Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh

Với ưu thế nổi bật về lịch sử, văn hóa, tôn giáo và kết cấu hạ tầng so với mặt bằng chung của cả nước,

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang tiên phong đề xuất và đưa vào thử nghiệm nhiều loại hình du

lịch mới nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có. Tuy vậy, trong những năm qua, sự phát triển

nóng của ngành du lịch của Thành phố trong điều kiện kết cấu hạ tầng vật chất xuống cấp và quá tải

cũng tạo ra những áp lực và thách thức không nhỏ. Với mục đích định hướng cho ngành du lịch của

Thành phố phát triển một cách bền vững dài hạn, bài viết này đề xuất một số tiêu chí phát triển du lịch

bền vững dựa vào hoàn cảnh cụ thể của Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích những mặt hạn chế chủ yếu

đang tồn tại của ngành du lịch, từ đó kiến nghị hướng khắc phục và một số giải pháp về kinh tế, xã hội,

môi trường.

Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6060
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng và định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh
 quan trọng là thu nhập, 
lợi nhuận và đóng góp ngân sách cho nhà 
nước. Thu nhập du lịch bao gồm tất cả các 
khoản thu được do khách du lịch chi trả 
cho dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển 
cho khách, các dịch vụ vui chơi giải trí, 
mua sắm hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ 
sung khác. Sự phát triển và gia tăng liên 
tục của chi tiêu GDP không chỉ đảm bảo 
cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, 
mà còn cho thấy vị trí của ngành du lịch 
trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tỷ 
trọng càng cao, ổn định và tăng trưởng theo 
thời gian thì ngành du lịch càng phát triển 
gần với mục tiêu phát triển bền vững. 
Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ 
thuật du lịch 
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du 
lịch (bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, 
vui chơi giải trí, các phương tiện vận 
chuyển, các văn phòng lữ hành...) là thước 
đo phản ánh trình độ phát triển của ngành 
du lịch. Sự phát triển cả về mặt số lượng, 
chất lượng, chủng loại của hệ thống cơ sở 
vật chất kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến 
việc đáp ứng nhu cầu của khách và khả 
năng hấp dẫn, thu hút khách đến với điểm 
du lịch đó. Vì vậy, để có một hệ thống cơ 
sở vật chất kỹ thuật có chất lượng cao thì 
cần phải chú trọng đầu tư. 
Chỉ tiêu nguồn nhân lực trong du lịch 
Chất lượng đội ngũ lao động được đào 
tạo không chỉ là yếu tố thu hút khách, nâng 
cao uy tín của ngành mà còn là yếu tố cạnh 
tranh trong việc thu hút khách, đảm bảo sự 
phát triển du lịch bền vững. Công tác đào 
tạo đội ngũ cán bộ về mặt chuyên môn bên 
cạnh những kỹ năng nghề nghiệp giỏi, khả 
năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ, 
cần được trang bị kiến thức về tài nguyên, 
quản lý môi trường, luật môi trường và hệ 
thống kiến thức sâu rộng về xã hội. Chất 
lượng đội ngũ lao động sẽ ảnh hưởng trực 
tiếp đến chất lượng của sản phẩm du lịch, 
chất lượng dịch vụ và kết quả cuối cùng là 
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, sự tăng 
trưởng của các chỉ tiêu du lịch khác. 
* Các tiêu chí về tài nguyên - môi 
trường: 
Phát triển du lịch bền vững phải khai 
thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu 
quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện 
môi trường. Việc khai thác và sử dụng 
nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cần 
được quản lý và giám sát để đáp ứng nhu 
cầu hiện tại và đảm bảo cho nhu cầu phát 
triển du lịch trong tương lai. Tiêu chí này 
bao gồm các chỉ tiêu sau: 
Số lượng các khu, điểm, du lịch được 
đầu tư tôn tạo và bảo tồn 
Đây là hạt nhân trong phát triển du 
lịch, trong đó tài nguyên du lịch đóng vai 
trò trung tâm. Thực tế cho thấy tài nguyên 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 
128 
du lịch càng phong phú, càng đặc sắc thì 
sức hấp dẫn và hiệu quả du lịch càng cao. 
Ở những địa phương càng có nhiều khu, 
điểm du lịch được đầu tư, bảo tồn, tôn tạo 
thì chứng tỏ hoạt động phát triển du lịch ở 
nơi đó càng đáp ứng được mục tiêu phát 
triển bền vững. Theo tổ chức du lịch thế 
giới, nếu tỷ lệ này vượt quá 50% thì hoạt 
động du lịch được xem là trong trạng thái 
phát triển bền vững. 
Áp lực lên môi trường - tài nguyên tại 
các khu, điểm du lịch 
Một trong những mục tiêu mà phát 
