Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng

Việt Nam có nguồn cây dược liệu tự nhiên đa dạng và phong phú phát triển trong môi trường rừng. Cho

thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu là hoạt động đang được quan tâm hiện nay tại các khu rừng

của Việt Nam. Một số địa phương có rừng đã xây dựng mô hình nuôi trồng, phát triển dược liệu trong môi

trường rừng. Tuy nhiên, những chính sách pháp luật hiện hành quy định về sử dụng môi trường rừng để

nuôi trồng, phát triển nguồn dược liệu còn chưa đầy đủ, chưa quy định rõ hình thức cho thuê môi trường

rừng để sản xuất nông lâm kết hợp là một loại dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 61, Luật Lâm

nghiệp, 2017. Bài viết này đề cập đến thực trạng phát triển dược liệu trong môi trường rừng, từ đó đề xuất

hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu tại các địa

phương có rừng.

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng trang 1

Trang 1

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng trang 2

Trang 2

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng trang 3

Trang 3

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng trang 4

Trang 4

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng trang 5

Trang 5

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng trang 6

Trang 6

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng trang 7

Trang 7

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng trang 8

Trang 8

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng trang 9

Trang 9

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 6140
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng

Thực trạng pháp luật về cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu - Hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng
ăk Glei, tỉnh Kon Tum. 
Các mô hình cho thuê môi trường rừng ở mỗi địa 
phương quy định khác nhau về diện tích thuê, địa 
điểm cho thuê, loại rừng, giá thuê, người đi thuê 
(Bảng 2) 
3.4. Những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đối 
với hợp đồng cho thuê môi trường rừng để phát triển 
dược liệu 
Chính sách cho thuê môi trường rừng dần được 
hoàn thiện. Hiện nay, đã được quy định tại Luật Lâm 
nghiệp, 2017 [12] và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP 
[8]. Tuy nhiên, Luật này không quy định chi tiết và 
không giao Chính phủ quy định chi tiết phạm vi của 
thuê môi trường rừng, trừ trường hợp cho thuê môi 
trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ 
dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ và sản 
xuất theo quy định tại các Điều 53, 56 và 60, Luật 
Lâm nghiệp, 2017 [12] và tại các Điều 14, 23 và 32, 
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP [8]. Đồng thời, tại 
các điểm d, khoản 1, Điều 75; điểm b, khoản 1, Điều 
76 và điểm d, khoản 1, Điều 78, Luật Lâm nghiệp 
năm 2017 [12]. 
Bên cạnh đó, việc cho thuê môi trường rừng để 
phát triển dược liệu trên thực tế gặp một số khó khăn 
như: (i) Nếu thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng 
đặc dụng để phát triển dược liệu sẽ có ảnh hưởng 
một phần đến cấu trúc, diễn thế tự nhiên của rừng và 
cảnh quan tự nhiên của rừng, ảnh hưởng đến đời 
sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã, 
do đó rất khó thực hiện đúng các quy định của pháp 
luật hiện hành về quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng; (ii) 
Chưa có cơ chế và giải pháp đảm bảo đầu ra cho 
dược liệu, việc thu mua dược liệu còn ở phạm vi nhỏ 
lẻ, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng đầu ra cho cây 
dược liệu; (iii) Nhận thức của một bộ phận người dân 
về trồng dược liệu dưới tán rừng chưa thật sự sâu 
rộng, chỉ mới dừng lại ở việc thu hút sự quan tâm về 
thu nhập cao từ việc trồng sâm Ngọc Linh; các loài 
dược liệu khác như Đảng sâm, Đương quy, Giảo cổ 
lam, Lan kim tuyến chưa thật sự thu hút bà con 
đồng hành trồng dược liệu dưới tán rừng; một số hộ 
dân chưa mạnh dạn và tâm huyết đăng ký thuê môi 
trường rừng để trồng dược liệu, mặt dù đã có chính 
sách hỗ trợ giống dược liệu và hỗ trợ vay vốn từ ngân 
hàng chính sách với mức lãi suất thấp để thực hiện 
việc trồng dược liệu dưới tán rừng, miễn tiền thuê 
môi trường rừng. 
3.5. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp 
luật về hợp đồng cho thuê môi trường rừng để trồng 
cây dược liệu 
Từ những phân tích nêu trên, để đảm bảo phù 
hợp với quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 [10], các Luật, Bộ Luật 
