Bài giảng Cách viết bài phóng sự

Khái niệm phóng sự do người Anh đưa ra

(Feature hoặc Reportage), sau một loạt bài mô tả

những đám cháy, lũ lụt, các kỳ họp quốc hội.

Người Pháp lại coi phóng sự là điều tra. Người Đức

lại quan niệm phóng sự là đưa tin một cách hoàn

chỉnh và đầy đủ nhất. Còn người Mỹ thì cho rằng,

phóng sự là khả năng diễn tả, tường thuật những

kỳ họp, những cuộc tranh luận.

Bài giảng Cách viết bài phóng sự trang 1

Trang 1

Bài giảng Cách viết bài phóng sự trang 2

Trang 2

Bài giảng Cách viết bài phóng sự trang 3

Trang 3

Bài giảng Cách viết bài phóng sự trang 4

Trang 4

Bài giảng Cách viết bài phóng sự trang 5

Trang 5

Bài giảng Cách viết bài phóng sự trang 6

Trang 6

Bài giảng Cách viết bài phóng sự trang 7

Trang 7

Bài giảng Cách viết bài phóng sự trang 8

Trang 8

Bài giảng Cách viết bài phóng sự trang 9

Trang 9

Bài giảng Cách viết bài phóng sự trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 56 trang xuanhieu 2560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cách viết bài phóng sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cách viết bài phóng sự

