Thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
Tóm tắt
Khoảng hơn chục năm trở lại đây, du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu xuất hiện và dần phát triển ở
Việt Nam, gắn với việc khai thác và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng. Được triển khai từ
năm 2012, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh
Quảng Nam được định hướng phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường,
phục hồi và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu. Trên cơ sở các kết quả điền dã dân tộc học,
bài viết phân tích thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing; áp
dụng khung phân tích SWOT chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu cũng như một số vấn đề đặt
ra đối với du lịch cộng đồng nơi đây
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang [1]. Xuất phát từ chính sáng kiến của người dân về việc họ muốn giới thiệu gì cho khách, dự án đã thành lập ở mỗi thôn các nhóm sáng kiến cộng đồng theo thế mạnh của từng thôn. Hiện nay HTX du lịch Ta-Bhing đã có hơn 20 nhóm sáng kiến. Tại mỗi nhóm lại có trưởng nhóm và các hướng dẫn viên riêng. Các thành viên trong ban điều hành tour có nhiệm vụ điều phối các nhóm cùng hợp tác phục vụ khách. Sau mỗi chuyến đón đoàn, ban điều hành và các nhóm sáng kiến đều tổ chức các cuộc họp đánh giá để cải thiện chất lượng phục vụ cho lần sau. Bên cạnh đó, chính quyền phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản tổ chức các buổi tập huấn để hướng dẫn người dân các kỹ năng làm DLDVCĐ. Các kiến thức về kỹ năng giao tiếp, các khóa đào tạo dịch vụ ẩm thực, về hướng dẫn viên du lịch tại địa phương, những câu chuyện dân gian, các loại hình âm nhạc, nghệ thuật truyền thống,... đã được khơi dậy và được tổ chức một cách hợp lý, để cung cấp kỹ năng cho đồng bào nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất. Điều đáng chú ý là, người dân ở Ta-Bhing vẫn duy trì các công việc và đời sống sinh hoạt như bình thường, chỉ khi có tour thì mọi người mới tham gia làm du lịch. Một người dân địa phương đã tham gia khoảng 3 năm với tư cách là thuyết minh viên, cho biết, chị rất vui khi có cơ hội làm du lịch như thế này, bởi chị vẫn đảm bảo được các công việc bình thường của một người phụ nữ Cơ Tu như chăm sóc con cái, làm nương rẫy, mà lại có thêm thu nhập từ làm du lịch. Chị có cơ hội hiểu hơn về những giá trị đặc sắc truyền thống của chính cộng đồng, địa phương nơi mình sinh sống. Từ đó chị sẽ truyền tải đến du khách những giá trị này bằng tình yêu và sự tôn trọng đối với dân tộc mình (PVS, C., nữ, 29 tuổi). Khi được hỏi rằng đâu là điều mà bạn cảm thấy ấn tượng nhất khi đến thăm Ta-Bhing, một du khách chia sẻ: “Có nhiều điều ấn tượng, nhưng điều làm cho tôi ấn tượng nhất đó là sự thân thiện và lòng hiếu khách của bà con. Thực ra ở nhiều nơi khác người ta cũng rất nhiệt tình, rất thân thiện nhưng ở đây mình cảm nhận được sự gần gũi tự nhiên của bà con, tức là không phải người ta đang phải cố tỏ ra thân thiện với mình” (PVS, T., nam, 45 tuổi). 2.5. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Công tác tuyên truyền, quảng bá về DLDVCĐ Cơ Tu đã và đang được thực hiện với nhiều phương thức khác nhau. Chuyên gia của FIDR cho biết: “Về công tác quảng bá du lịch thì chúng tôi đa số tận dụng phương tiện internet như facebook, website, v.v. Bên cạnh đó, chúng tôi đang liên kết với 10 công ty du lịch, lữ hành. Nhưng trên thực tế thì chúng tôi không cho một công ty nào đứng ra quản lý hay kiểm soát cộng đồng. Những công ty đó chỉ liên kết và thông qua cộng đồng để đặt tour” (PVS, M., nữ, 36 tuổi). Theo ông Đinh Hài - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, mô hình “DLDVCĐ của dân tộc Cơ Tu” có những nét riêng biệt độc đáo, vì vậy cần mở rộng kết Số 32 (Tháng 6 - 2020)92 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA nối với các điểm du lịch khác như thác Grăng và đường mòn Hồ Chí Minh. Ông Hài khẳng định: “Thời gian tới, Sở sẽ giúp quảng bá mô hình này trên website du lịch Quảng Nam cũng