Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam

Thơ tượng trưng là một trường phái thơ hiện đại ra đời đầu tiên ở Pháp năm 1886. Các nhà thơ

tượng trưng đề cao quan niệm tương giao các giác quan, cảm nhận thế giới bằng trực giác, thiên

về dùng biểu tượng, ẩn dụ để gợi cảm xúc chứ không mô tả cụ thể. Thơ tượng trưng là sự sáng tạo

về ngôn từ, mang đậm tính nhạc và luôn chứa đựng những yếu tố huyền bí về một thế giới vô hình.

Tư tưởng và phong cách của các nhà thơ tượng trưng Pháp đã thổi một luồng gió mới cho phong

trào Thơ Mới ở Việt Nam. Việc nghiên cứu trường phái thơ tượng trưng Pháp và những ảnh hưởng

đối với thơ ca Việt Nam hiện đại những năm đầu thế kỷ XX giúp người học hai ngôn ngữ, hai nền

văn hóa có cái nhìn tổng quan về thơ tượng trưng, về sự giao thoa ngôn ngữ-văn hóa Việt Nam và

Pháp trong một khúc ngoặt của dòng chảy lịch sử.

Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 5881
Bạn đang xem tài liệu "Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam

Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam
n giáo, là ngôn ngữ tượng trưng cho cuộc đời. Ông 
tìm kiếm một thứ ngôn ngữ toàn diện, mới mẻ, xa lạ 
với ngôn ngữ thông thường, tựa như bùa chú, cho 
phép diễn tả điều cốt lõi. 
Để minh họa cho thứ ngôn ngữ thần thánh đó, khi thì 
Mallarmé chọn cách chơi vần độc, vần lạ kiểu như trong 
bài Móng vuốt trong sạch (Ses purs ongles): onyx, 
Phénix, ptyx, Styx, nixe, fixe, lampadophore, amphore, 
sonore, s’horore, or, décor, encore, septuor, nhằm tạo 
nên một không gian thần bí với đuốc, phượng hoàng, 
vò cổ, vàng, mã não, thủy thần; lúc phá cách về ngữ 
pháp bằng cách ngắt tưởng chừng như vô lý chủ ngữ 
và động từ của câu (Quel sépulcral naufrage, tu/Le sais, 
écume, mais y baves) trong bài thơ Trên đám mây trĩu 
nặng, em (À la nue accablante, tu); có khi lại dựa vào 
những khoảng trống tạo hình từ việc trình bày thả lỏng 
theo kiểu ziczac mô phỏng nội dung như trong bài thơ 
May rủi (Un coup de dés jamais n’abolira le Hasard)
Sự sáng tạo về ngôn từ ở các nhà thơ tượng trưng Pháp 
còn cho độc giả được thưởng thức những hình ảnh 
đẹp và mới lạ. Cùng là mùi hương nhưng tùy theo tâm 
trạng mà được cảm nhận khác nhau. Nếu như trong 
bài Tương hợp (Correspondances), Charles Beaudelaire 
gợi lên những mùi hương mát như da thịt trẻ con, ngọt 
ngào như tiếng sáo, xanh mượt như cỏ non: “II est des 
parfums frais comme des chairs d’enfants,/ Doux comme 
les hautbois, verts comme les prairies,” thì trong Khúc 
chiều tà (Harmonie du soir), nhà thơ lại tả hương hoa 
như hương trầm qua hình ảnh ví von hoa nở như lư trầm 
ngút khói hương: “Chaque fleur s’évapore ainsi qu’un 
52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
encensoir ;”. Cũng trong Khúc chiều tà, Beaudelaire đã 
vẽ lên một cảnh hoàng hôn đỏ rực, buồn sâu lắng qua 
những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy táo bạo: Tiếng 
dương cầm run rẩy như trái tim sầu não; bầu trời đẹp và 
buồn như một hương án khổng lồ; mặt trời ngút trong 
biển máu đặc quánh.
“Le violon frémit comme un coeur qu’on afflige,
Un coeur tendre, qui hait le néant vaste et noir!
Le ciel est triste et beau comme un grand reposoir;
Le soleil s’est noyé dans son sang qui se fige.”
Với những nét đặc trưng về nội dung và nghệ thuật độc 
