Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế

TÓM TẮT

Tuyên truyền, quảng bá Festival Huế trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một

trong những công tác quan trọng và hiệu quả nhằm đưa những thông tin cần thiết và đầy

đủ về sự kiện này đến với nhân dân trong nước và quốc tế. Vì vậy, mỗi kỳ Festival Huế luôn

nhận được sự quan tâm của rất nhiều cơ quan báo chí trong nước và quốc tế. Trong đó,

báo chí địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bài viết này chỉ ra tổng quan thực

tiễn truyền thông về Festival trên báo Thừa Thiên Huế từ sự kiện Festival Huế đầu tiên cho

đến Festival Huế 2016, từ đó đánh giá vai trò của tờ báo đối với công tác quảng bá

Festival Huế

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trang 1

Trang 1

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trang 2

Trang 2

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trang 3

Trang 3

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trang 4

Trang 4

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trang 5

Trang 5

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trang 6

Trang 6

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trang 7

Trang 7

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trang 8

Trang 8

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trang 9

Trang 9

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 9660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế

Thực tiễn và vai trò của báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế
 từng giai đoạn. Một số chuyên 
mục đã quen thuộc với người đọc và có sự ổn định về tên gọi như: Hướng tới Festival, Festival Huế, 
Bên lề Festival, Nhật ký Festival, Góc nhìn Huế, Sự kiện bình luận, Cố đô tạp lục, Sổ tay kinh 
tế,  cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả với nhiều bài viết sâu sắc. 
 Các thể loại báo chí đã được sử dụng đa dạng là: tin, phỏng vấn, phóng sự, bài phản 
ánh, bút ký, ghi chép, ghi nhanh, bài cảm nhận... Trong đó được sử dụng nhiều nhất là thể loại 
tin. Theo thống kê các năm, chúng tôi nhận thấy tin xuất hiện nhiều nhất ở tất cả các kỳ (gồm 
1098 tin, chiếm 43,43%), tiếp đến là bài phản ánh (505 bài, chiếm 19,98%), các bài viết về ý 
kiến, cảm nhận của người dân (369 bài, chiếm 14,60%), kế đến là các thể loại ghi chép (291 bài, 
chiếm 11,51%), phỏng vấn (126 bài, chiếm 4,98%), phóng sự (56 bài, chiếm 2,22%), thông báo 
và phát biểu (32, chiếm 1,27%), bình luận (26 bài, chiếm 1,03%), bút ký và ký chân dung (15 
bài, chiếm 0,59%) và ghi nhanh (10 bài, chiếm 0,40%). 
 143 
Thực tiễn và vai trò của Báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế 
 Hình 4. Số lượng tin, bài của các kỳ Festival từ 2000 đến 2016 theo thể loại 
 Báo Thừa Thiên Huế đã có vai trò trong sự thành công chung của Festival, hầu hết bạn 
đọc đánh giá cao về vai trò của báo Thừa Thiên Huế với công tác truyền thông sự kiện này. 
 Báo Thừa Thiên Huế là cơ quan báo in xuất bản hằng ngày lớn nhất cả về vị trí, khổ 
báo, số lượng phát hành của tỉnh. Báo có số lượng phát hành trung bình từ 4.000 đến 4.100 
bản/ngày. Vì vậy, tờ báo hiển nhiên tạo được chỗ đứng quan trọng trong vai trò truyền thông 
trên địa bàn tỉnh nhà. Hơn nữa, nhờ sự quan tâm của cả hệ thống chính trị nên tờ báo có nhiều 