triển bền vững hướng tới là bảo vệ môi 
trường. Việc phát triển quá nhanh các hoạt 
động du lịch mà không chú trọng đến công 
tác đánh giá và quản lý tác động đến môi 
trường tại các khu vực phát triển du lịch sẽ 
là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả 
nghiêm trọng về môi trường và kết quả là 
sự phát triển du lịch thiếu bền vững. Để 
hạn chế những tác động tiêu cực và quản lý 
nguồn tài nguyên - môi trường một cách có 
hiệu quả cần lưu ý đến vấn đề giảm thiểu 
các chất thải, mức độ kiểm soát các hoạt 
động du lịch, mức độ đầu tư bảo tồn và duy 
trì tính đa dạng sinh học, vấn đề sức chứa 
tại các điểm du lịch. 
Mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch 
cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên 
và bảo vệ môi trường 
Việc khai thác và sử dụng nguồn tài 
nguyên phục vụ du lịch không chỉ mang lại 
nguồn thu cho ngành du lịch mà còn đóng 
góp cho cộng đồng địa phương, cơ quan 
chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch. 
Nguồn thu này sẽ đóng góp vào mục đích 
tôn tạo, bảo tồn và nâng cấp các nguồn tài 
nguyên đó. Mức độ đóng góp của ngành du 
lịch cho công tác bảo tồn được thể hiện qua 
tỷ lệ giữa phần đóng góp và tổng nguồn 
thu. Tỷ lệ này càng lớn thì mức độ đóng 
góp càng cao và đảm bảo cho việc khai 
thác các nguồn tài nguyên phục vụ phát 
triển du lịch theo hướng bền vững. Vì vậy 
đây là tiêu chí không thể thiếu trong việc 
đánh giá sự phát triển du lịch bền vững về 
mặt tài nguyên - môi trường. 
* Các tiêu chí về xã hội: 
Trong phát triển du lịch bền vững đòi 
hỏi ngành du lịch phải có những đóng góp 
cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã 
hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao 
động, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng 
cao chất lượng cuộc sống, chia sẻ lợi ích từ 
các hoạt động du lịch, đảm bảo sự công 
bằng trong phát triển, góp phần hỗ trợ các 
ngành kinh tế khác cùng phát triển.v.v. 
Các tiêu chí về xã hội chủ yếu là: 
Mức độ phát triển hệ thống các doanh 
nghiệp du lịch vừa và nhỏ 
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị 
trường, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch 
phải có sự thích nghi cao đối với những 
thay đổi bởi nhiều yếu tố khách qua và chủ 
quan. Để hạn chế được những rủi ro trong 
qua trình hoạt động thì cần phải phát triển 
hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
Điều này sẽ tạo công ăn việc làm cho một 
bộ phận không nhỏ người dân lao động ở 
địa phương, cải thiện chất lượng cuộc 
sống, nâng cao dân trí, thu hút các nguồn 
lực phát triển du lịch, phù hợp với tính chất 
xã hội hóa cao của du lịch, đảm bảo sự 
phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế, 
xã hội. 
Tác động đến xã hội từ chính các hoạt 
động du lịch 
Du lịch là một ngành mang tính xã hội 
hóa cao, vì vậy các hoạt động phát triển du 
lịch không tránh khỏi những tác động 
mạnh mẽ lên nhiều mặt của đời sống xã hội 
trong đó bao gồm cả 2 mặt là tích cực và 
tiêu cực. Để đảm bảo cho sự phát triển du 
NGUYỄN HỒNG SƠN - LÊ NGỌC GIAO TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
129 
lịch bền vững, vấn đề đặt ra ở đây là cần 
phát huy hơn nữa những mặt tích cực và 
kiểm soát, hạn chế những tiêu cực từ hoạt 
động này. 
Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng 
đồng địa phương đối với các hoạt động du 
lịch 
Để đảm bảo phát triển du lịch bền 
vững cần có sự ủng hộ, hợp tác của cộng 
đồng địa phương – chủ nhân của các nguồn 
tài nguyên. Họ chính là người bảo vệ 
những tài nguyên và môi trường du lịch. 
Mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư địa 
phương đối với các hoạt động du lịch sẽ 
phản ánh mức độ bền vững của du lịch 
trong quá trình phát triển. 
2. Điều kiện và tiềm năng phát triển 
du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh 
2.1. Một số thông tin cơ bản về 
Thành phố Hồ Chí Minh 
- Diện tích: 2.095,5 km². 
- Dân số: 8.993 nghìn người (TCTK 
1/4/2019). 
- Các quận, huyện: 
+ Quận: Quận 1, Quận 2, Quận 3, 
Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, 
Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Tân 
Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, 
Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú. 
+ Huyện: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, 
Củ Chi, Bình Chánh. 
- Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, 
Chăm. 
2.2. Điều kiện tự nhiên 
Lãnh thổ Thành phố Hồ Chí Minh có 
