Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), một thách thức, một rào cản đáng quan ngại cho sự

phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế mang xu hướng hội nhập. Trong một

môi trường cạnh tranh về kinh tế, đòi hỏi chúng ta cần có những cái nhìn tổng quát về vấn đề này,

đồng thời cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp với sự biến động chung của thế giới và trước hết là

của đất nước. Ở Việt Nam chúng ta, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này kể từ thời

điểm Bộ luật Dân sự được ban hành năm 1995 trong đó sở hữu trí tuệ (SHTT) đã là một chương

trong Bộ luật Dân sự; với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội; đặc biệt kể từ khi Đảng và

Nhà nước ta xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, năm 2005 Luật SHTT đã được tách ra thành đạo luật riêng. Mới đây, ngày

22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược SHTT đến

năm 2030, cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của lĩnh vực SHTT.

Phát triển hệ thống SHTT phải đồng bộ với tất cả các giai đoạn: sáng tạo, xác lập quyền, khai thác

và bảo vệ quyền SHTT. Trong đó, việc khai thác và bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói

riêng đang là vấn đề ngày càng ‚nóng‛, mang tính thời sự không chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề quốc

tế. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả phân tích về: Thực trạng và nguyên nhân xâm phạm

quyền SHCN; Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHCN và

một số kiến nghị về vấn đề này.

