Thực trạng phát triển du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Kiên Hải là đơn vị hành chính cấp huyện ở tỉnh Kiên Giang, nằm trên vùng biển Tây Nam
của Việt Nam, với diện tích 24,61 km2 và dân số 17.591 người (2019). Địa hình đa dạng và tương
phản cao, phong cảnh hoang sơ, nhiều bãi biển thoải và được bao phủ bởi cát trắng, nước biển trong
xanh, khí hậu trong lành và ấm áp quanh năm, văn hóa bản địa đa dạng, người dân thân thiện và mến
khách là những nguồn lực quan trọng để địa phương phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du
lịch sinh thái, du lịch biển đảo theo hướng có trách nhiệm. Để phân tích, đánh giá thực trạng phát
triển du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải, các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát thực
địa và tham khảo tài liệu thứ cấp đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, còn một số tồn tại
trong phát triển du lịch có trách nhiệm ở địa bàn nghiên cứu trên phương diện phát triển sản phẩm du
lịch, quản lý hành vi của du khách, hoạt động cung cấp thông tin cho du khách, việc đảm bảo quyền
lợi và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên lao động, quản lý giá cả dịch vụ, thu gom và xử lý chất
thải, an toàn trong tham gia giao thông, sử dụng nước ngọt trong du lịch.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phát triển du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
ệt đối xử, đảm bảo môi trường làm việc vệ sinh và an toàn, thực hiện bình đẳng giới, tuân thủ cách thức tuyển dụng có trách nhiệm, cung cấp chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp, ưu tiên sử dụng lao động địa phương, không sử dụng lao động trẻ em. Đối tượng sử dụng nhiều lao động và phản ánh đúng thực trạng sử dụng lao động có trách nhiệm hay không ở địa phương là doanh nghiệp dịch vụ lưu trú, ăn uống và tham quan. Qua khảo sát 46 doanh nghiệp ở Kiên Hải, có 91,3% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ không sử dụng lao động trẻ em. Một tỷ lệ rất đáng kể doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động địa phương và trả lương cho nhân viên ở mức tối thiểu hoặc cao hơn mức quy định của nhà nước (lần lượt là 87% và 82,6%). Không phân biệt đối xử đối với nhân viên và đảm bảo môi trường làm việc vệ sinh và an toàn cho nhân viên được 78,3% và 73,9% doanh nghiệp chọn. Trong khi đó, có tiền thưởng và những ưu đãi khác cho nhân viên, có hợp đồng lao động với nhân viên, Nguyễn Trọng Nhân, Huỳnh Văn Đà, Phan Việt Đua - Thực trạng phát triển du lịch 75 tuyển dụng theo quy trình (xây dựng bản mô tả vị trí công việc, đăng thông tin tuyển dụng, áp dụng các tiêu chí để tuyển dụng), cung cấp chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp với việc làm cho nhân viên được rất ít doanh nghiệp chọn (tương ứng là 26,1%, 8,7%, 4,3%, 0%). Để có dữ liệu đối chứng với những phản hồi của doanh nghiệp dịch vụ du lịch, 16 nhân viên lao động trong ngành du lịch được phỏng vấn với những nội dung gần tương đồng với nội dung phỏng vấn doanh nghiệp. Vấn đề được nhiều nhân viên đồng ý nhất là họ được trả lương ở mức tối thiểu hoặc cao hơn mức quy định của nhà nước (75%). Một tỷ lệ đáng kể cho rằng họ không bị phân biệt, đối xử và lạm dụng (62,5%). Có 62,5% ý kiến cho rằng doanh nghiệp đảm bảo nơi làm việc của họ vệ sinh và an toàn. Mặc dù doanh nghiệp rất ít tuyển dụng nhân viên theo quy trình nhưng nhân viên lại phản hồi không tiêu cực đối với vấn đề này bởi có 50% cho rằng họ được tuyển dụng công bằng và minh bạch. Ít nhân viên trả lời họ có hợp đồng lao động, có tiền thưởng và những ưu đãi khác, được doanh nghiệp đào tạo kỹ năng phù hợp với việc làm (lần lượt là 37,5%, 25%, 12,5%). Khi được hỏi về mức độ hài lòng đối với công việc, 50% nhân viên trả lời cảm thấy hài lòng. Bảng 2. Sử dụng lao động của doanh nghiệp dịch vụ du lịch ở Kiên Hải Nội dung Phần trăm chọn của doanh nghiệp Phần trăm chọn của nhân viên Có hợp đồng lao động 8,7 37,5 Trả lương ở mức tối thiểu hoặc cao hơn mức quy định của nhà nước 82,6 75,0 Có tiền thưởng và những ưu đãi khác 26,1 