đáo nêu trên, thơ tượng trưng đã thổi luồng gió mới vào 
thi đàn Pháp, góp phần tạo nên cuộc cách mạng trong 
văn học Pháp những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 
4. ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ TƯỢNG TRƯNG PHÁP 
ĐỐI VỚI PHONG TRÀO THƠ MỚI Ở VIỆT NAM THẾ 
KỶ XX
Đầu thế kỷ XX, văn học Pháp du nhập vào Việt Nam với 
một khối lượng tác phẩm dịch tương đối đồ sộ. Các 
nhà văn, nhà thơ lớn thời kì này phần lớn được đào 
tạo từ các trường Pháp-Việt; một số du học từ Pháp 
trở về như Vũ Đình Liên, Hoàng Ngọc Phách, Chế Lan 
Viên, Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyễn Mạnh Tường... 
Cùng với những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine, 
những vở kịch của Molière, tiểu thuyết của Alexandre 
Dumas, Victor Hugo, Honoré de Balzac, những thi 
phẩm nổi tiếng của các nhà thơ lãng mạn và tượng 
trưng Pháp cũng theo làn sóng tràn vào Việt Nam, tạo 
nên một sự khởi sắc cho phong trào Thơ Mới ở nước ta. 
Nếu như thơ Thế Lữ chịu ảnh hưởng của trường phái 
lãng mạn Pháp (Chateaubriand, Lamartine, Musset) 
thì nhiều nhà thơ như Xuân Diệu (1916-1985), Huy 
Cận (1919-2005), Chế Lan Viên (1920-1989), Hàn Mặc 
Tử (1912-1940), Bích Khê (1916-1946) ở các mức độ 
đậm nhạt khác nhau đều chịu ảnh hưởng của trường 
phái tượng trưng.
4.1. Ảnh hưởng về quan điểm mỹ học, thi ca và chủ 
đề sáng tác
Quan niệm mỹ học và thi ca của các nhà thơ tượng 
trưng Pháp in dấu rất rõ trong các sáng tác của các 
nhà thơ mới Việt Nam. Dấu ấn về sự tương giao, 
tương hợp của vạn vật trong vũ trụ, của các giác quan 
trong Thơ Mới khá rõ nét Đó là sự hòa hợp giữa các 
loại cảm giác trong thơ của Bích Khê: Nàng hé môi ra. 
Bay điệu nhạc; Mát như xuân mà ngọt tựa hương (Hiện 
hình);  Nàng bước tới như sông trăng chảy ngọc; Như 
nắng thơm hớp đặc cả nguồn hương (Nàng bước 
tới);  Có gì uyển chuyển trong da thịt; Nức một đường 
thơm một điệu êm  (Châu) Hòa hợp đến độ khó có 
thể tách bạch đâu là hương thơm, màu sắc, âm thanh 
bởi tất cả đã tạo thành một khối, dệt nên những hình 
ảnh, điệp ngữ, liên tưởng trùng phức đầy ám gợi và 
mê hoặc như trong Mộng cầm ca: “Trăng gây vàng, 
vàng gây lên sắc trắng/ Của gương hồ im lặng tợ bài 
thơ/ Chân nhịp nhàng, lòng nghe hương nặng nặng/ 
Đây bài thơ không tiếng của đêm tơ/ Trăng gây vàng, 
vàng gây lên sắc trắng/ Của hồn thu đi lạc ở trong mơ.” 
Thế giới được gợi ra trong Thơ Mới là một thế giới bí 
ẩn, huyền diệu. Thế giới của âm nhạc, của màu sắc, 
của mùi hương. Không phải vô cớ mà Thơ Mới viết 
nhiều về đề tài âm nhạc như vậy. Bích Khê có tuyển 
tập Nhạc và Lệ với Mộng cầm ca, Tỳ bà, Nhạc, Thi vị 
còn Xuân Diệu lại vẽ lên thế giới của thơ và nhạc với 
Nhị hồ, Nguyệt cầm, Huyền diệu: 
“Hãy tự buông cho khúc nhạc hường  
Dẫn vào thế giới của Du Dương  
Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy  
Hiển hiện hoa và phảng phất hương...”
(Huyền diệu - Xuân Diệu)
Trong cái thế giới ấy, Thi sĩ, bằng trực giác tinh tế của 
mình cảm nhận đến tận cùng sự giao hòa của vũ trụ, 
của vạn vật để rồi đôi lúc lại thấy cô đơn, lạc lõng giữa 
cuộc đời. Về điểm này, xin được trích lời đề tựa của 
Chế Lan Viên cho tập thơ Điêu tàn của ông: “Hàn Mặc 
Tử nói: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi 
thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, 
Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tỉnh, 
là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm 
trùm Tương Lai.” Chúng ta có thể thấy tuy sống cách 
xa nhau một thế kỉ và thuộc hai dân tộc khác nhau 
nhưng trên bối cảnh xã hội có phần tương đồng nên 
các nhà thơ tượng trưng Pháp và các nhà thơ mới Việt 
Nam mang tâm trạng giống nhau. Đó là tâm trạng 
của những người trí thức tiểu tư sản trước những biến 
đổi lớn lao của xã hội, cảm thấy mình bất lực chán 
nản trước thời cuộc. Dễ dàng thấy sắc màu thơ tượng 
trưng Pháp trong chủ đề sáng tác của Thơ Mới: Chế 
Lan Viên với tập thơ Điêu tàn ngập tràn Trăng, Mộng, 
Cái sọ người, Mồ không, Những nấm mồ, Xương khô, 
Đám ma, Đầu rơi, Xương vỡ máu trào, Hồn trôi, Bóng 
tối, Đêm tàn, Đêm xuân sầu, Mơ trăng, Tắm trăng, Ngủ 
trong sao; Hàn Mặc Tử với tập thơ Hương thơm, 
53KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên; Huy Cận với Buồn, 
Buồn đêm mưa, Chiều xưa, Chết, Bi ca, Tràng Giang 
Xuân Diệu có Buồn trăng, Bến đêm biếc, Chiều, Chiều 
đầu thu, Thu, Đây mùa thu tới, Ý thu, Huyền Diệu, Anh 
đã giết em còn Bích Khê nổi tiếng với tập thơ Tinh 
huyết đầy rẫy Sọ người , Nấm mộ, Giờ trút linh hồn, Hiện 
hình, Mộng, Xuân tượng trưng, Mơ tiên
4.2. Ảnh hưởng trên bình diện nghệ thuật
Cùng với sự tiếp thu quan điểm mỹ học của trường 
phái tượng trưng, các nhà thơ của phong trào Thơ 
Mới Việt Nam thiên về sử dụng phép ẩn dụ, gợi nhiều 
hơn tả. Nếu như ảnh hưởng của thơ tượng trưng 
trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu là sự “thức nhọn 
giác quan” để cảm nhận cái bước chuyển mùa rất cụ 
thể, sinh động với “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ 
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng. Đây mùa thu tới, 
mùa thu tới./ Với áo mơ phai dệt lá vàng.” thì trong Tỳ 
bà, Bích Khê lại đi vào phía tiềm ẩn của mùa thu, tiến 
đến một biểu tượng “vàng” trực giác bằng ý niệm: 
“Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông”.
Bức tranh thu ở đây không được vẽ bằng hình ảnh 
cụ thể nào mà được gợi lên bằng một khối vàng bao 
trùm lên hết thảy, nhuốm chìm cả “cây ngô đồng” 
trong nỗi “buồn vương”. Đó không phải là nàng thu 
với vóc hình cụ thể mà là nàng thu mơ hồ trong ý 
niệm: “Thu mênh mông”. Đều chịu ảnh hưởng của 
chủ nghĩa tượng trưng nhưng thu của Xuân Diệu 
được cảm nhận bằng trực cảm, nhấn vào sự tương 
hợp của các giác quan còn thu trong thơ Bích Khê là 
thu của trực giác, thu trong ý niệm, mơ hồ, huyền ảo. 
Rồi cùng là tả màu xanh, trong khi Hàn Mặc Tử ví“Vườn 
ai mướt quá, xanh như ngọc” (Đây thôn Vĩ Dạ) hay 
Xuân Diệu tả “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” (Thơ 
duyên) thì Bích Khê chỉ gợi lên một màu của trực giác, 
mang tính biểu tượng trong bài Hoàng hoa:  “màu 
lưng chừng trời”, “màu phơi nơi nơi”. Tóm lại là một loại 
màu tượng trưng, tinh tế, huyền diệu không thể vẽ 
lại bằng hội họa. Rõ ràng sắc thái ảnh hưởng của chủ 
nghĩa tượng trưng ở các nhà thơ mới có những nét 
khác biệt trong tương đồng. “Xuân Diệu đứng cả hai 
chân vững vàng ở bờ lãng mạn với tay hái những chùm 
tượng trưng, Hàn Mặc Tử thì cả hai chân cũng đứng 
vững trên nền của chủ nghĩa lãng mạn, nhưng hai chân 
cứ nhún nhảy [] một cách điệu nghệ với tượng trưng, 