thuận lợi trong khâu phát hành trên toàn tỉnh. Thông qua hệ thống bưu điện (lối phát hành này ít 
có tờ báo nào chiếm được ưu thế), tờ báo đã đến tận các chi bộ thôn, xã. Báo cũng đến với đối 
tượng là cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp nhiều nhất và kịp thời. 
 Những yếu tố thuận lợi này giúp cho báo Thừa Thiên Huế không phải cạnh tranh với 
bất cứ tờ báo in nào khác trên cùng địa bàn. Do đó, những gì mà báo chuyển tải kể cả về 
Festival đều được bạn đọc trong tỉnh đón nhận. Mặt khác, là báo Đảng của tỉnh nên báo Thừa 
Thiên Huế luôn được tiếp cận thông tin về lễ hội dễ dàng, phong phú... Thêm vào đó, số phóng 
viên, biên tập viên tác nghiệp đông (đông nhất trong các báo in, chỉ sau 2 đài truyền hình VTV, 
TRT) và đều là lực lượng tại chỗ nên thông thạo điều kiện, tập quán tác nghiệp. Vì vậy, Festival 
Huế cũng tạo cơ hội để người làm báo thể hiện năng lực và quảng bá vai trò của tờ báo trong 
công tác truyền thông Festival đến với công chúng. Có thể kể đến những vai trò chính như sau: 
Giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế; Góp phần bảo tồn và phát huy các giá 
trị văn hóa vật thể và phi vật thể; Giúp người dân biết, xem, tham gia các lễ hội, chương trình; 
Vai trò định hướng cho các phóng viên báo chí tác nghiệp; Vai trò cầu nối liên lạc giữa các 
phóng viên, cơ quan báo chí và Ban Tổ chức. 
 Theo ông Đinh Khắc An, nguyên Tổng Biên tập báo Thừa Thiên Huế (từ năm 2008 đến 
tháng 8/2016) thì "Báo đã có nhiều kinh nghiệm tuyên truyền vì đã kinh qua nhiều kỳ Festival 
Huế. Báo có vai trò đối với giai đoạn trước, trong và sau khi Festival diễn ra, đó là thông tin 
những nội dung liên quan đến Festival Huế để công chúng biết và hưởng ứng, để lãnh đạo biết 
để điều chỉnh, điều hành. Báo cũng tuyên truyền những nội dung liên quan đến Festiavl Huế và 
những tinh hoa văn hóa đến với công chúng. Báo cũng tính đến tuyên truyền cái gì có lợi cho 
bạn đọc và tỉnh nhà". 
 144 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
 Để đánh giá khách quan các vai trò của báo trong công tác truyền thông Festival Huế, 
chúng tôi đã khảo sát 349 người có đọc báo Thừa Thiên Huế và theo dõi thông tin về Festival 
Huế. Đây là khách thể chính mà chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu khảo sát. Ngoài 
ra, chúng tôi khảo sát 200 người không đọc để biết lý do vì sao họ không đọc báo Thừa Thiên 
Huế và không đọc thông tin Festival Huế trên tờ báo này. Phương pháp điều tra là phi xác suất 
ngẫu nhiên thuận tiện. Đây là phương pháp gặp các đối tượng một cách ngẫu nhiên ở các địa 
bàn thuộc 3 vùng: vùng núi (100 phiếu), vùng biển (100 phiếu) và vùng đồng bằng (149 phiếu). 
Qua khảo sát, đại đa số bạn đọc đánh giá tốt. Dưới đây là một số biểu đồ thống kê về các ý kiến 
của công chúng: 
 Hình 5. Đánh giá của công chúng về vai trò giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế 
 (Nguồn: Khảo sát vào tháng 8/2016) 
 Căn cứ khảo sát đối với nội dung “Vai trò giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam và 
văn hóa Huế”, kết quả thu được: 120 người đánh giá “rất tốt” (chiếm 34,4%), 91 người đánh giá 
“khá tốt” (26,1%), 98 người đánh giá “ tốt” (28,1%), 23 người cho rằng “không tốt lắm” (6,6%) 
và 13 người không biết hoặc không trả lời (3,7%). 
 Hình 6. Đánh giá của công chúng về vai trò góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể 