như trong các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt sẽ giới thiệu 3 đơn vị lữ hành là Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ Hội An, Công ty Cổ phần Du lịch và thương mại Lê Nguyễn và Công ty Du lịch mạo hiểm lên khảo sát đưa khách đến” [4]. Một cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nam Giang cho biết: “Phòng đang xúc tiến quảng bá bằng hình thức phát tờ rơi, trên các trang mạng xã hội internet. Từ năm 2016, Phòng bắt đầu có cán bộ phụ trách về mảng công nghệ thông tin” (PVS, R., nam, 25 tuổi). Đến với DLDVCĐ Cơ Tu ở Ta-Bhing, du khách sẽ được tặng một số tờ rơi giới thiệu về tour du lịch mang tên “Hương sắc Cơ Tu”. Trong đó có những thông tin sơ lược về dự án, về những sản phẩm du lịch tiêu biểu; một số đề nghị đối với du khách tham quan, trải nghiệm tour. Về thông tin liên hệ với đơn vị điều hành tour, tờ rơi cung cấp 2 địa chỉ email (cotucbt@fidr.vn và fidrvn@fidr.vn) và 1 số điện thoại cố định. Việc quảng bá thông tin du lịch trên internet là một hình thức quảng bá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi tìm kiếm trên website là website chính thức của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Quảng Nam, thì không có thông tin về điểm hay tour du lịch nào mang tên “DLDVCĐ của dân tộc Cơ Tu ở Ta-Bhing”, mà chỉ giới thiệu về nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu, làng truyền thống của người Cơ Tu. Điều đó cho thấy, những thông tin du lịch trên trang web của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Quảng Nam là những thông tin cũ và chưa được cập nhật. 3. Nhận xét về du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu ở xã Ta-Bhing và một số vấn đề bàn luận Để nhận diện những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của mô hình DLDVCĐ của dân tộc Cơ Tu tại Ta-Bhing, chúng tôi áp dụng khung phân tích SWOT6 là một công cụ của ngành quản trị hiện đại giúp đánh giá và kiểm soát được những yếu tố bên trong - bên ngoài, từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp cho sự phát triển đúng hướng. Áp dụng SWOT, chúng tôi nhận thấy DLDVCĐ của dân tộc Cơ Tu ở Ta-Bhing có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức sau: * Điểm mạnh: - Không phải huy động vốn do được FIDR lấy làm điểm hỗ trợ (Gồm nhiều lĩnh vực không chỉ du lịch). - Nguồn khách quốc tế có khả năng chi tiêu cao ổn định đến từ FIDR. - Đặc trưng văn hóa truyền thống, cách thức tổ chức cộng đồng, kiến trúc, phong tục tập quán đặc sắc, rất khác biệt với các nhóm dân tộc thiểu số khác. - Văn hóa truyền thống được bảo tồn khá nguyên vẹn từ trang phục đến kiến trúc nhà ở, nhà cộng đồng, các tập tục cổ xưa và biểu diễn dân gian - lễ hội. - Được FIDR quảng bá miễn phí qua sản phẩm dệt, được Nhà nước hỗ trợ quảng bá trong các hội làng nghề, sự kiện trong nước. - Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hay môi trường tự nhiên nguyên sơ chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi công nghiệp hóa. - Có nghề truyền thống. - Tập tục, hành vi tín ngưỡng đã từng xảy ra như tục săn máu có thể gây tò mò cho khách du lịch thuộc nhóm đối tượng là các nhà nghiên cứu nhân chủng học, nhân học, tôn giáo tín ngưỡng và xã hội học (và những nhóm khách cùng mối quan tâm khác). * Điểm yếu: - Cộng đồng chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch và tiến hành tổ chức phục vụ du lịch. - Mục tiêu bị phân tán: Ngoài DLDVCĐ, xã Ta-Bhing phải phân bổ nguồn lực cho mục tiêu phát triển nghề truyền thống. - Khó thu hút khách du lịch nội địa. - Chưa có trang web riêng và các hình thức tuyên truyền quảng bá còn nghèo nàn. - Năng lực ngoại ngữ của cộng đồng còn thấp. - Một số tập tục, hành vi từng xảy ra trong quá khứ ảnh hưởng xấu tới tâm lý khách du lịch (Tục săn máu đã được tác giả người Pháp viết thành sách, phát hành toàn thế giới, nhiều bài báo gần đây cũng đề cập đến tập tục này). 93Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA - Chưa tổ chức được hoạt động homestay, hoạt động điển hình trong sản phẩm DLDVCĐ dẫn tới việc cộng đồng vẫn khá khép kín đối với khách du lịch. - HTX du lịch Ta-Bhing hoạt động chưa thực sự hiệu quả. - Ví trị địa lý xa xôi, khó khăn cho di chuyển, tiếp cận điểm của khách du lịch. - Chưa tự chủ quy trình khép kín trong DLDVCĐ (thị trường, tổ chức bán sản phẩm du lịch, thực hiện sản phẩm du lịch). * Cơ hội: - Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông, trong đó khách du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh và DLDVCĐ có tỷ lệ ngày càng tăng (đến từ các quốc gia phát triển). - Ngành Du lịch Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến công tác xúc tiến phát triển du lịch ra thị trường quốc tế (đầu tư tiền và chất xám nhiều hơn vào hoạt động marketing, promotion). - Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực du lịch ngày càng được hoàn thiện. Tránh được chi phí “lót tay”, bôi trơn khi đăng ký hoặc vận hành sản phẩm. - Hệ thống giao thông vận tải ở Quảng Nam ngày càng phát triển và được hiện đại hóa. - Thông tin liên lạc phát triển, trong đó có thể kể đến internet, tỷ lệ điện thoại di động được sử dụng trong giới trẻ - Nhiều điểm DLDVCĐ khác đang trong giai đoạn thoái trào do thời gian phát triển lâu, dịch vụ nhàm chán và không duy trì được mục tiêu phát triển bền vững (ví dụ: bản Lác, Hòa Bình). - Có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ FIDR, giai đoạn 3 có thêm sự tham gia của tổ chức cấp cao hơn là JICA với nguồn vốn và phạm vi hoạt động rộng hơn. Đặc biệt JICA đã có nhiều kinh nghiệm trong các dự án DLDVCĐ trên khắp nước ta. * Thách thức - Nhiều điểm DLDVCĐ khác đã rất phát triển và hút khách từ các trung tâm du lịch lớn như các điểm DLDVCĐ miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên và Hội An. - Áp lực phát triển du lịch bền vững dẫn đến những quy định bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa nghiêm ngặt hơn dành cho hoạt động du lịch dẫn đến không thể phát triển du lịch đại chúng (lấy số lượt khách làm chủ đạo). - Kinh tế khủng hoảng, thị trường bị thu hẹp lại do khách du lịch thắt chặt chi tiêu. - Thị trường du lịch bị giới hạn bởi nguồn khách do FIDR liên hệ và giới thiệu về điểm. - Xuất hiện nhiều điểm DLDVCĐ mới do các tỉnh thành học tập mô hình DLDVCĐ từ các điểm đã được thực hiện thành công. - Các công ty du lịch - lữ hành quan tâm không nhiều đến điểm. - Mục tiêu phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh khó được đảm bảo do phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ bên ngoài (FIDR, chính quyền địa phương). Kết luận Để đánh giá tính hiệu quả của một dự án DLDVCĐ, các chỉ số kinh tế như thu nhập đầu người, lượt khách, doanh thu du lịch theo năm, thường đóng vai trò quyết định. Ngược lại, khi đánh giá tính bền vững của dự án DLDVCĐ, vấn đề không chỉ tập trung vào các chỉ số thống kê trong thời gian dự án được triển khai mà còn phải thực hiện đánh giá, dự đoán hướng phát triển và dựa vào chỉ số thống kê dài hạn sau khi dự án kết thúc. Trong thực tiễn, để phát triển một điểm DLDVCĐ theo các nguyên tắc bền vững, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các bên liên quan bao gồm chính quyền địa phương - cộng đồng - tổ chức tài trợ - hệ thống doanh nghiệp du lịch chứ không chỉ dựa vào một hoặc hai chủ thể. Trường hợp ở Ta-Bhing, chúng tôi cho rằng việc chỉ dựa vào FIDR hoặc nỗ lực của chính quyền để phát triển DLDVCĐ là chưa đủ. Thêm vào đó, Ta-Bhing là một trong những trường hợp nghiên cứu phức tạp, có sự đan xen, chồng lấn các dự án phát triển cộng đồng, y tế, nông nghiệp, phục hồi nghề truyền thống với dự án DLDVCĐ. Hơn nữa, mục tiêu của nhà tài trợ FIDR là khá tham vọng khi tập trung vào việc phát triển toàn diện (chứ không chỉ là du lịch) một cộng đồng thuộc nhóm dân tộc ít người. Do đó, để phát triển DLDVCĐ một cách toàn diện, phải có các giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách, về tổ chức, quy hoạch, quản lý và cả về truyền thông, giáo dục, có như Số 32 (Tháng 6 - 2020)94 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA vậy, DLDVCĐ của dân tộc Cơ Tu mới có hiệu quả dài lâu trong tương lai, đảm bảo tính phát triển bền vững đúng như định hướng ban đầu của các bên liên quan khi quyết định làm DLDVCĐ nơi đây. T.S.T; L.H.T Chú thích 1 Các trích dẫn phỏng vấn sâu trong bài viết là tư liệu điền dã dân tộc học của nhóm tác giả tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, tháng 7/2018. 