siêu thực [] Còn Bích Khê thì một chân trụ vững ở bờ 
chủ nghĩa lãng mạn nhưng một chân kia đã đưa sang 
và gần chạm đến bờ tượng trưng chủ nghĩa một cách có 
chủ ý, ngay từ đầu cầm bút.” (Mai Bá Ấn, 2011)
Một điểm tương đồng nữa trong thơ tượng trưng 
Pháp và Thơ Mới, đó là tính nhạc. Xin được dẫn bài 
Hoàng hoa của Bích Khê làm minh chứng: 
Ở Hoàng hoa, cũng như Tỳ bà, chất nhạc bao trùm 
lên toàn bài thơ ba khổ sáu câu, bảy chữ toàn vần 
bằng. Nhạc tính ở đây còn được Bích Khê “kí âm” bằng 
kiểu lặp ngữ, lặp từ, lặp vần thường thấy trong âm 
nhạc (“Đây mùa hoàng hoa, mùa hoàng hoa”, rồi “Ngàn 
khơi, ngàn khơi, ta, ngàn khơi”) hoặc những câu đầy 
âm vang (“Làm mây theo chàng lên yên nhung”, “Non 
yên tên bay ngang muôn đầu”, “Ai xây mồ hoa chôn đời 
tươi”)... Cách ngắt nhịp trong toàn bài thơ cũng góp 
phần làm đậm thêm chất nhạc: Lấy nhịp 2/2/3 làm 
“tiết tấu” chủ đạo (chủ âm) ở ngay khúc dạo đầu; xen 
kẽ một vài tiết tấu lạ nhịp 4/3, 2/2/1/2, 2/5 rồi lại trở về 
hợp âm chính theo nguyên tắc của nhạc. Đọc bài thơ 
mà ngỡ như đang hát. Muốn hát nhưng đó lại là thơ. 
Ấy chính là thơ tượng trưng.
Cuối cùng, không thể không kể đến những đóng góp 
của phong trào Thơ Mới trong việc cách tân thi ca, từ 
việc đi khai phá những chủ đề mới lạ với một nhãn 
quan mới lạ đến việc giải phóng ngòi bút cho ra đời 
những tứ thơ cũng không kém phần mới lạ. 
 Chịu ảnh hưởng của Mallarmé về cú pháp, với ý thức 
cách tân, Bích Khê không thôi tìm tòi và sáng tạo, 
đưa ngôn ngữ thơ lại gần hơn những bộ môn nghệ 
thuật khác. 
“Đường kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mới
Của lời thơ lóng đẹp. Hạt châu trong
Hạt châu trong ngời nhỏ giọt vô lòng
Tràn âm hưởng như chiều thu sóng nắng”
(Duy Tân)
Ngoài kiến trúc là là mỹ thuật: “Hỡi hội họa đến muôn 
đời nức nở.”; là điêu khắc:  “Chữ điêu khắc, tỉa nghệ 
thuật sâu câm - Đầy thẩm mỹ như một pho thần tượng”; 
là âm nhạc: “Ròng âm nhạc của lòng trai ấp mái”; là vũ 
đạo: “Múa song song khiêu vũ dưới đêm hồng”; là nhiếp 
ảnh: “Đường nhiếp ảnh sắc khua màu”.
Cũng trong Duy tân, Bích Khê đã tạo sự phá cách về 
lối trình bày thơ với những khoảng trống phảng phất 
chất Mallarmé trong bài thơ May rủi.
54 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
“Mộng?
Thiên tài?
Trên hỗn độn khỏa thân.
Đẹp tỷ mỷ, hỡi rung động truyền thần.”
Sự sáng tạo về ngôn từ, cú pháp của các nhà thơ mới 
mang dấu ấn thơ tượng trưng Pháp khá rõ nét. Ở 
Xuân Diệu, đó là việc Việt hóa những cấu trúc, những 
cách diễn đạt phương Tây “plus d’un/une” (hơn một), 
“voilà” (này đây), voici (này kia), “c’est” (đó là/đây là):
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”
(Đây mùa thu tới)
“Của ong bướm này đây tuần trăng mật; 
Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 
Này đây lá của cành tơ phơ phất; 
Của yến anh này đây khúc tình si. 
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; 
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;”
(Vội vàng)
Là người tiếp thu nhuần nhuyễn phép tương giao 
của lối thơ tượng trưng Pháp, Xuân Diệu đã phát huy 
triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và 
mô tả thế giới bằng đầy đủ các giác quan. Những tứ 
thơ lạ ra đời từ đó: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia 
phôi”, “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, “Này 