có liên quan; thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy 
phạm pháp luật, phát huy tiềm năng về nuôi, trồng 
dược liệu góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng 
thời bảo vệ, phát triển rừng bền vững tài nguyên rừng, 
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần ban hành chính 
sách pháp luật về cho thuê dịch vụ môi trường rừng 
để nuôi, trồng dược liệu dưới hình thức hợp đồng cho 
thuê môi trường rừng. Trong bối cảnh hiện nay, pháp 
luật về lâm nghiệp hiện hành chỉ mới cho phép tổ 
chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh 
dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí mà chưa 
có các quy định cụ thể về việc chủ rừng được cho thuê 
môi trường rừng để nuôi, trồng dược liệu, các Bộ, 
ngành, địa phương cần chủ động xây dựng đề án thí 
điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi, trồng dược 
liệu, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ ban 
hành chính sách về cho thuê môi trường rừng để nuôi, 
trồng dược liệu dưới hình thức hợp đồng cho thuê môi 
trường rừng trong thời gian tới. 
Để đảm bảo tính hợp pháp và khả thi của hợp 
đồng cho thuê môi trường rừng, dưới đây là một số 
đề xuất về các nội dung cơ bản của hợp đồng cho 
thuê môi trường rừng nhằm hoàn thiện pháp luật về 
lâm nghiệp như: 
Thứ nhất, về nguyên tắc cho thuê: Việc cho thuê 
môi trường rừng để trồng cây dược liệu không làm 
thay đổi quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài 
nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất; 
không xâm hại tài nguyên thiên nhiên trên và dưới 
đất rừng trong diện tích được thuê. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 124 
Việc trồng cây dược liệu dưới tán rừng phải dựa 
theo các điều kiện tự nhiên, hài hòa với cảnh quan 
môi trường thiên nhiên, theo đúng quy định về tỷ lệ 
diện tích quy định trong rừng đặc dụng, rừng phòng 
hộ, rừng sản xuất và phù hợp với quy hoạch đã được 
phê duyệt. Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bảo 
tồn các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh 
quan, môi trường, đời sống tự nhiên của các loài 
động, thực vật hoang dã cũng như bản sắc văn hóa 
của cộng đồng dân cư ở địa phương. 
Việc sử dụng diện tích đất trong khu vực thuê 
môi trường để trồng cây dược liệu phải đúng theo 
quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát 
triển rừng; quy định pháp luật về đất đai và các văn 
bản pháp luật hiện hành có liên quan. Các trường 
hợp vi phạm phải được xử lý nghiêm theo quy định 
pháp luật. 
Việc trồng cây dược liệu dưới tán rừng phải đảm 
bảo tính che phủ của thảm thực vật dưới tán rừng 
nhằm hạn chế xói mòn, đảm bảo tính năng phòng hộ 
của rừng; căn cứ đặc điểm sinh vật học, hướng dẫn 
kỹ thuật trồng đối với từng loài cây cụ thể để xác 
định diện tích đất sử dụng phù hợp đối với từng 
vùng, miền. 
Thứ hai, về loại rừng cho thuê, áp dụng ở những 
địa bàn quy hoạch trồng cây dược liệu trên địa bàn 
tỉnh. Đối với những khu vực chưa có trong quy hoạch 
trồng cây dược liệu, các địa phương cần có văn bản 
báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét trình 
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thống nhất 
bằng văn bản trước khi triển khai thực hiện, đồng 
thời tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh bổ 
sung vào quy hoạch. 
Thứ ba, về vị trí thuê: việc xác định vị trí thuê 
cần quy định rõ trong hợp đồng cho thuê môi trường 
rừng để nuôi trồng và phát triển dược liệu. Tuy 
nhiên, hiện trạng rừng tại mỗi địa phương là khác 
nhau, vì vậy, tại mỗi địa phương có diện tích rừng cần 
cho thuê, chủ rừng xây dựng và công khai phương án 
cung ứng dịch vụ môi trường rừng để trồng cây dược 
liệu trong lâm phận được giao quản lý trình Sở Nông 
nghiệp và PTNT thẩm định và tham mưu Ủy ban 
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho thuê môi 
trường rừng. Đối với những diện tích rừng chưa giao 
do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý thì Hạt Kiểm lâm 
huyện, liên huyện xây dựng và công khai phương án 
cung ứng dịch vụ môi trường rừng để trồng cây dược 
liệu, lâm sản ngoài gỗ và kinh doanh du lịch sinh thái 
trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và tham 
mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt làm cơ sở 
cho thuê môi trường rừng. 
Thứ tư, về đối tượng được thuê: Tổ chức kinh tế, 
hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn có 
nhu cầu thuê rừng để quản lý bảo vệ, sử dụng và 
