Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện

Pháp luật về Bảo hiểm y tế sinh viên

(BHYT SV) vẫn tồn đọng những bất cập, hạn

chế trong thực tiễn làm cho hiệu quả thực thi

pháp luật chưa cao. Cơ sở hạ tầng và nguồn

nhân lực tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng còn

nhiều thiếu sót. Trong thời buổi công nghệ

4.0 đang tiến bộ vượt bậc thì ngành Y tế cũng

cần phải đổi mới trong lĩnh vực BHYT và

BHYT SV để phù hợp với thực tiễn. Để hiểu

rõ thực trạng của pháp luật trong lĩnh vực

BHYT SV, nhóm tác giả xin gửi đến đề tài

“Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y

tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải

pháp hoàn thiện”.

Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện trang 1

Trang 1

Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện trang 2

Trang 2

Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện trang 3

Trang 3

Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện trang 4

Trang 4

Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện trang 5

Trang 5

Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện trang 6

Trang 6

Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện trang 7

Trang 7

Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện trang 8

Trang 8

Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 1100
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện

Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện
ặt khác, hiện còn có tình trạng một 
số công ty, nhà sản xuất sản xuất nhiều loại thuốc ít có tính cạnh tranh, đặc biệt là hàm lượng 
và dạng bào chế, dễ dẫn đến việc đấu thầu, mua sắm thiếu công bằng. 
5 Khảo sát ngẫu nhiên 1.000 sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 
 111 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
 Thứ ba, về thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT SV6. 
 SV tham gia vào BHYT nói chung và BHYT SV nói riêng khi đến KCB tại các cơ sở y 
tế phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình 
một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó. Mặc dù pháp luật đã có quy định khi 
KCB bằng thẻ BHYT phải chứng minh nhân thân nhưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 
vẫn tồn tại tình trạng mượn thẻ BHYT của người khác để sử dụng. Ngoài ra, việc tham gia 
KCB người bệnh phải xuất trình các thủ tục như thẻ BHYT, các loại giấy tờ chứng minh như: 
giấy phép lái xe hay chứng minh nhân dân, tốn rất nhiều thời gian, công sức của cá nhân, tổ 
chức, thậm chí việc xuất trình các thủ tục còn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bệnh 
nhân nói chung và của SV nói riêng. Từ những phân tích trên có thể thấy được rằng việc KCB 
bằng thẻ BHYT nói chung và thẻ BHYT SV nói riêng phải trải qua rất nhiều khâu thủ tục 
hành chính rườm rà, phức tạp ngay từ bước kê khai thông tin, điều này gây ra cảm giác phiền 
hà và giảm đi sự hài lòng của người bệnh khi tham KCB bằng thẻ BHYT SV. 
 Thứ tư, về tỷ lệ bao phủ của BHYT SV tại tỉnh Thừa Thiên Huế chưa thực sự cao và 
không mang tính đồng bộ. 
 Theo quy định của pháp luật BHYT thì SV là đối tượng bắt buộc phải tham gia vào 
BHYT nhưng thực tế trên địa bàn Thừa Thiên Huế thì tỷ lệ SV tham gia BHYT không đáp 
ứng tỷ lệ 100% và hơn nữa, tỷ lệ SV tham gia vào BHYT SV không đồng đều giữa các trường 
đại học, cao đẳng với nhau trên cùng địa bàn tỉnh, thậm chí có những trường còn có tỷ lệ SV 
tham gia BHYT SV dưới 50%. Cụ thể: SV tham gia vào BHYT của Trường Đại học Luật 
chiếm 88,46%; Trường Đại học Ngoại ngữ chiếm 95,17%; Trường Đại học Sư phạm chiếm 
59,53%; Trường Đại học Y Dược là trường duy nhất có tỷ lệ SV tham gia BHYT 100%, 
riêng Trường Đại học Nghệ thuật là 42,39% và Khoa Giáo dục thể chất là 44,62% trong giai 
đoạn 2018 - 20197. Điều này cho thấy, công tác thực thi pháp luật về BHYT SV chưa đạt hiệu 
quả cao và không mang tính đồng bộ. 
 Tỷ lệ SV tham gia BHYT của các trường tại tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện thông 
qua biểu đồ dưới đây: 
6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của 
Luật Bảo hiểm y tế. 
7 Theo báo cáo thống kê BHXH Thừa Thiên Huế năm 2018 - 2019, truy cập ngày 28/01/2021. 