tọa độ địa lý 10º22'13" – 11º22'17" vĩ độ 
Bắc và 106º01'25" – 107º01'10" kinh độ 
Đông. Phía bắc giáp Tây Ninh, Bình 
Dương, phía đông giáp Đồng Nai, phía 
nam giáp biển Đông và Tiền Giang, phía 
tây giáp Long An. 
- Thổ nhưỡng: đất của thành phố chủ 
yếu là phù sa cũ và phù sa mới tạo lập nên. 
- Sông ngòi: trên địa bàn Thành phố 
Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh 
rạch nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất 
là sông Sài Gòn với độ dài đoạn chảy qua 
Thành phố khoảng 106 km; hệ thống 
đường sông từ Thành phố lên miền Đông 
và xuống các tỉnh miền Tây, sang 
Campuchia đều thuận lợi; Thành phố có 
15km bờ biển. 
- Khí hậu: chia làm hai mùa rõ rệt; 
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng 
mưa bình quân trong một năm là 1.979mm; 
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; 
nhiệt độ trung bình năm 27,55ºC, không có 
mùa đông. 
* Tiềm năng phát triển du lịch: 
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là 
trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút 
khoảng 60% lượng khách quốc tế đến Việt 
Nam hàng năm. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ 
sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối 
thuận tiện, thành phố là một nơi có tài 
nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một 
vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh 
giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực 
dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành 
phố cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi 
tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với 
sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ 
Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút 
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. 
Các di tích cách mạng khác như địa 
đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, 
nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời 
Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần 
đây Thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch 
như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui 
chơi giải trí như Đầm Sen, Thảo Cầm 
Viên, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối 
Tiên... đã thu hút và hấp dẫn du khách. 
Hiện nay, Thành phố đang tiến hành tôn 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 
130 
tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến 
trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi 
phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với 
tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt 
vườn, làng hoa để phát triển một cách vững 
chắc ngành du lịch của Thành phố. 
Với hơn 300 năm hình thành và phát 
triển, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều 
công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền 
Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu 
điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác 
Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình 
Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức 
Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ 
Đức...). Nhìn chung, một trong những đặc 
trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài 
Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy 
văn hoá, là “cơ cấu kiến trúc” Việt - Hoa - 
châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà 
giữa truyền thống dân tộc của người Việt 
với những nét đặc sắc của văn hoá phương 
Bắc và phương Tây. 
2.4. Giao thông 
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối 
giao thông của cả miền Nam bao gồm 
đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường 
không. Từ Thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 
1A, Đường sắt Thống nhất và quốc lộ 13 
xuyên Đông Dương. 
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ 
cách trung tâm Thành phố 7 km, là sân bay 
có lượng hành khách lớn nhất nước với 
hơn chục đường bay nội địa và quốc tế. Có 
các đường bay nội địa từ Thành phố tới 
Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, 
Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, 
Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Vinh. 
Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 
1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa 
(Đồng Nai) 30km, Mỹ Tho 70km, Vũng 
Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 
308km, Buôn Ma Thuột 375km. 