Bài giảng Cách viết bài phóng sự
 .
CÁCH VIẾT BÀI PHÓNG SỰ
 I. KHÁI NIỆM
 .
 Khái niệm phóng sự do người Anh đưa ra 
(Feature hoặc Reportage), sau một loạt bài mô tả 
những đám cháy, lũ lụt, các kỳ họp quốc hội. 
Người Pháp lại coi phóng sự là điều tra. Người Đức 
lại quan niệm phóng sự là đưa tin một cách hoàn 
chỉnh và đầy đủ nhất. Còn người Mỹ thì cho rằng, 
phóng sự là khả năng diễn tả, tường thuật những 
kỳ họp, những cuộc tranh luận.
 .
 Âm Hán Việt: Phóng là mở rộng, đi sâu vào 
vấn đề nào đó. Điểm chung của các nước hiện nay 
trên thế giới là phóng sự phải có sự kiện, có các yếu 
tố của tin (5W-H), nếu không phóng sự sẽ rỗng 
tuếch. Do đó, phóng sự trước hết phải có sự kiện, 
yếu tố của tin tức và được thể hiện bằng bút pháp 
tường thuật, điều tra...
 .
 Có thể thấy, phóng sự là một thể loại báo chí, có 
nhiệm vụ trước hết là thông tin thời sự về người thật, 
việc thật trong một quá trình phát triển, đồng thời trả 
lời những câu hỏi mà hiện thực đề ra, đáp ứng các yêu 
cầu chung đối với tác phẩm báo chí. Tuy nhiên, tác giả 
vẫn có thể sử dụng một lối thể hiện kết hợp giữa thông 
tin thời sự, với bút pháp văn học để nhằm tạo ra giọng 
điệu phong phú, linh hoạt.
 .
II. CÁC ĐỀ TÀI CỦA PHÓNG SỰ 
Nói chung, phóng sự là viết về các 
đề tài xã hội, viết về những vấn đề 
thuộc về hoạt động của con người 
liên quan đến sự tồn tại và phát 
triển của xã hội. Các đề tài phóng 
sự thường đề cập gồm:
 .
-Phóng sự về đất nước con người
-Ký sự, phóng sự đường xa (du ký) 
-Phóng sự về những vấn đề, tệ nạn 
xã hội
 .
- Phóng sự về những số phận hoàn cảnh 
thương tâm
- Phóng sự về những chuyện lạ, chuyện 
ly kỳ, hy hữu...
-Ký sự pháp đình
 .
 III. ĐẶC TRƯNG CỦA PHÓNG SỰ
Phóng sự đòi hỏi phóng viên phải bỏ nhiều thời 
 gian và công sức để điều tra, thâm nhập thực 
 tế và phỏng vấn nhiều người. Phóng sự cung 
 cấp cho người đọc một cái nhìn cận cảnh và 
 toàn cảnh về một hiện tượng, thường là đặc 
 biệt, diễn ra trong xã hội. 
 .
Nhà báo là người ghi chép cụ thể, sinh động tình hình 
một vấn đề, một sự việc nào đó đang là vấn đề thời sự, 
nóng bỏng, bức xúc trong xã hội. Phóng sự thể hiện 
tính chiến đấu cao độ, dùng sự thật để bác lại những 
nhận thức còn sai lệch, lấy sự thật đời sống để ảnh 
hưởng đến nhận thức của xã hội. Do đặc thù thể loại, 
tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con 
người và chi tiết là những yếu tố cốt lõi của phóng sự.
 .
Khi viết phóng sự đòi hỏi nhà báo phải xông 
xáo, tự mình thăm dò, hỏi han người thực 
việc thực. Phóng sự cũng như các thể loại báo 
chí khác luôn được theo kết cấu 4,5 W": 
Who(Ai)?, Where(Ở đâu)?, When(Khi nào)?, 
What(Cái gì)?
 .
 1. Phóng sự phải có nhân vật
Phóng sự là một thể tài của báo chí, nhưng lại gần 
gũi với văn học, thường viết về các vấn đề xã hội 
và viết về những con người trong một hoàn cảnh 
điển hình. Trong một chừng mực nào đó, những 
nhân vật này đều có số phận, hoàn cảnh riêng. Một 
bài phóng sự không có nhân vật thì chưa phải là 
phóng sự, không để tác giả nói mà hãy để nhân vật 
nói. 
 .
 Chú ý, khi viết về nhân vật nên chú ý tính 
cách đời thường của họ. 
Cái cốt lõi của con người bản chất là “nhân chi 
sơ tính bản thiện” (Con người sinh ra vốn rất 
hiền) và người viết cần tin vào điều đấy khi cầm 
bút viết về một nhân vật nào đó. Theo mấy câu 
thơ của nhà thơ Eptusenco (Nga).
 .
Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