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trang 1

Trang 1

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trang 2

Trang 2

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trang 3

Trang 3

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trang 4

Trang 4

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trang 5

Trang 5

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trang 6

Trang 6

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4360
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
, Thanh tra Bộ KH&CN chịu sức ép rất lớn về các việc 
xâm phạm quyền SHTT mà các cơ quan chức năng, thậm chí các lực lượng chức năng (QLTT, CA,) 
ở Trung ương và địa phương hầu như chưa có khả nắm bắt và xử lý các vi phạm về SHTT như: xâm 
phạm về sáng chế, tên miền, tên doanh nghiệp và trên môi trường mạng ( INTERNET). [Năm 2018, 
Thanh tra Bộ đã thanh tra, xử lý đối với 40 đối tượng vi phạm về SHCN, tổng số tiền phạt là 366,2 
triệu đồng. Tính đến 09 tháng đầu năm 2019, số lượng đơn Thanh tra Bộ KH&CN đã tiếp nhận 
khoảng hơn 90 đơn trong khi đó đã giải quyết được 72 đơn đề nghị xử lý vi phạm về SHCN (gấp đôi 
số lượng đơn giải quyết của năm ngoái), trong đó đã tiến hành 46 cuộc thanh tra, xử phạt vi phạm 
hành chính 20 đối tượng vi phạm với tổng số tiền phạt 730,4 triệu đồng].2 
Có thể thấy, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước nhà, chúng ta đồng thời cũng 
phải đối mặt với sự gia tăng đáng kể đối với các hành vi xâm phạm quyền SHCN với mức độ và tính 
chất ngày càng chuyên nghiệp hơn. Đây chắc chắn sẽ là một thách thức, một mối đe dọa lớn cho 
nền kinh tế nước nhà trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
2.2 Nguyên nhân xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 
Bên cạnh một nền kinh tế phát triển và có nhiều thay đổi to lớn khi bước vào Thời đại 4.0, chúng ta 
đồng thời sẽ phải đối diện với những hình thức, hành vi vi phạm pháp luật nói chung và xâm phạm 
quyền SHCN nói riêng một cách vô cùng tinh vi và chuyên nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của 
thời đại đem đến cho chúng ta nhiều cơ hội, song cũng để lại cho chúng ta không ít những thách 
thức đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi để phù hợp với tình hình và điều kiện thực tiễn. Xâm phạm 
quyền SHCN cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, với tình hình gia tăng về cả số lượng và 
mức độ vi phạm có thể thấy vấn nạn xâm phạm quyền SHCN tồn tại chủ yếu dựa trên những 
nguyên nhân sau: 
– Thực tế hiện nay cho thấy, các hành vi sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua bán các hàng hóa 
giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền SHCN tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng, diễn 
biến phức tạp. Các mặt hàng giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT ngày càng đa dạng 
về chủng loại và tinh vi về hình thức. Trong khi nhận thức của người tiêu dùng chưa thật sự 
đầy đủ, nên việc phân biệt hàng thật – hàng giả đang trở nên khó khăn đối với người tiêu 
dùng. Các lực lượng chức năng chưa đủ mạnh ngang tầm nhiệm vụ được giao trong công 
tác đấu tranh bảo vệ quyền SHTT. Hơn nữa, phương thức sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua 
bán các mặt hàng vi phạm về SHCN ngày càng trở nên tinh vi, có tổ chức liên tỉnh, liên vùng, 
liên quốc gia và đa dạng, phong phú về hình thức, chủng loại nên rất khó phát hiện,xử lý đối 
với các cơ quan thực thi. 
1595 
– [Theo Bộ Khoa học & Công nghệ, trong những năm gần đây, các đối tượng vi phạm có xu 
hướng chuyển dịch từ tiếp thị, phân phối theo phương thức truyền thống sang hình thức 
thương mại điện tử (thông qua các trang bán hàng trực tuyến, website bán hàng và đặc biệt 
là các trang mạng xã hội Facebook, Zalo)]9. Vi phạm trên internet là ‚không có biên giới, 
không có rào cản địa lý‛. Do đó, việc phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm trở nên hết sức 
khó khăn, đòi hỏi đội ngũ công chức, thanh tra viên làm công tác, thanh tra, kiểm tra xử lý vi 
phạm phải không ngừng được tăng cường về số lượng, nâng cao về nghiệp vụ, trình độ 
chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm cũng như đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, vào cuộc đồng 
bộ, thống nhất của liên ngành từ Trung ương đến địa phương. 
3 MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 
DO XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 
Bất cập về vấn đề xác định hành vi gây thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 
Hiện nay, [theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009,2019), mới chỉ quy định 
các hành vi xâm phạm quyền SHTT với hành vi trực tiếp]5, mà chưa quy định hành vi gián tiếp xâm 
phạm quyền SHTT và gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu quyền là hành vi vi phạm pháp luật, trong khi 
đó, thực tế có nhiều hành vi gián tiếp vi phạm quyền SHTT như: hành vi xúi giục người khác xâm 
phạm quyền SHTT; trợ giúp cho người khác xâm phạm nhãn hiệu; bán hàng hóa cho người mua 
mà có lý do để biết rằng người mua sẽ sử dụng hàng hóa đó vào việc trực tiếp xâm phạm nhãn 
hiệu. Tham khảo pháp luật về SHTT của một số nước như Mỹ, Nhật, Anh, ngoài việc quy định khá rõ 
hành vi trái pháp luật trực tiếp hay hành vi gián tiếp xâm phạm đến quyền SHTT, thì còn định chi tiết 