 (Nguồn: Khảo sát vào tháng 8/2016) 
 Với vai trò này, 107 người đánh giá “tốt”, chiếm 30,7%, kế đến là “rất tốt” (100 người), 
“khá tốt” (95 người). Số lượng người chọn phương án “ không tốt lắm” là 15 người, chiếm 
4,9%, chỉ có 2 người (chiếm 0,6%) đánh giá “không tốt”. 
 145 
Thực tiễn và vai trò của Báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế 
 Hình 7. Đánh giá của công chúng về vai trò cung cấp thông tin, kiến thức, thông tin chỉ dẫn 
 (Nguồn: Khảo sát vào tháng 8/2016) 
 Cũng tương tự như vai trò “góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và 
phi vật thể”, rất nhiều người chọn phương án tờ báo đã “cung cấp thông tin, kiến thức, chỉ dẫn 
cho người đọc” ở mức “tốt” (136 người, chiếm 39%), sau đó là “khá tốt” (75 người, chiếm 
21,5%) và “rất tốt” (70 người, chiếm 20,1%). Số người chọn phương án “không tốt” chỉ có 2 
người. 
 Ngoài các vai trò trên, báo Thừa Thiên Huế khi phản ánh về Festival Huế còn giúp cho 
công chúng biết, theo dõi và tham gia các chương trình, lễ hội. Khi đánh giá vai trò này có 72 
người đánh giá “rất tốt” (chiếm 20,5%), 70 người đánh giá “tốt” (chiếm 20,1%). Công chúng 
chọn phương án “tốt” chiếm đại đa số (128 người,chiếm 36,7%). Số người đánh giá “không tốt 
lắm” là 37 (chiếm 10,6%) và đánh giá ở mức “ không tốt” chỉ có 3 người ( chiếm 0,9%). 
 Bên cạnh vai trò đối với bạn đọc, bản thân báo cũng có vai trò đối với phóng viên, giúp 
họ định hướng việc tác nghiệp, đồng thời là cầu nối liên lạc giữa các phóng viên, cơ quan báo 
chí và Ban Tổ chức. Tuy nhiên, khi lấy ý kiến đánh giá về hai vai trò này, số lượng người chọn 
phương án “không biết/không trả lời” là đông nhất. Cụ thể là 110 người (chiếm 31,1%) không 
biết/không trả lời về vai trò “định hướng cho các phóng viên báo chí tác nghiệp”, 132 người 
(chiếm 37,8%) không biết/không trả lời đối với vai trò “cầu nối liên lạc giữa các phóng viên, cơ 
quan báo chí và Ban Tổ chức”. Nếu bạn đọc biết về vai trò “giúp phóng viên định hướng việc 
tác nghiệp” và “cầu nối liên lạc giữa các phóng viên, cơ quan báo chí và Ban Tổ chức” thì đều 
chọn phương án “tốt”. 
 Khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều ý kiến cho rằng báo đã phản 
ánh chân thực, kịp thời, sống động, hấp dẫn và đầy đủ về sự kiện này. 
 Nhà báo Lê Văn Minh Tự, báo Tuổi trẻ cho rằng cả 3 giai đoạn báo Thừa Thiên Huế đều 
có những vai trò nhất định, cụ thể là: “Trước sự kiện, quảng bá cho công chúng biết về Festival 
Huế, để du khách đến Huế du lịch và thưởng thức Festival, để người tại chỗ biết Festival và 
cùng tham gia vui chơi hoặc làm ăn tại lễ hội này. Trong sự kiện: giúp công chúng biết “món” 
nào ngon - dở mà lựa chọn trong một “bữa đại tiệc” hàng trăm món; để công chúng biết cách 
thưởng thức món đã chọn và để họ biết sự lựa chọn của họ đã hợp lý chưa. Sau sự kiện: quảng 
bá để giúp công chúng đánh giá về Festival Huế, giúp ban tổ chức nhìn lại và điều chỉnh sản 
 146 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
phẩm của mình, đồng thời quảng bá cho Festival kỳ sau”. Cũng theo nhà báo Minh Tự, Festival 
Huế còn là cơ hội để tờ báo thể hiện năng lực, đẳng cấp, để quảng bá thương hiệu của mình. 
Ông Phan Công Tuyên - Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cũng có 
đánh giá tốt về vai trò của tờ báo. Ông cho rằng: “Báo Thừa Thiên Huế là diễn đàn của nhân 