Mỗi số phận rất riêng dù rất nhỏ
Chắc tinh cầu nào đã sánh nổi đâu...
 .
 2. Có cái tôi trần thuật
 Trong phóng sự có cái tôi hay 
 không? Đó là câu hỏi vẫn còn nhiều 
 tranh cãi. Khi viết phóng sự, phóng 
 viên cần chú ý:
 .
 2.1 Cái tôi nhân chứng. Sự có mặt của 
nhân vật tôi này trước hết với tư cách là một 
nhân vật chứng kiến. Họ là nhân chứng sống 
động và đáng tin cậy trước những tình tiết 
của các câu chuyện đang phô bày, đang diễn 
ra.
 .
 2.2 Cái tôi trần thuật- thẩm định. 
Cái tôi trần thuật có một vai trò vô 
cùng quan trọng. Nó thể hiện rõ cách 
xử lý riêng của từng tác giả, cho thấy 
nét độc đáo trong cách tường thuật vấn 
đề của mỗi người. 
 .
 Khi tác giả đến tận nơi, được mục kích, quan 
sát, chứng kiến, cảm nhận, họ sẽ hóa thân thành 
nhân vật tôi trần thuật để chuyển tải đến người đọc 
bức tranh xác thực, vừa chi tiết, vừa cụ thể, có tầm 
bao quát nhất định từ những điều họ đã “mục sở 
thị”.
 Khi trần thuật, tác giả có thể sử dụng nhiều 
thủ pháp khác nhau như miêu tả, đặc tả, phác họa 
chân dung.
 .
 2.3 Cái tôi chính kiến. Phóng viên tự thân trải 
nghiệm, có thể đưa ra góc nhìn, nhận định, đánh 
giá, lý lẽ đề xuất, kiến nghị và giải pháp hợp lý. Cái 
tôi chính kiến là sự khẳng định bản lĩnh người làm 
báo, là lương tâm, trách nhiệm của họ. Tác giả 
dám lên tiếng để bênh vực sự thật và có đủ bản 
lĩnh để bày tỏ chính kiến của mình.
 .
 2.4 Cái tôi cảm xúc, nội tâm thể hiện sâu 
sắc nội tâm của tác giả. Đó là cái tôi có chiều 
sâu, mang tính nhân bản. Tác giả biết xót xa 
trước những thân phận bất hạnh, biết cảm 
thông trước những mảnh đời kém may mắn, 
biết phẫn uất trước những bất công, biết 
trân trọng những giá trị của cuộc sống.
 .
3. Có tính văn học. Phóng sự là một trong 
những thể loại hiếm hoi của báo chí được 
diễn đạt cảm xúc nội tâm của tác giả. Và để 
diễn đạt được những điều đó, tác giả cần sử 
dụng bút pháp văn học. Chú ý, người viết 
không làm văn, vì phóng sự (thời nay) được 
coi là một thể loại báo chí, nên phóng sự là 
một thể tài báo chí, thuộc phạm trù báo chí.
 .
 Với một người viết phóng sự, nếu có 
cách hành văn sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn 
nhiều chỉ viết bằng ngôn ngữ báo chí. Và 
điều quan trọng, tác giả không được lạm 
dụng văn chương múa bút trong phóng sự 
báo chí.
 .
IV. CÁC BƯỚC CƠ BẢN
 BƯỚC 1: TÌM TÒI VÀ PHÁT HiỆN ĐỀ TÀI
- Quan sát;
- Tự đặt cho mình những câu hỏi;
- Lắng nghe;
- “Đãi cát tìm vàng”;
- Tìm cái mới trong cái cũ
- Đi sẽ đến- tìm sẽ gặp
 .
 BƯỚC 2 CHUẨN BỊ VÀ THU THẬP 
 Thu thập tất cả tài liệu có liên quan, 
 để:
Trong quá trình viết có thể sàng lọc và lựa chọn
 Ngoài ra, cần xác định rõ từ đầu tài liệu cần 
 tìm và thực hiện theo kế hoạch
 .
BƯỚC 3 TIẾP CẬN VÀ GẶP GỠ NHÂN VẬT
 Tiếp cận vấn đề;
 Thuyết phục nhân vật;
 Tiếp cận nhân vật vô danh và nổi tiếng;
 .
BƯỚC 4 THỰC HIỆN TÁC PHẨM
 .
V. ĐI LẤY TÀI LIỆU VIẾT PHÓNG SỰ
Yêu cầu chung: Tư liệu để viết 
phóng sự là chính xác, thời sự, 
trung thực
 .
Một số nguyên tắc:
1.1 Trực tiếp: Tư liệu càng trực tiếp, bài phóng sự 
 càng thuyết phục bạn đọc (Tài liệu do chính 
 tác giả lấy được là nguồn đáng tin cậy nhất)
- Ví dụ: Một vụ hỏa hoạn, phóng viên lấy được số 
 liệu riêng, thông tin riêng, thậm chí những yếu 
 tố liên quan trực tiếp đến bài báo rất có giá trị
 .
1.2 Nhiều tư liệu gián tiếp: 
 Đây là một bí quyết, tư liệu gián tiếp 