Theo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ 
Chí Minh, hiện nay Thành phố có 144 di 
sản thiên nhiên, di sản văn hóa, các khu, 
điểm du lịch và loại hình du lịch. Thành 
phố có nhiều ưu thế để phát triển du lịch, 
dịch vụ, là một trong những trung tâm 
trung chuyển, đầu mối tiếp nhận khách 
quốc tế và nội địa quan trọng của cả nước, 
với đường bay thẳng đến nhiều quốc gia 
trên thế giới, hàng năm đón nhận trên 20 
triệu lượt hành khách. 
Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh 
còn là nơi tập trung nhiều các cơ sở lưu trú, 
ăn uống, cơ sở dịch vụ mua sắm, cơ sở tổ 
chức hội nghị du lịch cao cấp hàng đầu của 
Việt Nam, hiện các cơ sở này đang giải 
quyết việc làm cho khoảng 81.000 người 
dân Thành phố và các tỉnh, thành khác. 
Ngoài ra, Thành phố còn là nơi có lực 
lượng lao động trực tiếp, có trình độ đào 
tạo và kinh nghiệm trong ngành du lịch lớn 
nhất nước. 
Một số di sản thiên nhiên, di sản văn 
hóa, các khu, điểm du lịch tiêu biểu có thể 
kể đến như Khu dự trữ sinh quyển Cần 
Giờ, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, 
Công viên Văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch 
Văn hóa Suối Tiên, Làng Du lịch Bình 
Quới, Khu du lịch Vàm Sát, Bảo tàng 
thành phố, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng 
Chứng tích Chiến tranh, Chợ Bến Thành, 
Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà... (Sở 
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2016). 
3. Những thành tựu và những tồn tại 
của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí 
Minh trong bối cảnh hội nhập 
3.1. Điểm qua một số thành tựu đã 
đạt được của Thành phố Hồ Chí Minh 
trong những năm gần đây 
Với những điều kiện như đã phân tích 
ở trên, thời gian qua, ngành du lịch Thành 
phố Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí, vai trò 
NGUYỄN HỒNG SƠN - LÊ NGỌC GIAO TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
131 
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội 
của Thành phố và cả nước. Trong năm 
2013, với hơn 18 triệu lượt khách du lịch 
quốc tế và trong nước đến Thành phố Hồ 
Chí Minh, ngành du lịch thành phố đã tạo 
ra doanh thu khoảng 71.000 tỷ đồng (tương 
đương 3,5 tỷ USD), chiếm 11,6% tổng 
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 
trên địa bàn đồng thời chiếm 45% doanh 
thu du lịch của cả nước. Tỷ trọng đóng góp 
của du lịch vào GDP của Thành phố năm 
2013 đạt 11%. 
Năm 2014, tổng lượng khách quốc tế 
và trong nước đến Thành phố đạt 22 triệu 
lượt, mang lại tổng doanh thu du lịch (lữ 
hành, khách sạn, nhà hàng) hơn 86.000 tỷ 
đồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2015, chỉ 
tính lượt khách quốc tế đến Thành phố đạt 
gần 2,5 triệu lượt khách (tăng 4% so với 
cùng kỳ), góp phần mang về tổng doanh 
thu du lịch 53.317 tỷ đồng. 
Theo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ 
Chí Minh, trong năm 2015, Thành phố đã 
đón hơn 19,3 triệu lượt khách du lịch trong 
nước và 4,6 triệu lượt khách du lịch quốc 
tế, chiếm khoảng 57% lượt khách quốc tế 
đến Việt Nam. Doanh thu từ du lịch của 
Thành phố trong năm 2015 đạt 94.600 tỷ 
đồng, tương đương 4,2 tỷ USD, chiếm 
9,88% GDP của Thành phố và 30,2% 
doanh thu du lịch của cả nước (Sở Du lịch 
Thành phố Hồ Chí Minh, 2016). 
Sau đây là số liệu thống kê của các chỉ 
tiêu chủ yếu, quan trọng trong ngành du 
lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 
2011 - 2015. 
Bảng 1. Thống kê số lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 
2011 – 2015 
 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 
Lượng khách 3.500.000 3.800.000 4.109.000 4.400.000 4.600.000 
% tăng trưởng 12,90% 8,50% 8,1% 7,08% 4,60% 
Bảng 2. Thống kê số lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước giai 
đoạn 2011 – 2015 
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 
TP.HCM 
3.500.000 
(58,3 %) 
3.800.000 
(55,8%) 
4.109.000 
(54,7%) 
4.400.000 
(56,4%) 
4.600.000 
(58,2%) 
Việt Nam 6.000.000 6.800.000 7.500.000 7.800.000 7.900.000 
Bảng 3. Thống kê số lượng khách nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước giai 
đoạn 2011-2015 
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 
TP.HCM 
10.020.000 
(33,4%) 
12.500.000 
(38,4%) 
15.600.000 
(44,5%) 
17.600.000 
(45,7%) 
19.300.000 
(33,8%) 
Việt Nam 30.000.000 32.500.000 35.000.000 38.500.000 57.000.000 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_dinh_huong_phat_trien_du_lich_ben_vung_tai_tha.pdf