Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Kết quả nghiên cứu thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) đáp

ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ở khu vực phía Nam cho

phép nhận định, việc thực hiện các yêu cầu về nội dung, phương pháp giảng dạy và công tác đánh giá của

đội ngũ giáo viên tiếng Trung thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Kết quả này có

được từ việc so sánh mức độ đánh giá của giáo viên và học sinh về các tiêu chí: kiến thức cơ bản, kỹ năng,

thực hiện các yêu cầu về nội dung, phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao

về đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, cần quan tâm hơn nữa đến việc giúp

HS phát triển các kỹ năng mềm khi học tiếng Trung, cải tiến cách đánh giá HS theo các loại điểm số quy

định và đánh giá để xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp.

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 1

Trang 1

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 2

Trang 2

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 3

Trang 3

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 4

Trang 4

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 5

Trang 5

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 6

Trang 6

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 7

Trang 7

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 8

Trang 8

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 9

Trang 9

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5700
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Thực trạng giảng dạy tiếng Trung cho học sinh Trung học phổ thông ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
 biết mục tiêu, nội dung dạy tiếng 
Trung cho HS”, “Các kỹ năng làm bài thi 
tiếng Trung cho HS” và “Những tri thức tâm 
sinh lý HS” có ĐTB lần lượt là 3,3; 3,2; 3,1, 
đều ứng với mức “trung bình”. Ba yếu tố 
vừa nêu được xem là “thành phần” quan 
trọng không thể thiếu đối với năng lực của 
người giáo viên trong việc góp phần tạo nên 
thành công của một tiết dạy. 
Ba nội dung kiến thức còn lại có ĐTB 
rơi vào mức “yếu” và đây là một thực trạng 
rất đáng quan tâm; thiết nghĩ các nhà quản 
lý cần có những biện pháp thích hợp để tác 
động nâng cao những kiến thức về cách tổ 
chức hoạt động học tiếng Trung qua trò 
chơi, đánh giá hoạt động học cũng như các 
kỹ thuật dạy tiếng Trung cho HS. 
Phân tích đánh giá của nhóm khách thể 
HS cho thấy, có 3/8 nội dung đưa ra khảo 
sát được HS đánh giá ở mức “khá” gồm: 
“Những tri thức tâm sinh lý HS”, “Có kiến 
thức đánh giá hoạt động học tiếng Trung của 
HS” và “Có hiểu biết tổ chức hoạt động học 
tiếng Trung qua trò chơi” với ĐTB lần lượt 
là 3,8; 3,8; 3,5. Sự khác biệt trong đánh giá 
giữa hai nhóm khách thể cũng chủ yếu là ở 
ba nội dung này. Các nội dung còn lại đều 
rơi vào mức “trung bình” với ĐTB dao động 
từ 3,2 đến 3,4. Liệu rằng, vốn kiến thức cơ 
bản hạn chế thế này sẽ ảnh hưởng như thế 
nào đến hiệu quả quá trình dạy và học ngoại 
ngữ? Kết quả này cũng cho phép đòi hỏi 
người lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến 
công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho 
đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy tiếng 
Trung ở đơn vị mình một cách sâu sắc và 
liên tục. 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 
8 
2.2.2. Kỹ năng của đội ngũ giảng viên tiếng Trung ở khu vực phía Nam 