25,0 Không phân biệt, đối xử, lạm dụng 78,3 62,5 Đảm bảo môi trường làm việc vệ sinh và an toàn 73,9 62,5 Cung cấp chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp với việc làm 0 12,5 Tuyển dụng theo quy trình1; được tuyển dụng công bằng và minh bạch2 4,3 50 Nguồn: Phỏng vấn của nhóm nghiên cứu, 2020 Bên cạnh những việc làm được như trả lương, tôn trọng và đảm bảo môi trường làm việc cho nhân viên, vẫn còn những khoảng trống đáng kể về đào tạo, khen thưởng, hợp đồng lao động, quy trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp dịch vụ du lịch ở Kiên Hải. Hỗ trợ điểm đến du lịch có trách nhiệm: Hỗ trợ điểm đến du lịch có trách nhiệm là việc các tổ chức không chỉ khai thác điểm đến vì các lợi ích kinh tế của họ mà còn đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao các giá trị văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường địa phương, mang lại và phân phối các lợi ích kinh tế công bằng cho cộng đồng địa phương. Hỗ trợ điểm đến du lịch 1 Dành cho doanh nghiệp có trách nhiệm bao gồm sử dụng hàng hóa và vật liệu địa phương, chi trả thích đáng cho hàng hóa và dịch vụ của nhà cung cấp địa phương, sử dụng lao động địa phương, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch của địa phương, cung cấp kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên Khảo sát 46 doanh nghiệp dịch vụ du lịch ở Kiên Hải cho thấy, ý kiến được nhiều doanh nghiệp chọn nhất là sử dụng lao động địa phương (65,2%). Con số này cao hơn chút ít so với phản hồi của nhân viên lao động trong ngành du lịch (62,5%). Trên 50% doanh nghiệp cho rằng họ sử dụng hàng hóa và vật liệu ở địa 2 Dành cho nhân viên Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 76 phương (56,5%) và chi trả thích đáng cho hàng hóa của nhà cung cấp ở địa phương (52,2%). Việc cung cấp kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch của địa phương ít được doanh nghiệp thực hiện (tương ứng là 21,7% và 17,4%). Đã có sự hỗ trợ tương đối tích cực của doanh nghiệp du lịch đối với sự phát triển kinh tế (sử dụng lao động, hàng hóa và vật liệu) nhưng ít doanh nghiệp đóng góp tình nguyện cho việc bảo tồn tài nguyên, môi trường và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch ở địa phương. Quản lý du lịch có trách nhiệm: Quản lý du lịch có trách nhiệm là việc tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích cho nhiều bên liên quan ở nơi đến du lịch. Một số biểu hiện cơ bản của quản lý du lịch có trách nhiệm là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính, thống nhất và niêm yết giá phòng nghỉ, xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt động du lịch, thu gom rác thải và xử lý chất thải, đảm bảo an toàn giao thông. Theo sự phản hồi của chính quyền địa phương, để phát triển du lịch có trách nhiệm, thời gian qua, địa phương có những hoạt động quản lý như “gặp gỡ doanh nghiệp và hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ”; “tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch”; “khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù biển đảo”; “tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch”; “mở 20 lớp tập huấn, đào tạo nghề du lịch tại địa bàn các xã”; “triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lưu trú du lịch”; “để các cơ sở lưu trú tự quyết định giá phòng theo cơ chế thị trường dựa trên chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhưng phải niêm yết công khai và đăng ký giá với cơ quan thuế”; “hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đảm bảo môi trường du lịch an toàn, chất lượng và thân thiện”; “giải quyết triệt để tình trạng cò mồi, lôi kéo khách”; “tổ chức 14 đợt kiểm tra về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện”. Mặc dù chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều hoạt động quản lý nhưng tình trạng “chặt chém” du khách vẫn còn diễn ra. Nhiều du khách cho rằng “một số quầy hàng, quán ăn chặt chém du khách”; “có những điểm du lịch tự ý lên giá”; “giá cả ở một vài khu du lịch còn khá cao so với mặt bằng chung”; “một số khu du lịch làm tiền