 làm phong phú hơn, kiểm tra những vấn 
 đề có liên quan (những vấn đề xảy ra 
 trước đó, hoặc tương tự như thế hoặc 
 không liên quan trực tiếp nhưng có thể 
 bổ sung, làm hoàn chỉnh cho bài).
 .
-Ví dụ viết về đua xe, nên lấy tư 
liệu của những vụ đua xe từ 
trước, hoặc tình trạng đua xe ở 
địa phương khác.
 .
1.3 Tư liệu cá nhân 
 Đây là một tư liệu rất quan trọng. 
 Đối với phóng viên viết phóng 
 sự, cần phải có tư liệu riêng, 
 phóng viên cần chú trọng đến 
 công tác sưu tầm tư liệu cá nhân.
 .
2. Cách lấy tài liệu:
- Quan sát,
- Hỏi, nghe
- Nhặt nhạnh, thu lượm
 .
VI.KẾT CẤU (BỐ CỤC) CỦA PHÓNG SỰ
 Một bài phóng sự phải gồm: Tít, Sapô, 
 thân bài và kết luận. (Xem phần Tít, 
 Sapô, thân bài và kết bài)
 .
1. Tít
 - Tổng kết thông tin
 - Phân định mức độ của câu chuyện
 - Gây cảm tình cho độc giả
 .
Việc đặt tít tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
 - Mục đích, tôn chỉ của tờ báo
 - Chủ đề, nội dung bài báo
 - Hình thức thể hiện bài báo
 - Phong cách, bút pháp và sở trường ngôn ngữ của 
Tác giả
 .
CÁCH VIẾT BÀI PHÓNG SỰ
1. Viết Sa-pô: Cách viết giống như trên
 .
2. Mở bài
2.1 Yêu cầu
 - Trực tiếp, không vòng vo, đi thẳng vào vấn đề cho 
 bạn đọc biết là tác giả muốn viết gì. Đó là cách viết 
 bao trùm nhất, báo chí nhất.
 - Ngắn gọn, cô đọng
 - Nêu bật ngay chủ đề của bài phóng sự
 .
 2.2 Cách mở bài phóng sự
- Nêu hoàn cảnh dẫn đến bài viết đó
- Lý do tác giả viết bài này là gì? Hãy nói trực tiếp 
 ngắn gọn cho bạn đọc viết.
- Cũng có thể viện dẫn một câu nói, ca dao, tục ngữ, 
 câu hát,...để đi vào đề.
 .
-Nêu ra một luận cứ rồi đưa ra các luận chứng 
để vào bài. Tức là nêu ra một quan điểm, một vấn 
đề rồi đưa ra các sự kiện, các câu chuyện, các số 
liệu để chứng minh quan điểm đó, vấn đề đó.
- Sau đó triển khai tiếp các ý, các tài liệu thu 
thập được cho bài viết chặt chẽ, sinh động
 .
3. Thân bài
 - Đối với phóng sự, thân bài chính là 
 trình bày vấn đề, giải quyết vấn đề đã 
 đặt ra ở phần mở bài.
 .
Những điều cần chú ý
- Theo trình tự thời gian: trình bày theo 
 trình tự thời gian sự việc diễn ra. Kiểu 
 viết này thích hợp cho du ký và tường 
 thuật.
- Theo mô hình hình tháp ngược: Sắp xếp 
 theo trình tự từ việc quan trọng đưa lên 
 trước.
 .
4. Kết bài
Yêu cầu
 - Ngắn gọn,
 - Rõ ràng,
 -Nêu lại một lần nữa bản chất của sự việc sau khi đã 
 phân tích, trình bày ở thân bài.
 .
 - Nêu chính kiến của mình (của tác giả 
hoặc của tòa soạn).
 Kết luận của phóng sự không chỉ 
dừng lại ở việc đúc kết lại sự việc mà còn 
kiến nghị giải quyết sự việc đó và nêu ra 
giải pháp để giải quyết vấn đề. Tác giả có 
thể nêu ra giải pháp của mình.
 .
 Kết luận của phóng sự phải được viết 
một cách đanh thép, gãy gọn và gây ấn 
tượng mạnh cho bạn đọc. Hãy tìm một chi 
tiết đắt để kết luận. Nếu tác giả cảm thấy xúc 
động vì chính phần kết của mình thì kết luận 
đó được coi là thành công.
 .
Một số cách viết kết bài phóng sự
- Dùng một câu trích dẫn
- Một câu nói hoặc một hình ảnh của nhân vật trong phóng sự
Kết bài có thể có nhiều dạng
- Nêu vấn đề đã xong xuôi
- Bỏ ngỏ
- Nêu lại vấn đề ở cấp độ cao hơn với những câu hỏi cho người 
đọc những cảm xúc của chính mình.
Để gây ấn tượng, đoạn kết nên gãy gọn, gieo cho người đọc 
những cảm xúc của chính mình.
 .
5. Cách viết bài phóng sự hay
5.1 Sử dụng lời trích dẫn
 • Làm người đọc tin tưởng vào giá trị của câu 
 chuyện