Bảng 3: Thực trạng về một số kỹ năng cơ bản của ĐNGV tiếng Trung 
TT NỘI DUNG 
Tỷ lệ % (CB-GV) ĐTB 
(CB-
GV) 
ĐTB 
(HS) 
Tốt Khá 
Trung 
bình 
Yếu Kém 
1 Lập kế hoạch dạy học 60,5 37,2 2,3 0,0 0,0 4,6 4,0 
2 Soạn giáo án 65,1 34,9 0,0 0,0 0,0 4,7 4,2 
3 Quản lý lớp học 9,3 23,3 67,4 0,0 0,0 3,4 4,4 
4 
Giao tiếp, ứng xử với HS, đồng 
nghiệp, phụ huynh, 
25,6 69,8 4,7 0,0 0,0 4,2 3,6 
5 Giải quyết vấn đề trong dạy học 27,9 53,5 18,6 0,0 0,0 4,1 3,1 
6 Quản lý cảm xúc trong dạy học 4,7 25,6 65,1 4,7 0,0 3,3 2,8 
7 Quản lý công việc 9,3 37,2 51,2 2,3 0,0 3,5 2,7 
8 Nắm bắt tâm lý HS THPT 2,3 11,6 60,5 25,6 0,0 2,9 2,8 
9 Tư duy sáng tạo trong dạy học 2,3 32,6 51,2 14,0 0,0 3,2 2,9 
ĐTB chung 3,77 3,39 
ĐTB chung về đánh giá của CB-GV và 
HS lần lượt là 3,77 và 3,39, ứng với mức 
“khá” và mức “trung bình” theo thang đo đã 
xác lập. Như vậy, sự đánh giá của hai nhóm 
khách thể có sự khác biệt rất rõ nét. 
Phân tích sự đánh giá của nhóm khách 
thể CB-GV cho thấy, kỹ năng “Soạn giáo 
án” được đánh giá là tốt nhất với ĐTB = 4,7 
và kỹ năng kế đến “Lập kế hoạch dạy học” 
có ĐTB = 4,6; cả hai đều ở mức “tốt”. Tính 
chung từ 97,7% - 100% GV ở khu vực phía 
Nam có kỹ năng soạn giáo án và lập kế 
hoạch dạy học ở mức khá, tốt và đây là một 
tín hiệu đáng khích lệ. Các kỹ năng tiếp theo 
“Giao tiếp, ứng xử với HS, đồng nghiệp, 
phụ huynh,”, “Giải quyết vấn đề trong 
dạy học”, “Quản lý công việc” có ĐTB lần 
lượt là 4,2; 4,1 và 3,5 đều ứng với mức 
“khá”. Kết quả này cần được ghi nhận và 
phát huy hơn nữa. Các kỹ năng còn lại ở 
mức “trung bình”; trong đó, kỹ năng “Nắm 
bắt tâm lý HS THPT” ở mức thấp nhất với 
ĐTB = 2,9. Đây là hạn chế cần được các nhà 
quản lý cũng như cán bộ giảng dạy trường 
đại học đào tạo đội ngũ này quan tâm và 
khắc phục. 
Phân tích sự đánh giá của nhóm khách 
thể HS cho thấy, chỉ có kỹ năng “Quản lý 
lớp học” ở mức “tốt” với ĐTB = 4,4 và đối 
chiếu với đánh giá của nhóm khách thể CB-
GV thì ở đây có sự khác biệt rất rõ nét. Sự 
khác biệt này đòi hỏi người lãnh đạo cần 
lưu tâm đến kỹ năng quản lý lớp học của 
GV tiếng Trung. Các kỹ năng “Soạn giáo 
án”, “Lập kế hoạch dạy học” và “Giao tiếp, 
ứng xử với HS, đồng nghiệp, phụ 
huynh,” có ĐTB tìm được lần lượt là 4,2; 
4,0; 3,6, đều ứng với mức “khá”. Với kết 
quả này có thể nhận định nhận định rằng, 
GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam cơ 
bản đã có kỹ năng soạn giáo án, lập kế 
hoạch bài dạy và giao tiếp ứng xử khá tốt. 
Các kỹ năng còn lại được đánh giá ở mức 
“trung bình” với ĐTB dao động từ 2,8 đến 
NGUYỄN THỊ MINH HỒNG và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
9 
3,1. Trong đó, các kỹ năng “Quản lý cảm 
xúc trong dạy học”, “Nắm bắt tâm lý HS 
THPT” và “Tư duy sáng tạo trong dạy học” 
có số liệu đánh giá tương đồng với nhóm 
khách thể CB-GV. Đây là những kỹ năng 
còn hạn chế trong năng lực của đội ngũ 
giáo viên tiếng Trung, đòi hỏi phải có biện 
pháp tác động để cải thiện. 
2.2.3. Việc thực hiện các yêu cầu về nội dung giảng dạy tiếng Trung cho học sinh trung học 
phổ thông 
Bảng 4: Thực trạng thực hiện các yêu cầu về nội dung giảng dạy Tiếng Trung 
TT NỘI DUNG 
Tỷ lệ HS (%) 
ĐTB 
(HS) 
ĐTB 
(CB-
GV) Cao 
Khá 
cao 
Trung 
bình 
Thấp 
Rất 
thấp 
1 
Các nội dung chuyên biệt về 
ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ 
pháp, chức năng, diễn ngôn 
trong tiếng Trung 
35,5 64,5 0 0 0 4,4 4,8 
2 