lắng nghe em khúc nhạc thơm/ Say người như rượu tối 
tân hôn;”,“Ta muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn 
mởn;/ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,/ Ta muốn say 
cánh bướm với tình yêu,/ Ta muốn thâu trong một cái 
hôn nhiều/ Và non nước, và cây, và cỏ rạng,/ Cho chếnh 
choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng/ Cho no nê 
thanh sắc của thời tươi;/ - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn 
vào ngươi!”
Nhiều tứ thơ của Beaudelaire cũng truyền cảm hứng 
cho các nhà thơ mới Việt Nam. Bài Đi giữa đường 
thơm của Huy Cận chẳng phải đã mượn tứ thơ của 
Beaudelaire đó sao: “Đường trong làng: hoa dại với mùi 
rơm.../ Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm,/ Lòng 
giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng./ [] Lên bề cao 
hay đi xuống bề sâu?/ Không biết nữa - Có chút gì làm 
ngợp/ Trong không khí... hương với màu hòa hợp...” (Les 
parfums, les couleurs et les sons se répondent.) Hình 
ảnh hoa nở như đỉnh hương của Beaudelaire (Chaque 
fleur s’évapore ainsi qu’un encensoir) đã được Bích Khê 
vận dụng một cách tài tình trong Xuân tượng trưng: 
“Hồn tôi như đỉnh hương
Bốc lên mình thánh giá!
Ý xuân mát đến xương
Ngậm tuyết phun lã chã.”
Tiếp thu quan niệm mới mẻ của Beaudelaire cho rằng 
cái đẹp không ở trong một thế giới riêng mà nằm ngay 
trong những điều tầm thường nhất, thậm chí ngay 
trong cái Ác, cái Xấu, Bích Khê đã biến Sọ người thành:
 “Ôi khối mộng của hồn thơ chếnh choáng!
 Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương!
Ôi bình vàng! ôi chén ngọc đầy hương!
 Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng!
 Ôi thần tình! Người chứa một trời thương.”
 Người đọc như thả hồn trong thế giới Sọ người của Bích 
Khê với “khối mộng”, “hồn thơ”, “buồng xuân”, “cánh đào 
sương”, “bình vàng”, “chén ngọc”, “hồ nguyệt” Tất cả 
gợi lên bóng dáng của một thế giới thần tiên, đầy “một 
trời thương”, xua tan mọi cảm giác sợ hãi về sự vật được 
miêu tả. Sự “vay mượn” này cũng dễ hiễu khi trong bài 
thơ Ăn mày, Bích Khê đã gọi tên Charles Baudelaire với 
sự ngưỡng vọng và niềm tôn kính sâu xa:
Baudelaire! Người là Vua Thi Sĩ!
Cho xin trụm bao nhiêu mùi thi vị,
Phả hơi lên, truyền nhiễm thấu trần ai
Sức ảnh hưởng của các nhà thơ tượng trưng Pháp 
cũng đi vào thơ Xuân Diệu trong bài Tình trai:
“Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
Say thơ xa lạ, mê tình bạn
Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen.”
Có thể nói, thơ tượng trưng Pháp là nguồn mạch 
quan trọng góp phần làm đổi mới thơ ca Việt Nam 
hiện đại trong những thập niên đầu thế kỷ XX, đặc 
biệt là phong trào Thơ Mới. Tuy nhiên, TS. Trần Huyền 
Sâm phát hiện: “Mỗi nhà thơ chịu ảnh hưởng của chủ 
nghĩa tượng trưng ở mỗi phương diện khác nhau, phù 
hợp với quan điểm thẩm mỹ của mình. Và ngay trong 
mỗi nhà thơ, tính chất lãng mạn và tượng trưng luôn 
giao thoa cùng nhau. Xuân Diệu tìm thấy ở chủ nghĩa 
tượng trưng một bản nhạc huyền diệu giữa ánh sáng, 
hương thơm và màu sắc. Vũ Hoàng Chương và Bích Khê 
tìm thấy một thế giới âm nhạc mênh mông, hư ảo. Hàn 
Mạc Tử tìm trong thế giới vô thức, siêu thực, bí ẩn.” (Trần 
Huyền Sâm, 2002)

File đính kèm:

  • pdftho_tuong_trung_phap_dac_diem_va_anh_huong_doi_voi_phong_tra.pdf