Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường
Hiện nay, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, trong khi tình hình vi
phạm các quy định của nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, cháy rừng, phá
rừng trái pháp luật và chống người thi hành công vụ còn diễn ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong xã hội,
mặc dù rừng đã được giao quyền quản lý cho tổ chức cá nhân ở nhiều nơi, song chưa được quản lý chặt
chẽ, đời sống của người làm nghề rừng còn gặp nhiều khó khăn đã tác động tiêu cực đến công tác quản
lý bảo vệ và phát triển rừng. Diện tích rừng lớn nhưng lực lượng kiểm lâm quản lý bảo vệ rừng lại
mỏng, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý tài nguyên rừng gặp rất
nhiều khó khăn. Để giải quyết những vấn đề trên, việc tìm giải các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực tài nguyên rừng và môi trường tại các trường đại học có ý nghĩa rất quan trọng và nên
được chú trọng nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Một số nhóm giải pháp nên được xem xét và triển
khai bao gồm, nhóm giải pháp dài hạn có tính chiến lược, nhóm giải pháp tăng cường phối hợp đào tạo
và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường với các đơn vị đào tạo; và nhóm
giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường
chân tay, lao động giản đơn; thiếu là thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; thiếu người có kiến thức quản lý, tổ chức giỏi. Trong khi đó việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường chưa thực hiện tốt, tình trạng phá rừng, khai thác rừng tự nhiên, sử dụng đất Lâm nghiệp trái phép còn diễn ra hết sức phức tạp, năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất thấp, chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục suy giảm. Khoảng 80% rừng tự nhiên là rừng nghèo kiệt, rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, điều đó đều tác động xấu và cản trở sự phát triển trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường. Để giải quyết vấn đề này 61 cần đòi hỏi việc đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng, số lượng đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trong bài viết này, nhóm tác giả chỉ ra một số vấn đề thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường, từ đó đưa giải pháp nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao trong những năm tới. 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG Theo số liệu công bố gần đây thì diện tích đất có rừng của nước ta tương đối lớn, có trên 14,4 triệu ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm trên 10,2 triệu ha và rừng trồng trên 4,2 triệu ha [3], do vậy việc quản lý bảo vệ tốt tài nguyên rừng và môi trường là rất cấp bách và cần thiết, mang tính chiến lược, nhất là trong bối cảnh tác động của biến đổi về khí hậu hiện nay. Để duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và môi trường, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường, cụ thể: - Mặc dù diện tích rừng tương đối lớn, nhu cầu cần nguồn nhân lực cao, song số lượng sinh viên theo học lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là quản lý tài nguyên rừng và môi trường còn ít hơn so với ngành khác. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. - Sinh viên các ngành lâm nghiệp nói chung và ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường, mặc dù tốt nghiệp với tấm bằng khá giỏi, kiến thức chuyên môn tương đối tốt, nhưng trên thực tế chưa đáp ứng tốt được yêu cầu thực tế của xã hội đặt ra. - Giáo trình giảng dạy trong các trường đại học có đào tạo về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường còn thiếu, chất lượng chưa đảm bảo, chủ yếu là các giáo trình cũ trước đây, tuy đã chỉnh sửa, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện nay vẫn còn thiếu, chưa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. - Chương trình đào tạo nội dung chưa gắn với thực tiễn, chưa tăng thời lượng thực hành rèn nghề, bổ sung thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, thiếu các chuyên đề chuyên sâu, cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới, phương pháp mới, giờ thực hành, thực tập tại cơ sở còn ít. - Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, chưa sử dụng ngoại ngữ tốt trong công việc chuyên môn. 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường, một số giải pháp định hướng lâu dài và cụ thể nên được triển khai như sau: 62 3.1. Nhóm giải pháp mang tính chiến lược - Nên xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường các cấp, đặc biệt là ở cấp xã. Coi trọng đào tạo con em dân tộc thiểu số và đào tạo liên thông, bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng sâu, vùng xa, chú trọng đào tạo khuyến lâm cho người nghèo. - Có chính sách ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương dân tộc ít người miền núi vùng sâu vùng xa, có diện tích rừng lớn, đồng bào chủ yếu sống bằng nghề rừng nhằm bảo vệ tài nguyên rừng tận gốc. Ngoài ra, chúng ta nên chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ cao, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, trang bị cho sinh viên kiến thức hiện đại, kết hợp giữa học tập lý thuyết và kỹ năng thực hành, gắn Nhà trường với xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Lâm nghiệp nói chung và trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường nói riêng, chủ động hội nhập quốc tế để bắt kịp trình độ các trường đại học trên thế giới. - Nâng cao năng lực, cơ sở vật chất cho các trường đào tạo về lâm nghiệp. Xây dựng đề án đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục đào tạo lâm nghiệp cả về cơ cấu, chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và cơ chế quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu một số lĩnh vực đạt chuẩn quốc tế. - Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề, ưu tiên đào tạo nông dân, công nhân, người làm công tác bảo vệ tài nguyên rừng tại cơ sở. - Nên có các chính sách khuyến khích và quan tâm hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo các nhà khoa học và cán bộ giảng dạy chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học trẻ tham gia nghiên cứu và giảng dạy. - Phát triển các loại hình đào tạo từ xa để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu ngày càng tăng, sớm đưa giáo dục môi trường rừng vào các chương trình giảng dạy của các trường học phổ thông trong cả nước. - Nên có định hướng đào tạo nhiều kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và các chức năng nghiệp vụ khác của rừng. 3.2. Nhóm giải pháp về tăng cường hợp tác, phối hợp trong đào tạo, nghiên cứu với đơn vị sử dụng lao động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường - Đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về mối quan hệ giữa đào tạo gắn liền với nhu cầu của thị trường và đơn vị sử dụng lao động, như các nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đức Anh (2017), Nguyễn Thị Thu Phương và Ngô Thị Tân Hương (2018) [1,5].... Kết quả cho thấy hiện nay các cơ sở đào tạo đang khó khăn trong tuyển sinh do chưa thực sự bám sát thị trường lao động, nhu cầu của nhà tuyển dụng. Các nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết, phối hợp giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động để nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới 63 mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên, đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo. - Các chương trình đào tạo của nhà trường phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng cán bộ của đơn vị sử dụng lao động, muốn vậy nhà trường cần phải nắm được nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và trên cơ sở đó để có kế hoạch đào tạo phù hợp. Các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin cho nhà trường và có thể tham gia vào việc soạn thảo giáo trình đào tạo sinh viên, nhằm đáp ứng những kiến thức chuyên môn đúng với thực tiễn mà đơn vị sử dụng lao động đang cần ở sinh viên sau khi ra trường [4,2]. - Cần thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến quy trình đổi mới công nghệ để điều chỉnh chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, đối tượng đào tạo cho phù hợp. Sự điều chỉnh hợp lý kịp thời sẽ giúp cho nhà trường có kết quả đào tạo tốt hơn, từ đó giúp cho các đơn vị sử dụng lao động được tiếp nhận cán bộ giỏi góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động [6]. - Định kỳ cần có những buổi hội thảo liên quan đến trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ chuyên môn, quản lý của đơn vị sử dụng lao động với nhà trường, đây là việc làm cần thiết cho cả nhà trường và đơn vị sử dụng lao động [2]. - Tăng thời lượng thực tập của sinh viên tại các đơn vị sử dụng lao động, bổ sung các môn học kỹ năng để tạo sự nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành cho sinh viên [2]. - Tổ chức việc đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại theo nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động. - Đơn vị sử dụng lao động tại địa bàn thực tập thực tế cho sinh viên, có thể tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập theo chuyên đề phù hợp với năng lực và thế mạnh của đơn vị sử dụng lao động [7]. - Cần có những buổi sinh hoạt ngoại khóa để giao lưu giữa sinh viên với đơn vị sử dụng lao động nhằm tạo điều kiện để sinh viên tìm hiểu nắm bắt được những kiến thức thực tế từ đơn vị sử dụng lao động. - Đơn vị sử dụng lao động sẽ hỗ trợ trao học bổng cho một số sinh viên nghèo học giỏi xuất sắc ở một số lĩnh vực liên quan đến ngành nghề của đơn vị sử dụng lao động, đồng thời sẽ có kế hoạch tuyển dụng những sinh viên này vào làm việc tại đơn vị sử dụng lao động sau khi tốt nghiệp ra trường. 