 112 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ SV tham gia BHYT tại một số trƣờng đại học, cao đẳng 
 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 
 Thứ năm, về cơ sở KCB khi tham gia BHYT SV. 
 Theo Luật Khám, chữa bệnh thì SV khi tham gia vào BHYT SV thì có quyền lựa chọn 
cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu. Tuy nhiên, thực tế tại một số trường ĐH, CĐ trên địa bàn 
tỉnh Thừa Thiên Huế thì khi tham gia nhập học, SV bắt buộc phải đóng khoản tiền BHYT mà 
không được thực hiện quyền của mình, đó chính là quyền “lựa chọn cơ sở KCB ban đầu”. 
Thay vào đó, nhà trường sẽ đứng ra chọn một cơ sở KCB thay cho SV. Điều này là một hạn 
chế rất lớn đối với SV khi tham gia BHYT SV. 
 Thứ sáu, về thủ tục cấp phát và sử dụng thẻ BHYT SV. 
 Một là, việc cấp thẻ BHYT giấy cũng gây ra những bất cập đáng kể. Mỗi người tham 
gia BHYT được cấp một thẻ và một mã số không thay đổi trong suốt thời gian tham gia 
BHYT nên vấn đề bị mất hay bị hư hỏng thẻ BHYT là khó có thể tránh khỏi. Như vậy, việc 
cấp, phát thẻ với hình thức thẻ BHYT giấy đem lại nhiều hạn chế và không đạt được hiệu quả 
cao trong việc sử dụng thẻ BHYT để KCB. 
 Hai là, mặc dù thẻ BHYT đã có mã QR trước mắt mang lại cho bệnh nhân và bệnh viện 
một số tiện ích, nhưng chắc chắn nó phải cần nhiều cải tiến. Do làm bằng giấy nên khả năng 
hư mã thẻ QR hoàn toàn có thể xảy ra, khi đó đầu đọc không nhận diện được và nhân viên y 
tế lại phải nhập dữ liệu bằng tay. Hơn nữa, nhiều cơ sở y tế có cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ 
điều kiện không có máy quét mã QR khi nhập thông tin nên việc có mã QR trên thẻ BHYT 
cũng không được sử dụng trên thực tế. 
 Ba là, chậm nhất đến ngày 01/01/2020, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được phát thẻ 
bảo hiểm y tế điện tử được làm bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM và được gắn chíp 
 113 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
ứng dụng công nghệ do Việt Nam làm chủ. Tuy nhiên, trên thực tế từ khi hai văn bản pháp 
luật này có hiệu lực cho đến thời điểm hiện nay chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm 2020 
nhưng thẻ BHYT điện tử vẫn chưa được đưa vào thực hiện trong đời sống thực tiễn. Điều này 
cho thấy vấn đề phát hành và sử dụng thẻ BHYT điện tử mới chỉ là mục tiêu đề ra mà chưa 
đạt được kết quả8. 
2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên nhằm nâng cao hiệu 
quả áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên 
 Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện cụ thể hệ thống văn bản pháp luật trong công tác 
BHYT nói chung và BHYT SV nói riêng. 
 Để thực hiện và đồng bộ một cách hiệu quả trong công tác KCB bằng BHYT SV, Đảng 
và Nhà nước cần ban hành những văn bản luật cụ thể, rõ ràng trong lĩnh vực BHYT SV, 
hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết nhất, đúng theo quy định pháp luật đối với BHYT SV 
trong môi trường giáo dục hiện nay. Ngoài ra, cần tiến hành xây dựng các chính sách, chế độ 
khuyến khích trong việc tham gia BHYT bắt buộc đối với SV, đặc biệt là những SV có hoàn 
cảnh khó khăn, bất hạnh; tạo điều kiện thuận lợi cho SV, giúp SV thấy được lợi ích khi tham 
gia BHYT SV trong việc KCB, thực hiện quyền lợi của bản thân trong thời gian tham gia 
BHYT SV. Hơn nữa, đối với chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHYT được quy định tại 
Nghị định số 176/2013/NĐ-CP đối với hành vi trốn đóng, nợ đóng thì nên tăng mức xử phạt 
này ở một mức phù hợp hơn và cần có chế tài kèm theo ở các trường đại học, cao đẳng mà SV 
đang theo học như hạ điểm rèn luyện hoặc thậm chí là buộc dừng thi để mang tính răn đe cho 
SV nhằm tăng tỷ lệ SV tham gia vào BHYT SV. 
 Thứ hai, quy định về sửa đổi mức đóng và mức hưởng đối với BHYT SV. 
 Mức hưởng BHYT SV sẽ phụ thuộc vào mức đóng BHYT SV, thể hiện sự bình đẳng 
giữa đóng góp và thụ hưởng. Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật có thể thanh toán một số 
chi phí trong khám chữa bệnh do sử dụng các dịch vụ có kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, cũng cần 
hoàn thiện các điều luật quy định bảo đảm cho sinh viên được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ 