du khách” và đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch ở Kiên Hải. Bên cạnh đó, rất nhiều du khách cảm thấy không hài lòng khi đi du lịch ở Kiên Hải là tình trạng xả rác thải. Mặc dù ở xã Lại Sơn và An Sơn đã có lò đốt rác nhưng rác thải còn rất phổ biến ở các xã của Kiên Hải. Ngoài ra, một số du khách cảm thấy lo lắng khi không ít cơ sở lưu trú xả nước thải trực tiếp xuống biển. Ở xã Lại Sơn, địa phương đã thiết lập bảng cảnh báo giao thông “phải đội mũ bảo hiểm và không chở quá số người quy định khi tham gia giao thông” nhưng một số du khách vẫn không thực hiện và bị cảnh sát giao thông xử phạt. Nguyên nhân dẫn đến sai phạm có thể do du khách nghĩ rằng sẽ không có cảnh sát giao thông túc trực hoặc không chú ý bảng cảnh báo giao thông. Không ít những cố gắng đã được tạo ra nhằm đảm bảo môi trường du lịch an toàn, chất lượng, thân thiện và chuyên nghiệp nhưng vẫn còn tình trạng không niêm yết giá cả dịch vụ, thách giá và “chặt chém” du khách, thiếu khả năng trong Nguyễn Trọng Nhân, Huỳnh Văn Đà, Phan Việt Đua - Thực trạng phát triển du lịch 77 việc thu gom và xử lý chất thải, vi phạm khi tham gia giao thông của du khách. Vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm: Mục tiêu bao trùm của ngành dịch vụ lưu trú là đem lại cho khách hàng sự thoải mái trong kỳ nghỉ. Để làm được điều đó, một lượng đáng kể nguồn tài nguyên được sử dụng để phục vụ nhu cầu của du khách về sưởi ấm, làm mát, giặt là, tắm rửa, thông tin liên lạc, ăn uống, giải trí... Cộng hưởng của việc tiêu thụ nhiều nguồn lực và tăng lượng chất thải là những tác động tiêu cực tới môi trường, cộng đồng địa phương và lợi nhuận kinh doanh ở mức nào đó của công ty. Để giảm thiểu những tác động này tới kinh tế, xã hội và môi trường, ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú phải lưu tâm đến việc khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm nước, điện và giữ gìn vệ sinh môi trường. Khảo sát nhiều cơ sở lưu trú ở Kiên Hải, chúng tôi nhận thấy rằng, chủ cơ sở đã quan tâm đến việc khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm điện và giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thông qua bảng nội quy, bảng hoặc giấy dán tường với các thông điệp như “vui lòng tắt hết thiết bị điện khi ra khỏi phòng”; “vui lòng rút thẻ chìa khóa ra khỏi ổ điện khi ra khỏi phòng”; “xin quý khách giữ vệ sinh chung”; “không hút thuốc trên giường ngủ, không vứt giấy vệ sinh, rác thải vào thiết bị vệ sinh gây tắc cống”; “không mang chai nhựa, hộp nhựa, túi nilon xuống bãi tắm”; “vui lòng không vứt rác xuống biển” Vấn đề còn bỏ ngỏ hiện nay ở hầu hết các cơ sở lưu trú của Kiên Hải là việc khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm nước, trong khi nước ngọt là nguồn tài nguyên quý hiếm ở Kiên Hải. Khảo sát 160 du khách đến du lịch ở Kiên Hải liên quan đến những vấn đề trên, phương diện du khách đánh giá cao nhất là cơ sở lưu trú có những cách thức khuyến khích du khách giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường (3,81/5). Ý kiến cũng được nhiều du khách đánh giá cao là cơ sở lưu trú có những cách thức khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm điện (3,79/5). Trong khi đó, du khách chưa đồng ý với phát biểu cơ sở lưu trú có những cách thức khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm nước (3,44/5). Như vậy, nhiều doanh nghiệp lưu trú đã thực hiện một số biện pháp khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm điện và giữ gìn vệ sinh môi trường; tuy nhiên, việc khuyến khích du khách sử dụng nước ngọt chưa được doanh nghiệp quan tâm. Điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm: Trong du lịch, cơ sở ăn uống là một phần không thể thiếu của bộ sản phẩm tại điểm đến và điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm đồng nghĩa với việc chủ cơ sở ăn uống thực hiện tốt vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo môi trường an ninh và an toàn, mua sản phẩm thực phẩm được canh tác không trái đạo đức và được trồng tại địa phương, chi trả thích đáng cho hàng hóa của nhà cung