phát triển rừng bền vững có kết hợp với trồng cây 
dược liệu dưới tán rừng. 
Thứ năm, về hạn mức cho thuê: Căn cứ vào quỹ 
đất, quỹ rừng hiện có, năng lực tài chính và các điều 
kiện cần thiết khác theo quy định, các địa phương có 
rừng quy định cụ thể hạn mức diện tích cho thuê môi 
trường rừng đối với từng cá nhân, hộ, nhóm hộ, cộng 
đồng, các tổ chức có nhu cầu được thuê. 
Thứ sáu, về thời hạn cho thuê: từ 25 năm đến 50 
năm (tùy theo đặc điểm sinh trưởng và phát triển của 
từng loài cây dược liệu). Sau khi hết thời hạn thuê 
môi trường rừng, trường hợp cá nhân, hộ, nhóm hộ, 
cộng đồng, các tổ chức có nhu cầu tiếp tục thuê; 
đồng thời trong quá trình sử dụng rừng đã chấp hành 
đúng các quy định pháp luật về bảo vệ, phát triển 
rừng, sử dụng phù hợp với quy hoạch thì được xem 
xét ưu tiên để tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê, thời 
gian gia hạn tối đa bằng thời hạn cho thuê của hợp 
đồng đã ký. 
Thứ bảy, về mức giá cho thuê: căn cứ vào khoản 
2, Điều 90, Luật Lâm nghiệp và Thông tư số 
32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ 
Nông nghiệp và PTNT quy định phương pháp định 
giá rừng; khung giá rừng. Trong trường hợp có từ 02 
tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi 
trường rừng tại một địa điểm thì giá cho thuê môi 
trường rừng được quyết định thông qua đấu giá. 
Thứ tám, về hình thức thu tiền và cách thức sử 
dụng tiền thu được từ cho thuê môi trường rừng: 
Tiền thuê môi trường rừng thu hằng năm và được 
nộp 100% vào ngân sách tỉnh. Việc chi tiêu khoản tiền 
này theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 
năm 2015. 
Thứ chín, các chính sách hỗ trợ của địa phương 
(nếu có). 
4. KẾT LUẬN 
Nước ta với 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho 
mục đích lâm nghiệp, trong đó có gần 14 triệu ha 
rừng phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau; có 
nhiều tiềm năng để nuôi, trồng dược liệu nhằm tạo ra 
các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 125 
trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới, góp 
phần quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ 
sức khỏe nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã 
hội, giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh, ổn 
định chính trị trên địa bàn nông thôn, miền núi. 
Vì vậy, cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính 
sách phù hợp để khai thác, sử dụng môi trường rừng 
một cách hiệu quả, bền vững nhằm nuôi, trồng và 
phát triển dược liệu phục vụ cho mục tiêu phát triển 
y tế và kinh tế gắn với bảo vệ và phát triển rừng, bảo 
tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý, có giá trị 
kinh tế cao. Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên 
cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng 
cho thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu là 
cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để sử 
dụng môi trường rừng nuôi trồng một số loài thực vật 
bản địa làm dược liệu, phục vụ cho mục tiêu phát 
triển y – dược, kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ rừng, 
bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. 
LỜI CẢM ƠN 
Xin chân thành cảm ơn Tổng cục Lâm nghiệp, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối 
hợp, cung cấp tài liệu cho nghiên cứu này thông qua 
dự thảo đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng để 
nuôi trồng, phát triển cây dược liệu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Thông tư số 
32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định 
phương pháp định giá rừng; khung giá rừng. 
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2020). Quyết định 
số 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2020 công bố 
hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019. 
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2020). Báo cáo số 
5546/BC-BNN-TCLN tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý 
nội dung đ̣ề án thí điểm cho thuê môi trường rừng để 
nuôi trồng, phát triển cây dược liệu. 
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010). 
Nghị định 02/2010/NĐ - CP ngày 8 tháng 01 năm 
2010 về khuyến nông. 
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2017). 
Nghị định số 65/2017/NĐ - CP ngày 19 tháng 5 năm 
2017 về chính sách đặc thù về giống, vốn và công 
nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu 
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2017). 
Nghị định số 02/2017/NĐ - CP ngày 9 tháng 01 năm 
