dưới 30.000.000 đồng. Trong trường hợp này, ông B sẽ bị xử lý như thế nào? 
Nếu căn cứ theo Điểm e Khoản 1 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ 
sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) thì ông B sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền 
30.000.000 đồng vì có tình tiết tăng nặng là tái phạm và hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật 
vi phạm hành chính. Ngoài ra, do có tình tiết tăng nặng là tái phạm nên ông B còn bị áp dụng hình 
thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong khi đó, nếu 
căn cứ tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì ông B lại có thể bị truy cứu 
trách nhiệm hình sự, trong trường hợp này, đã có sự chồng chéo mâu thuẫn về chế tài xử phạt vi 
phạm hành chính với chế tài hình sự khi xử lý hành vi buôn bán hàng giả. 
Do đó, theo tác giả đề xuất kiến nghị, thì nhà làm luật cần xác định rõ ranh giới giữa xử lý hình sự 
và xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả. Mặc dù Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ 
sung năm 2017) đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 tính tới hiện nay là đã gần hai năm rưỡi, 
tuy nhiên Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) lại 
được ban hành vào năm 2013 nên các quy định chưa thật sự thống nhất và hợp lý. Vì vậy, cần phải 
tiền hành sửa đổi Nghị định này, với mục đích phân định rõ ràng giữa xử phạt hành chính và xử lý 
hình sự, điều này không chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh, phòng chống vi 
phạm hành chính liên quan đến hành vi buôn bán hàng giả mà còn hạn chế tình trạng ‚hành 
chính hóa các vi phạm hình sự‛ hoặc ‚hình sự hóa các vi phạm hành chính‛. 
3 KẾT LUẬN 
Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam hiệu quả hơn trong thời gian 
tới, cần phải rà soát, tham mưu, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý, 
sớm ban hành quy định về ghi xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước, cơ cấu tổ 
chức, cơ chế thực thi, cơ chế phối hợp,... để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều phối, phối hợp thực thi 
đấu tranh chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng một cách hiệu quả hơn trong tình hình 
mới, đồng thời cải thiện các nguồn lực phục vụ công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền 
sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo xuất xứ về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] 90.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại được phát hiện trong năm 2019, Báo văn hóa điện, 
ngày 13/01/2020. 
song/artmid/2117/articleid/25435/90000-vu-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-duoc-phat-
hien-trong-nam-2019 truy cập ngày 25/03/2020. 
1654 
[2] Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 của nước Cộng hòa 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
[3] Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015 của nước Cộng hòa 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 
[4] Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý, năm 2006, Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa và 
Nxb. Tư pháp, tr. 373. 
[5] Đào Hoàng Thắng, năm 2011, Hộ gia đình và trách nhiệm trả nợ của hộ gia đình trong quan 
hệ tín dụng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18; Lê Thu Hà, năm 2010, Bàn về chủ thể hộ gia 
đình, Tạp chí Nghề luật số 4. 
[6] Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013 của nước Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam. 
[7] Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2012 của 
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
[8] Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh 
nghiệp (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2018/NĐ-CP). 
[9] Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và 
biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 
97/2017/NĐ-CP) 
[10] Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm 
hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. 
[11] Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành 
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền 
lợi người tiêu dùng. 
[12] Phú Lữ, Tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái ngày càng phức tạp, Cảnh sát toàn cầu 
online, ngày 24/10/2018. 
ban-hang-gia-hang-nhai-ngay-cang-phuc-tap-516636/ truy cập ngày 25/03/2020. 
[13] Trần Vũ Nghi, Phát hiện 143.000 chiếc khẩu trang làm giả từ... giấy vệ sinh, Báo điện tử Tuổi 
trẻ online, ngày 13/02/2020. https://tuoitre.vn/phat-hien-143-000-chiec-khau-trang-lam-gia-
tu-giay-ve-sinh-20200213155607689.htm truy cập ngày 01/04/2020. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_doi_voi_hanh_vi_buon_b.pdf