cấp địa phương, sử dụng lao động địa phương Hiện tại, du lịch phát triển mạnh nhất ở xã Lại Sơn và An Sơn nên cơ sở ăn uống chủ yếu tập trung ở hai địa phương này. Hai bên cầu cảng, những bãi biển đẹp, khu nuôi cá lồng bè là nơi phát triển cơ sở ăn uống mạnh nhất ở huyện Kiên Hải. Nguyên liệu chế biến tương đối đa dạng nhưng chủ lực là hải sản. Về vấn đề vệ sinh, an ninh và an toàn, du khách đồng ý cao nhất với ý kiến: cơ sở ăn uống đảm bảo trật tự và an toàn (4,11/5). Bên cạnh đó, khuôn viên cơ sở ăn uống sạch cũng được du khách đánh giá cao (4,0/5). Ngoài ra, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở cơ sở lưu trú cũng được du khách đánh giá cao (3,95/5). Điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm ở Kiên Hải còn được thể hiện qua mua thực phẩm được canh tác không trái đạo đức (87%) và được trồng tại địa phương (60,9%), sử dụng lao động Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 78 địa phương (65,2%). Bên cạnh đó, trên 52,2% doanh nghiệp thừa nhận chi trả thích đáng cho hàng hóa của nhà cung cấp địa phương. 4. Kết luận và khuyến nghị Là điểm đến du lịch mới nổi nhưng Kiên Hải rất có triển vọng phát triển du lịch ở tương lai. Sự phát triển du lịch luôn tạo ra tác động kép đối với huyện Kiên Hải trên phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực và tối đa những tác động tích cực của du lịch, huyện Kiên Hải cần phải phát triển du lịch có trách nhiệm. Phát triển du lịch có trách nhiệm có thể bảo vệ sinh thái và tốt cho kinh tế, xã hội, văn hóa của điểm đến (Leslie, 2012). Huyện Kiên Hải đã thực hiện nhiều hoạt động có lợi cho sự phát triển du lịch nói chung và du lịch có trách nhiệm nói riêng, hướng đến sự phát triển bền vững ngành du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn một số rào cản đối với sự phát triển du lịch có trách nhiệm ở địa phương trên khía cạnh sản phẩm du lịch, thông tin điểm đến, phát triển nguồn nhân lực, đóng góp tài chính tình nguyện cho bảo tồn, giá cả dịch vụ, an toàn cho du khách, thu gom và xử lý chất thải, sử dụng nước ngọt. Để giảm thiểu những rào càn, thúc đẩy sự phát triển du lịch có trách nhiệm, một số biện pháp địa phương có thể thực hiện như phát triển loại hình, dịch vụ du lịch thân thiện với môi trường và có trách nhiệm đối với cộng đồng; đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin về điểm đến; quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của nhân viên lao động trong ngành du lịch; tạo nguồn tài chính phục vụ bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường; hạn chế sự tác động tiêu cực của du khách đối với sinh vật biển; tích cực giải quyết vấn đề chất thải từ hoạt động du lịch; đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho du khách; tăng cường hoạt động diễn giải khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm nước ngọt ở cơ sở lưu trú. Bài báo này là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Cần Thơ; có mã số: T2020-32. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội (2013), Bộ công cụ Du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam, Hà Nội. 2. Chi cục Thống kê huyện Kiên Hải (2020), Niên giám thống kê năm 2019, Huyện Kiên Hải. 3. Huyện ủy Kiên Hải (2020), Báo cáo tổng kết chuyên đề thực hiện phát triển du lịch theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII nhiệm kỳ 2015-2020, Kiên Hải. 4. Leslie, D. (2012), Responsible tourism: Concepts, Theory and Practice, CABI Publishing house, London. 5. The Cape Town Declaration (2002), International Conference on Responsible Tourism in Destinations, Cape Town, https://responsibletourismpartnership.org/cape-town-declaration-on-responsible-tourism/, truy cập vào 4/7/2020. Thông tin tác giả: Nguyễn Trọng Nhân, Huỳnh Văn Đà - Trường Đại học Cần Thơ Phan Việt Đua - Trường Đại học Bạc Liêu Khu 2, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ĐT: 039.7272.801; Email: trongnhan@ctu.edu.vn. Nhật ký tòa soạn: Ngày nhận bài: 15/01/2021 Biên tập: 03/2021
File đính kèm:
- thuc_trang_phat_trien_du_lich_co_trach_nhiem_o_huyen_kien_ha.pdf