Các kỹ năng của ngôn ngữ 
Trung: nghe, nói, đọc, viết 
28,0 71,5 0,5 0 0 4,3 3,8 
3 
Cách học ngoại ngữ hiệu quả, 
chiến lược học tiếng Trung 
40,0 60,0 0 0 0 4,4 4,2 
4 
Các kỹ thuật cần thiết cho các kỳ 
thi tiếng Trung 
31,5 68,5 0 0 0 4,3 4,6 
5 
Giúp HS phát triển các kỹ năng 
làm việc nhóm và hiểu về những 
người khác khi học tiếng Trung 
36,5 63,5 0 0 0 4,4 3,4 
ĐTB chung 4,36 4,16 
ĐTB chung về đánh giá của CB-GV và 
HS lần lượt là 4,36 đạt mức “cao” và 4,16 ở 
mức “khá cao” theo thang đo đã xác lập. 
Nhưng một lần nữa cho thấy có sự khác 
nhau về điểm số đánh giá giữa hai nhóm 
khách thể. Điều này có thể lý giải là do sự 
tiếp cận và nhìn nhận dưới góc độ khác nhau 
nên đã không có tương đồng trong đánh giá. 
Phân tích sự đánh giá của nhóm khách 
thể HS cho thấy, có 3/5 nội dung đưa ra 
khảo sát có ĐTB = 4,4 và 2/5 nội dung có 
ĐTB = 4,3 đều đạt mức “cao”. Cách biệt về 
điểm số giữa các nội dung đưa ra khảo sát 
không đáng kể (0,1 điểm). Như vậy, nhóm 
khách thể HS có sự tương đồng khá cao về 
mức độ đánh giá tất cả các yêu cầu về thực 
hiện nội dung giảng dạy của đội ngũ giáo 
viên tiếng Trung. 
Phân tích sự đánh giá của nhóm khách 
thể CB-GV cho thấy, có sự phân tán lớn về 
mức độ đánh giá ở các nội dung: 
- Mức “cao” có hai yêu cầu gồm “Các 
hệ thống ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ 
pháp, chức năng, diễn ngôn trong tiếng 
Trung” và “Các kỹ thuật cho các kỳ thi tiếng 
Trung” với ĐTB tìm được lần lượt là 4,8 và 
4,6, xếp vị trí thứ 1, 2. 
- Mức “khá cao” cũng có hai yêu cầu 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 
10 
gồm “Cách học ngoại ngữ hiệu quả, chiến 
lược học tiếng Trung” và “Các kỹ năng của 
ngôn ngữ Trung: nghe, nói, đọc, viết” với 
ĐTB tìm được lần lượt là 4,2 và 3,8, xếp vị 
trí thứ 3, 4. 
- Mức “trung bình” chỉ có một yêu cầu 
với ĐTB = 3,4 đó là “Giúp HS phát triển các 
kỹ năng làm việc nhóm và hiểu về những 
người khác khi học tiếng Trung”. Kết quả 
đánh giá này cũng khiến chúng tôi trăn trở 
và thiết nghĩ cần có biện pháp tác động để 
sớm cải thiện, nâng cao thêm.
2.2.4. Việc thực hiện các yêu cầu về phương pháp giảng dạy tiếng Trung cho học sinh trung 
học phổ thông 
Bảng 5: Thực trạng thực hiện các yêu cầu về phương pháp giảng dạy tiếng Trung 
TT NỘI DUNG 
Tỷ lệ HS (%) ĐTB 
(HS) 
ĐTB 
(CB-
GV) Cao 
Khá 
cao 
Trung 
bình 
Thấp 
Rất 
thấp 
1 
Phương pháp nghe - nói: dạy HS 
khả năng dùng ngoại ngữ để giao 
tiếp nhưng nghe - nói được ưu tiên 
hơn đọc - viết 
32,0 68,0 0 0 0 4,3 4,5 
2 
Phương pháp hồi đáp hoàn toàn 
bằng cơ thể: giúp HS học tiếng 
Trung thông qua trò chơi, hoạt 
động không đòi hỏi tạo ra sản phẩm 
ngôn ngữ, không bị căng thẳng 
38,0 62,0 0 0 0 4,4 3,1 
3 
Phương pháp giúp HS phát huy tính 
tích cực, tự giác thông qua việc tự 
phát hiện và tự nhận thức 
42,5 57,0 0,5 0 0 4,4 3,7 
4 
Phương pháp ngữ pháp - dịch: tập 
trung chủ yếu vào phát triển kỹ 
năng đọc hiểu, học thuộc từ vựng, 
dịch văn bản, viết luận và phân 
tích ngôn ngữ (học để nắm quy tắc 
ngôn ngữ) 
42,5 57,5 0 0 0 4,4 4,9 
5 
Phương pháp giao tiếp: coi mục tiêu 
cuối cùng là phát triển kỹ năng giao 
tiếp/kỹ năng ngôn ngữ, năng lực 
giao tiếp 
31,0 67,0 1,5 0,5 0 4,3 3,4 
ĐTB chung 4,36 3,92 
ĐTB chung về đánh giá của HS và CB-
GV lần lượt là 4,36 ở mức “cao” và 3,92 ở 
mức “khá cao” theo thang đo đã xác lập. 
Đây là những tín hiệu khá tích cực nếu xét 
dưới góc độ thông tin phản hồi, đồng thời 