và cụ thể việc xử lý tương xứng với hành vi trái pháp luật trực tiếp hay hành vi gián tiếp xâm phạm 
quyền SHTT. Cụ thể: 
[Theo Luật Sáng chế của Mỹ, những hành vi sau đây được coi là gián tiếp xâm hại đến quyền SHTT: 
i) Xúi giục vi phạm; ii) Gián tiếp tham gia vào hành vi vi phạm (hành vi chào bán, bán, nhập khẩu 
các phương tiện, công cụ, thiết bị được sử dụng chủ yếu để tạo ra, sử dụng chủ yếu trong sáng chế 
được bảo hộ); iii) Nhập khẩu vào Mỹ, bán, chào bán hoặc sử dụng tại Mỹ những sản phẩm được 
làm ra bởi một quy định được bảo hộ theo bằng độc quyền sáng chế của Mỹ; iv) Hành vi sản xuất 
hoặc cung ứng những bộ phận của sáng chế được bảo hộ để lắp ráp ở nước ngoài].8 
Việc quy định về hành vi trái pháp luật gián tiếp xâm hại đến quyền SHTT, không những tạo cơ sở 
pháp lý bảo vệ tốt hơn các quyền SHTT, mà còn góp phần giải quyết về mặt lý luận mối quan hệ 
nhân – quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra, cũng như cơ sở xác định trách nhiệm liên đới 
bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại, khi mà trong đó vừa có cả 
chủ thể thực hiện hành vi trực tiếp xâm phạm, vừa có chủ thể thực hiện hành vi gián tiếp vi phạm. 
Bất cập về thời gian giải quyết kéo dài 
[Theo quy định tại Điều 203] 3 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 
đối với vụ án dân sự là 04 tháng, đối với các vụ án kinh doanh – thương mại là 02 tháng, kể từ 
ngày Tòa án thụ lý vụ án; đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có 
1596 
thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án dân sự và 01 tháng đối với vụ án kinh doanh 
– thương mại. 
Thời gian xử lý các vụ việc quá lâu; thủ tục giấy tờ khởi kiện phức tạp, đặc biệt trong trường hợp bên 
khởi kiện là doanh nghiệp nước ngoài; các biện pháp ngăn chặn ngay lập tức hành vi xâm phạm 
theo biện pháp dân sự rất khó áp dụng và ít hiệu quả. Đặc biệt, năng lực chuyên môn về SHTT của 
Thẩm phán còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, thiếu Tòa chuyên trách về SHTT cũng như 
không có Thẩm phán chuyên trách về lĩnh vực này. 
Có thể nói, thời gian giải quyết kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các chủ thể 
quyền SHTT e ngại trong việc khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các 
hành vi xâm phạm. 
Bất cập trong việc xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở 
hữu công nghiệp gây ra. 
Trước khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành, hầu như không có văn bản nào quy định về các 
căn cứ pháp lý để xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHCN. Luật sở hữu trí tuệ 
2005 được ban hành đã bổ sung các quy định quan trọng về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm 
phạm quyền SHTT (Điều 204 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) và xác định mức 
bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng (Điều 205 Luật 
Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019). Về xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm 
phạm quyền SHCN gây ra lần sửa đổi bổ sung năm 2019 đã bổ sung thêm cách xác định mức bồi 
thường thiệt hại theo căn cứ tại Điểm c Khoản 1 Điều 205: ‚Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác 
do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật‛4, tuy nhiên do tính chất 
đặc thù của loại tài sản ‚quyền SHTT‛ nên nhiều trường hợp nguyên đơn không chứng minh được 
thiệt hại hoặc xác định không đầy đủ về những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế (có thể nhiều hoặc ít 
hơn thiệt hại thực tế xảy ra). Dẫn đến việc xác định mức bồi thường thiệt hại trên thực tế tồn tại 
nhiều bất cập. Xuất phát từ đặc trưng của đối tượng quyền SHTT là tính chất vô hình, việc xác định 
thiệt hại chỉ mang tính tương đối nên việc xây dựng những cách thức xác định mức bồi thường thiệt 
hại cụ thể sẽ còn gặp nhiều khó khăn. 
Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn 
thực thi Luật SHTT, có hướng dẫn cách tính lợi nhuận bị giảm sút do hành vi vi phạm theo cách ‚so 
sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi vi phạm‛. Tuy nhiên, 
thực tế cho thấy, việc xác định lợi nhuận bị giảm sút của chủ thể bị xâm phạm không thể đơn giản 
chỉ dựa vào phép so sánh thuần túy như vậy. Giả sử, trong thời gian hành vi xâm phạm quyền 
SHCN xảy ra, doanh số và lợi nhuận của nguyên đơn không có sự sụt giảm so với thời gian trước, 
thậm chí số lượng bán hàng hay giá bán trên sản phẩm bị vi phạm cũng không giảm (nghĩa là kết 
quả của phép so sánh trực tiếp sẽ không phù hợp với tình hình thực tế), điều này đôi khi không đủ 
để khẳng định rằng nguyên đơn đã không bị mất lợi nhuận trên thực tế, bởi theo lý thuyết kế toán 
thì chúng ta cần xem xét mức độ tăng trưởng hàng năm trong hoạt động kinh doanh của nguyên 
đơn và tình hình tăng trưởng của việc thực hiện kế hoạch đó. 
1597 
Như vậy, để đảm bảo bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho chủ thể bị xâm phạm thì chúng ta cần có 
những điều chỉnh về mặt pháp lý sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. 
4 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 
DO XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 
Trong những na m gần đây, chúng ta đang tích cực triển khai xây dựng hệ thống pháp luật về SHTT,