khám chữa bệnh, y tế tại tuyến cơ sở tương đương với các tuyến cao hơn. 
 Về danh mục thuốc, Bộ Y tế cần sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc phù hợp với khả 
năng chi trả của quỹ BHYT; loại bỏ khỏi danh mục các loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị; 
bổ sung giới hạn chỉ định và tỷ lệ thanh toán đối với các thuốc có chỉ định rộng rãi (albumin, 
cerebrolysin). Đối với thuốc đã có khuyến cáo về hiệu quả điều trị chưa rõ ràng, đề nghị 
cần xem xét loại bỏ khỏi danh sách thuốc được BHYT chi trả. Đối với nhóm thuốc có chi phí 
lớn như thuốc ung thư, cần xem xét lại tỷ lệ chi trả hợp l . Ban hành mã thuốc dùng chung 
trên phạm vi toàn quốc, giúp thuận tiện trong công tác thống kê tổng hợp giữa các cơ sở KCB 
8 H. Lê (2020), “Bảo hiểm xã hội tập trung cải cách hành chính”, Báo người Lao động, ngày truy cập ngày 
28/01/2021. 
 114 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
và BHYT. Thực hiện đấu thầu tập trung đối với các thuốc sử dụng nhiều, chi phí lớn (hiện 
nay, danh mục đấu thầu của Bộ Y tế mới chỉ dừng lại ở 5 loại thuốc)9. 
 Thứ ba, quy định sửa đổi về thủ tục khi khám chữa bệnh bằng BHYT. 
 Cần quy định các thủ tục khi khám chữa bệnh bằng BHYT, với phương châm đơn giản, 
không rườm rà, không qua các khâu xét duyệt nhiều. Thủ tục nhanh chóng, đi liền với khâu khám 
chữa bệnh tốt sẽ tạo ra một chính sách BHYT tốt, đưa đất nước ngày càng phát triển đi lên. 
 Thứ tư, tăng tỷ lệ bao phủ của BHYT SV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 
 Trước hết, muốn tăng tỷ lệ bao phủ của BHYT SV đối với đối tượng là SV trên địa bàn 
tỉnh thì cần phải giảm bớt gánh nặng về mặt kinh tế cho SV, đặc biệt là SV có hoàn cảnh khó 
khăn. Đồng thời, tổ chức các buổi tuyên truyền những quy định của pháp luật BHYT SV hay 
những buổi giảng dạy pháp luật cộng đồng về những quyền và lợi ích mà SV được hưởng khi 
tham gia BHYT SV, từ đó giúp cho SV có thêm những kiến thức về pháp luật BHYT SV, 
hiểu rõ được những quyền, lợi ích chính đáng mà bản thân SV đó được hưởng khi tham gia 
BHYT SV. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định 
của pháp luật về BHYT SV, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong đóng và hưởng BHYT 
SV; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, thực hiện cải 
cách thủ tục hành chính một cách sâu rộng và triệt để, tạo thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi 
cho SV. 
 Thứ năm, tiến hành đăng ký cơ sở KCB cho mỗi SV. 
 SV tham gia tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần 
được tiến hành đăng k KCB tại các cơ sở như mong muốn, cần có một trang website để SV 
có thể truy cập vào một khoảng thời gian nhất định để tiến hành lựa chọn cơ sở KCB, cũng như 
thay đổi cơ sở KCB. Trên trang Website này, SV có thể được giới thiệu cụ thể về các cơ sở 
KCB để từ đó đưa sự lựa chọn cơ sở KCB phù hợp và thuận tiện nhất cho bản thân mỗi SV. 
 Thứ sáu, mã hóa từng mã thẻ bảo hiểm y tế sinh viên và mã QR sang hình thức trực tuyến. 
 Thông qua quản lý trên hệ thống dữ liệu điện tử, phổ biến hình thức quét mã QR vào 
quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế thay cho hình thức truyền thống thông thường. 
Dựa trên hồ sơ đăng k tham gia bảo hiểm y tế sinh viên cũng như mã thẻ được cấp cho mỗi 
cá nhân, cơ quan bảo hiểm có thể tạo lập một cơ sở dữ liệu điện tử, trong đó có thể mã hóa tất 
cả những thông tin liên quan đến từng đối tượng như hình ảnh, loại thẻ, mức hưởng, bệnh án 
và các thông tin cá nhân khác. Điều này giúp cho các cơ quan ban ngành liên quan trong lĩnh 
vực y tế dễ dàng quản lý, nắm bắt, lưu trữ và tìm kiếm được hồ sơ của người tham gia bảo 
hiểm y tế mà không xảy ra những sai sót, bất cập đáng tiếc nào. 
9 Thanh Loan, 2017, “Sẽ có thay đổi danh mục thuốc được BHYT chi trả”, Khỏe đẹp 24h, truy cập ngày 
28/01/2021. 
 115 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
 Thứ bảy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT sinh viên. 
 Thường xuyên tổ chức các hội thảo phổ biến, triển khai Luật BHYT. Tổ chức các cuộc 
đối thoại tại các trường học, đơn vị, giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của SV về chính sách, 