cũng là cơ sở quan trọng để tham khảo, đối 
chiếu nhằm có cách nhìn nhận vấn đề mang 
tính đa chiều, khách quan hơn. 
NGUYỄN THỊ MINH HỒNG và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
11 
Phân tích sự đánh giá của nhóm khách 
thể HS cho thấy, các yêu cầu về phương 
pháp giảng dạy tiếng Trung được giáo viên 
THPT thực hiện ở mức “cao” với ĐTB từ 
4,3 đến 4,4. Kết quả đánh giá này nói lên 
rằng, phản hồi của HS cho đội ngũ giảng 
viên tiếng Trung ở khu vực phía Nam đã 
thực hiện khá tốt các yêu cầu về phương 
pháp dạy học. 
Phân tích kết quả khảo sát CB-GV cho 
thấy phương pháp ngữ pháp - dịch được 
đánh giá ở mức cao nhất với ĐTB = 4,9, tiếp 
đến phương pháp nghe - nói với ĐTB là 4,5. 
Đây được xem là “điểm sáng” trong việc 
thực hiện các yêu cầu về phương pháp của 
đội ngũ giảng viên tiếng Trung. Việc thực 
hiện các yêu cầu của phương pháp giúp HS 
phát huy tính tích cực, tự giác thông qua 
việc tự phát hiện và tự nhận thức được đánh 
giá với ĐTB = 3,7, ở mức “khá cao”. Hai 
phương pháp còn lại có ĐTB lần lượt là 3,4 
và 3,1 đều đạt mức “trung bình”. Đây là 
những nội dung liên quan đến việc trang bị 
cho HS kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và 
giao tiếp phi ngôn ngữ được CB-GV đánh 
giá có phần khắt khe hơn, song cũng là tín 
hiệu đòi hỏi người lãnh đạo, các nhà quản lý 
để tìm biện pháp cải thiện. 
2.2.5. Thực trạng đội ngũ giảng viên tiếng Trung thực hiện các yêu cầu liên quan đến công 
tác đánh giá học sinh 
Bảng 6: Thực trạng thực hiện các yêu cầu liên quan đến công tác đánh giá 
TT NỘI DUNG 
CB-GV HS 
Tỷ lệ % Thứ hạng Tỷ lệ % Thứ hạng 
1 Đánh giá HS theo các loại điểm số quy định 32,6 4 31,0 4 
2 
Đánh giá để xây dựng kế hoạch giảng dạy và 
kịp thời điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù 
hợp với học tập của HS 
20,9 5 18,5 5 
3 
Đánh giá có sự phối hợp nhiều cách thức 
đánh giá HS 
79,1 1 61,5 1 
4 
Coi trọng đánh giá sự tiến bộ trong quá trình 
học của HS 
41,9 3 46,5 3 
5 Đánh giá HS thường xuyên trong tiết dạy 58,1 2 55,5 2 
Kết quả thống kê cho thấy có sự tương 
đồng về thứ hạng đánh giá giữa CB-GV và 
HS về việc thực hiện các yêu cầu liên quan 
đến công tác đánh giá. 
Tiến hành phân tích cụ thể cho thấy, nội 
dung “Đánh giá có sự phối hợp nhiều cách 
thức đánh giá HS” nhận được sự lựa chọn 
cao nhất từ CB-GV và HS với tỷ lệ lần lượt 
là 79,1% và 61,5%. Kết quả này nói lên 
rằng, đa số GV đã có sự phối hợp nhiều cách 
thức đánh giá HS. 
Tiếp theo là nội dung “Đánh giá HS 
thường xuyên trong tiết dạy” với tỷ lệ lựa 
chọn của hai nhóm lần lượt là 58,1% và 
55,5%. Kết quả trên cho thấy, có hơn ½ GV 
tiếng Trung ở THPT thực hiện đánh giá HS 
thường xuyên trong tiết dạy và điều này chỉ 
làm chúng ta yên tâm phần nào song chưa 
đạt mức mong đợi. 
Đứng vị trí thứ 3 là nội dung “Coi trọng 
đánh giá sự tiến bộ trong quá trình học của 
HS” với tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 41,9% và 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 
12 
46,5%. Kết quả này thật sự khiến chúng tôi 
lo lắng, bởi liệu rằng con số hơn ½ GV tiếng 
Trung THPT ở khu vực phía Nam chưa coi 
trọng đánh giá sự tiến bộ trong quá trình học 
tập của HS, đã ảnh hưởng như thế nào đến 
chất lượng giáo dục và đặc biệt là trong việc 
xác định năng lực của HS. 
Hai yêu cầu còn lại được đánh giá ở 
mức hạn chế nhất với tỷ lệ lựa chọn chỉ từ 
18,5% đến 32,6%. Rõ ràng chưa đến 1/3 
mẫu GV tiếng Trung THPT ở khu vực phía 