về co bản hệ thống pháp luật này đã đu ợc xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với các chuẩn mực 
quốc tế về SHTT và đáp ứng đu ợc yêu cầu phát triển kinh tế của đất nu ớc trong điều kiện hội nhập
sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế. Tuy đã có nhiều nỗ lực từ phía các cơ quan thực thi quyền SHTT, 
nhưng thực tế cho thấy tình trạng xâm phạm quyền SHTT ở nước ta vẫn đang diễn ra ngày càng 
phổ biến và phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ 
thể quyền, làm nản lòng các nhà đầu tư, gây tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội. Có thể 
khẳng định rằng một trong những điểm yếu và thách thức lớn nhất của hệ thống SHTT của nước ta 
hiện nay chính là hiệu quả của hoạt động thực thi quyền còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, 
đặc biệt là việc thực thi quyền SHTT bằng biện pháp tư pháp. Vì vậy, để khắc phục những thách 
thức và khó khăn hiện nay thì Nhà nước cụ thể là Tổng cục Hải quan (BTC), Cục sở hữu trí tuệ ( Bộ 
KHCN), Cục Quản lý thị trường (Bộ TM), Cục cảnh sát kinh tế (Bộ CA) cần xây dựng một hệ thống 
Pháp luật hoàn thiện, đồng bộ, ổn định thực tiễn và toàn diện. Cụ thể, bài báo khoa học xin được 
đưa ra một số kiến nghị khác sau đây: 
Thứ nhất, củng cố hành lang pháp lý hướng đến chủ thể là đối tượng có hành vi gián tiếp xâm 
phạm đến quyền SHCN của chủ thể quyền. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm liên đới bồi thường 
thiệt hại trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại, khi mà trong đó vừa có cả chủ thể thực 
hiện hành vi trực tiếp xâm phạm, vừa có chủ thể thực hiện hành vi gián tiếp vi phạm. 
Thứ hai, theo quy định hiện hành thì thủ tục tố tụng dân sự đối với vụ án xâm phạm quyền SHCN 
được tiến hành theo trình tự chung là khá phức tạp, kéo dài thời gian. Thông thường một vụ kiện 
dân sự từ khi nộp đơn khởi kiện đến khi được đưa ra xét xử phải mất 4 đến 6 tháng, có trường hợp 
phải kéo dài do quá nhiều cấp xét xử, do đó đối với các vụ án về SHCN cần có hướng dẫn hợp lý 
các trường hợp như tạm hoãn, tạm đình chỉ để tránh kéo dài thời gian giải quyết của Tòa án. Nên 
quy định thời gian tối đa để giải quyết vụ kiện dân sự nói chung và SHTT nói riêng, khoảng thời gian 
này nên được rút ngắn lại so với khoảng thời gian được quy định như hiện tại. 
Thứ ba, theo Thông tư số 02/2008, Tòa án dựa trên một số căn cứ để ấn định mức bồi thường. [Căn 
cứ thứ nhất là hoàn cảnh, động cơ xâm phạm. Mức bồi thường là khác nhau cho trường hợp xâm 
phạm do cố ý, do vô ý, do bị khống chế, hoặc do bị lệ thuộc về vật chất, tinh thần, xâm phạm lần 
đầu, tái phạm...]7 Với quy định này, yếu tố lỗi đã gián tiếp được đề cập làm căn cứ xác định mức bồi 
thường. Tuy nhiên, quy định này cần được quy định cụ thể và trở thành một trong những căn cứ 
tăng nặng mức bồi thường thiệt hại. Cụ thể, trong trường hợp bên vi phạm với lỗi cố ý (đã biết về 
việc đối tượng SHTT được bảo hộ hợp pháp, chủ thể quyền SHTT đã có thông báo yêu cầu chấm dứt 
hành vi xâm phạm nhưng vẫn tiếp tục thực hiện) thì có thể chịu mức bồi thường cao hơn so với 
thiệt hại thực tế theo các căn cứ tại Khoản 1 Điều 205 Luật SHTT năm 2005 với tính chất là một hình 
1598 
thức ‚phạt‛. Điều này không đi ngược lại với bản chất của bồi thường là ‚khôi phục lại tình trạng ban 
đầu‛, ‚đền bù giá trị bị thiệt hại‛ mà còn trở thành một công cụ hữu hiệu vừa đảm bảo việc bảo 
vệ quyền lợi của chủ thể quyền vừa mang tính răn đe ở mức độ nhất định. 
Cuối cùng, các cá nhân và tổ chức cần tham gia vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và 
pháp luật về SHCN, nâng cao nhận thức xã hội nói chung và nhận thức của doanh nghiệp nói riêng 
để tạo ra văn hóa tôn trọng quyền SHTT, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ, xem 
link tại: https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/11919/du-thao-bao-cao-tong-ket-10-nam-thi-
hanh-luat-so-huu-tri-tue.aspx 
[2] Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Bộ, 17/10/2019, Một vài nét cơ bản về thực trạng và 
giải pháp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, xem tại link: 
https://thanhtra.most.gov.vn/thanhtra/tin-tuc 
[3] Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, Khoản 1 Điều 203,Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án 
[4] Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở 
hữu trí tuệ, khoản được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Khoản 11 Điều 2. 
[5] Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 126, điều 127 và Điều 129, quy định các hành vi xâm phạm 
quyền sở hữu trí tuệ với hành vi trực tiếp. 
[6] Phạm Ngọc Hòa (2019), Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp 
dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật học Đại học Luật – Đại học Huế. 
[7] Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP, Hướng dẫn 
áp dụng một số quy định của Pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền Sở hữu 
trí tuệ tại TAND. 
[8] Trịnh Thị Thu Hoài (2017), Pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 
và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội. 
[9] Vietq.vn, 25/12/2019. Thanh tra Bộ KH&CN vạch mặt chiêu trò vi phạm Sở hữu trí tuệ, xem tại 
link: https://sokhcn.vinhphuc.gov.vn/ 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_ap_dung_phap_luat_ve_boi_thuong_thiet_hai_do_xam.pdf