dân tỉnh Thừa Thiên Huế, được tiếp nhận thông tin sớm nhất, chính thống từ lãnh đạo tỉnh và 
Ban Tổ chức Festival Huế. Trước, trong và sau lễ hội, Ban Biên tập dành hẳn chuyên trang cho 
Festival, quảng bá khá toàn diện về các chương trình IN, OFF. Phóng viên, cộng tác viên có đủ 
nhiệt tình và tâm huyết dành cho Festival nên tiếng nói có trọng lượng và trách nhiệm, có nhiều 
bài viết hay và hình ảnh đẹp”. 
 Như vậy, qua khảo sát các bạn đọc trong tỉnh, có thể khẳng định: Mặc dù là tờ báo in của 
địa phương, sức ảnh hưởng chỉ ở phạm vi hẹp, nhưng hầu hết bạn đọc báo Thừa Thiên Huế vẫn 
đề cao vai trò của tờ báo khi thông tin, quảng bá về Festival Huế. Hầu hết trong số gần 350 
người đều đánh giá mức “tốt” đối với vai trò của báo đối với công tác truyền thông Festival 
Huế. 
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
 Festival Huế là sự kiện lớn, thu hút rất đông nghệ sỹ, nghệ nhân... của khắp mọi miền 
Việt Nam và các quốc gia của cả 5 châu lục. Vì vậy, đây là cơ hội lớn cho người Việt Nam cũng 
như du khách mọi miền thưởng thức những tác phẩm văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. 
Festival Huế cũng là dịp để báo chí tăng lượng phát hành, thu hút thêm độc giả và khai thác 
thêm quảng cáo, tài trợ ... Vì vậy, sự tham gia của báo giới vào lễ hội này ở các năm là rất đông. 
Cũng qua đó, độc giả, khán giả có nhiều lựa chọn để nghe và đọc hơn. 
 Với vai trò là tờ báo địa phương, dù là báo giấy hay báo điện tử, Festival Huế luôn là sự 
kiện quan trọng để báo Thừa Thiên Huế làm tốt chức năng thông tin, cầu nối với bạn đọc. Qua 
những thông tin về Festival, nhiều bạn đọc biết đến báo Thừa Thiên Huế nhiều hơn, đồng thời 
quan tâm sâu sát lễ hội này. Công tác truyền thông về Festival Huế cũng giúp cho tờ báo củng 
cố chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc khắp nơi trong tỉnh, nhất là bạn đọc ở vùng sâu, 
vùng xa. Vì vậy, theo chúng tôi, tờ báo nên phát huy những vai trò truyền thông trên cơ sở chú 
trọng một số vấn đề sau đây: 
 Thứ nhất, khi truyền thông về Festival Huế, báo Thừa Thiên Huế cần quan tâm đến kỹ 
năng xây dựng tuyến tin, bài về một sự kiện trọng điểm của tỉnh. Do vậy, xây dựng cơ chế phối 
hợp giữa tòa soạn với phóng viên, giữa các phóng viên với nhau để có được thông tin thời sự, 
hấp dẫn nhưng không trùng lặp là điều hết sức cần thiết. 
 Thứ hai, do có nhiều “đất” nên tờ báo phản ánh khá đầy đủ và đa dạng các hoạt động, 
chương trình của Festival Huế. Tuy nhiên, độc giả vẫn thích đọc những bài “đinh”, những bài 
viết gây ấn tượng với sự đầu tư của các cây bút chuyên sâu và tầm cỡ về sự kiện văn hóa. Vì 
vậy, phải đầu tư nhiều tài lực và nhân lực cho các tác phẩm báo chí chất lượng cao về lễ hội. 
 147 
Thực tiễn và vai trò của Báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế 
 Thứ ba, do dành quá nhiều diện tích cho Festival Huế nên có hiện tượng chạy theo số 
lượng, dẫn đến tình trạng bội thực cho độc giả. Độc giả thừa thông tin bình thường nhưng thiếu 
thông tin hay. Bởi lẽ đó, cần tính toán và cân đối hợp lý số lượng, đặc biệt là các tác phẩm báo 
chí trên cùng một số báo. 
 Thứ tư, mặc dù báo in là sản phẩm truyền thống của báo Thừa Thiên Huế, và những năm 
gần đây đã có nhiều thay đổi nhằm nâng cao chất lượng các ấn phẩm, nhưng trước sự phát triển 