2 FIDR là một tổ chức phi chính phủ Nhật Bản, được Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp Giấy Đăng ký Văn phòng Dự án tại Đà Nẵng, hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng, cải thiện an ninh lương thực và phát triển DLDVCĐ. Tính đến nay, FIDR đã và đang triển khai hơn 40 dự án trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, cứu trợ, tại một số tỉnh, thành phố ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. 3 Số liệu tính đến 31/12/2012 theo Cổng thông tin điện tử huyện Nam Giang. 4 “Săn máu, lấy đầu người” từng là một tập tục có thật của người Cơ Tu ở Quảng Nam và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tập tục này có từ xa xưa nhưng được công chúng biết đến và làm rúng động dư luận khi cuốn sách Những kẻ săn máu (Les Chasseurs de Sang) của Le Pichon - một người lính viễn chinh Pháp - được công bố. Trong hồi ký của nhà cách mạng Quách Xuân cũng nhắc nhiều đến tập tục này của người Cơ Tu. Cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu về tộc người Cơ Tu, các nhà nghiên cứu Việt Nam đều thừa nhận: Săn máu là một tập tục có thật trong quá khứ của dân tộc Cơ Tu, là những cuộc chiến “săn máu - nợ đầu” kéo dài ngay trong tộc người này. Những mùa săn máu của người Cơ Tu trước đây chủ yếu liên quan đến quan niệm về thần linh của cộng đồng, dùng máu người để cúng Giàng, mong cho mùa màng được tốt, trong làng không còn ai bị “chết xấu”. Những trận chiến như vậy thường được đồng bào gọi với cái tên “giặc mùa”. 5 Về sau, trên thực tế, bà con vẫn tiếp khách nhóm nhỏ hơn, từ 2 đến 5 người nhưng chương trình tour sẽ rút gọn, du khách không được trải nghiệm phần tái hiện lễ hội cộng đồng, cũng không đi hết cả 7 thôn, mà chỉ đi tham quan 2 thôn, khám phá cuộc sống thường nhật của bà con. 6 SWOT là chữ cái đầu của 4 từ tiếng Anh: S (strength): điểm mạnh; W (weak): điểm yếu; O (oppotunity): cơ hội; T (threat): thách thức hay nguy cơ. SWOT là sản phẩm từ một nghiên cứu của Trường Đại học Standford (Mỹ) được tiến hành trên 500 tổ chức, doanh nghiệp toàn nước Mỹ. Không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế học, phương pháp SWOT còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác, trong đó có du lịch. Tài liệu tham khảo 1. BT (2017), “Mô hình Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu phát huy hiệu quả”, antv.gov.vn/tin-tuc/kinh-te/mo-hinh-du-lich- dua-vao-cong-dong-co-tu-phat-huy-hieu- qua-217265.html 2. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Gia Khang (2018), “Phát triển du lịch dựa vào giá trị văn hóa Cơ Tu”, vn/du-lich/201807/phat-trien-du-lich-dua-vao- gia-tri-van-hoa-co-tu-806512/ 4. Khánh Linh (2013), “Dự án Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu: Cải thiện sinh kế cho người dân”, thoi-su-kinh-te/201307/du-an-du-lich-dua-vao- cong-dong-co-tu-cai-thien-sinh-ke-cho-nguoi- dan-323339/ 5. P.H (2018), “Người Cơ Tu làm du lịch cộng đồng”, https://baotintuc.vn/dan-toc-mien-nui/ nguoi-cotu-lam-du-lich-cong-dong-2018040916 2014782.htm 6. Đặng Quang Thành (2000), Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kinh doanh du lịch, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 7. Trương Sỹ Tâm (chủ nhiệm) (2018), Du lịch dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững của đồng bào dân tộc Cơ Tu xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 8. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2012), Du lịch dựa vào cộng đồng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. Ngày nhận bài: 31 - 5 - 2020 Ngày phản biện, đánh giá: 5 - 6 - 2020 Ngày chấp nhận đăng: 25 - 6 - 2020
File đính kèm:
- thuc_trang_phat_trien_du_lich_dua_vao_cong_dong_cua_dan_toc.pdf