 • Độc giả có thể “nghe” trực tiếp vế nguồn tin nói 
 về tin đó
 • Một câu chuyện không có lời trích dẫn sẽ rất nhàm 
 chán.
 • Tuy nhiên, chỉ nên trích dẫn những lời có khả 
 năng tóm tắt hay về một tình huống nào đó, chứa 
 những cảm giác hoặc hình ảnh mạnh,
 .
5.2 Sử dụng con số 
 Số liệu rất quan trọng vì chúng góp phần làm cho 
 độc giả tin vào điểm chính của câu chuyện.Tuy 
 nhiên, phóng viên cần giải thích các lý do đem lại 
 các thay đổi về các số liệu đó và chỉ dùng những 
 con số quan trọng nhất.
 Nếu quá nhiều dữ kiện về con số nên đặt bản thống 
 kê riêng. Nên viết tròn con số lại.
 .
5.3 Văn phong
 Văn phong của bài viết nên thích hợp với ý nghĩa 
 của câu chuyện.
 Ví dụ : Nếu viết về một tai nạn làm nhiều người 
 chết, lời văn cần phải chững chạc, nghiêm chỉnh. 
 Nếu viết phóng sự về một người bán các con khỉ đồ 
 chơi bằn plastic, giọng văn nên có vẻ dí dỏm, hài 
 hước...
 .
5.4 Viết lại
 Sau khi viết xong một bài, hãy đọc một lần nữa, cắt 
 xén bài một cách mạnh bạo. Hãy tự hỏi : Làm sao 
 để nói rõ thêm nữa ? Làm sao để làm cho giản dị 
 hơn nữa ? 
 .
5.5 Tường thuật
• Thu thập thông tin một cách đầy đủ
• Các chi tiết
• Các lời trích dẫn
• Mô tả bằng những chi tiết cụ thể để độc giả có thể 
 “thấy”, “nghe ”cảm nhận ngay
• Không nên dùng những lời mơ hồ, tổng quát 
 .
• Văn phong trong sáng, rõ ràng, giản dị
• Câu viết ngắn gon, loại bỏ những từ không cần thiết
• Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày
• Tránh dùng các thuật ngữ hay tiếng lóng của một 
loại ngành nghề nào đó.
• Tránh dùng những từ ngữ nhàm chán, bóng bẩy, to 
tát
 .
• Không viết câu dài, phức tạp
Nếu bạn gặp trục trặc trong khi viết bài, hãy tưởng 
tượng như bạn đang kể chuyện cho một người bạn 
nào đó . Một bài viết hay có chất lượng giống như 
một câu chuyện tự nhiên. Đừng tìm cách làm cho 
độc giả khâm phục mình bằng lời viết văn hoa. 
Chức năng của bạn là truyền đạt, kể chuyện.
 .
5.6 Một số thủ thuật 
- Dùng danh từ và động từ mạnh
-Tránh dùng quá nhiều tính từ và trợ động từ
- Khi diễn tả không nên lặp ý, tránh bị trùng lặp
- Dùng các chi tiết và thí dụ cụ thể để minh họa cho 
 các điểm tổng quát, và dùng các từ, các câu rõ nghĩa 
 .
• Đừng chỉ cho độc giả biết rằng công viên đó “đẹp”. Từ đó 
mơ hồ quá, khó có thể hình dung ra được. Công viên đó đẹp 
như thế nào ? Mô tả các loại hoa cây cối và hồ nước, màu 
sắc và mùi hương hoa cỏ.
• Đừng chỉ nói với độc giả rằng, căn nhà đó “ cũ ”. Cho họ 
thấy bằng cách mô tả nước sơn bị tróc, cửa ngỏ bị hoen rỉ 
và cửa sổ bị vỡ kính.
 .
• Đừng chỉ nói với độc giả rằng chị bán rau “ vui 
vẻ ” , mà tả cho họ thấy nụ cười của chị ngoác rộng 
đến mang tai.
Tường thuật hay là dựa trên tài quan sát giỏi , làm 
cho độc giả cảm thấy họ đang có mặt tại chỗ với 
bạn, nghe, cảm nhận, hiểu như bạn.
 .
Để cho những con số có hình ảnh 
 Ví dụ : Một phóng viên được thông báo rằng các 
 thanh sắt bên trong một tòa nhà lớn được kéo căng 
 đến nỗi chúng tạo thành một lực mạnh đến 8 triệu 
 cân Anh. Nhưng 8 triệu cân Anh có nghĩa gì ? Anh 
 ta hỏi một kỹ sư, người này giải thích : đó là tương 
 đương với sức nặng của 220 chiếc xe hơi đặt chồng 
 lên nhau . So sánh như vậy giúp cho độc giả hiểu 
 được lực đó mạnh đến đâu.
 .
TÓM LẠI 
 NĂNG KHIẾU
 LÒNG YÊU NGHỀ VÀ SỰ ĐAM MÊ
 VỐN SỐNG VÀ TRI THỨC
 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cach_viet_bai_phong_su.pdf