Nam đảm bảo việc thực hiện đánh giá HS 
theo các loại điểm số quy định, đánh giá để 
xây dựng kế hoạch giảng dạy và kịp thời 
điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp với 
học tập của HS. Thực tế này là một điều 
đáng suy ngẫm, vì công tác đánh giá HS 
thiếu đồng bộ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến 
chất lượng dạy và học tiếng Trung ở THPT? 
3. Kết luận 
Những kết quả nghiên cứu trên đây cho 
phép nhận định, việc thực hiện các yêu cầu 
về nội dung, phương pháp giảng dạy và công 
tác đánh giá của ĐNGV tiếng Trung ở một 
số tỉnh thành khu vực phía Nam đạt được 
những kết quả nhất định. Tuy nhiên để đáp 
ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ 
trong hệ thống giáo dục quốc dân, các nhà 
quản lý giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến 
việc giúp HS phát triển các kỹ năng làm việc 
nhóm và hiểu về những người khác khi học 
tiếng Trung; phương pháp giao tiếp và 
phương pháp hồi đáp bằng cử chỉ điệu bộ; 
đánh giá HS theo các loại điểm số quy định 
và đánh giá để xây dựng kế hoạch giảng dạy 
và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giảng dạy 
phù hợp với học tập của HS. Kết quả nghiên 
cứu còn cho thấy cần khắc phục một số hạn 
chế về kiến thức tổ chức hoạt động học tiếng 
Trung qua trò chơi, đánh giá hoạt động học 
và các kỹ thuật dạy học tiếng Trung cho HS 
và kỹ năng nắm bắt tâm lý HS THPT, quản 
lý cảm xúc trong dạy học và tư duy sáng tạo 
trong dạy học. Đây là cơ sở quan trọng để đề 
xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo 
viên tiếng Trung nhằm đáp ứng nhu cầu từ 
thực tiễn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 
1400/QĐ-BGDĐT ngày 08/4/2011 về thành 
lập Ban Quản lý Đề án “Dạy và học ngoại 
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai 
đoạn 2008-2020”, 2011. 
2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 
1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 về phê duyệt 
Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống 
giáo dục quốc dân” (gọi tắt là đề án ngoại 
ngữ 2020), 2008. 
3. Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm về quản 
lý giáo dục, Trường quản lý cán bộ GD&ĐT 
Trung ương I, 2010. 
4. Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển 
nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo 
dục Việt Nam, 2014. 
5. Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Quản lý Giáo 
dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006. 
6. Trần Bá Hoành, Vấn đế giáo viên - Những 
nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học 
Sư phạm, Hà Nội, 2006. 
7. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục một 
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo Dục, 
2004. 
8. Trần Kiểm, Giáo trình Quản lý giáo dục và trường 
học, Viện khoa học Giáo dục, Hà Nội, 1997. 
9. Đặng Thị Nhâm, Thực trạng và giải pháp 
phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ 
thông tại Tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ 
giáo dục học, trường Đại học Sư phạm TP. 
HCM, 2008. 
10. Huỳnh Văn Sơn và Hoàng Văn Cẩn, Phát 
triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo 
dục mầm non ở TP.HCM, đề tài KH&CN cấp 
Bộ năm 2013, mã số B2012.19.08, 2013. 
Ngày nhận bài: 17/01/2019 Biên tập xong: 15/02/2019 Duyệt đăng: 20/02/2019 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_giang_day_tieng_trung_cho_hoc_sinh_trung_hoc_pho.pdf