pháp luật BHYT SV. Tổ chức các cuộc thi về chủ đề BHYT, đặc biệt là về chủ đề BHYT 
SV Tích cực vận động sinh viên tham gia BHYT qua nhiều phương thức khác nhau như 
mạng xã hội, các cổng thông tin điện tử, các trang báo trực tuyến. Thực hiện tuyên truyền, 
lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BHYT SV và trách nhiệm, 
quyền lợi khi tham gia BHYT trong SV với các hoạt động của đoàn thanh niên, hội SV toàn 
trường. Đồng thời, cần có sự phối hợp và hỗ trợ giữa trường học với cơ quan BHXH và giữa 
các trường với nhau bằng quy chế cụ thể để hoàn thành mục tiêu chung này, nhất là công tác 
kiểm tra, giám sát để loại bỏ, hạn chế những sai sót. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách 
khen thưởng kịp thời những đơn vị làm tốt công tác BHYT học đường. 
 Thứ tám, nâng cao chất lượng hoạt động y tế trường học bền vững, giải quyết chăm sóc 
sức khỏe ban đầu kịp thời cho SV ngay tại y tế học đường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành 
chính trong KCB tại các bệnh viện công để SV có thẻ BHYT được tạo điều kiện thuận lợi tiếp 
cận KCB; từ đó mới có thể tăng tỷ lệ SV tham gia BHYT một cách bền vững, tăng tỷ lệ có 
100% SV tham gia BHYT. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu với BHYT SV cụ thể và cập 
nhật đầy đủ, theo dõi, phản hồi kịp thời đến các trường để nhà trường cũng như các đơn vị khác 
truy cập vào hệ thống sẽ biết được thông tin của người tham gia BHYT để triển khai kịp thời. 
 Thứ chín, đầu tư hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, mua trang thiết bị y tế, các bệnh 
viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế từ tuyến tỉnh cho đến tuyến huyện, mở rộng 
quy mô giường bệnh. Xây dựng cơ sở hạ tầng khu khám chữa bệnh chất lượng cao, khang 
trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của người bệnh. 
Đồng thời, cải thiện điều kiện sinh hoạt, khám chữa bệnh của người bệnh; triển khai áp dụng 
kỹ thuật cao trong khám bệnh, chữa bệnh. 
 Thứ mười, nâng cao năng lực quản lý và thực hiện pháp luật BHYT SV đối với các sở, 
phòng, ban. Ngành Y tế tỉnh cần phải triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng khám 
chữa bệnh, mang lại sự hài lòng cho SV khi đến khám bệnh và điều trị. Tại các cơ sở y tế đều 
cần tạo điều kiện thuận lợi cho SV khi họ tham gia khám chữa bệnh và giải quyết các thủ tục 
có liên quan; thành lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người dân về thái độ, chất 
lượng khám chữa bệnh; mở các hòm thư góp ; thành lập các tổ chăm sóc khách hàng, như 
vậy sẽ giúp cho SV có thể đưa những ý kiến của mình, qua đó các cơ quan sẽ lắng nghe được 
những đóng góp và khắc phục những điểm thiếu sót nhằm giúp cho việc thực hiện pháp luật 
về BHYT SV được hoàn thiện hơn. 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014. 
 116 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
 2. Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. 
 3. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi 
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. 
 4. Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng k khám 
bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT. 
 5. Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án 
điện tử. 
 6. Thanh Loan, 2017, “Sẽ có thay đổi danh mục thuốc được BHYT chi trả”, Khỏe đẹp 
24h (webkhoedep.vn), (https://webkhoedep.vn/se-co-thay-doi-danh-muc-thuoc-duoc-bhyt-chi-
tra-n-5808.html), thời gian truy cập 28/01/2021. 
 7. Anh Thư, “Những kết quả ấn tượng trong thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế”, Báo 
Lao động (laodong.vn), (https://laodong.vn/xa-hoi/nhung-ket-qua-an-tuong-trong-thuc-hien-
chinh-sach-bao-hiem-y-te-816366.ldo), thời gian truy cập 28/01/2021. 
 8. Báo cáo thống kê bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế năm 2018 - 2019, truy cập ngày 
28/01/2021. 
 9. Phạm Thị Dung “Thừa Thiên Huế: Một trong những địa phương có tỷ lệ người tham 
gia BHYT cao nhất”, https://congluan.vn/thua-thien-hue-mot-trong-nhung-dia-phuong-co-ty-
le-nguoi-tham-gia-bhyt-cao-nhat-post84193.html, truy cập ngày 27/06/2020. 
 117 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_ap_dung_phap_luat_ve_bao_hiem_y_te_sinh_vien_tai.pdf