nhanh của công nghệ truyền thông, Ban Biên tập cần phát huy vai trò và hiệu quả của báo Thừa 
Thiên Huế điện tử. Trước nhu cầu về tiếp cận thông tin nhanh (kể cả bạn đọc ở xa Huế) thì việc 
cho ra đời báo báo Thừa Thiên Huế điện tử1 như vừa qua là một bước tiến hội nhập tất yếu. Đó 
cũng là điều kiện tiên quyết để tăng sức cạnh tranh cho báo, tiết giảm chi phí sản xuất nội dung 
nhưng tăng được hiệu quả tuyên truyền, phản biện. Nhờ đặc trưng tương tác cao, đa phương tiện 
và xuất bản phi định kỳ, báo điện tử Thừa Thiên Huế trong tương lai không xa sẽ đưa làng báo 
tỉnh nhà hội nhập vào sân chơi báo chí hiện đại; làm cầu nối thân thiện với độc giả xa gần và 
đặc biệt sẽ phát huy vai trò tốt hơn nữa trong công tác truyền thông Festival Huế. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Báo cáo tổng kết Festival Huế các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016 
[2]. Báo Thừa Thiên Huế các năm từ tháng 10/1999 đến tháng 9/2016 
[3]. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2012). Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính 
 trị Quốc gia, Hà Nội. 
[4]. Hoàng Phê (2013). Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội. 
[5]. Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa (2009), Báo cáo đánh giá Festival Huế câu 
 chuyện về hội nhập và phát triển văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
1 Tiền thân là trang thông tin điện tử, Thừa Thiên Huế online ra mắt ngày 21/6/2010. Sau một thời gian đi 
vào hoạt động, tính đến thời điểm cuối tháng 1/ 2016, lượng truy cập là gần 85 triệu lượt, bình quân mỗi 
ngày có hơn 80 nghìn lượt. 
Trước đó, vào tháng 8/2013, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ trương cho nâng cấp trang thông tin điện 
tử thành báo Thừa Thiên Huế điện tử. Ngày 19/6/2014, UBND tỉnh phê duyệt xây dựng báo Thừa Thiên 
Huế điện tử và đến ngày 14/1/2016, báo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động với tên 
miền www.baothuathienhue.vn. Vào ngày 1/2/2016, báo Thừa Thiên đã ra mắt báo Thừa Thiên Huế điện 
tử và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đã nhấn nút vận hành chính thức. 
 148 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
 PRACTICE AND ROLE OF THE THUA THIEN HUE NEWSPAPER 
 FOR THE COMMUNICATION WORK OF HUE FESTIVAL 
 Hoang Le Thuy Nga 
 Department of Journalism and Communications, Hue University College of Sciences 
 Email: hoanglethuynga@gmail.com 
 ABSTRACT 
 Propagandizing and promoting the Hue Festival on the mass media is one of the important 
 and effective works to provide necessary and complete information about this event to both 
 domestic and international audiences . Therefore, the Hue Festival always gets the 
 attention of many local and foreign media agencies. In particular, the Thua Thien Hue 
 newspaper plays a key role in Hue Festival by a series of news and stories during the event. 
 This article indicates a pratical overview of communication about Hue Festival in the Thua 
 Thien Hue Newspaper from the first Hue Festival until the official Hue Festival 2016. By 
 this way, the author evaluates the role of the newspaper to promote the Hue Festival. 
 Keywords: Communication, Hue Festival, local media. 
 149 

File đính kèm:

  • pdfthuc_tien_va_vai_tro_cua_bao_thua_thien_hue_doi_voi_cong_tac.pdf