2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông 
nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do 
thiên tai, dịch bệnh. 
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2018). 
Nghị định số 57/2018/NĐ - CP 
ngày 17 tháng 4 năm 2018 về cơ chế, chính sách 
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, 
nông thôn. 
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2018). 
Nghị định số 156/2018/NĐ - CP ngày 16 tháng 11 
năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của 
Luật Lâm nghiệp. 
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2019). 
Nghị định số 06/2019/NĐ - CP ngày 22 tháng 01 
năm 2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng 
nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn 
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã 
nguy cấp. 
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa 
XIII (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam (2013). 
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015). 
Bộ Luật Dân sự. 
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2017). 
Luật Lâm nghiệp. 
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). 
Luật Đất đai. 
14. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang 
(2018). Báo cáo số 562/BC - NNPTNT ngày 28 tháng 
11 năm 2018. 
15. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu 
(2018). Báo cáo số 1310/BC - NNPTNT ngày 29 
tháng 11 năm 2018. 
16. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam 
(2018). Báo cáo số 2030/BC - NNPTNT ngày 3 tháng 
12 năm 2018. 
17. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum 
(2018). Báo cáo số 2038/BC - NNPTNT ngày 17 
tháng 12 năm 2018. 
18. Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số 
1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013, phê duyệt 
quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 
2020 và định hướng đến năm 2030. 
19. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (2018). 
Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 28/2/2018 quy 
định cho thuê môi trường rừng để trồng cây dược 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 126 
liệu, lâm sản ngoài gỗ và kinh doanh du lịch sinh thái 
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 
20. Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum (2018). 
Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 
2018 phê duyệt phương án giao rừng, cho thuê rừng 
để bảo vệ và phát triển rừng bền vững kết hợp với 
kinh doanh cảnh quan du lịch, sản xuất nông lâm 
nghiệp dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 
21. Văn phòng Chính phủ (2017). Thông báo số 
220/TB-VPCP ngày 12/5/2017 về kết luận của Thủ 
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị 
toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam. 
22. Văn phòng Chính phủ (2018). Thông báo số 
369/TB - VPCP ngày 24/9/2018 về kết luận của Thủ 
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về 
đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu 
khác tại tỉnh Kon Tum. 
CURRENT STATUS OF LEGISLATION ON LEASING FOREST ENVIRONMENT TO DEVELOP 
MEDICINES - WAYS TO FINETUNING LEGISLATION ON CONTRACTS FOR LEASING FOREST 
ENVIRONMENT 
Le Thi Luyen1 
1Department of Civil - Economic Law, Ministry of Justice 
Summary 
Vietnam has a diverse and rich source of natural medicinal plants growing in the forest environment. 
Leasing the forest environment to develop medicinal herbs is an activity of current interest in Vietnam 
forests. Some forested provinces have established models of raising and developing medicinal herbs in the 
forest environment. However, the current legal policies on the use of forest environment to grow and 
develop herbal resources are inadequate, and do not specify the form of leasing the forest environment for 
agroforestry production. is a type of forest environmental service defined in Article 61 of the Law on 
Forestry, 2017. This article deals with the development of medicinal herbs in the forest environment, 
thereby proposing the direction of completing the law on forest environment lease contracts to develop 
medicinal herbs in forested localities. 
Keywords: Medicine, forest environment leasing, contract, law. 
Người phản biện: TS. Bùi Thị Minh Nguyệt 
Ngày nhận bài: 25/8/2020 
Ngày thông qua phản biện: 25/9/2020 
Ngày duyệt đăng: 02/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phap_luat_ve_cho_thue_moi_truong_rung_de_phat_tri.pdf