3.3. Nhóm giải pháp về đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đào tạo Trong những năm tới, cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới về chương trình đào tạo, giáo trình, linh hoạt trong các hình thức đào tạo nói chung, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ đương chức tại xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sử dụng lao động với các nội dung cụ thể sau: 64 Một là, về cấu trúc chương trình đào tạo chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường, cần cân đối thời gian giữa các học phần theo hướng ưu tiên thời gian cho sinh viên khảo sát thực địa; nghiên cứu, phân tích các mẫu tại các phòng thí nghiệm theo các đề tài nghiên cứu khoa học, qua đó trang bị kỹ năng cho sinh viên trong công tác quan sát, thu thập, phân tích, đánh giá các vấn đề về môi trường trong thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên có kỹ năng hoạt động thực tiễn từ khi còn học trong trường. Vì hiện nay nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, đi vào thực tế công tác chỉ có kiến thức lý thuyết chuyên môn, còn kỹ năng trong hoạt động thực tiễn thì rất hạn chế, dẫn đến công tác tham mưu, đề xuất với cơ quan chuyên môn, với cấp ủy, chính quyền, với doanh nghiệp còn rất hạn chế. Hai là, về hình thức đào tạo, cần linh hoạt nhiều hình thức đào tạo như đào tạo chính quy tập trung tại trường; đào tạo cho cán bộ theo hình thức vừa học vừa làm tại các địa phương; đào tạo từ xa; bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu,... vừa đảm bảo đào tạo theo quy chuẩn chung, vừa đảm bảo đào tạo theo nhu cầu xã hội, đặc biệt là đối với nhu cầu cấp thiết về đào tạo chuyên sâu và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cấp xã và doanh nghiệp. Ba là, về cơ cấu ngành và cấp trình độ đào tạo, cần có sự khảo sát đánh giá đúng nhu cầu cán bộ chuyên ngành ở từng lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, quản lý chuyên ngành, đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên, v.v. ở từng địa bàn, vùng, miền, để có kế hoạch tuyển sinh và đào tạo, bồi dưỡng với số lượng theo từng cấp trình độ cho phù hợp, đảm bảo cân đối trong cơ cấu về cấp trình độ đào tạo, về chuyên ngành đào tạo đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của xã hội. 3.4. Nhập khẩu một số chương trình đào tạo quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thị trường lao động không những đòi hỏi sinh viên lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường ra trường phải có trình độ chuyên môn cao và khả năng ngoại ngữ tốt. Do vậy, việc nhập khẩu hay xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý Tài nguyên Rừng và chuyên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh (chương trình tiên tiến), liên kết đào tạo với các trường đại học uy tín trên thế giới như Mỹ, Úc, Đức,là bước đi đúng đắn và rất cần thiết, sẽ mở rộng cách cửa hội nhập quốc tế cho sinh viên trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình tiên tiến sẽ có nhiều cơ hội xin được học bổng đi du học sau đại học, cơ hội xin việc làm sẽ cao. Bài học kinh nghiệm từ ngành Quản lý Tài nguyên thiên nhiên chương trình tiên tiến thuộc Khoa Quản lý Tài nguyên Rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp là một minh chứng. Đây là chương trình nhập khẩu hoàn toàn từ Trường Đại học Colorada State University, Mỹ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh đã và đang khẳng định chất lượng đào tạo, sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường lao động. Kết quả khảo sát, đánh giá sinh viên đã tốt nghiệp của chương trình này cho thấy sinh viên ra trường có tỷ lệ 65 việc làm cao, chất lượng công việc tốt và có mức thu nhập đáng nể trong môi trường làm việc đa dạng thuộc các cơ quan trong nước và quốc tế. 4. KẾT LUẬN CHUNG Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đơn vị sử dụng lao động có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển giáo dục và kinh tế xã hội của đất nước nói chung, đối với cơ sở đào tạo trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường nói riêng. Đào tạo đáp ứng yêu cầu đơn vị sử dụng lao động không phải là vấn đề tự đặt ra của một trường đại học mà phải là vấn đề có tính xã hội, nhằm đảm bảo cân bằng nguồn lao động cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực. Hơn nữa, việc đáp ứng yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động còn dẫn tới việc các trường đại học cần phải đổi mới và cập nhật chương trình đào tạo của mình sao cho vừa đảm bảo nhu cầu lao động nói chung, vừa đáp ứng những đòi hỏi cụ thể về nghề nghiệp đối với đầu ra của mình. Trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường, bao gồm nhóm giải pháp về chiến lược, định hướng lâu dài; nhóm giải pháp về tăng cường hợp tác, phối hợp trong đào tạo với các cơ sở sử dụng lao động; nhóm giải pháp về đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đức Anh (2017), Giải pháp quản lý hoạt động hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông, Tạp chí Giáo dục, 429: 11-15. 2. Hoàng Phương Bắc (2018), Một số giải pháp tăng cường đào tạo gắn liền với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo tại Trường Đại học Thái Bình, Tạp chí Giáo dục, 6:100-103. 3. Bộ NN&PTNT (2019), QĐ 911/QĐ-BNN-TCLN 2019 công bố hiện trạng rừng toàn quốc. 4. Nguyễn Đình Luận (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Giáo dục và Đào tạo, 22:82- 87. 5. Nguyễn Thị Thu Phương và Ngô Thị Tân Hương (2018), Thực trạng công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, Tạp chí Giáo dục, 423:4-8. 6. Nguyễn Trọng Sơn (2016), Cơ sở khoa học về quản lý đào tạo nghề theo hướng chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu nhân lực, Tạp chí Giáo dục, 5: 86-89. 7. Nguyễn Nữ Tường Vi (2020), Liên kết nhà trường- doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực du lịch: các hình thức và khuyến nghị, Tạp chí Công thương. 66
File đính kèm:
- thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_phat_trien_nguon_nhan_luc_tr.pdf